Xu Hướng 9/2023 # Xét Nghiệm Giun Sán, Sán Chó Ở Đà Nẵng. # Top 18 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Xét Nghiệm Giun Sán, Sán Chó Ở Đà Nẵng. # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Xét Nghiệm Giun Sán, Sán Chó Ở Đà Nẵng. được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG TẠI ĐÀ NẴNG

Bệnh giun sán, sán chó là những bệnh dễ mắc phải do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với chó mèo, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể như mệt mỏi, đau đầu kèm nổi mề đay, ngứa, bạn cần đến phòng khám gặp bác sĩ ngay để thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán để kịp thời điều trị.

Bệnh giun sán, giun đũa chó có ngây nguy hiểm không

Hầu hết nhiều người bị ngứa, nổi mề đay nghĩ nguyên nhân chỉ là do cơ thể dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thực phẩm, lông chó, bụi, hóa chất mà không nghĩ đến nguyên nhân có thể do mắc bệnh ký sinh trùng giun sán, đặc biệt là sán chó. Ở Việt Nam, bệnh giun sán có rất nhiều loại, trong đó các loại hay gặp là sán lá gan lớn, giun đầu gai, giun lươn, giun đũa chó/mèo (sán chó), amíp, sán máng, sán gạo heo và sán lá phổi (Paragonimus).

Khi xâm nhập vào cơ thể người, chúng không phát triển ngay mà tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, hình thành những khối u di chuyển trong da và mô mềm, thường xuất hiện ở mặt, mu bàn tay, lưng, mông, bụng… Khối u này dần chuyển thành một nốt nhỏ hoặc một khối phù nề, gây ra tổn thương đối với hệ thần kinh trung ương như làm rối loạn tri giác, liệt nửa người, hôn mê.

Ngoài ra, ấu trùng còn có thể di chuyển vào nội tạng như gan, phổi, gây đau bụng, ho, đau ngực, khó thở. Nếu chúng di chuyển vào mắt thì sẽ gây xuất huyết, giảm thị lực, dẫn đến mù lòa. Còn khi chúng chui vào hốc tai, hốc mũi sẽ gây ra hiện tượng nhức tai, viêm mũi.

Mỗi loại giun sán sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể. Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da. Biểu hiện rõ ràng dễ nhận thấy nhất khi bị giun sán là ngứa da.

Theo đó, những trường hợp bị ngứa lâu ngày nên xét nghiệm máu để chẩn đoán một số loại giun sán trong máu gây ngứa dị ứng da. Thông thường, sau điều trị đặc hiệu giun sán, bệnh nhân sẽ hết ngứa trong vòng 3 tuần.

Phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng chẩn đoán bệnh sán chó:

Xét nghiệm ký sinh trùng trong máu chẩn đoán bệnh sán chó hiện nay có 02 loại, một là xét nghiệm Toxocara canis, hai là xét nghiệm có thể gọi là cao cấp hơn là xét nghiệm OD.

Phương pháp xét nghiệm phổ biến hiện nay là xét nghiệm Toxocara canis:

Toxocara canis là ấu trùng sán dãi chó, ấu trùng sán dãi chó chó khi nhiễm vào cơ thể qua ăn rau sống, uống nước có nhiễm ấu trùng, tay không sạch dính ấu trùng vô tình đưa vào miệng, qua tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo.

Xét nghiệm tìm ấu trùng sán dãi chó là xét nghiệm Toxocara canis. Đơn vị là U/ml. Nếu kết quả xét nghiệm có giá trị < 9 U/ml là bình thường, người làm xét nghiệm không bị nhiễm sán dãi chó.

Xét nghiệm Toxocara canis cho kết quả Positive (Viết tắt là POS – nghĩa là Dương tính) có nghĩa là trong máu của người làm xét nghiệm hiện tại xuất hiện kháng thể kháng kháng nguyên của ấu trùng giun đũa chó hay sán chó. Kết quả xét nghiệm mà cho kết quả Negative (Viết tắt là NEG – nghĩa là Âm tính) có nghĩa là không bị nhiễm sán dãi chó.

Xét nghiệm sán chó ở đâu?

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng thực hiện xét nghiệm giun sán , sán chó ..trong máu với chi phí chỉ 100.000 đồng/mẫu. Khi đến khám và xét nghiệm quý khách sẽ được tư vấn tận tình và chu đáo từ đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm ở nơi đây.

Bệnh giun sán hiện nay nếu được xét nghiệm, điều trị kịp thời có thể khỏi hoàn toàn do đó việc xét nghiệm sán chó (Toxocara canis) định kỳ mỗi 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em là việc cần làm để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

GIÁ CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI

Ký sinh trùng thường vào cơ thể theo đường tiêu hóa, đôi khi qua da. Do sống ký sinh trong cơ thể nên không dễ gì phát hiện nó bằng mắt thường. Chỉ có các duy nhất là quan sát các biểu hiện của cơ thể

BẢNG GIÁ XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG

Giun móc

Sinh mạng của loại ký sinh trùng này bắt nguồn từ ngoài cơ thể, thông qua nguồn nước, hoa quả và rau xanh ô nhiễm đi vào cơ thể. Trùng bé sinh trưởng ở trong nội tạng của cơ thể, bám vào thành nội tạng hút máu của cơ thể để sinh sống, có lúc còn làm cho chủ cơ thể mắc bệnh thiếu máu do ký sinh trùng đường ruột gây ra.

Triệu chứng: yếu đuối, đau bụng và đau bụng đi ngoài, buồn nôn, thiếu máu.

Trùng ghẻ

Loại ký sinh trùng này thông qua tiếp xúc để truyền nhiễm. Trùng ghẻ đẻ trứng trên da của người gây ra phản ứng và phát viêm cho da. Khi trùng ghẻ cất dấu trứng ở dưới da, phản ứng của cơ thể càng thêm mãnh liệt, ví dụ như ngứa ngáy khó chịu.

Triệu chứng: ngứa gãi, ghẻ lở, đau nhức, kích thích da, gây mủ.

Giun đũa

Giun đũa là trùng dây ký sinh nhiều nhất ở nội tạng, có thể dài đến 15-35cm. Loại ký sinh trùng này thông qua thực phẩm ăn vào gây truyền nhiễm. Trứng của giun đũa sẽ nhanh chóng nở ra xuyên vào thành nội tạng, đi vào máu. Thông qua máu chảy vào phổi, sau đó bị ho ra rồi nuốt vào và tiếp tục trở về nội tạng.

Triệu chứng: sốt, mệt mỏi, dị ứng, nôn mửa, đau bụng đi ngoài, khó thở và ho và một số vấn đề về thần kinh.

