Bạn đang xem bài viết Xuất Huyết Võng Mạc Mắt Ở Chó được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xuất huyết võng mạc ở chó
Võng mạc là lớp màng trong cùng của mắt, nằm ngay dưới màng bồ đào, màng bồ đào nằm giữa võng mạc và củng mạc – lớp màng màu trắng bên ngoài của mắt. Màng bồ đào gồm mô liên kết và mạch máu, vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các lớp ngoài của võng mạc. Trong một số trường hợp, võng mạc có thể tách ra khỏi lớp màng này. Trường hợp đó được gọi bằng thuật ngữ tách rời võng mạc. Xuất huyết võng mạc là bệnh mà lớp trong cùng của mắt có một khu vực cục bộ hoặc diện rộng bị chảy máu vào lớp màng đó. Nguyên nhân của xuất huyết võng mạc thường là di truyền và đặc thù nòi giống.
Triệu chứng
Mất thị lực/ mù lòa, biểu hiện va vào đồ vật
Chảy máu ở những phần cơ thể khác – vết bầm tím nhỏ khắp cơ thể
Máu trong nước tiểu , trong phân
Chó con có vẻ hơi trắng
Chó con có thể không co lại khi ánh sáng chói chiếu vào mắt
Thỉnh thoảng, không có dấu hiệu nào quan sát được
Nguyên nhânDi truyền (biểu lộ từ khi sinh ra):
Võng mạc hoặc dịch làm ẩm mắt (dịch thủy tinh) không phát triển đúng
Một số giống chó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với các giống khác: Shetland Sheep Dogs, Collies, Labrador Retrievers, Australian Shepherds, Sealyham Terriers, Bedlington Terriers, English Springer Spaniels và Miniature Schnauzers
Mắc phải (bệnh phát triển về sau trong đời/ sau khi sinh):
Chấn thương/bị thương
Huyết áp cao (Chứng tăng huyết áp) suy rộng (toàn thân)
Bệnh thận, bệnh tim
Tăng mức hormone tuyến giáp
Tăng mức một số hợp chất steroid
Tiếp xúc với một số hóa chất như paracetemol
Một số dạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn và nấm
Một số dạng ung thư
Rối loạn máu – rối loạn đông máu, thiếu máu, tăng độ nhớt của máu, vv.
Tiểu đường
Viêm mạch máu
Chẩn đoánBác sĩ thú y sẽ thực hiện một kiểm tra thể chất tổng quát trên chú chó. Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một tiểu sử toàn diện về sức khỏe của chú chó, triệu chứng ban đầu, và các yếu tố tiềm tàng có thể là tiền đề của bệnh này. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tiêu chuẩn bao gồm xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm máu toàn phần, bảng điện giải, xét nghiệm huyết áp và phân tích nước tiểu sẽ được thực hiện để loại bỏ những nguyên nhân khác của bệnh.
Kiểm tra thể chất sẽ kèm theo một cuộc kiểm tra thị giác toàn bộ, sử dụng một chiếc kính hiển vi đèn khe. Trong suốt cuộc kiểm tra, võng mạc ở sau mắt sẽ được theo dõi sát sao để phát hiện bất thường. Hoạt động điện của võng mạc cũng sẽ được đo lường. Siêu âm mắt cũng có thể được thực hiện nếu không thể quan sát được võng mạc do xuất huyết. Mẫu dịch thủy tinh (dịch trong mắt) có thể được phân tích trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm gen cũng có thể được thực hiện nếu chú chó của bạn thuộc một giống dễ bị bệnh võng mạc di truyền.
Điều trịBệnh nhân xuất huyết võng mạc thường phải nhập viện và được chăm sóc chặt chẽ bởi bác sĩ thú y nhãn khoa. Bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân sẵn có gây ra bệnh. Đôi khi phẫu thuật có thể được thực hiện để gắn lại võng mạc vào màng bồ đào.
