Bạn đang xem bài viết Xà Mâu Ở Chó: Khó Trị, Khó Lành, Cần Quan Tâm Đúng Mức được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xà mâu là bệnh gì?
Bệnh xà mâu ở chó (hay còn gọi là viêm da Demodex Canis) là loại bệnh ngoài da thường gặp ở chó. Demodex Canis là sinh vật hội sinh có dạng nhỏ, thon và dài như điếu thuốc lá. Thường tấn công vào da chó khi hệ miễn dịch của vật chủ bị suy yếu. Nhất là đối với chó con mới bú sữa mẹ trong những tuần đầu.
Cái ghẻ Demodex phát triển với tốc độ chóng mặt. Toàn bộ vòng đời của nó chỉ xảy ra vỏn vẹn 3 tuần nhưng lại để lại nhiều di chứng nghiêm trọng.
Triệu chứng của bệnh xà mâu
Bệnh xà mâu có thể chia làm hai loại với triệu chứng, mức độ hoàn toàn khác nhau. Bao gồm: Xà mâu khu trú và xà mâu toàn thân. Xà mâu khu trú kém nghiêm trọng hơn, thường gây ngứa và làm rụng lông từng vùng nhỏ, dễ chữa trị.
Trong khi xà mâu toàn thân làm trụi lông từng mảng, gây đau đớn, dị ứng, mụn mủ cho chó. Thậm chí khiến chó bị nhiễm khuẩn thứ cấp, suy kiệt rồi dẫn đến tử vong.
1. Xà mâu khu trú
Thường gặp ở chó con, gây rụng lông từng vùng nhỏ (khoảng dưới 10 vùng), không gây ngứa. Xà mâu khu trú có thể được chữa trị hiệu quả bằng cách liệu pháp đơn giản hoặc bằng những bài thuốc dân gian.
2. Xà mâu toàn thân
Bệnh xà mâu toàn thân thường gặp ở cả chó con và chó trưởng thành. Chó càng lớn càng khó điều trị. Triệu chứng của căn bệnh này là chó bị trụi lông toàn thân, trên da xuất hiện những điểm lở loét, mụn mủ tràn dịch. Bệnh có thể khiến chú chó lờ đờ, chán ăn, sốt do nhiễm trùng huyết. Chữa trị bệnh xà mâu toàn thân cho chó rất phức tạp, lâu dài. Bạn cần phải tiêu diệt được tận gốc cái ghẻ đồng thời phải chú ý tăng sức đề kháng cho chó khỏi sốt, nhiễm khuẩn…
Cách chữa trị chó bị xà mâu
Nếu bạn thấy cún cưng có những dấu hiệu của bệnh xà mâu thì bạn cần phải đưa chúng đến bệnh viện thú y có uy tín gần nhất, nhanh nhất có thể. Các bác sĩ thú y sẽ giúp bạn xác định loại bệnh, mức độ nghiêm trọng của bệnh và đưa ra biện pháp cứu chữa hiệu quả, an toàn nhất cho chú cún của bạn. Trong những trường hợp cún bị bệnh nặng hãy để cún ở lại bệnh viện thú y để chúng nhận được sự theo dõi, chăm sóc đúng cách từ bác sĩ.
1. Với xà mâu khu trú: Dùng dung dịch Advocate nhỏ trên da chó đặc biệt là những vùng bị ghẻ 1 lần/tháng. Kết hợp cùng dầu Dermaleen tắm cho chó 1 tuần/lần. Hoặc sử dụng 0,5 – 5ml Catosal tiêm vào da chó/con/tuần. Nếu bệnh nhẹ, có thể sử dụng nước lá sả đun sôi để nguội tắm rồi sấy khô lông chó vẫn đạt được hiệu quả.
2. Với xà mâu toàn thân: Sử dụng thuốc nhỏ Advocate và dầu tắm Dermaleen như trên. Kết hợp cùng Amoxisol L.A tiêm dưới da chó 2 ngày/lần. Catosal® 10% tiêm 3 ngày liên tục. Đặc biệt có thể sử dụng kem bôi ngoài VETZYME ngăn ngừa mụn mủ, Histamin, corticosteroid điều trị dị ứng. Chú ý bổ sung vitamin, dưỡng chất cho chó để chúng mau lành bệnh.