Sán máng

Những loại trùng bé này ký sinh ở trong máu của chủ thể và làm cho chủ thể mắc bệnh sán máng. Bọn trùng này sinh hoạt ở trong nước, khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, chúng sẽ phá hỏng da.

Loại ký sinh trùng này sẽ dẫn đến phát viêm (phù thũng), gây tổn hại bộ phận cơ thể đặc biệt là gan. Khi thành sán sẽ ký sinh trên cơ thể chủ thể hơn 10 năm, có thể nhiều năm ko có biểu hiện triệu chứng gì và rời khỏi cơ thể theo nước tiểu, ký sinh ở trong con ốc trải qua sự sinh tồn trong cuộc đời còn lại của chúng.

Triệu chứng: nóng sốt, đau nhức, ho, đau bụng đi ngoài, phù thũng, ngủ mê.

Sán dây  

Sán dây lây truyền qua thực phẩm ô nhiễm, thông qua cấu tạo dạng “móc câu”.ở phần đầu ký sinh trong nội tạng. Sán được 3,4 tháng sẽ trưởng thành và ký sinh ở trong cơ thể đến 25 năm. Trứng của sán dây.có thể thông qua phân bài trừ ra ngoài, có thể sinh tồn ở trong thực vật, sau đó được trâu, bò ăn vào hoặc truyền lây cho nhân loại.

Triệu chứng: buồn nôn, nội tạng phát viêm, trọng lượng giảm, hoa mắt chóng mặt, co rút, dinh dưỡng ko đủ.

Giun kim

Giun kim là ký sinh trùng thường gặp, nó có thể gây ra bệnh giun. Trùng cái có thể dài đến 8 -13cm. Phần đuôi của giun kim hình kim dài, vì vậy nên mới có tên giun kim.

Giun kim thông qua vết thương bên ngoài hoặc vết trầy xước để thụ tinh giao phối. Giun đực dùng bộ phận sinh dục kích vào giun cái, sau đó giun đực chết đi. Mẹ con nhà giun kim lại tiếp tục an gia ở trong nội tạng cơ thể. Tuy nhiên, khác với đa phần ký sinh trùng khác, giun kim không tiến vào trong máu, không thể sinh tồn với các bộ phận khác của cơ thể. Giun kim đẻ trứng ở ngoài cơ thể, thông thường ở xung quanh hậu môn, gây ra ngứa ngáy. Giun bé sẽ gây truyền nhiễm qua tay.

Triệu chứng: phát viêm, ngứa ngáy

Ấu trùng từ muỗi

Muỗi mang theo loại ký sinh trùng này, chích đốt và truyền loại ký sinh trùng này vào trong máu. Sau đó chúng tiến vào tuyến hạch, đặc biệt là tuyến hạch bộ phận đùi và sinh trưởng ở đó, cần thời gian một năm mới phát triển thành trùng. Ấu trùng này sẽ gây ra các bệnh nhiệt đời, có lúc còn gây ra bệnh vẩy nến.

Triệu chứng: ngứa ngày, viêm nhiễm da, hạch đau, da dầy lên, sưng phù.

Trùng hình cung

Loại ký sinh trùng hình lưỡi liềm thường gặp này sẽ thâm nhập vào trong hệ thống thần kinh trung ương. Thông qua thức ăn chưa chín hẳn hoặc bị vật nuôi trong nhà lây nhiễm loại ký sinh trùng này. Đa phần khi chúng ta bị truyền nhiễm, hiển thị kháng thể của nó, nhưng rất ít có triệu chứng biểu hiện ra. Người có hệ thống miễn dịch yếu càng dễ bị lây nhiễm trùng hình cung, phụ nữ có thai nhiễm trùng hình cũng thì thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể gây tử vong.

Triệu chứng: cảm, sốt, hàn lạnh, yếu mệt, đau đầu.

Khuẩn Giardia

Giardia là loại ký sinh trùng nguyên sinh, chúng ký sinh và sinh trưởng ở trong nội tạng của con người, có thể gây ra các bệnh lây nhiễm Giardia. Loại ký sinh trùng này sau khi đóng đô ở nội tạng sẽ gây phát viêm và các tổn thương khác, giảm bớt khả năng hấp thụ dinh dưỡng của nội tạng, gây ra đau bụng. Loại ký sinh trùng này tồn tại ở trong nước uống.

Triệu chứng: đau bụng, đi ngoài, buồn nôn, giảm thể trọng, khi ợ nấc sẽ có khí mùi như mùi trứng thối.

Amip bệnh lỵ

Amip bệnh lỵ là một kháng thể đơn bào, nó có thể gây ra bệnh lỵ amip. Loại ký sinh trùng này chủ yếu lây truyền cho con người và các loại thân dài khác. Nó sinh tồn ở trong nước, trong môi trường ẩm ướt và trong đất, có thể lây nhiễm cho hoa quả và rau xanh.

Khuẩn lỵ amip lây truyền qua phân thải ra, không giống với các ký sinh trùng khác, nó có khả năng gây ra tử vong lớn hơn cả động vật nguyên sinh.

XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG TẠI ĐÀ NẴNG – 97 HẢI PHÒNG – TP.ĐÀ NẴNG

Phòng khám Medic Sài Gòn tại Đà Nẵng.

97 Hải Phòng, Hải Châu , Đà Nẵng.

Hotline: 0915551519

Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu

Các bác sĩ ký sinh trùng khuyến cáo những gia đình nuôi chó hoặc những địa phương nuôi chó thả rông nên xét nghiệm sán chó 6 tháng đến 1 năm một lần và có thể xét nghiệm sán chó khi có một trong các dấu hiệu sau:

Bệnh sán chó là gì?

Một loại giun tròn có tên khoa học là toxocara, thường ký sinh ở chó nên được gọi là bệnh giun đũa chó hay bệnh sán chó. Ấu trùng sán chó từ phân chó phát tán ra môi trường, sau đó ấu trùng nhiễm vào trong đất, nước và rau sống, rồi dính vào vật dụng đồ chơi trẻ nhỏ. Con người bị lây nhiễm sán chó qua đường miệng, qua da và qua niêm mạc. Hiện nay có thể xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh sán chó.

Hình ảnh ấu trùng giun đũa chó toxocara (sán chó) tribenhgiunsan.com.vn

Khi nào cần xét nghiệm sán chó?

Các bác sĩ ký sinh trùng khuyến cáo những gia đình nuôi chó hoặc những địa phương nuôi chó thả rông nên xét nghiệm bệnh sán chó 6 tháng đến 1 năm một lần.

