Bạn đang xem bài viết Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Ở Chó được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Viêm khớp nhiễm khuẩn ở chó
Viêm khớp nhiễm khuẩn là một dạng viêm khớp thường thấy sau chấn thương, do vi sinh vật gây ra, sau phẫu thuật, hoặc khi vi sinh vật đi vào khớp qua máu. Nhiễm trùng các cơ quan khác trong cơ thể có thể là nguyên do các vi sinh vật này đi vào dịch khớp.
Viêm khớp nhiễm khuẩn khác với viêm khớp. Viêm khớp đặc trưng bởi viêm một hoặc nhiều khớp xương, trong khi viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh viêm khớp kèm với một bệnh do vi sinh vật (thường là vi khuẩn) gây ra bên trong dịch khớp.
Bệnh này thường xuất hiện ở chó đực từ 4-7 tuổi. Các giống chó dễ mắc bệnh bao gồm chó chăn cừu Đức, chó Dobermans và chó săn Labrador.
Triệu chứng và các dạng bệnh
Đau
Sốt
Hôn mê
Chán ăn
Sưng khớp
Chân bị viêm khớp đi khập khiễng
Cảm thấy nóng khi chạm và khớp bị viêm
Không thể di chuyển khớp bị viêm
Nguyên nhânChó có hệ thống miễn dịch yếu hoặc bất thường hoặc bị đái tháo đường có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm khớp nhiễm khuẩn. Các yếu tố/nguyên nhân cơ bản khác bao gồm:
Nhiễm trùng cơ hội sau chấn thương, vết cắn (ví dụ: đánh nhau với động vật khác), vết thương do súng bắn hoặc phẫu thuật
Nhiễm khuẩn từ một vị trí khác trong cơ thể
Nhiễm nấm
Chẩn đoánChó mắc bệnh này thường được đưa tới bác sĩ thú y khi có triệu chứng đi khập khiễng. Bác sĩ sẽ cần một hồ sơ sức khỏe chi tiết, bao gồm các tai nạn trước đó, đánh nhau với động vật khác hoặc các bệnh khác. Khám sức khỏe chi tiết sẽ giúp bác sĩ xác định được một hay nhiều khớp xương bị ảnh hưởng. Các bệnh khác có thể khiến chó đi khập khiễng cũng sẽ được xem xét.
Các xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn diện, xét nghiệm sinh hóa và phân tích nước tiểu. Kết quả các xét nghiệm này hầu hết bình thường, ngoại trừ xét nghiệm công thức máu toàn diện có thể cho thấy sự hiện diện của nhiễm trùng và viêm trong máu. Chụp X quang khớp bị viêm cũng giúp xem xét những thay đổi ở khớp bị viêm. Ở những chú chó bị viêm mãn tính, sự thay đổi trong cấu trúc khớp thường sẽ rõ ràng, bao gồm xương vỡ, không gian khớp khác lạ và tạo khớp bất thường – tất cả đều có thể thấy ở phim chụp X quang.
Xét nghiệm quan trọng nhất giúp chẩn đoán là phân tích chất lỏng lấy từ dịch khớp. Để lấy được dịch khớp, bác sĩ sẽ gây mê cho chó trước khi thực hiện. Xét nghiệm này sẽ cho thấy sự tăng dịch khớp, thay đổi màu sắc dịch khớp, số lượng tế bào viêm tăng và cả vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ thú y có thể đề nghị nuôi cấy một mẫu dịch khớp để phát triển các vi sinh vật gây bệnh trong phòng thí nghiệm. Việc nuôi cấy này sẽ giúp xác nhận chẩn đoán và tìm được giải pháp điều trị bệnh.
Với những chú chó nghi ngờ mắc bệnh do nhiễm trùng tại bộ phận khác, các mẫu máu và nước tiểu sẽ được đưa vào nuôi cấy. Nếu như có vi khuẩn hiện diện trong máu và nước tiểu, xét nghiệm nuôi cấy sẽ cho phép các vi khuẩn này phát triển, từ đó giúp thiết lập chẩn đoán và xây dựng kế hoạch điều trị.
Kế hoạch điều trị được lập ra càng sớm, cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn càng cao.