Chăm sóc
Bác sĩ thú y sẽ lên lịch khám theo dõi chú chó để lập biểu đồ sự xấu đi hay tiến triển (hậu phẫu thuật) của võng mạc và căn bệnh sẵn có làm cho võng mạc bong ra. Xét nghiệm máu và khám mắt sẽ được thực hiện nhiều lần trong suốt các lần tái khám. Nếu chó bị mù do bị bong võng mạc, hãy nhớ rằng một khi nguyên nhân gây bệnh đã được kiểm soát, mắt của chú chó sẽ không còn đau đớn nữa. Mặc dù mù có thể không chữa được, chú chó của bạn vẫn có thể sống một cuộc sống hạnh phúc và đầy đủ trong nhà khi nó học cách bù đắp bằng các giác quan khác và ghi nhớ cách bố trí của ngôi nhà.
Vì chó sẽ dễ bị thương hơn khi không nhìn thấy, bạn sẽ cần phải cẩn thận hơn để bảo vệ chú chó của mình khỏi những tình huống gây hại, chẳng hạn như với các vật nuôi khác và trẻ em đang vận động. Không bao giờ cho phép chú chó mù của bạn ở bên ngoài một mình, và theo dõi chó cẩn thận mọi lúc khi ở bên ngoài
Đỏ Mắt (Xuất Huyết Dưới Kết Mạc) Có Nguy Hiểm Hay Không?
Trước khi tìm hiểu về xuất huyết dưới kết mạc, ta cần phải nói sơ qua về kết mạc mắt là gì. Kết mạc mắt là một lớp màng mỏng bao phủ mắt và phần trong của mí mắt. Kết mạc mắt rất mỏng và chứa các mạch máu li ti. Các mạch máu này có chức năng nuôi dưỡng bề mặt của mắt. Do các mạch máu rất nhỏ và mỏng manh nên đôi khi bị vỡ ra. Khi đó, máu sẽ chảy vào dưới bề mặt của kết mạc gây ra các đốm đỏ li ti làm . Tình trạng này được gọi là xuất huyết dưới kết mạc. Lượng máu trong xuất huyết dưới kết mạc thường rất ít, chỉ khoảng 2ml, và có thể tự mất sau vài tuần.
2. Nguyên nhân của xuất huyết dưới kết mạc (đỏ mắt)
Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc là tự phát. Mạch máu dưới kết mạc vốn rất mỏng manh, ở người lớn tuổi và trẻ em lại còn mỏng manh hơn. Các mạch máu này vỡ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Đôi khi mạch máu có thể vỡ do các hoạt động thường ngày như: ho hoặc hắt hơi quá mạnh,…
Chấn thương: Chấn thương trực tiếp vào mắt như dị vật, dụi mắt quá mạnh,… có thể gây ra xuất huyết. Ngoài ra, chấn thương ở vùng đầu mặt cũng có thể gây tổn thương các mạch máu dưới kết mạc gây xuất huyết.
Sau phẫu thuật mắt: như phẫu thuật LASIK có sử dụng cố định mắt áp lực âm.
Viêm kết mạc mắt.
Một số bệnh lí sẵn có của cơ thể
Tăng huyết áp: thường gặp ở người lớn tuổi
Các bệnh lí khiến cho quá trình đông cầm máu bị rối loạn
Thiếu vi chất dinh dưỡng: như Vitamin C, …
Ngày nay, xuất huyết dưới kết mạc còn có thể do dùng kính áp tròng thường xuyên.
3. Triệu chứng của xuất huyết dưới kết mạcTriệu chứng luôn có và rõ ràng nhất của xuất huyết dưới kết mạc là các nốt đỏ li ti ở tròng trắng mắt.
Trong trường hợp xuất huyết dưới kết mạc gây đỏ mắt tự phát và lành tính:
Các nốt này thường không gây đau, không gây suy giảm thị lực, và không gây chảy nước mắt. Đôi khi, lượng máu nhiều hơn bình thường có thể gây kích ứng và làm ngứa mắt.
Thông thường, lượng máu xuất huyết sẽ được kết mạc hấp thu từ từ. Các chấm xuất huyết sẽ biến mất trong khoảng 1-2 tuần.