Có thể xét nghiệm sán chó khi có một trong các dấu hiệu sau:

Xét nghiệm sán chó khi bị ngứa da kéo dài điều trị da liễu không bớt, da bị bầm, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da.

Xét nghiệm sán chó khi: có dấu hiệu đau đầu kéo dài.

Xét nghiệm sán chó khi: ho kéo dài, điều trị bệnh ho không khỏi.

Xét nghiệm sán chó khi: bị tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân.

Xét nghiệm sán chó khi: sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, điều trị nội khoa không bớt.

Xét nghiệm sán chó khi: có dấu hiệu đau khớp, người mệt mỏi, uể oải, xanh xao, chán ăn, làm việc kém tập trung.

Xét nghiệm sán chó khi: mắt nhìn mờ, giảm thị lực.

Xét nghiệm sán chó khi: phát hiện vệt lằn ấu trùng di chuyển dưới da.

Nhiễm sán chó bị ngứa da kéo dài không điều trị gây biến chứng đổi mầu da

Xét nghiệm sán chó ở đâu, bao lâu có kết quả?

Nên xét nghiệm sán chó tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng vì tại phòng khám ký sinh trùng được trang bị các thiết bị cần thiết chuyên về bệnh giun sán, sẽ cho ra kết quả nhanh và chính xác.

Nhiều trường hợp xét nghiệm tại cơ sở không chuyên khoa, thời gian 5 đến 10 ngày sau mới có kết quả, mẫu để lâu dễ cho ra kết quả dương tính giả hoặc dương tính chéo, dẫn đến chẩn đoán không chính xác và điều trị không đúng thuốc.

Xét nghiệm sán chó tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, khi có bệnh các bác sĩ có đủ cơ số thuốc về giun sán để trị bệnh cho bạn. Bạn sẽ được bổ sung thêm thuốc ngứa, thuốc bảo vệ gan, thuốc kháng viêm để trị bệnh nhanh, hiệu quả và an toàn.

Thời gian trả kết quả xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám ký sinh trùng là sau 3 đến 5 giờ làm việc. Nhanh hơn các vì không phải gửi mẫu đi nơi khác mà làm trực tiếp tại phòng xét nghiệm ký sinh trùng nên cho kết quả kịp thời. Giúp bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm sán chó sớm, giảm lo lắng cho bản thân và gia đình.

Qui trình xét nghiệm sán chó được thực hiện như thế nào?

Qui trình xét nghiệm sán chó được thực hiện trên máy xét nghiệm miễn dịch hoàn toàn tự động. Phương pháp xét nghiệm bệnh sán chó cho kết quả chính xác hiện nay là kỹ thuật ELISA. Nguyên tắc của xét nghiệm ELISA chẩn đoán bệnh sán chó là quy trình ủ ba lần, hút và rủa giếng 5 lần.

Sau khi huyết thanh của bệnh nhân được pha loãng. Các kháng thể phản ứng với kháng nguyên sẽ liên kết với giếng tráng. Để giảm nguy cơ dương tính giả trong xét nghiệm sán chó qui trình được thực hiện chuẩn như sau:

Sử dụng máy miễn dịch tự động vận hành xét nghiệm sán chó. Sau khi pha loãng mẫu với tỉ lệ (1:101) sẽ ủ mẫu trong 30 phút ở 37 ° C, hút và rửa giếng 5 lần. Sau đó cho thêm dung dịch phức hợp và tiếp tục ủ 30 phút ở 37 ° C. Tiếp tục hút và rửa giếng 5 lần, ủ trong 15 phút ở 37 ° C  rồi thêm dung dịch dừng (H2SO4), thêm chất nền (TMB-Complete). Đọc trắc quang ở 450nm. Đánh giá kết quả.

Tổn thương tại phổi do ấu trùng sán chó làm tổ trong phế nang

Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh sán chó bao gồm

Xét nghiệm tỷ lệ bạch cầu toan tính qua công thức máu hỗ trợ chẩn đoán bệnh sán chó

Xét nghiệm phản ứng viêm qua xét nghiệm CRP hỗ trợ chẩn đoán bệnh sán chó

Xét nghiệm tốc độ lắng máu VS hỗ trợ chẩn đoán bệnh sán chó

Xét nghiệm sán chó bằng phương pháp ELISA để chẩn đoán bệnh và phương pháp chính, các xét nghiệm khác là phương pháp hộ trợ, không có giá trị chẩn đoán mà chỉ có tác dụng hỗ trợ chẩn đoán, đánh giá được giai đoạn, mức độ bệnh.

Tất cả các xét nghiệm được thực hiện không quá 3ml máu vì một lượng huyết thanh nhỏ có thể phân tích ra nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Điều này có ý nghĩa đối với trẻ em, phụ nữ có thai và những người thể trạng ốm yếu.

Sán chó có nguy hiểm không?

Không phải ai bị nhiễm sán chó đều gây nguy hiểm đến tính mạng, phần lớn bệnh sán chó ít có triệu chứng lâm sàng, nền thường được phát hiện sau một lần xét nghiệm tình cờ.

Sán chó gây mệt mỏi, đôi khi uể oải, làm việc kém tập trung, hay quên. Sán chó có thể gây ngứa da dị ứng lâu ngày giống bệnh da liễu. Sán chó di chuyển trong dòng máu có thể gây tổn thương cho tim, gan, phổi.

Biến chứng nguy hiểm nhất là sán chó di chuyển đến mắt gây mù lòa, di chuyển đến não gây u não, viêm não, liệt, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tổn thương ở não do ấu trùng sán chó làm tổ trong não gây u não

Bạn và gia đình bạn có các dấu hiệu nghi ngờ bệnh sán chó hoặc có nhu cầu xét nghiệm kiểm tra giun định kỳ như: xét nghiệm chẩn đoán bệnh giun lươn, sán lá gan, sán não, giun đầu gai,… mời bạn tới phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga. Số 74-76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP. HCM minh để xét nghiệm và điều trị sán chó và giun sán khác nếu có. Tại đây có các bác sĩ ký sinh trùng trực tiếp khám và chữa trị sán chó, thời gian trả kết quả xét nghiệm trong ngày, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.

Tác giả: Bs. Lê Giang

Bệnh Sán Chó: Khi Nào Nên Xét Nghiệm Bệnh Sán Chó

Câu hỏi: Chào bác sĩ. Em xét nghiệm máu và có kết quả là nhiễm bệnh sán chó. Trên phiếu bác sĩ ghi là Toxocara pos (+) 46.2. Bác sĩ ở địa phương kê toa thuốc gồm hai viên thuốc uống một liều. Sau khi uống thuốc đến nay là hai tháng nhưng em vẫn bị ngứa nhiều và nổi mẩn khắp người.

