Xu Hướng 3/2023 # Xử Lý Phản Ứng Vaccine Sau Khi Tiêm Phòng Trên Vật Nuôi. # Top 12 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Xử Lý Phản Ứng Vaccine Sau Khi Tiêm Phòng Trên Vật Nuôi. # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Xử Lý Phản Ứng Vaccine Sau Khi Tiêm Phòng Trên Vật Nuôi. được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phản ứng vaccine là hiện tượng vật nuôi sau khi tiêm vaccine (thường khoảng 2h sau tiêm), cơ thể sẽ sinh ra một số phản ứng phụ chống lại quá trình xâm nhập của vaccine vào cơ thể, nhẹ thì có thể gây sốt, bỏ ăn thậm chí trường hợp nặng có thể gây tử vong. Trong thực tế, hiện tượng phản ứng vaccine không chỉ gây lo lắng cho chủ nhân của vật nuôi, chính bản thân con vật mà còn cả các bác sỹ thú y.

Một trường hợp phản ứng vaccine trong thực tế

Trước sự việc như trên, các chủ nhân của những chú cún được khuyến cáo đầy đủ về các tác dụng phụ của loại vaccine mà họ dùng và trong trường hợp xảy ra phản ứng phụ thì phải xử lý như thế nào. Sau đó, họ đã lựa chọn vaccine dại 1 giá (không đa giá – tức là không ghép với các kháng nguyên khác) để đảm bảo an toàn hơn cho vật nuôi của mình. Bên cạnh đó, mỗi loại vaccine trước khi đưa ra thị trường đều phải trải qua 1 cuộc khảo sát, tranh luận về những tác động tốt và tác động xấu có thể xảy ra.

Hai giờ sau khi chủng ngừa vaccine dại, con chó bắt đầu xuất hiện một số phản ứng phụ như nổi mề đay, xuất hiện các vết rỗ như tổ ong trên đầu và mặt (có hình kèm theo ở dưới), mẩn ngứa, run rẩy, hơi khó thở…Một số trường hợp hiếm gặp nữa có thể là khí quản, thanh quản hay các mô phế quản sưng to lên gây ra hiện tượng co cứng đường hô hấp dẫn đến khó thở và thậm chí có thể làm con vật mất mạng nếu không cứu chữa kịp thời. Tuy nhiên, một điều may mắn là hầu hết mọi phản ứng phụ đều ở thể tác động ngoài da và không quá nặng.

chú chó Dachshund ba tuổi bị phản ứng phụ khi sử dụng vaccine

Các dấu hiệu cho thấy vật nuôi của bạn có thể đang bị phản ứng với vaccine.

– Khó chịu và sưng tấy xung quanh vết tiêm.

– Giảm cảm giác thèm ăn và lười hoạt động.

– Hắt hơi, ho nhẹ, “sổ mũi” hoặc các dấu hiệu về hô hấp khác có thể xảy ra trong vòng 2-5 ngày sau khi tiêm vaccine.

– Ho nặng hoặc khó thở.

– Nôn mửa kéo dài hoặc tiêu chảy.

– Ngứa da có dấu hiệu phát ban (nổi mề đay).

– Sưng mũi và xung quanh mặt, cổ hoặc mắt.

– Nhịp tim giảm, huyết áp thấp, lưỡi nhợt nhạt.

Đối với những trường hợp nhẹ, không ảnh hưởng đến tính mạng như các phản ứng phụ ngoài da, bạn có thể cho cún uống các thuốc chống dị ứng có chứa thành phần Cortisone.

Những trường hợp nặng hơn thậm chí đe dọa đến tính mạng, bạn cần một loại thuốc chống dị ứng có tác dụng cực nhanh và hiệu quả cao như Epinephrine. Tuy nhiên ở nước ngoài, bạn chỉ có thể mua được loại thuốc này khi có đơn thuốc do bác sỹ thú y kê. Đa phần những trường hợp nặng thường xảy ra ngay sau khi tiêm vaccine không lâu.

Khi tình huống xấu đó xảy ra thì bạn nên nhanh chóng đưa con vật đến bệnh viện để các bác sỹ thú y kịp thời tiến hành truyền dịch tĩnh mạch và tiêm thuốc chống dị ứng (Cortisone, Epinephirine…) để khôi phục các chức năng quan trọng và phục hồi sức khỏe cho con vật qua cơn nguy kịch. Rất may mắn là hầu hết các trường hợp dị ứng đều phục hồi tốt, thậm chí rất nhanh nếu được điều trị đúng hướng.