Điều trịCác khớp bị viêm có thể cần được thoát bớt dịch và làm sạch để tránh tổn thương thêm tại khớp. Ở những chú chó bị nhiễm trùng khớp mãn tính, có thể cần phẫu thuật để loại bỏ những mảnh vụn xương và làm sạch khớp. Một ống thông sẽ được đặt trong quá trình phẫu thuật để tiếp tục thoát dịch trong vài ngày.
Nội soi khớp – một dạng nội soi bằng cách đưa vào khớp thông qua một vết rạch nhỏ – là một kĩ thuật khác có thể được sử dụng để kiểm tra phần bên trong khớp, và đôi khi cũng được sử dụng để điều trị phần trong khớp. So với phẫu thuật, nội soi khớp là kĩ thuật ít xâm lấn hơn.
Xác định nguồn gốc nhiễm trùng là rất quan trọng, giúp điều trị bệnh thành công và lâu dài. Nếu nhiễm trùng xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt nếu nó là nguyên nhân gây ra bệnh khớp, điều trị khu vực nhiễm trùng đó cũng quan trọng như điều trị khớp bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ có thể lấy mẫu dịch chảy ra từ khớp hàng ngày để xem liệu nhiễm trùng còn hiện diện trong khớp hay không. Một khi dịch ngừng chảy ra từ khớp, ống thông sẽ được lấy ra.
Chăm sócViệc sử dụng biện pháp chườm nóng, lạnh luân phiên trên khớp bị ảnh hưởng sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu và giảm sưng, do đó thúc đẩy chữa bệnh. Bạn có thể chườm cho chó tại nhà. Bác sĩ sẽ tư vấn nên cho chó hạn chế cử động cho tới khi chữa khỏi bệnh. Nếu như cảm thấy khó trong việc giữ chó quanh một chỗ, bạn có thể để chó trong chuồng một thời gian. Các chuyến đi dạo để đi vệ sinh chỉ nên đi trong thời gian ngắn và ở những chỗ giúp chó đi dễ dàng hơn.
Nếu cần, bác sĩ sẽ cho bạn biết cách chăm sóc đúng với ống thông được đặt trong khớp của chó. Mặc dù rất nhiều chú chó đáp ứng tốt với điều trị kháng sinh, ở một số chú chó nhiễm trùng lâu khỏi, có thể cần điều trị kháng sinh lâu hơn. Chó thường đáp ứng điều trị kháng sinh trong vòng từ 24-48 giờ, nhưng với một số chú chó, có thể cần 4-8 tuần hoặc thậm chí dài hơn.
Kể cả khi các triệu chứng giảm xuống một cách nhanh chóng, vẫn cần uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ để tránh bị nhiễm trùng lại.
Nhiễm Khuẩn Da (Viêm Mủ Da) Ở Chó
Viêm mủ da ở chó
Khi da của chó bị cắt hoặc bị thương, nó sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Viêm mủ da là tình trạng nhiễm khuẩn da rất phổ biến ở chó. Các tổn thương và mụn mủ (sưng đầy mủ viêm) trên da, và trong một số trường hợp, rụng tóc một phần, thường là các dấu hiệu của nhiễm trùng. Bệnh thường được điều trị ngoại trú và có tiên lượng tốt.
Các triệu chứng và phân loại
Ngứa
Mụn có mủ
Da bong vảy
Tổn thương nhỏ, nhô lên
Mất lông (rụng lông)
Dịch tiết khô lại ở khu vực bị nhiễm trùng
Nhiễm trùng có thể xảy ra trên các lớp da ngoài của con chó, hoặc nếu có một vết rách sâu, ở các nếp gấp bên trong của da. Tình trạng nhiễm trùng thứ hai được gọi là viêm mủ da sâu.
Nguyên nhânMặc dù tình trạng nhiễm khuẩn này có thể xảy ra ở bất kỳ giống nào, nhưng có một vài loại dễ mắc phải viêm mủ da, bao gồm:
Chó Becgie Đức có lông ngắn
Các giống có nếp gấp da
Các giống có vết chai do bị áp lực
Chó có Staphlococcus intermedius
Chó có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn khi bị nhiễm nấm hoặc bệnh nội tiết như cường giáp, hoặc dị ứng với bọ chét, thành phần thực phẩm hoặc ký sinh trùng như Demodex.