Mắt đau nhức
Nhìn mờ, nhìn đôi (nhìn một hình thành hai hình)
Nhức đầu vùng gáy, có tiền sử tăng huyết áp
Xuất huyết sau chấn thương vùng đầu mặt
4. Điều trị xuất huyết dưới kết mạc như thế nào? 4.1. Chăm sóc mắt tại nhà:
Phần lớn xuất huyết dưới kết mạc mắt là lành tính và có thể tự khỏi sau 1-2 tuần
Không nên dụi mắt, tránh tác động vào mắt khiến cho vùng xuất huyết lan rộng
Ngừng sử dụng một số thuốc có thể làm cho tình trạng xuất huyết nặng lên như: aspirin, một số loại thuốc giảm đau,…
4.2. Các bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc
Nước mắt nhân tạo để làm giảm kích ứng mắt, làm cho mắt dễ chịu hơn
Bổ sung các vi chất dinh dưỡng như Vitamin C để tăng cường sức bền của mạch máu
Ngoài ra, nếu nguyên nhân xuất huyết là do bệnh lí sẵn có của cơ thể, các bác sĩ sẽ cho các loại thuốc đặc trị cho từng nguyên nhân cụ thể.
5. Phòng ngừa xuất huyết dưới kết mạc mắt (đỏ mắt)Đỏ mắt là một tình trạng khá phổ biến. Bạn không nên quá lo lắng vì tình trạng này thường là lành tính và có thể tự biến mất trong khoảng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu xuất huyết dưới kết mạc có kèm theo các triệu chứng khó chịu đã liệt kê ở trên, bạn nên đến gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Bạn có thể tự chữa xuất huyết dưới kết mạc lành tính bằng các cách chăm sóc mắt tại nhà. Bảo vệ mắt cẩn thận, vệ sinh mắt thường xuyên và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là các cách đơn giản nhưng hữu hiệu giúp phòng tránh xuất huyết dưới kết mạc. Bác sĩ : Sử Ngọc Kiều Chinh
Tránh dụi mắt quá mạnh
Giữ vệ sinh mắt thường xuyên. Rửa mắt với nước lạnh hoặc đắp khăn ướt lên mắt.
Bảo vệ mắt cẩn thận khi đi đường, tránh các dị vật có thể rơi vào mắt
Rửa mắt bằng các dung dịch vệ sinh mắt hoặc nước muối sinh lí. Việc này giúp loại bỏ các chất bẩn li ti trong mắt
Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời, bổ sung các vi chất dinh dưỡng để tăng cường sức bền của mạch máu.
Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:
Xuất Huyết Dưới Kết Mạc Có Đáng Ngại?
Một ngày nào đó, bỗng dưng mắt bạn có biểu hiện vỡ mạch máu ở trong mắt, sau đó toàn bộ lòng trắng bị nhuốm đỏ. Thực ra, trong nhãn khoa, hiện tượng trên được gọi với tên “xuất huyết dưới kết mạc”. Vậy, hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc có đáng ngại?
Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứngKết mạc là lớp màng ngoài cùng bao bọc nhãn cầu. Kết mạc chứa nhiều sợi thần kinh và các mạch máu nhỏ. Bình thường rất khó quan sát các mạch máu này vì chúng rất nhỏ. Nhưng khi có viêm nhiễm, các mạch máu giãn nở ra, người ta mới quan sát được chúng.
Do cấu trúc rất thanh mảnh, các mạch máu ở mắt đôi khi bị vỡ gây hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc; Máu ở kết mạc chảy ra khỏi lòng mạch không tạo dòng hay nhỏ giọt ra ngoài mà sẽ len vào khoảng không giữa kết mạc và củng mạc tạo một vệt như vết dầu loang hoặc đội vồng kết mạc lên.
Lượng máu mất đi cũng rất ít, chỉ tối đa 2 ml. Quá trình tiêu máu tự nhiên sẽ làm vùng xuất huyết thu gọn và thay đổi màu sắc. Vết đỏ rực sẽ đổi sang màu vàng cam, sau đó là vàng và biến mất trong khoảng 2 tuần.
Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng báo trước. Bệnh nhân không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Nhiều người bị biết mình bị xuất huyết khi soi gương hoặc khi có người khác nói. Chỉ một số người thấy hơi vướng, cộm, nhói khẽ ở mắt bên xuất huyết.
Một số nguyên nhân sau có thể gây xuất huyết dưới kết mạc:
– Chấn thương mắt.
– Các bệnh lý rối loạn đông máu.
– Tai biến sau lặn sâu, lặn biển đi kèm với quá trình giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở.
– Chấn thương vùng đầu mặt.
– Bệnh tăng huyết áp.