Phòng bệnh xà mâu cho chó
– Ngăn ngừa cái ghẻ Demodex Canis bằng cách vệ sinh chỗ ở của chó thơm tho, sạch sẽ. Sử dụng các loại thuốc xịt đặc dụng trị ghẻ, chấy, rận (Frontline…) vào những khu vực chó thường nằm nghỉ, chơi đùa. Điều trị dứt điểm các dấu hiệu ghẻ, lở càng sớm càng tốt.
– Giữ vệ sinh cho chó bằng các loại xà phòng, dầu tắm chó mèo (Dermaleen, Bio Shampoo 1…) khoảng 1 tuần/lần. Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm dành cho người lên chó. Vì chúng có thể gây kích ứng cho cún nặng nhẹ tùy mức độ, vừa không có tác dụng thậm chí gây nguy hiểm.
– Tiêm phòng cái ghẻ cho chó, vừa tránh được cả kí sinh ngoài lẫn kí sinh trong. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ của chó. Có thể sử dụng các loại thuốc tiêm thường dùng như: BIVERMECTIN 0,1% 1ml/2,5 – 3kg thể trọng, tiêm 2 tháng/lần.
– Tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vitamin cho chó bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng: SmartHeart Beef, Pedigree Puppy, Bio…
Qua những chia sẻ ở trên, Siêu Pet mong bạn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi gặp những triệu chứng bất thường của bệnh này. Đồng thời có giải pháp chữa trị kịp thời khi chó cưng mắc bệnh hoặc tốt nhất là biết cách phòng bệnh ở chó hiệu quả.
Nguồn: https://sieupet.com/cho-bi-xa-mau.html
Chứng Khó Thở Ở Cún Cưng Và Cách Điều Trị
08-09-2015, 2:10 pm
0
6338
“Dyspnea” là triệu chứng khó thở xảy ra trong quá trình hô hấp ở chó. Chứng khó thở dẫn đến việc cơ thể cún cưng không cung cấp đủ oxi cho các mô tế bào. Hơn nữa, nếu bị suy tim, cơ thể cún thậm chí còn không thể bơm đủ lượng máu cần thiết đến các cơ quan đang hoạt động. Nguyên nhân khiến cún khó thở thường là do phù phổi, hoặc tràn dịch màng phổi.
Triệu chứng
Ho
Thở gấp, khó thở, thở khò khè thành tiếng
Khi thở há miệng, mũi phình to ra, bụng và ngực phập phồng, khuỷu chân dạng ra hai bên hoặc duỗi dài cổ về phía trước
Giảm cân
Mệt mỏi
Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh tim, suy tim
Bệnh về phổi, ung thư phổi chèn vào khí quản
Viêm nhiễm do vi khuẩn, vi rút gây ra
Tắc nghẽn khí quản
Sang chấn tâm lí
Chảy máu phổi hoặc lồng ngực
Tích tụ dịch phổi một cách bất thường do cún mắc bệnh về tim hoặc phổi
Chẩn đoán
Để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị cho chứng khó thở ở cún, bác sĩ có thể thực hiện những bài kiểm tra sau:
Xem xét tiền sử bệnh lí và tiền sử dùng thuốc, kiểm tra cơ thể toàn diện, chú trọng vào kết quả nghe bệnh vùng tim và phổi
Chụp X-quang lồng ngực
Kiểm tra huyết áp
Siêu âm, đo điện tâm đồ
Xét nghiệm máu
Điều trị
Phương án điều trị chứng khó thở ở cún phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán của bác sĩ. Bạn nên để cún ở lại trong bệnh viện cho đến khi chúng có thể thở mà không cần nhờ đến các dụng cụ hỗ trợ cung cấp ôxi. Các hoạt động của cún sẽ bị hạn chế cho đến lúc chứng khó thở hoàn toàn được giải quyết, hoặc có chuyển biến tốt. Nếu cần thiết, bạn có thể giữ cún ở trong lồng để tránh các hoạt động mạnh không phù hợp. Không cho những con vật khác, hoặc trẻ nhỏ đến gần cún lúc này.
Một số giống chó mũi ngắn, như chó bull hay chó săn Boston có nguy cơ cao bị khó thở do chúng có lỗ mũi hẹp hoặc ngạc mềm dài, gây tê liệt thanh quản và chặn ống khí. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể thực hiện tiểu phẫu mở rộng lỗ mũi, hoặc mở khí quản bị chặn cho cún.