Chẩn đoánTrong hầu hết các trường hợp, tình trạng bệnh sẽ được kiểm tra từ bên ngoài và được điều trị phù hợp. Trong trường hợp viêm mủ da có dấu hiệu sâu hơn ở da của chó, cạo da, sinh thiết da và kiểm tra tế bào vi khuẩn (kính phết) có thể được thực hiện để xem đây có phải là tình trạng bệnh lý nền nghiêm trọng hơn hay không.
Điều trị
Nhiễm trùng thường đáp ứng tốt với phương pháp điều trị y tế. Nhiễm trùng thường được điều trị ngoại trú và sẽ bao gồm thuốc dùng bên ngoài (tại chỗ), cũng như thuốc kháng sinh.
Chế độ điều trị sử dụng kháng sinh thường được chỉ định trong vòng hơn một tháng để đảm bảo rằng nhiễm trùng được loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ thống cơ thể chó, điều này cũng làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh.
Chăm sócCó thể có biến chứng vi khuẩn lan vào máu, vì vậy điều quan trọng là quan sát thời gian hồi phục của chó và thông báo cho bác sĩ thú y trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng khác hoặc tình trạng trở nên xấu đi.
Phòng ngừaThường xuyên làm sạch các vết thương của động vật bằng benzoyl peroxide hoặc các loại sữa tắm y khoa trước hết có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng, và sau đó sẽ giúp ngăn ngừa tái phát bệnh.
Viêm Đa Khớp Ở Chó
Viêm đa khớp không bào mòn do trung gian miễn dịch ở chó
Viêm đa khớp không bào mòn do trung gian miễn dịch là một bệnh viêm do trung gian miễn dịch của các khớp nối (khớp di chuyển: vai, đầu gối,…) thường xuất hiện ở nhiều khớp mà sụn khớp không bị xói mòn. Phản ứng quá mẫn cảm loại III khiến kháng thể gắn kết với một kháng nguyên (trong trường hợp này là mô khớp) gây ra chứng bệnh này.
Những phức hợp kháng thể – kháng nguyên này được gọi là phức hợp miễn dịch, lắng đọng trong màng hoạt dịch (nơi giữ chất lỏng bôi trơn khớp). Tại đây, các phức hợp miễn dịch tạo nên phản ứng miễn dịch bất thường đối với sụn khớp. Điều này có nghĩa là cơ thể đang tự chiến đấu với chính nó. Phản ứng này dẫn đến một phản ứng viêm, và bổ sung các protein kích hoạt bởi các mô xung quanh sụn, để đáp ứng với khả năng miễn dịch của các tế nào, dẫn đến dấu hiệu lâm sàng của viêm khớp.
Triệu chứng
Cứng chân
Đi khập khiễng
Giảm phạm vi hoạt động
Nứt khớp
Sưng và đau ở một hoặc nhiều khớp
Khớp không ổn định, trật khớp một phần và toàn phần
Các triệu chứng thường xuất hiện rồi lại biến mất
Các dạng bệnh
Lupus ban đỏ hệ thống: một bệnh không nhiễm trùng trong đó hạt nhân từ các tế bào khác nhau trở thành kháng nguyên; tự kháng thể (kháng thể kháng nhân) được hình thành để tấn công các khớp của cơ thể
Viêm đa khớp không rõ nguyên nhân
Hội chứng viêm đa khớp – viêm đa cơ: sự kết hợp của viêm đa khớp và các cơ bị yếu, đau và sưng
Hội chứng viêm đa cơ: các khớp ở cổ và chân bị yếu, sung và đau
Hội chứng viêm đa khớp- viêm màng não: kết hợp viêm đa khớp và viêm não, sốt, đau và cứng cơ
Viêm khớp gối: viêm đa khớp với các nốt sưng nhỏ ở khớp
Bệnh thoái hóa tinh bột ở thận ở giống chó shar-pei Trung Quốc: bệnh di truyền dễ mắc gây ra do sự lắng đọng protein, chất xơ trong thận hoặc vùng xung quanh.