– Sau phẫu thuật LASIK có dùng dụng cụ cố định mắt bằng áp lực âm.
– Viêm kết mạc do Enterovirus 70 và Coxsackie A.
– Nhiễm Leptospira (một loại xoắn khuẩn).
– Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt, trong đó có mắt (xảy ra trong quá trình nôn, ho, hắt hơi, xì mũi, gắng sức do mang vác, rặn đẻ…)
– Thiếu vitamin C, thiếu yếu tố đông máu XIII, thiếu vitamin K…
– Đang dùng các thuốc chông đông máu cho các bệnh tim mạch như Aspirine, Wafarine
Lưu ý: Trong đa số các trường hợp, xuất huyết do vỡ mạch máu nhỏ không có nguyên nhân rõ ràng.
Khi xảy ra xuất huyết dưới kết mạc, bệnh nhân nên gặp bác sĩ nội khoa để trình bày vấn đề của mình. Trong trường hợp này, bác sĩ nội khoa sẽ cho kiểm tra sức khỏe toàn thân như đo huyết áp, xét nghiệm máu… để phát hiện các bệnh có thể gây ra xuất huyết và điều trị.
Nếu bạn đang dùng các thuốc chống đông máu, bác sĩ nội khoa sẽ cân nhắc để dừng, giảm liều, hoặc chuyển đổi các thuốc chống đông đang sử dụng.
Phát hiện xuất huyết dưới kết mạc, bệnh nhân không nên day dụi mắt; chỉ nên chườm đá, nghỉ ngơi để vết xuất huyết khỏi lan rộng. Thông thường sau khoảng 10 – 14 ngày xuất huyết sẽ tan, mắt không còn đỏ nữa (tuy nhiên rất có thể xuất huyết sẽ quay lại cũng ở vị trí cũ nếu điều kiện thuận lợi được lặp lại).
Thông thường sau 1-2 tuần xuất huyết sẽ tan, một số ít có thể tan trong 2-3 tuần. Xuất huyết dưới kết mạc không có tiên căn chấn thương không cần điều trị, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho những trường hợp có kích thích nhẹ
Nếu xuất huyết dưới kết mạc kèm theo với một trong các biểu hiện / yếu tố như:
– Mắt đau nhức
– Mắt nhìn mờ, nhìn đôi, khó nhìn
– Có tiền sử tăng huyết áp
– Có tiền sử các bệnh gây xuất huyết
– Xuất huyết kèm theo chấn thương vùng đầu mặt…, bệnh nhân cần đi khám ngay lập tức.
Xuất huyết dưới kết mạc có nguy hiểm?Thực ra, trong xuất huyết dưới kết mạc, máu thường tự tiêu hết mà không cần phải điều trị gì. Thị lực và các phần khác của mắt không bị ảnh hưởng. Bệnh không nguy hiểm trừ trường hợp xuất hiện sau chấn thương có thể kết hợp với tổn thương khác của mắt.
Tuy vậy, nếu sau 2 tuần, xuất huyết không biến mất, thậm chí có xu hướng lan rộng hơn; Xuất huyết ở cả 2 mắt kèm với xuất huyết ở cơ quan khác như chảy máu chân răng, chảy máu mũi… thì là điều đáng lo ngại, cần khám xét cẩn thận để xác định nguyên nhân.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn
BS. Bùi Hải Yến
https://www.webmd.com/eye-health/bleeding-in-the-eye#1 https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/subconjunctival-hemorrhage/symptoms-causes/syc-20353826 https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3702240/ https://medlineplus.gov/ency/article/001616.htm
Xuất Huyết Dưới Kết Mạc Có Đáng Ngại
Kết mạc là phần lòng trắng ở mắt. Ở đây có nhiều mạch máu nhỏ. Khi xảy ra vỡ mạch máu nhỏ này, lòng trắng ở mắt sẽ bị loang đỏ, gọi là xuất huyết dưới kết mạc.
Những nguyên nhân khiến xảy ra xuất huyết dưới kết mạcXuất huyết dưới kết mạc thường xảy ra ở những đối tượng sau:
Gặp chấn thương ở mắt hoặc chấn thương vùng đầu, mặt.
Mắc bệnh lý rối loạn đông máu
Có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu.
Sau các phẫu thuật về mắt làm tổn thương hệ mạch của kết mạc.