Theo nanapet
Đây Là Cách Nhanh Nhất Để Chữa Trị Chó Bị Xà Mâu
Chó bị xà mâu là căn bệnh không phải hiếm gặp và nếu như không được phát hiện, điều trị kịp thời thì sẽ gây nên tử vong.
Xà mâu ở chó là một bệnh viêm da. Bệnh này do ký sinh trùng gây ra. Loài ký sinh trùng này phát triển với tốc độ nhanh chóng.
Nó để lại vô số dấu tích nghiêm trọng cho thú cưng. Đặc biệt, bệnh này thường xảy ra ở các chú chó nhỏ. Do hệ miễn dịch của chó con khá yếu.
Hoặc tiếp xúc với những chú chó khác đang bị mắc bệnh. Chủ yếu là lây bệnh từ chó mẹ có mầm bệnh sang chó con ngay sau khoảng 2 đến 3 ngày chó con bú sữa mẹ.
Bên cạnh đó, bệnh xà mâu còn thường xảy ra ở các chú chó lớn tuổi khi sức đề kháng cơ thể của chúng suy giảm. Vì thế bạn cần nhận biết sớm và có cách chữa trị nhanh chóng, các biểu hiện thường thấy như:
Xà mâu khu trú
Bệnh xà mâu này thường găp ở các chú chó nhỏ. Bệnh gây ra tình trạng rụng lông theo từng vùng nhỏ.
Diện tích tổn thương có giới hạn và không gây ngứa chó cún cưng. Đối với loại xà mâu này có thể được chữa trị thông qua các bài thuốc dân gian.
Xà mâu toàn thân
Tình trạng này thường gặp ở cả chó con và chó trưởng thành. Tuy nhiên đối với chó càng lớn thì càng khó điều trị. Triệu chứng của xà mâu toàn thân gây ra rụng lông trên phạm vi toàn thân.
Trên da chó sẽ xuất hiện những điểm lở loét và tình trạng mụn mủ tràn dịch. Bệnh tình nặng sẽ có thể khiến chó trở nên lờ đờ, bỏ ăn, bị sốt do nhiễm trùng.
Việc chữa trị toàn thân cho chó lúc này phức tạp hơn. Cần có thời gian lâu dài đòi hỏi phải tiêu diệt được cái ghẻ. Vừa phải chú ý tăng sức đề kháng cho chó khỏi sốt, nhiễm khuẩn.
Sau đó đem chó tới các trạm y tế, bệnh viện thú y có uy tín gần nhất để chữa trị kịp thời. Với những trường hợp bệnh biến chứng nghiêm trọng, tránh chữa trị tại nhà.
Long não: 10 viên
Dầu dừa: 1/2 chén.
Dầu hỏa: 1/2 chén.
Bột lưu huỳnh: 1 muỗng cà phê.
Bột Boric: 1 muỗng cà phê.
Khay trộn: 1 chiếc.
Cối nghiền: 1 chiếc.
Bàn chải đánh răng: 1 chiếc.
Xà phòng tắm thú cưng.
Bước 2: Tạo hỗn hợp bao gồm các thành phần trên:
Cho 10 viên long não vào cối và nghiền thành bột mịn.
Cho dầu dừa vào nồi nối sơ từ 1 đến 2 phút để làm đủ ấm dầu dừa, giúp dễ hòa tan các chất khác hơn, không nên đun quá nóng.
Cho bột long não, dầu dừa, dầu hỏa, bột lưu huỳnh và bột Boric vào khay rồi trộn đều hỗn hợp.
Bước 3: Thoa hỗn hợp vừa trộn lên da chó
Lấy hỗn hợp vừa trộn thoa lên da của chó cưng, chà cho thuốc chạm đến chân lông bằng bàn chải đánh răng.
Nhớ rọ mõm để chó không liếm thuốc.
Giữ chó cưng trong khoảng 2 tiếng
Bước 4: Tắm lại cho chó cưng bằng xà phòng.
Lưu ý: Phương pháp này có thể gây kích ứng da hơi nóng, châm chích và rát làm cho chó cưng của bạn bồn chồn, nhưng sẽ hết sau một hoặc hai giờ. Bạn có thể áp dụng cách này từ 2 đến 3 lần/tuần cho đến khi chó của bạn lành bệnh.