Việc tái chủng ngừa các bệnh đã tiêm trước đó bằng vaccine đa giá, có thể xảy ra 3 trường hợp như sau:

1. Không có bất kỳ biểu hiện phản ứng phụ nào, vaccine phát huy tác dụng và con vật sẽ được bảo vệ khỏi căn bệnh đó.

2. Xảy ra phản ứng vaccine ở dạng nhẹ, không nguy hiểm.

3. Xảy ra phản ứng vaccine nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Như vậy, việc xem xét giữa lợi ích mang lại và rủi ro có thể xảy ra khi quyết định có hay không sử dụng 1 loại vaccine là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, nếu chẩn đoán sai, con vật không phải là bị phản ứng với vaccine thì hướng điều trị như một ca bệnh dị ứng là vô cùng nguy hiểm.

Khi có những loại vaccine mà ở đất nước của bạn bắt buộc phải tiêm phòng nhưng bạn lại lo lắng về những phản ứng phụ có thể xảy ra, bạn có thể hỏi bác sỹ thú y của cún nhà bạn để có được những lời khuyên tốt nhất. Thậm chí trong trường hợp cả bác sỹ thú y cũng khuyến cáo không nên tiêm vì có thể xảy ra phản ứng phụ nghiêm trọng thì bạn cũng cần viết một bản tường trình lên cơ quan có thẩm quyền để họ nắm được tình hình và có hướng xử lý, tránh vi phạm đến quy định của pháp luật.

Hoa Đá biên dịch và tổng hợp.

Tác Dụng Phụ Của Tiêm Phòng Cho Vật Nuôi

Tiêm chủng là biện pháp phòng ngừa bệnh phổ biến nhất trong lịch sử. Đó là một cách an toàn và hiệu quả để bảo vệ vật nuôi và con người khỏi các bệnh nghiêm trọng. Việc thú cưng gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ sau khi tiêm phòng là phổ biến. Thông thường các triệu chứng nhẹ bắt đầu trong vòng vài giờ sau tiêm chủng và thường không kéo dài hơn một vài ngày. Đây là một phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch trong quá trình phát triển kháng thể của thú cưng.

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ hiếm gặp và nghiêm trọng có thể xảy ra. Thú cưng của bạn có thể phải đối mặt với các phản ứng nghiêm trọng hơn đối với vắc xin trong vòng vài phút hoặc giờ sau khi tiêm vắc-xin. Nếu thú cưng của bạn trải qua các triệu chứng hiếm gặp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức bởi vì thú cưng của bạn có thể cần đến điều trị y tế.

Nguyên nhân gây ra các phản ứng phụ

Để tạo ra vắc-xin, virus tự nhiên được biến đổi trong phòng thí nghiệm. Trong khi virus tự nhiên sẽ kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch mạnh, virus trong phòng thí nghiệm (do đã được biến đổi để điều chế vắc xin) không kích hoạt được nhiều phản ứng của hệ thống miễn dịch của động vật. Thay vào đó, nó có thể gây ra các bệnh mãn tính. Vắc-xin chứa một số chất độc hại, bao gồm virus, vi khuẩn đã bị đột biến, kích thích miễn dịch, protein lạ, và hóa chất bảo quản. Tất cả những độc tố này được tiêm trực tiếp vào máu và bạch huyết, bỏ qua những lớp phòng thủ đầu tiên như da, màng nhầy, nước bọt, v..v. Khi bạn nhìn từ quan điểm này, thật dễ dàng để hiểu các phản ứng phụ sau khi tiêm chủng.

Ngoài ra, hệ miễn dịch của mỗi vật nuôi lại có sức mạnh và độ cân bằng khác nhau, vì vậy, không có cách nào để dự đoán thú cưng có gặp nguy hiểm từ việc tiếp xúc virus và nhiều thành phần độc hại trong vắc-xin hay không, trừ khi vật nuôi của bạn đã từng có phản ứng với loại vắc-xin nhất định. Đó là lý do tại sao các chủ nuôi nên tránh tất cả các loại vắc-xin không cần thiết và không nên tiêm phòng lại.