Viêm đa khớp vị ở chó con giống Akita
Viêm màng hoạt dịch do bạch cầu lympho-plasmacytic: sưng màng hoạt dịch của khớp (nơi tạo ra dịch khớp) do sự tấn công kháng nguyên trên các mô
Nguyên nhânBệnh tự phát
Do cơ chế miễn dịch: phản ứng miễn dịch bất thường với hệ thống
Có thể là bệnh thứ cấp sau các phản ứng quá mẫn cảm với sulfas, cephalosporin, lincomycin, erythromycin và penicillin, do sự tồn động các phức hợp kháng thể thuốc trong mạch máu của màng hoạt dịch khớp
Các bệnh mãn tính:
Kích thích kháng nguyên kèm với viêm màng não (sưng não)
Bệnh đường tiêu hóa
Viêm nha chu: nhiễm trùng các mô hỗ trợ răng
Khối u: sự phát triển không kiểm soát được của mô
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm nội mạc tim do vi khuẩn: nhiễm khuẩn mạch tim
Bệnh giun sán
Viêm tử cung tích mủ: nhiễm trùng và tích tụ mủ trong tử cung
Viêm tai giữa mãn tính (nhiễm trùng tai giữa) hoặc nhiễm nấm ngoài
Nhiễm khuẩn Actinomyces hoặc Salmonella mãn tính: nhiễm khuẩn kèm với sốt, áp xe
Chẩn đoánBạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ thú y hồ sơ sức khỏe toàn diện của chó, những trường hợp có thể dẫn đến triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chó, đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu đau, giảm phạm vi hoạt động và đi khập khiễng. Một cuộc xét nghiệm máu hoàn chỉnh sẽ được tiến hành, bao gồm một phân tích thành phần hóa học máu, công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu và một bảng điện phân. Ở những chú chó bị nghi ngờ có bệnh lupus ban đỏ, xét nghiệm lupus ban đỏ hoặc xét nghiệm kháng thể kháng nhân có thể được thực hiện. Dịch khớp sẽ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm, được đưa ra để nuôi cấy và kiểm tra độ nhạy với vi khuẩn. Sinh thiết (mẫu mô) của mô hoạt dịch cũng sẽ giúp chẩn đoán tốt hơn.
Hình ảnh chụp X quang cũng có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Nếu có tình trạng viêm đa khớp do trung gian miễn dịch thì bệnh sẽ xuất hiện trên hình chụp X quang.
Điều trịVật lý trị liệu, bao gồm các bài tập chuyển động, massage và bơi lội có thể giúp điều trị các bệnh nặng. Đối với chó gặp khó khăn khi đi bộ, băng và / hoặc nẹp xung quanh khớp để ngăn tình trạng khớp xấu đi. Nếu chó bị thừa cân, giảm cân cũng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp. Nếu chó đang dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ phản ứng với thuốc kháng sinh.
Phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng chỉ được khuyến cáo nếu chó bị một nhiễm trùng đồng thời khi được chẩn đoán viêm đa khớp.
Chăm sócBác sĩ thú y sẽ lên lịch khám thường xuyên với chó của bạn, nhưng nếu tình trạng của chó xấu đi, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức. Bệnh thường thuyên giảm sau 2-16 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát lên tới 30-50% khi ngừng điều trị.
Bệnh Viêm Khớp Ở Chó &Amp; Mèo
Tìm hiểu về bệnh viêm khớp
Viêm khớp (viêm xương khớp/ bệnh thoái hóa khớp) là một dạng rối loạn tại khớp xương, đặc trưng của bệnh là gây ra tình trạng đau và hiện tượng viêm ở các khớp xương (viêm một hay nhiều khớp xương). Bệnh rất phổ biến ở chó, mèo có độ tuổi trung niên/ già và có xu hướng ảnh hưởng lớn đến khớp ở các chi.
Cơ chế gây nên hiện tượng viêm khớp:
Viêm khớp xảy ra khi sụn trong khớp bị tổn hại. Bình thường ở bề mặt của xương có chứa một lớp sụn có tác dụng như là một bộ đệm giữa các xương và tạo thành các khớp.Viêm khớp xảy ra khi sụn trong khớp bị tổn hại. Bình thường ở bề mặt của xương có chứa một lớp sụn có tác dụng như là một bộ đệm
Nguyên nhân của bệnh:
– Khớp thoái hóa tự nhiên do quá trình lão hóa ở chó/ mèo làm sụn bị thoái hóa và trở nên kém linh hoạt hơn.
– Bệnh phát triển do chấn thương (gãy xương/ dây chằng/ gân/ cơ), trật khớp hoặc nhiễm trùng ở khớp.
Đặc điểm của bệnh:
– Bệnh phổ biến ở chó/ mèo có độ tuổi từ trung niên trở lên.
– Chó/ mèo bị béo phì có nguy cơ cao hơn.