Vậy em nên kiểm tra lại bệnh sán chó ở đâu và khi nào nên xét nghiệm lại sán chó? Trị hết bệnh sán chó em có dứt bệnh ngứa không? Cảm ơn bác sĩ. Ng. chúng tôi Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trả lời: Chào bạn qua câu hỏi của bạn, chúng tôi trả lời như sau

Bệnh sán chó là gì? Sán chó nhiễm bệnh cho người qua đường nào?

Giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, là một loài giun tròn ký sinh chủ yếu ở chó và mèo. Sán chó lây nhiễm cho người qua đường miệng, sau khi vào ruột ấu trùng phá hàng rào ruột và đi vào máu tới các cơ quan nội tạng trong đó có gan, mắt và não.

Người bị nhiễm bệnh sán chó chủ yếu do tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo hoặc trong quá trình ăn uống nuốt phải trứng sán chó có trong thịt tái sống như: thịt heo, thịt bò, thịt trâu, thịt thỏ, thịt cừu, thịt gà…. ngoài ra ấu trùng sán chó Toxocara có thể nhiễm cho người qua vết thương trầy xước khi tiếp xúc với đất, cát nhiễm ấu trùng Toxocara.

Đôi khi xét nghiệm dương tính nhưng không hoàn toàn là bị bệnh, tại sao lại như vậy?

Một số trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính sán chó Toxocara đã hoang mang vì thông tin sán lên não có thể gây tử vong, như vậy là chưa chắc chắn vì có một tỷ lệ nhất định là dương tính giả, hoặc có thể do phản ứng chéo với bệnh giun sán đã nhiễm trước đây.

Do vậy, khi đã có kết quả xét nghiệm sán thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra lại, xác định chắc chắn bị bệnh rồi sau đó mới uống thuốc điều trị theo thể bệnh

Dấu hiệu nhận biết bệnh sán chó Toxocara ở người?

Các trường hợp nhiễm bệnh sán chó Toxocara thường diễn biến âm thầm, ít xuất biểu hiện các triệu chứng rõ ràng hoặc rầm rộ, một số bệnh nhân than phiền vì nhức đầu, nặng đầu, cảm giác châm chích, nhột nhột ở da,…

Nhiễm sán chó lâu ngày diễn biến nặng có thể nổi mẩn ngứa khắp người, da sạm, thô ráp, có thể xuất hiện mờ mắt, giảm thị lực mắt thường là một bên. Biểu hiện sán chó trú ngụ trong gan, não thường mệt mỏi, kém ăn, hay cáu gắt, đau đầu, chụp phim MRI có thể thấy ổ sán chó trong nhu mô gan, tổ chức não, nặng có dẫn đến tổn thương não không hồi phục, liệt hoặc có thể gây tử vong.

Thuốc trị bệnh sán chó trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc trị bệnh sán chó, tuy nhiên chưa có tài liệu nào chứng minh uống hai viên thuốc liều duy nhất là khỏi bệnh sán chó. Trường hợp của bạn điều trị như vậy là chưa thể yên tâm vì bệnh ấu trùng sán chó Toxocara trong máu cần phải được uống thuốc diệt ký sinh trùng theo phác đồ từ một đến hai tuần.

Liệu trình điều trị bệnh sán chó cần phối hợp thuốc theo thể bệnh, hội chứng bệnh, thời gian trị bệnh sán chó đúng phác đồ sẽ khỏi bệnh sau 7 đến 15 ngày, có thể lặp lại liều tương tự khi cần thiết. Sau điều trị khỏi bệnh sán chó các biểu hiện triệu chứng như mệt mỏi, ngứa da, đau đầu sẽ được đẩy lùi.

Cho dù trên thị trường có nhiều loại thuốc trị sán chó nhưng những thuốc có tác dụng tốt để trị ấu trùng trong máu thì không phải ai cũng nắm rõ. Do đó, để sử dụng đúng thuốc, đủ thuốc, đủ thời gian, đúng thể bệnh, rút ngắn thời gian điều trị cần phải thăm khám bác sĩ có kinh nghiệm đó là yếu tố quyết định để chữa trị thành công bệnh sán chó.

Cách trị bệnh sán chó?

Điều trị bệnh sán chó Toxocara trong máu không đơn thuần là uống một hai loại thuốc rồi ngưng, mà cần có liệu trình cụ thể cho từng thể bệnh, từng mức độ bệnh và giai đoạn bệnh. Ví dụ với thể ấu trùng di chuyển nội tạng cần bổ sung thuốc kháng viêm, thậm chí kháng sinh, chống phù não khi cần thiết.

Trong các thể lâm sàng của bệnh sán chó Toxocara thì thể thông thường là có thời gian điều trị ngắn hơn, tuy nhiên tối thiểu cũng cần 5 đến 7, chưa ghi nhận trường hợp nào trị sán chó trong một ngày là khỏi bệnh.

Điều trị bệnh sán chó cần lưu ý sự tương tác các thuốc và những chống chỉ định ở một số người có bệnh nền. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, nhanh và an toàn cho người bệnh thì sau khi có đủ có sở để chẩn đoán bệnh sán chó mới sử dụng thuốc. Thuốc trị bệnh sán chó ít có phản ứng phụ, tuy nhiên rất cần thiết để tư vấn cho người bệnh những phản ứng phụ có thể sảy ra dù là nhỏ nhất.

Nên tư vấn rõ cho người bệnh tái khám xét nghiệm lại khi nào? Tầm quan trọng của việc tái khám xét nghiệm lại là gì? Tâm lý của người bệnh trong quá trình điều trị thường lo lắng về lượng kháng thể tăng hay giảm. Bác sĩ cần giải thích rõ cho bệnh nhân hiểu tại sao lại như vậy? Trong quá trình điều trị thì thời gian bao lâu để loại bỏ hoàn toàn ấu trùng ra khỏi cơ thể, giúp người bệnh và gia đình yên tâm chữa trị.

Trường hợp của bạn rất có thể mẩn ngứa da là do độc tố của ấu trùng sán chó, bạn nên mang theo kết quả xét nghiệm tới gặp bác sĩ chuyên khoa gần nhất để được tham khám xét nghiệm lại càng sớm càng tốt. Sau khi điều trị loại bỏ ấu trùng ra khỏi cơ thể bạn sẽ hết ngứa./.

Ngày 11/5/2023.

Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19, phòng khám ký sinh trùng Ánh Nga khuyễn cáo tất cả quí bệnh nhân khi đến khám bệnh cần đeo khẩu trang hoặc có thể nhận khẩu trang miễn phí tại quầy Lễ tân.

Mọi hoạt động của phòng khám như: lịch làm việc, thời gian trả kết quả và dịch vụ trả kết quả tại nhà vẫn đảm bảo phục vụ người bệnh bình thường.

Trân trọng.

Bác sĩ: Lê Thị Hương Giang

Xét Nghiệm Sán Chó Có Cần Nhịn Ăn Không

Câu hỏi: xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không? Em tên là chúng tôi ở Đà Nẵng. Nhà em không nuôi chó, mèo nhưng thời gian gần đây em thấy trên da xuất hiện nốt ngứa ở cổ, lưng và bụng. Đôi khi có đau đầu và hay quên. Qua tìm hiểu em thấy giống bị nhiễm sán chó.

Vậy có đúng em bị bệnh sán chó không? Tại sao xét nghiệm sán chó nơi thì nói cần nhịn ăn, nơi thì nói không cần nhịn ăn? Mong bác sĩ tư vấn cụ thể xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không, thời gian bao lâu có kết quả, để em biết chủ động đến khám và xét nghiệm. Em cảm ơn bác sĩ.

Bệnh sán chó lây qua đường nào?

Bệnh ấu trùng giun đũa chó hay còn gọi là bệnh sán chó, do một loài giun tròn có tên khoa học là Toxocara từ chó và mèo lây nhiễm cho con người chủ yếu qua đường ăn uống do nuốt phải ấu trùng, số ít có thể lây nhiễm qua da và qua niêm mạc.

Dấu hiệu nào nhận biết bệnh sán chó?

Dấu hiệu bệnh sán chó thường mơ hồ vì có người khi bị bệnh xuất hiện các triệu chứng, có người thì không xuất hiện dấu hiệu gì. Dẫu rằng xuất hiện triệu chứng nhưng các triệu chứng của bệnh sán chó rất giống các dấu hiệu quả bệnh lý khác như:

Vì triệu chứng giống các bệnh lý khác nên rất dễ bị lãng quên nếu không được khám và xét nghiệm máu tại phòng khám có trang thiết bị chẩn đoán bệnh ký sinh trùng.

Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không?

Nhiều người hỏi xét nghiệm có cần nhịn ăn không và phản hồi lại là tại sao nơi thì nói xét nghiệm sán chó cần nhịn ăn, nơi thì nói không cần nhịn ăn. Vậy xin trả lời cụ thể xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không như sau:

Xét nghiệm sán chó chắc chắn là không cần nhịn ăn. Bạn và gia đình có thể ăn sáng bình thường trước khi đến khám và xét nghiệm bệnh sán chó. Tuy nhiên bạn hạn chế uống nhiều nước để xét nghiệm công thức máu hỗ trợ chẩn đoán bệnh sán chó. Nhân đây cũng xin thưa với bạn là hiện nay chỉ có hai nội xét nghiệm sức khỏe tổng quát cần phải nhịn ăn đó là:

Xét nghiệm mỡ máu, chẩn đoán bệnh rối loạn lipit máu

Xét nghiệm đường huyết, chẩn đoán bệnh tiểu đường

Xét nghiệm sán chó ở đâu, bao lâu có kết quả?

Nên xét nghiệm bệnh sán chó tại phòng khám chuyên về bệnh ký sinh trùng giun sán vì ở đó có phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn. Sau khi có kết quả xét nghiệm, các bác sĩ ký sinh sẽ trực tiếp kê toa điều trị và hẹn ngày tái khám.

Thời gian trả kết quả tại phòng khám ký sinh trùng là trong ngày, thay vì hai, đến ba ngày, thậm chí là một tuần mới có kết quả xét nghiệm. Thời gian lâu như vậy là do một số cơ sở chưa triển khai dịch vụ xét nghiệm sán chó tại phòng khám của mình mà phải gửi mẫu lên thành phố hoặc gửi tới cơ sở khác để xét nghiệm gây mất thời gian cho người bệnh.

Vậy bạn yên tâm là xét nghiệm giun đũa chó không cần nhịn và thời gian trả kết quả xét nghiệm là trong ngày. Thời gian điều trị một đến ba liệu trình, mỗi liệu trình từ 7 ngày đến 15 ngày./.

Xét Nghiệm Sán Chó Ở Đâu? Chi Phí &Amp; Cách Xem Kết Quả

Nếu như bị ngứa không rõ căn nguyên, cơn ngứa đến mức nghiêm trọng mất ngủ thì bạn nên cảnh giác trước nguy cơ nhiễm sán chó. Bài viết tổng hợp những địa chỉ xét nghiệm sán chó và những thông tin xoay quanh xét nghiệm này. Từ đó người bệnh có thể chủ động tầm soát được nguy cơ nhiễm sán chó để tiến hành can thiệp sớm.

Xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền?

Sán chó là tình trạng nhiễm giun sán nói chung, người bị sán chó thường không nhận thấy những triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Tại khu vực ký sinh trùng lưu trú sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau. Thông thường khi xác sán kim xâm nhập và ký sinh trong cơ thể, ấu trùng sán nằm chèn ép lên phủ tạng, khi chúng phát triển càng lớn sẽ càng gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Người bệnh không nên coi thường mức độ thương tổn và nguy hiểm của triệu chứng sán chó. Nếu như nang sán bị vỡ, tại khu vực chúng khu trú sẽ bị nhiễm độc, người bệnh có triệu chứng dị ứng, choáng quá mẫn và đầu sán tràn ra ngoài phát triển thành những nang sán thứ phát. Các nang thứ phát này có thể ký sinh trong cơ thể người từ 2- 5 năm trước khi có những biểu hiện đặc trưng.

Xét nghiệm sán chó là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả nhất nhằm xác định ký sinh trùng trong cơ thể người. Chi phí xét nghiệm tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất ở nơi cung cấp dịch vụ. Trung bình mức chi phí xét nghiệm sán chó dao động trong khoảng 150.000 – 200.000/1 lần, phụ thuộc vào cơ sở vật chất, điều kiện khám bệnh của từng cơ sở điều trị. Vì thế nếu bạn có nhu cầu xét nghiệm sán chó, nên liên hệ trực tiếp với các địa chỉ cung cấp dịch vụ này để nhận được những thông tin về chi phí và quy trình xét nghiệm chính xác nhất.

Địa chỉ xét nghiệm sán chó ở đâu uy tín?