Phương pháp này điều trị rất hiệu quả đối với các bệnh viêm da. Hiệu quả có được là do đặc tính làm mát và kháng khuẩn của long não. Long não cũng khả năng tiêu diệt nhiều loại ve khác nhau.
Với xà mâu khu trú: Dùng dung dịch Advocate nhỏ trên da chó đặc biệt là những vùng bị ghẻ 1 lần/tháng. Kết hợp cùng dầu Dermaleen tắm cho chó 1 tuần/lần.
Hoặc sử dụng 0,5 – 5ml Catosal tiêm vào da chó/con/tuần. Nếu bệnh nhẹ, có thể sử dụng nước lá sả đun sôi để nguội tắm rồi sấy khô lông chó vẫn đạt được hiệu quả.
Với xà mâu toàn thân: Sử dụng thuốc nhỏ Advocate và dầu tắm Dermaleen như trên. Kết hợp cùng Amoxisol L.A tiêm dưới da chó 2 ngày/lần.
Catosal® 10% tiêm 3 ngày liên tục. Đặc biệt có thể sử dụng kem bôi ngoài VETZYME ngăn ngừa mụn mủ, Histamin, corticosteroid điều trị dị ứng. Chú ý bổ sung vitamin, dưỡng chất cho chó để chó mau lành bệnh.
Vệ sinh, tiêu độc, khử trùng định kỳ chỗ ở của chó.
Cách ly các vật cưng đang bị nhiễm bệnh với những con chó khác cho đến khi điều trị dứt điểm, tránh tình trạng lây lan.
Không quên tăng cường bổ sung các dưỡng chất thiết yếu. Các vitamin cho chó bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe cho chúng.
Tiêm phòng cái ghẻ cho chó, vừa tránh được cả ký sinh ngoài lẫn ký sinh trong. Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thẩm mỹ cho chú cún cưng. Có thể sử dụng các loại thuốc tiêm thường dùng, tiêm 2 tháng/lần.
Ngăn ngừa cái ghẻ Demodex Canis bằng cách vệ sinh chỗ ở của chó thơm tho, sạch sẽ. Sử dụng các loại thuốc xịt đặc trị ghẻ, chấy, rận, vào những khu vực chó thường nằm nghỉ, chơi đùa. Điều trị dứt điểm các dấu hiệu ghẻ, lở càng sớm càng tốt.
Qua bài viết này Gia Đình Pet hy vọng sẽ giải đáp phần nào những thắc mắc của mọi người về vấn đề chó bị xà mâu.
Mong rằng những phương thức chữa xà mâu cho chó tại nhà này sẽ giúp bạn vừa tiết kiệm tiền, vừa đảm bảo an toàn nhưng lại hiệu quả không ngờ.
Cách Trị Chó Bị Xà Mâu Nặng Theo Chỉ Dẫn Của Các Chuyên Gia
Chó bị xà mâu là bệnh xảy ra phổ biến ở chó do các loại ký sinh trùng gây ra, chỉ thấy được thông qua kính hiển vi, chúng phát triển mạnh mẽ với tốc độ nhanh chóng để lại các bệnh tích nguy hiểm cho thú cưng. Chính vì thế, cần xác định những nguyên nhân, dấu hiệu ngay từ ban đầu để có cách trị chó bị xà mâu kịp thời và hiệu quả nhất.
Nguyên nhân dẫn đến chó bị xà mâu nặng
Để có thể biết cách trị chó bị xà mâu được hiệu quả, người nuôi cần phải xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh này:
Chó tiếp xúc với mầm bệnh qua nguồn thức ăn, đồ đạc, các tác nhân khác từ môi trường bên ngoài.
Tiếp xúc với những loài động vật khác đang bị mắc bệnh.
Lây truyền từ chó mẹ đang bị mắc bệnh, thời gian bị lây nhiễm bệnh chỉ sau 2 – 3 ngày sau khi bú sữa mẹ.
Những chú chó lớn tuổi có sức đề kháng yếu kém cũng rất dễ bị mắc bệnh này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chó bị xà mâu
Những triệu chứng của bệnh xà mâu chó
Chó bị xà mâu có thể chia làm hai loại bệnh với những triệu chứng, mức độ bị bệnh hoàn toàn khác nhau. Gồm bệnh xà mâu khu trú và xà mâu toàn thân. Bạn cần xác định chính xác của từng loại bệnh này để đưa ra những biện pháp điều trị hiệu quả nhất:
1. Bệnh xà mâu khu trú
Biểu hiện: Bệnh này không nghiêm trọng nhiều bằng loại bệnh kia, thường không gây ngứa và làm rụng lông từng vùng nhỏ và dễ chữa trị hơn.