Danh sách các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng

Phản ứng thông thường:

Phản ứng nghiêm trọng hơn

Phản ứng cực kỳ nghiêm trọng:

Không thể phủ nhận vắc-xin có thể gây ra các tác dụng phụ cho vật nuôi nhưng các tác dụng phụ là hiếm gặp và đã được các chuyên gia phát hiện nên cũng có thể phòng tránh hiệu quả. Mặt khác, vắc-xin có vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh cho các vật nuôi, đặc biệt là các bệnh dễ lây lan, bùng phát thành bệnh dịch và các bệnh nghiêm trọng. Do đó, chủ vật nuôi vẫn nên đưa thú cưng đi tiêm phòng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Để phòng tránh hiệu quả nhất các tác dụng phụ của vắc-xin, chủ vật nuôi cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ thú y trong việc tiêm vắc-xin cho vật nuôi, cụ thể: trước khi tiêm cần cung cấp thông tin đầy đủ về sức khỏe và lịch sử tiêm phòng của vật nuôi; sau khi tiêm xong cần theo dõi các biểu hiện của vật nuôi và báo ngay cho bác sĩ thú y khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Có Nên Tắm Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng Hay Không?

by Nguyễn Phương1.2k Views

Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không?

Nhiều bố mẹ phân vân không biết có nên cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không? Sự lo lắng này là hoàn toàn bình thường và khá phổ biến.

Lý do là vì sau khi tiêm, vị trí tiêm là một vết thương hở (nhỏ không đáng kể) nên rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu tiếp xúc với nước ngay, có thể tạo điều kiện dễ dàng cho vi trùng xâm nhập vào bên trong, gây hại cho cơ thể bé.

Nước bình thường về cơ bản là sạch nhưng không đảm bảo được 100%. Nếu không may nước tắm bị nhiễm gì đó thì sẽ càng ảnh hưởng lớn đến bé.

Điểm thứ 2 là do tác dụng phụ sau khi tiêm phòng, nhiều trẻ thường bị sốt nhẹ. Lúc này, nếu tắm có thể làm bé dễ bị cảm lạnh hơn.

Chính vì thế, đúng là không nên tắm cho bé ngay sau khi tiêm phòng. Nhưng mà chỉ cần đợi khoảng vài tiếng sau là có thể tắm cho bé như bình thường, không cần phải kiêng.

Thậm chí trẻ còn có thể đi bơi sau khi tiêm, miễn là không sát giờ và sức khỏe trẻ ổn định không có vấn đề gì là được.

Nếu trẻ sơ sinh bị sốt và quá mệt mỏi thì có thể không tắm mà chỉ cần lau người cho bé, hôm sau tắm là được. Nhưng nếu là trẻ lớn hoặc chỉ sốt nhẹ, không quá mệt mỏi thì không sao, vẫn có thể tắm như bình thường.

Một vài lời khuyên sau khi tiêm phòng

Trẻ em sau khi tiêm thường khóc lóc, khó chịu trong người; bố mẹ hãy cố gắng cho trẻ cảm giác an toàn, thoải mái và được yêu thương bằng cách âu yếm trẻ nhiều hơn.

Đảm bảo trẻ được uống nhiều nước hoặc nước trái cây sau khi tiêm, đặc biệt là trẻ sơ sinh hãy cho bé bú sữa được đầy đủ.

Ngoài ra, trẻ có thể cảm thấy hơi nóng một chút, bạn nên cởi bớt một chiếc áo bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo bé không bị lạnh quá.

Vết tiêm thường sẽ bị sưng, ngứa một chút; nó sẽ chỉ kéo dài trong vài phút và tự biến mất; bố mẹ không cần phải làm gì cả.

Nhưng nếu kéo dài trong vài giờ thì bạn có thể chườm một chiếc khăn lạnh sạch lên đó. Nếu có dấu hiệu bị nhiễm trùng, áp xe chỗ tiêm (sưng tấy đỏ, loét,…) thì bạn nên cho bé đi khám ngay.

Sốt cũng là một tác dụng phụ phổ biến, nó thường là nhẹ và chỉ kéo dài 1-2 ngày. Không nên lạm dụng các loại thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen trong trường hợp này trừ khi trẻ sốt cao.

Dị ứng với vắc xin là ít gặp nhưng không phải không có. Biểu hiện thường là ngứa một phần hoặc khắp cơ thể, thậm chí là phát ban. Hãy gọi điện cho bác sĩ và nhận sự tư vấn.