Khi nhận thấy các biểu hiện mẩn ngứa, nổi mề đay, lâu ngày không khỏi. Kèm theo đó có thể bị đau khớp xương và cơ bắp, thường xuyên ngủ không ngon giấc, rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng thần kinh nghiêm trọng thì bạn cần tiến hành xét nghiệm sán chó để tầm soát nguy cơ. Những địa chỉ thăm khám và chẩn đoán sán chó đáng tin cậy tập trung ở những chuyên khoa xét nghiệm lại những bệnh viện lớn ở TP HCM và Hà Nội. Cụ thể:

Nên xét nghiệm sán chó ở đâu TP HCM?

BV Bệnh nhiệt đới TPHCM

Số 764 Võ Văn Kiệt, P.1, Q.5, TPHCM

ĐT: 028 3923 8704 – 028 3923 5804

Website: http://bvbnd.vn

Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6 (Sáng từ 6g – 11g30; Chiều từ 12g30 – 16g). Khám dịch vụ từ (16g – 18g). Thứ 7, Chủ nhật (làm việc từ 7g30 – 11g30).

Người bệnh có thể yên tâm với kết quả xét nghiệm tại bệnh viện viện Nhiệt Đới nhờ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc hiện đại đưa ra chẩn đoán chính xác. Đặc biệt tại bệnh viện có phòng lab rất uy tín đạt chuẩn quốc tế. Cùng sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức Welcome Trust thuộc Đại học Oxford (Anh), đảm bảo điều trị bệnh nhân khỏi bệnh tuyệt đối.

Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM

Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM là trung tâm chẩn đoán, nghiên cứu và điều trị các bệnh do lý sinh trùng gây ra nên chất lượng khám, chữa bệnh sán chó tại viện luôn được đánh giá cao. Đặc biệt là các thế mạnh trong điều trị bệnh sán lá gan lớn, các bệnh ấu trùng giun đũa chó/mèo, ấu trùng sán dây lợn, giun đầu gai, giun lươn… dưới sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao hàng đầu cả nước.

Khi làm xét nghiệm tại Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TPHCM, trước tiên người bệnh cần đóng phí khám 29.000 đồng. Mức chi phí xét nghiệm chẩn đoán ký sinh trùng dao động từ 110.000/đồng – 150.000/đồng tuỳ thuộc vào mỗi loại. Thời gian xét nghiệm buổi sáng trước 10h thì bạn sẽ nhận được kết quả cùng ngày. Nếu xét nghiệm sau 10h thì hôm sau mới nhận được kết quả.

Viện Pasteur TPHCM

Viện Pasateur tại TP HCM là trung tâm xét nghiệm, nghiên cứu và cung cấp vắc xin điều trị các bệnh truyền nhiễm, bệnh mạn tính hàng đầu cả nước. Nhu cầu đi xét nghiệm tại Viện Pasteur luôn ở mức cao nên người bệnh cần đến xét nghiệm trước 9h30, sau thời gian này đội ngũ tiếp nhận sổ sẽ dừng dịch vụ tạm thời nếu lượt người đến quá đông.

Vào buổi chiều thứ 7, viện sẽ chỉ xét nghiệm chỉ trả trực tiếp cho người bệnh hoặc người có giấy hẹn (thường là hóa đơn xét nghiệm). Với những ngày còn lại, nếu người bệnh đã lấy mẫu vào buổi sáng sớm thì kết quả xét nghiệm sẽ thường được trả ngay trong sáng cùng ngày hoặc nhận kết quả từ 13g-16g chiều. Mức chi phí xét nghiệm Toxoplasma gondii tại Viện Pasteur TPHCM trung bình từ 220.000 đồng/lần.

Trung tâm xét nghiệm máu Tass Care

227 đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TPHCM

Thời gian khám: Thứ 2 – Chủ nhật (7g – 19g).

Trung tâm xét nghiệm y khoa Tass Care là trung tâm xét nghiệm y khoa thuộc công ty TNHH Tass Care . Thực tế trung tâm Tass Care tiền thân là Trung tâm xét nghiệm 198 thành lập từ năm 2009. Hệ thống máy móc thiết bị tự động và hiện đại nhất phục vụ xét nghiệm máu từ đơn giản đến phức tạp, đòi hỏi chuyên môn kĩ thuật cao. Trung tâm có nhiều bước tiến vượt bậc trong việc chuyển hóa công nghệ, thiết bị hiện đại – tiến tiến từ khi thành lập đến nay.

Hiện tại, Trung tâm Tass Care cung cấp những dịch vụ xét nghiệm giun sán thường gặp nhất bao gồm: Giun đũa chó/ mèo (Toxocara SPP), giun lươn, sán lá phổi, sán lá gan lớn, giun đầu gai,… với mức chi phí trọn gói 810.000 đồng/lần.

Bệnh viện Nhân dân 115

Khoa Bệnh nhiệt đới – BV Nhân dân 115 xuất thân là khoa Truyền nhiễm thuộc Bệnh viện K52 trước đây. Chuyên khoa có thể mạnh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng như sốt nhiễm trùng (nghiêm trọng hơn là nhiễm trùng huyết), nhiễm KST, nhiễm nấm, nhiễm virus, cho đến viêm não, viêm màng não… Không chỉ phục vụ chẩn đoán mà chuyên khoa còn tiến hành điều trị bằng phương pháp hiện đại nhằm giảm thiểu tối đa tổn thương cho bệnh nhân.

Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu thuộc tuyến bệnh viện Trung ương và cơ sở y tế dự phòng đầu ngành của khu vực phía Nam. Phòng thí nghiệm tại bệnh viện được trang bị máy móc hiện đại, cán bộ đào tạo bài bản để có thể bắt kịp với trình độ quốc tế đảm bảo kết quả xét nghiệm, chẩn đoán sán chó và các trường hợp nhiễm ký sinh khác chính xác.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM

215 Hồng Bàng, P.11, Q.5,TPHCM

ĐT: 028 3855 4269 – 3952 5355

Website: chúng tôi

Email: [email protected]

Thời gian làm việc: Thứ 2 – thứ 6 (6g30 – 16g30; Thứ 7 từ 6g30 – 12g). Chủ nhật, ngày lễ nghỉ. Khoa cấp cứu bệnh viện làm việc 24/24.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM là một trong những tuyến bệnh viện đầu ngành chuyên môn trong mọi khoa. Trong số đó, bệnh nhân có thể tin tưởng thực hiện xét nghiệm sán chó tại bệnh viện dưới hình thức xét nghiệm huyết thanh. Bệnh viện có thể mạnh trong xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng (trong trường hợp ấu trùng lạc chủ) và định danh ký sinh trùng trong mẫu phân (trứng giun sán, các ký sinh trùng đơn bào, sán dải…).