Có bệnh tim mạch và đang dùng các thuốc chống đông máu
Tăng áp lực hệ thống tĩnh mạch vùng đầu mặt (Ví dụ: do gắng sức mang vác như nâng tạ, rặn đẻ, xì mũi, hắt hơi quá mạnh…)
Tai biến sau lặn sâu (do sự giảm áp hay tăng áp đột ngột của đường thở)…
Thiếu vitamin C hoặc vitamin K…
Do dụi mắt hoặc dùng kính áp tròng…
Đôi khi viêm kết mạc cũng khiến mạch máu nhỏ bị yếu và vỡ gây xuất huyết dưới kết mạc.
Hiện tượng xuất huyết dưới kết mạc diễn ra như thế nào?Bằng mắt thường, có thể quan sát vùng xuất huyết. Ban đầu, vùng xuất huyết có thể chỉ như một sợi chỉ, sau vùng màu đỏ lan rộng ra dần.
Tuy vậy, lượng máu khi xuất huyết kết mạc xảy ra thường không đáng kể (tối đa chỉ khoảng 2ml) nên xuất huyết dưới kết mạc sẽ không gây hiện tượng mất máu. Sau 1-2 tuần, vùng xuất huyết dưới kết mạc sẽ tự thu gọn. Mắt dần trở lại như bình thường.
Xuất huyết dưới kết mạc thường không có triệu chứng báo trước. Nếu không soi gương và không có ai nói cho biết, người bị xuất huyết dưới kết mạc sẽ không biết mình đang gặp hiện tượng này.
Cũng có người thấy hơi cộm hoặc nhói khẽ ở mắt xuất huyết, nhưng nếu không soi gương thì cũng sẽ không biết bản thân đang bị xuất huyết.
Xử trí khi có xuất huyết dưới kết mạc-Khi phát hiện có xuất huyết dưới kết mạc, mọi người không nên quá lo lắng bởi hiện tượng này thường lành tính, tự khỏi (trừ khi do gặp chấn thương hay có viêm nhiễm ở mắt).
-Thường xuất huyết sẽ tự khỏi, nhưng nếu sau 1-2 tuần mà vẫn thấy hiện tượng này chưa giảm, hoặc thấy xuất huyết có xu hướng lan rộng, hoặc xuất huyết dưới kết mạc kèm chảy máu ở những nơi khác như răng, mũi… thì cần phải đi khám sớm.
-Nên đi khám ngay nếu xuất huyết dưới kết mạc kèm đau nhức mắt, mắt nhìn mờ, có tiền sử tăng huyết áp, có chấn thương ở đầu mặt và sau đó xuất huyết dưới kết mạc…
Điều trị xuất huyết dưới kết mạc-Bệnh lý xuất huyết kết mạc là một bệnh về mắt lành tính nếu chỉ là tại chỗ. Nhưng bệnh lý này hay có tính chất tái phát.
-Điều trị nội khoa nếu bệnh nhân có các bệnh nội khoa mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp.
-Nếu có nhiễm khuẩn ở mắt, bác sĩ nhãn khoa tại các bệnh viện mắt sẽ kê thuốc để điều trị nhiễm khuẩn.
-Nếu không có các yếu tố nội khoa, chấn thương, nhiễm khuẩn…, chỉ là xuất huyết dưới kết mạc tự phát thì điều trị chủ yếu là hỗ trợ để nhanh tiêu máu, đồng thời là các biện pháp bảo vệ, dinh dưỡng và chăm sóc để hạn chế tái phát nhiều lần.
Nguồn:
Viêm Kết Mạc (Mắt Đỏ) Ở Chó
Chó có thể bị đau mắt đỏ không?
Có, giống như con người, chó có thể bị đau mắt đỏ, còn được gọi là viêm kết mạc. Viêm kết mạc là tình trạng viêm ở kết mạc, lớp mô ẩm ướt che phủ bề mặt của nhãn cầu và mặt trong mí mắt. Các giống có xu hướng bị dị ứng hoặc các bệnh về da tự miễn thường có nhiều vấn đề về viêm kết mạc hơn. Chúng cũng có nhiều khả năng bị khô mắt, hậu quả của một căn bệnh trong đó động vật bị dị ứng với các chất trong môi trường như phấn hoa, mà thường không gây ra vấn đề về sức khỏe. Mặt khác, bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ giới nào.