Sốc phản vệ cũng rất hiếm gặp, biểu hiện là : co giật, khó thở và ngã khụy xuống đất. Trường hợp này bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức.

Các câu hỏi thường gặp

Sau tiêm phòng bao lâu thì sốt?

Sốt nhẹ là một tác dụng phụ sau khi tiêm phòng, khá phổ biến nhưng không phải tất cả trẻ em nào cũng bị sốt sau khi tiêm phòng.

Điều này tùy thuộc vào loại vắc xin và thể chất mỗi bé. Ngoài ra, thời điểm sốt và khoảng thời gian sốt kéo dài cũng sẽ khác nhau ở mỗi trẻ.

Có trẻ chỉ sau vài tiếng nhưng cũng có trẻ phải sau vài ngày, thậm chí phải sau 1-2 tuần mới bắt đầu sốt.

Có nên đắp khoai tây khi tiêm phòng cho trẻ?

Không nên chút nào, khoai tây có thể làm cho vết tiêm bị nhiễm trùng hơn. Nếu ở chỗ tiêm bị sưng, ngứa, bạn hãy chườm một chiếc khăn lạnh lên đó một lúc là được.

Trẻ bị sốt có nên tắm không?

Nếu sốt nhẹ thì không sao, vẫn có thể tắm bình thường; nhưng nếu trẻ sốt cao thì tạm thời chỉ nên lau người cho bé, khi nào nhiệt độ giảm bớt thì lúc này nên đi tắm.

Lưu ý, không tắm nước mát hay nước lạnh khi bị sốt mà nên tắm nước ấm và cũng không nên tắm quá lâu, nên tắm trong phòng kín gió.

Nên tắm cho trẻ lúc mấy giờ?

Chỉ cần tránh tắm sáng sớm và tối khuya là được, bởi trẻ em rất dễ bị nhiễm lạnh kể cả khi nước tắm là ấm. Tốt nhất là nên tắm cho trẻ trong khoảng từ 8h sáng cho đến 19h giờ chiều, nếu là trẻ sơ sinh thì nên tắm trong khoảng từ 9h-16h.

Nếu là mùa hè, bạn có thể tắm vào lúc 8-9h tối, nhưng vẫn dùng nước ấm; như vậy thì trẻ sẽ dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.

Trẻ nên tắm trước khi ăn hay sau khi ăn?

Tắm trước hay sau khi ăn đều được. Nếu tắm sau khi ăn thì nên đợi ít nhất 1 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, thậm chí có thể gây ra nôn trớ.

Hi vọng sau khi xem bài viết này, bạn đã giải tỏa được những thắc mắc “Có nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng hay không? Trẻ đi tiêm về có được tắm không? Trẻ bị sốt sau khi tiêm có được tắm không?” và đồng thời biết được cách xử lý các tình huống sau khi trẻ đi tiêm về.

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Sau Khi Tiêm Phòng Tốt Nhất Cho Con

Sưng, đỏ, nổi nốt dưới da: Sau khi tiêm trẻ thường bị sưng, đỏ hay có cục u nhỏ chỗ tiêm. Đây là một dấu hiệu bình thường, mẹ không cần quá lo lắng vì nó sẽ biến mất sau một vài ngày.

Sau khi tiêm phòng trẻ sơ sinh thường bị sốt: Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh khi tiêm phòng còn có thể bị sốt. Nếu như sốt nhẹ sau khi tiêm trong vòng 24 giờ và sưng đau ở vết tiêm thì cũng cần quá lo lắng. Thế nhưng nếu bé sốt cao trên 39 độ, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở thì mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để kịp chữa trị.

Rối loạn tiêu hóa, chán ăn: Một tác dụng phụ nữa mẹ cần lưu ý để chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng đó là việc bé bị chán ăn do rối loạn hệ tiêu hóa. Hãy chú ý đến bé sau khi tiêm trong vòng 48 giờ về việc ăn của bé, nếu bé quấy khóc, không chịu ăn, mất ngủ, quấy khóc, bứt rứt khó chịu thì cũng nên tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Những vấn đề trẻ sơ sinh gặp phải sau khi tiêm phòng

Vacxin được sử dụng để giúp trẻ phòng tránh một số bệnh nguy hiểm khi sức đề kháng còn non nớt. Thế nhưng sau khi tiêm phòng trẻ thường gặp phải một số tác dụng phụ của vacxin. Là cha mẹ, chúng ta cần nắm được các triệu chứng đó là gì để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng tốt nhất.