Độ tuổi: Bệnh thường xảy ra ở các loại chó con, hiện tượng rụng lông khoảng dưới 10 vùng và không gây ngứa. Có nhiều cách để chữa trị hiệu quả khi chó bị bệnh này.
2. Bệnh xà mâu toàn thân
Biểu hiện: của bệnh này là cún cưng bị trụi lông từng mảng và gây đau đớn, mụn mủ nhiều ở chó. Thậm chí, bệnh này khiến chó bị nhiễm khuẩn thứ cấp, cơ thể suy kiệt dần và nguy hiểm nhất dẫn đến tử vong.
Độ tuổi: Xà mâu toàn thân thường gặp ở chó con và chó trưởng thành, nếu như đối với những chú chó lớn tuổi rất khó điều trị. Chữa trị bệnh này toàn thân cho chó khá phức tạp và lâu dài. Vì cần tiêu diệt được ghẻ và tăng cường sức đề kháng cho chó để chúng khỏe mạnh hơn, chống trọi lại tốt.
Chó bị xà mâu toàn thân có những biểu hiện bệnh nghiêm trọngCách trị chó bị xà mâu được các chuyên gia chia sẻ
Để trị xà mâu cho chó tốt nhất cần xác định tình trạng và mức độ của bệnh. Nếu không biết chắc chắn bệnh tích đang ở giai đoạn nào, cần đưa đến gặp ngay các cơ sở thú y để thăm khám, tránh chữa trị tại nhà không mang lại hiệu quả và tốn nhiều chi phí.
1. Tình trạng xà mâu nhẹ
Cần sử dụng các loại thuốc phù hợp theo các hướng dẫn của bác sỹ thú y. Sau đó thoa lên các vùng da của cún cưng, cẩn thận và lưu ý trên những khu vực bị ghẻ nặng. Sau đó, nên kết hợp với dầu Dermaleen để tắm hàng tuần cho chó.
Thậm chí, cũng có thể dùng Catosal để tiêm vào da cho chó để đem lại hiệu quả tốt nhất.
2. Tình trạng xà mâu toàn thân
Ngoài việc sử dụng thuốc nhỏ và dầu tắm như trên để tốt cho da của cún cưng. Bên cạnh đó, bạn cần tiêm thuốc chuyên dụng dưới da cho chó mỗi ngày 2 lần để giảm tình trạng bệnh hơn.
Sử dụng kem bôi da ngoài để ngăn ngừa những đốm mụn mủ nhanh chóng.
Nên bổ sung các vitamin và các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho cún cưng giúp chúng mau lành bệnh hơn.
Cần phòng bệnh xà mâu ở chó như thế nào?
Ngoài việc nắm được cách trị chó bị xà mâu, người nuôi cần lưu ý trong việc phòng bệnh cho thú cưng bằng việc áp dụng các biện pháp đơn giản như sau:
– Giữ vệ sinh cho chó hợp lý
Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ và tránh cho chó tiếp xúc với côn trùng, nguồn nước hay môi trường ô nhiễm… gây bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không được dùng các loại xà phòng hay dầu tắm của người, có các động vật các, các loại sản phẩm dễ kích ứng cho chó.
– Vệ sinh, sát trùng chỗ ở cho chó định kỳ
Định kỳ tiến hành vệ sinh, tiêu độc cũng như khử trùng chỗ ở, khu vực nuôi của cún cưng.
– Cách ly các chú chó bị nhiễm bệnh
Tiến hành cách ly ngay những chú chó bị bệnh ra chỗ ở khác để tránh lây bệnh cho cả đàn, sau khi điều trị dứt điểm và khỏe mạnh trở lại mới cho chúng sinh sống như ban đầu.
Cần cách ly các chú chó bị nhiễm bệnh để cả đàn được khỏe mạnh
– Tăng cường dinh dưỡng cho cún cưng
Nên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, các vitamin cho chó từ thức ăn, thuốc ( SmartHeart Beef, Pedigree Puppy, Bio…) để tăng cường sức đề kháng cho chúng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xà Mâu Ở Chó: Khó Trị, Khó Lành, Cần Quan Tâm Đúng Mức trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!