Triệu chứng và phân loạiTriệu chứng viêm kết mạc ở chó bao gồm:
Nheo mắt hoặc chớp mắt do co thắt (blephora)
Các mô ẩm ướt của mắt bị đỏ
Có ghèn mắt; nó có thể trong suốt hoặc có thể chứa chất nhầy và/hoặc mủ
Sưng do lớp mô ẩm ướt tích tụ dịch bao phủ nhãn cầu Nguyên nhân
Do vi khuẩn:
Tình trạng nguyên phát – không phải thứ phát do các tình trạng khác, chẳng hạn như khô mắt gây ra
Do virus:
Qua trung gian miễn dịch:
Dị ứng
Viêm kết mạc nang
Viêm kết mạc tương bào – tình trạng viêm ở các mô ẩm của mắt được đặc trưng bởi sự xuất hiện các tế bào huyết tương, đặc biệt là ở chó Becgie Đức
Ung thư:
Khối u (hiếm gặp)
Các thương tổn giống như ung thư, nhưng không phải ung thư. Viêm ở biên giới giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt, nằm ở phía trước nhãn cầu) và cũng mạc (phần màu trắng của mắt); đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt sần, tình trạng này thường được thấy ở chó collie và chó collie lai, và thường xuất hiện ở dạng một khối màu đỏ
Thứ phát do bệnh ở các mô xung quanh mắt:
Thiếu màng nước mắt bình thường (khô mắt)
Bệnh về mí mắt
Bệnh về lông mi
Thứ phát do chấn thương hoặc các nguyên nhân môi trường:
Vật lạ trong các mô ẩm ướt của mắt
Kích ứng do bụi, hóa chất hoặc thuốc mắt
Thứ phát do các bệnh về mắt khác:
Viêm loét giác mạc
Viêm màng bồ đào trước
Bệnh về mắt, trong đó áp lực trong mắt gia tăng; được gọi là tăng nhãn áp
Chẩn đoánĐầu tiên bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sự xuất hiện của các bệnh về mắt khác. Ví dụ, bệnh có thể không ở kết mạc nhưng ở các phần khác của mắt. Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát mắt. Các phương pháp khám bệnh khác có thể là nhuộm fluorescein, được phủ trên bề mặt của mắt để làm các vết trầy xước, loét và vật lạ hiện ra dưới ánh sáng. Điều này giúp loại trừ tình trạng viêm loét giác mạc. Các vật lạ cũng có thể bị kẹt trong mí mắt hoặc lông mi, vì vậy chúng cũng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Xét nghiệm đối với bệnh tăng nhãn áp sẽ được tiến hành bằng cách xác định áp lực trong mắt, và khoang mũi cũng cần phải được rửa sạch để loại trừ bệnh ở đó. Nếu mắt có ghèn, sẽ cần thực hiện nuôi cấy để xác định thành phần trong ghèn mắt, vì có thể phát hiện nhiễm trùng, và sinh thiết tế bào kết mạc có thể được thu thập để kiểm tra bằng kính hiển vi. Cũng có thể sẽ phải tiến hành xét nghiệm da nếu nghi ngờ nguyên nhân do dị ứng da.
Điều trịCó nhiều nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này, và quá trình điều trị sẽ được xác định dựa trên nguyên nhân. Ví dụ, nếu có nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ thú y có thể sẽ kê thuốc mỡ kháng sinh và có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống. Chế độ ăn loại trừ cũng có thể được khuyến nghị nếu nghi ngờ bị dị ứng do chế độ ăn uống – thức ăn sẽ được giảm xuống mức tối thiểu, hoặc thay đổi, và sau đó các thực phẩm khác sẽ được bổ sung từ từ vào chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm tra xem nguồn gốc của phản ứng có phải là do thực phẩm hay không. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ tắc nghẽn trong ống dẫn. Nếu được chẩn đoán ung thư, phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được khuyến nghị, tiếp sau đó là xạ trị. Bác sĩ thú y có thể khuyến nghị dùng liệu pháp áp lạnh, một liệu pháp áp dụng nhiệt lạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, cần phải tiến hành loại bỏ nhãn cầu và các mô xung quanh.