Người bệnh nhiễm ký sinh trùng đến chẩn đoán, khám và chữa bệnh tại phòng khám nội tổng quát số 35. Các xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán ký sinh trùng làm ngày hôm trước thì hôm sau mới có kết quả.

Trong đó những tiêu chuẩn hàng đầu tại phòng xét nghiệm bệnh viện Chợ Rẫy là đảm bảo thiết bị phân tích tốt, hiện đại; sử dụng phương pháp đúng; trình độ và chuyên môn nhân viên; thực hiện quản lý chất lượng đúng và quan trọng nhất là trả kết quả xét nghiệm đúng cho bệnh nhân.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Địa chỉ: 468 Nguyễn Trãi, P8, Q5, TPHCM

ĐT: 028 39234332 – 39234349 – 39238096 – 39238466

Website: chúng tôi

Email: [email protected]

Đơn vị Xét nghiệm tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương được trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị y khoa đồng bộ, đảm bảo tiêu chuẩn xét nghiệm đúng quy trình. Chuyên khu xét nghiệm bao gồm các chuyên ngành như: Sinh hóa; Huyết học; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Vi sinh vật và tế bào… mục đích đem lại sự chính xác tối đa cho quá trình chẩn đoán bệnh. Người bệnh có thể đến bệnh viện đăng ký xét nghiệm trực tiếp hoặc đặt lịch hẹn khám bệnh qua điện thoại.

Xét nghiệm sán chó ở đâu tại Hà Nội?

Tại Hà Nội có nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm và điều trị bệnh sán chó và nhiễm ký sinh trùng nói chung. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả xét nghiệm sán chó chính xác nhất để có định hướng đúng về cách điều trị bệnh thì bện cần tìm đến những Trung tâm xét nghiệm đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Những địa chỉ xét nghiệm sán chó bệnh nhân có thể tham khảo là:

Nếu nghi ngờ dấu hiệu sán chó thì bạn có thể đến chuyên khoa xét nghiệm tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để được đánh giá. Người bệnh nên đến xét nghiệm sớm vào buổi sáng để nhận được kết quả xét nghiệm sán chó trong ngày.

Viện Sốt Rét và Ký sinh trùng Trung ương

Viện sốt rét và ký sinh trùng Trung ương có thể mạnh trong nghiên cứu khoa học về phát hiện chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét và bệnh do ký sinh trùng gây ra. Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, và đội ngũ các thầy thuốc giỏi, chuyên gia đầu ngành giàu kinh nghiệm đảm bảo tiêu chuẩn kết quả chẩn đoán tại Viện chính xác. Khoa khám bệnh chuyên ngành còn cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng cao, chăm sóc toàn diện giúp bệnh nhân được chữa khỏi toàn diện.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương

Bệnh Nhiệt đới Trung ương là nơi điều trị các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới với chất lượng hàng đầu. Trong đó Khoa Xét nghiệm tại Bệnh viện có thể hỗ trợ chẩn đoán chính xác hầu hết các bệnh lý truyền nhiễm, ký sinh nói chung. Nằm trong số những bệnh viện đầu ngành khắp cả nước nên Bệnh viện Nhiệt đới nhận được sự tin cậy của nhiều bệnh nhân.

Tại Bệnh viện, bệnh nhân có thể thực hiện xét nghiệm giun sán tại Khoa Khám bệnh, khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và khoa Virus – Ký sinh trùng. Người bệnh đến làm xét nghiệm nên đi vào sáng sớm, ngày giữa tuần để hạn chế đông người và nhận được kết quả trong ngày.

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: số 78 đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: 844 3869 3731.

Fax: 844 3869 1607.

Website: chúng tôi

Thực hiện khám và điều trị vào tất cả các ngày trong tuần, trừ ngày Chủ Nhật.

Thời gian khám và điều trị: Sáng: từ 6h30-12h00; Chiều: từ 13h30 – 18h00.

Là một trong những bệnh viện có lịch sử lâu đời và được thành lập đầu tiên tại Việt Nam. Bệnh viện Bạch Mai phục vụ mọi đối tượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị với hệ thống đa khoa cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Để thực hiện xét nghiệm sán chó, bệnh nhân có thể đến Khoa Huyết học – truyền máu của bệnh viện để được xét nghiệm máu và những yêu cầu khác nếu cần.

Chuyên khoa Xét nghiệm có phòng Labo chuyên xét nghiệm tế bào, phòng xét nghiệm đông cầm máu đã được công nhận chuẩn ISO 15.189 từ năm 2013. Một ưu điểm khi xét nghiệm tại bệnh viện Bạch Mai là mức chi phí vừa túi do là cơ sở khám chữa bệnh công lập. Trung bình chi phí xét nghiệm tại bệnh viện Bạch Mai là 50.000đ – 1.000.000đ.

Viện huyết học – Truyền máu trung ương

Viện Huyết học – Truyền máu Trung Ương là bệnh viện công lập được thành lập từ năm 2004 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đội ngũ y bác sĩ tại Viện có trình độ chuyên môn cao về huyết học – Truyền máu và là cơ sở y tế điều trị bệnh huyết học hàng đầu cả nước. Trong đó mức chi phí xét nghiệm máu ở đây thuộc mức rẻ với các chi phí định nhóm máu và nghiệm pháp Coombs.

Lưu ý, khi thăm khám và chẩn đoán tại Viện, bệnh nhân cần thực hiện khám trước. Sau đó tùy thuộc tình trạng sức khỏe, biểu hiện bên ngoài mà bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp.

Xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không và cách xem kết quả?

Các kĩ thuật xét nghiệm giúp đánh giá nguy cơ nhiễm sán chó là xét nghiệm tìm kháng thể chống toxocara trong máu. Nếu người bệnh nhận được kết quả dương tính đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã nhiễm sán từ nguồn bệnh trong thời điểm nào đó trước đây. Nang sán có thể tồn tại rất là lâu trong cơ thể, có thể phát hiện ra kháng thể sau 2,8 năm bằng kỹ thuật chẩn đoán ELISA và 5 năm bằng kỹ thuật WESTERN-BLOT.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn xét nghiệm thì khả năng dương tính rất cao. Nếu bạn có biểu hiện lâm sàng chẳng hạn như mề đay dai dẳng, vấn đề ở mắt, có khối ở gan, não, huyết thanh chẩn đoán toxocara (+), đã loại hết các nguyên nhân khác …. kèm theo đó xét nghiệm công thức máu nếu có bạch cầu ái toan tăng cao thì người ta mới nghĩ tới là bạn đang thực sự nhiễm sán chó và khi đó mới điều trị.