Đó là những vấn đề trẻ sơ sinh thường gặp phải sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên không phải triệu chứng nào cũng do tác dụng phụ của việc tiêm chủng. Tất cả đều có thể cải thiện nếu như mẹ biết chăm sóc sau tiêm phòng cẩn thận. Cùng Mabio tìm hiểu kỹ hơn về cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng ở phần tiếp theo!

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng tốt nhất

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của con.

Dán miếng dán hạ sốt dành cho trẻ sơ sinh (có bán tại các hiệu thuốc).

Lau người bằng khăn ấm, đặc biệt nách, bàn tay, bàn chân, bẹn hoặc cũng có thể tắm nhanh cho bé bằng nước ấm.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thực hiện một số mẹo đó là: sử dụng lát chanh cắt mỏng chà nhẹ lên dọc sống lưng của con hoặc mẹ có thể ăn sống 1 nắm lá tía tô rồi cho con bú sẽ giúp giải nhiệt, giảm sốt.

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng bị sốt

Đối với một trẻ bị sốt nhẹ mẹ có thể chăm sóc con ngay tại nhà sau khi tiêm bằng cách:

Cho con bú mẹ luôn vừa để dỗ dành con, vừa đánh lạc hướng vết tiêm bị đau, tuy nhiên cách này chỉ được lúc đầu.

Chăm sóc cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng để giảm sưng đau

Sau khi tiêm xong, bất cứ trẻ nào cũng đều cảm thấy đau buốt tại vết tiêm, không những thế nó còn bị sưng đỏ, nổi cục. Việc chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng để giảm sưng đau cũng khá đơn giản, mẹ có thực hiện cách sau:

Sau khi tiêm nên cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn dạng lỏng, bú nhiều sữa mẹ

Nếu như sau khi tiêm mẹ thấy con có vấn đề chán ăn, bỏ bú, quấy khóc thì có thể con đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa. Mẹ cần điều chỉnh nó bằng cách cho con ăn thức ăn dạng lỏng, đặc biệt là bú sữa mẹ. Sữa mẹ rất tốt cho hệ tiêu hóa cũng như tăng cường sức đề kháng đáng kể. Mẹ nên cho con bú ít nhất 6 tháng đầu đời để con có thể phát triển một cách toàn diện. Vì thế, cần đảm bảo lượng sữa cho con dồi dào, sánh, đặc.

Mẹ có thể bổ sung sản phẩm lợi sữa phù hợp để tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ lên. Mabio là sản phẩm viên uống lợi sữa số 1 hiện nay được hàng chục nghìn bà mẹ Việt tin dùng. Với các thành phần tự nhiên như cao chè vằng, cao ích mẫu, cao tàu bay,… giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng vào sữa mẹ để tăng chất lượng và số lượng sữa lên đáng kể. Bên cạnh đó còn giúp mẹ hồi phục sau sinh và lấy lại vóc dáng nhanh chóng.

Chú ý theo dõi con 30 phút sau khi tiêm tại cơ sở y tế và ít nhất sau 24 đến 48 giờ tại nhà.

Nếu trẻ có các dấu hiệu sốt cao, co giật, quấy khóc, tím tái, khó thở,.. mẹ cần đưa ngay con tới cơ sở y tế gần nhất. Những phản ứng nặng sau khi tiêm phòng thường hiếm gặp nhưng nếu phát hiện và xử lý kịp thời sẽ không sao.

Không nên tự ý cho con uống thuốc hạ sốt mà phải được sự đồng ý và chỉ dẫn của cán bộ y tế.

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng mẹ không nên để vết tiêm bị nhiễm trùng. Khi tiếp xúc vào vết thương mẹ cần rửa tay sạch sẽ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Nguồn: chúng tôi

Bên cạnh những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng, các mẹ cũng cần quan tâm đến một vài vấn đề sau:

Mabio đã giới thiệu với các mẹ những cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng và những lưu ý cần biết. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc con sau tiêm được tốt nhất. Các mẹ có thể tham khảo nhiều hơn tại chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé của Mabio để cập nhật những thông tin hữu ích nhất!

Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Phản Ứng Vaccine Sau Khi Tiêm Phòng Trên Vật Nuôi. trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!