Nếu xuất hiện viêm, thuốc sẽ được kê dựa trên nguyên nhân. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra các quyết định và khuyến nghị này. Trong trường hợp viêm kết mạc sơ sinh, bác sĩ sẽ mở mí mắt một cách cẩn thận, lấy ghèn mắt và điều trị mắt bằng thuốc kháng sinh tại chỗ.
Chăm sócNếu mắt đổ nhiều ghèn, hãy nhẹ nhàng làm sạch mắt trước khi bôi thuốc mỡ. Nếu được kê đơn cả dung dịch và thuốc mỡ, hãy sử dụng dung dịch trước. Nếu được kê đơn nhiều loại dung dịch, hãy đợi vài phút giữa các dung dịch. Nếu tình trạng xấu đi và thú cưng rõ ràng không đáp ứng với điều trị, hoặc thậm chí có phản ứng bất lợi với việc điều trị, bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức để được tư vấn. Vòng cổ Elizabeth để bảo vệ mắt khỏi bị trầy xước hoặc cọ xát có thể đặc biệt hữu ích cho quá trình chữa bệnh
Viêm Màng Giác Mạc Mắt Ở Chó Mèo
Thoái hóa giác mạc ở chó mèo
Giác mạc là lớp lót trong suốt bao phủ mặt trước ngoài nhãn cầu.
Các triệu chứng và các loại
– Giác mạc có vết xước hoặc hơi lõm là dấu hiệu sớm
– Tùy theo mức độ nghiêm trọng, sự tổn thương giác mạc được chia thành 4 cấp độ khác nhau
– Nước mắt chảy nhiều, màng mắt đục lại
– Đau nhức, khó chịu,
Nguyên nhân
– Do bụi, hóa chất, cào gãi hay lông đâm vào giác mạc làm kích ứng, viêm nhiễm dễ dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, virus, vi nấm.
– Ngoài ra, viêm giác mạc còn có thể do lông quặm, do khô giác mạc kéo dài, do hậu quả của bệnh care, bệnh viêm gan truyền nhiễm.
– Do tăng nhãn áp không được điều trị sớm
– Do đó nếu thấy viêm loét giác mạc cần được chẩn đoán và điều trị kịp nếu chậm trễ sẽ gây loét giác mạc sâu, gây ổ mủ nội nhãn dẫn đến thủng giác mạc và mất thị lực.
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y của bạn sẽ hỏi thăm và kiểm tra kỹ trước khi quyết định cách điều trị. Mắt bị thương sẽ được nhỏ lidocain 4% (kl/tt) và fluorescein 0,25% (kl/tt) nhỏ 1 hoặc nhiều giọt theo chỉ định., một thuốc nhuộm da cam được nhìn thấy trong ánh sáng màu xanh để phát hiện ra tổn thương giác mạc, hoặc sự hiện diện của các vật lạ trên bề mặt mắt. Việc kiểm tra tổn thương là dễ dàng, sựsưng phù, nếu có, sẽ có màu xanh xám và có thể thay đổi kích cỡ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng hơn. Các màu khác nhau cũng cho ta thấy vết sẹo giác mạc – có thể xuất hiện màu xám trắng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Loét giác mạc có thể nguy hiểm nếu đang trong thời kỳ bệnh tiến triển cấp tính. Suy giảm thị lực nghiêm trọng có thể xảy ra hoặc thủng, vỡ nhãn cầu.
Điều trị
Nếu giác mạc bị chai, xơ, phương pháp cạo mạnh mòn giác mạc có thể sẽ được dùng.
Nếu bị nhẹ, thường dùng phương pháp khâu khép mắt để giữ cho giác mạc được an toàn, không bị khô và tránh tổn thương trong 20-30 ngày sau đó cắt chỉ.
Nếu nặng hơn, ở độ 3 trở lên, sẽ cần khâu vá màng giác mạc.
Khâu khép kết hợp điều trị thuốc trong vòng 20 ngày
Sống và quản lý
Bác sĩ sẽ theo dõi tiến trình hồi phục. Bạn cần kiêng ăn và các hoạt động chơi nghịch theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y của bạn. Cần tái khám định kỳ sau mỗi tuần điều trị, sau đó dãn dần.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xuất Huyết Võng Mạc Mắt Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!