Trường hợp bạn chỉ có huyết thanh chẩn đoán toxocara (+) ngoài ra không có gì khác thì không cần điều trị. Cách xem kết quả xét nghiệm sán chó đánh giá khả năng dương tính của bệnh nhân nếu có từ 3 dấu hiệu sau:

Nồng độ IgG và IgM tăng,

Trước khi thực hiện xét nghiệm sán chó, bạn cần nhịn ăn để lấy mẫu chính xác. Thời gian ăn bữa cuối cần cách thời gian xét nghiệm từ 4 – 6 tiếng. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm ký sinh trùng kết hợp với khám bệnh thì bạn nên thực hiện vào buổi sáng và có thể có các xét nghiệm chuyên sâu khác yêu cầu thêm sau đó.

Cách phòng bệnh sán chó

Bệnh sán chó có nguồn lây bệnh chủ yếu đến từ con vật nuôi như chó, mèo, chuột lan,.. Vì thế người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa sán chó bệnh bằng những hình thức đơn giản. Cụ thể nguyên tắc phòng sán chó gồm:

Giữ vệ sinh cá nhân: Bạn cần duy trì thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đặc biệt đối với những trường hợp nuôi chó hoặc mèo. Chỉ cho chúng đi vệ sinh ở một khu vực quy định. Xử lý phân của chúng sạch sẽ và lau dọn chỗ nằm của chúng thường xuyên.

Không ngủ chung với vật nuôi: Bạn có thể bị nhiễm sán chó khi tiếp xúc gần với chó, mèo hoặc ôm hôn chúng. Vì thế sau khi gần gũi với vật nuôi bạn cần vệ sinh vùng tiếp xúc trên cơ thể thật kỹ lưỡng.

Nên tắm vật nuôi thường xuyên: Bạn cần tắm và vệ sinh chó mèo mỗi 2 lần/tuần. Đồng thời bạn cũng cần thường xuyên đưa chúng đi khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ.

Duy trì thói quen ăn chín, uống sôi: Để nhằm mục đích loại bỏ mầm bệnh, nang sán lẫn trong thực phẩm hữu cơ. Bạn nên rửa rau và thực phẩm kỹ dưới vòi nước trước khi chế biến.

Cắt móng tay cho trẻ em: Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm sán chó và các bệnh do ký sinh trùng gây ra do bé chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Nếu bé thường xuyên chơi với thú cưng, hoặc bò dưới sàn nhà thường xuyên thì móng tay bé là nơi cư ngụ lý tưởng của trứng và ấu trùng giun, sán.

Bài viết đã tổng hợp những địa chỉ Xét nghiệm sán chó uy tín, cũng như giải đáp khúc mắc xét nghiệm sán chó bao lâu có kết quả, bao nhiêu tiền, lưu ý phòng tránh… Đây là một căn bệnh tiến triển âm thầm và có thể gây ra nhiều nguy hiểm nên bạn cần chủ động tìm đến các địa chỉ trên để thực hiện xét nghiệm càng sớm càng tốt.

Xét Nghiệm Sán Dãi Chó Có Những Phương Pháp Nào?

Xét nghiệm sán dãi chó là xét nghiệm máu được chỉ định để tìm kháng thể kháng kháng nguyên của ấu trùng giun đũa chó hay sán chó. Xét nghiệm sán dãi chó được gọi là xét nghiệm Toxocara. Bệnh sán dãi chó là gì?

Bệnh giun đũa chó (sán chó) ở người được Wilder mô tả lần đầu năm 1950 khi phát hiện ấu trùng của giun tròn trong u hạt võng mạc (retinal granuloma). Sau đó Beaver và cs. (1952) lần đầu tiên dùng từ “ấu trùng di chuyển nội tạng” (visceral larva migrans).

Trong nhiều năm bệnh sán dãi chó ở người được xem là bệnh ít gặp ở trẻ em, nhưng với những tiến bộ trong huyết thanh chẩn đoán những năm gần đây người ta thấy tỷ lệ người có phản ứng dương tính với kháng nguyên ngoại tiết của Toxocara sp. không phải là thấp, kể cả ở trẻ em lẫn người lớn và một số tác giả còn cho rằng đây là một bệnh giun sán phổ biến nhất ở các nước phát triển.

Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng chẩn đoán bệnh sán dãi chó?

Xét nghiệm ký sinh trùng trong máu chẩn đoán bệnh sán chó hiện nay có 02 loại, một là xét nghiệm Toxocara canis, hai là xét nghiệm có thể gọi là cao cấp hơn là xét nghiệm OD.

– Xét nghiệm Toxocara canis

Toxocara canis là ấu trùng sán dãi chó, ấu trùng sán dãi chó chó khi nhiễm vào cơ thể qua ăn rau sống, uống nước có nhiễm ấu trùng, tay không sạch dính ấu trùng vô tình đưa vào miệng, qua tiếp xúc, đùa giỡn với chó, mèo.

Xét nghiệm tìm ấu trùng sán dãi chó là xét nghiệm Toxocara canis. Đơn vị là U/ml. Nếu kết quả xét nghiệm có giá trị < 9 U/ml là bình thường, người làm xét nghiệm không bị nhiễm sán dãi chó.

Xét nghiệm Toxocara canis cho kết quả Positive (Viết tắt là POS – nghĩa là Dương tính) có nghĩa là trong máu của người làm xét nghiệm hiện tại xuất hiện kháng thể kháng kháng nguyên của ấu trùng giun đũa chó hay sán chó. Kết quả xét nghiệm mà cho kết quả Negative (Viết tắt là NEG – nghĩa là Âm tính) có nghĩa là không bị nhiễm sán dãi chó.

– Xét nghiệm OD

Là xét nghiệm tốn kém hơn và cho kết quả chính xác hơn bởi qui trình ủ trước khi làm xét nghiệm giúp loại trừ được dương tính giả.

Quy trình lấy máu và xét nghiệm hoàn toàn giống với xét nghiệm Toxocara, chỉ khác là có thêm thời gian ủ để loại phản ứng dương tính chéo với một số bệnh khác cũng cho kết quả dương tính tương tự dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm. Qua đó xét nghiệm OD cho kết quả chính xác hơn và loại trừ được dương tính giả.

Cập nhật thông tin chi tiết về Xét Nghiệm Giun Sán, Sán Chó Ở Đà Nẵng. trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!