– Chó/ mèo đã từng bị thương ở khớp trong quá khứ cũng có nhiều nguy cơ bệnh tái phát trở lại.
– Một số trường hợp bất thường do bẩm sinh cũng có nhiều khả năng dễ bị ảnh hưởng của bệnh viêm khớp. Loạn sản xương hông là một ví dụ điển hình.
– Riêng ở chó, giống chó ngao Mastiff Tây Tạng và giống Great Danes có nguy cơ cao với bệnh.
Triệu chứng
– Đi bộ một cách cứng nhắc/ khập khiễng (đi khập khiễng một/ nhiều chân tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh).
– Cơ cứng, khớp sưng và đau, thú nuôi cảm thấy khó khăn khi ngồi hoặc đứng.
– Thờ ơ, què quặt và trở nên bớt linh hoạt hơn.
– Chó cảm thấy khó khăn trong việc nhảy, chạy hoặc leo cầu thang; còn mèo thì không còn thiết tha với việc nhảy lên bàn/ các khu vực cao khác như trước nữa.
– Chó/ mèo trở nên ít hoạt động hơn và dành nhiều thời gian để ngủ/ nghỉ ngơi hơn.
– Thói quen thích chui vào hộp ở những chú mèo không còn nữa (do việc leo trèo/ chui vào hộp có thể gây đau). Một số trường hợp mèo bị viêm sẽ ngừng chải chuốt bản thân, dẫn đến nhếch nhác.
– Thú cưng cảm thấy khó chịu và trở nên cáu kỉnh, chúng có thể chụp và cắn ta khi tiếp cận/ xử lý/ đụng phải và làm đau chỗ đau của chúng. Một số trường hợp thú có thể trở nên lo lắng và bồn chồn.
– Xuất hiện hiện tượng teo cơ: Vật nuôi bị viêm khớp thường bị teo cơ/ các mô cơ bị chết do không hoạt động/ sử dụng các cơ bắp. Chó/ mèo cơ bị teo cơ chân nhìn sẽ nhỏ hơn so với bình thường.
– Liếm, nhai/ cắn: Vật nuôi bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp sẽ bắt đầu liếm, nhai hoặc cắn vào các vùng cơ thể bị đau do viêm khớp. Thậm chí có thể gây nên viêm da và rụng lông trên khu vực bị ảnh hưởng.
– Cơn đau do viêm khớp có thể gây ra sự chán ăn cho một số thú nuôi bị bệnh. Điều này sẽ có thể dẫn đến giảm cân.
Chẩn đoán bệnh
Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp tương đối đơn giản và hiệu quả, một số phương pháp thường được sử dụng, đó là:
Tiến hành khám lâm sàng.
Chụp X quang.
Kết hợp kiểm tra bệnh sử của con chó/ mèo cho chấn thương trước đó và xem xét các điều kiện về di truyền.
Điều trị bệnh
Việc điều trị bệnh viêm khớp là không hề đơn giản và rất khó để có thể điều trị dứt điểm được bệnh, do đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là cực kì quan trọng. Mục đích chính của các phương pháp điều trị là để giảm thiểu các cơn đau cho những con chó/ mèo của bạn và giữ cho chúng được khỏe mạnh.
Một số phương pháp có thể áp dụng để điều trị bệnh là:
– Sử dụng thuốc thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sỹ thú y: Có thể sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm (sử dụng thuốc steroid chống viêm (NSAID) – đây là loại thuốc thường được sử dụng để điều trị viêm khớp). Ngoài ra còn có thể sử dụng thuốc hoặc thực phẩm có chứa glucosamine/ chondroitin sulfate/ axit béo Omega để giúp làm giảm các triệu chứng của viêm khớp ở thú nuôi. Đối với mèo thì sử dụng thuốc Thuốc Anti-inflammatory/pain.
– Chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất (bổ sung dinh dưỡng giúp bổ sung sụn cho khớp).
– Nếu trường hợp chó/ mèo bị béo phì mà bị viêm khớp thì cần phải được giảm cân thích hợp cho chúng.
Lưu ý :
– Không cho chó/ mèo bị bệnh sử dụng thuốc của con người mà không có sự chỉ định của bác sĩ thú y (một số thuốc có thể gây ngộ độc cho chó/ mèo).
– Nên cho thú nuôi bị viêm khớp tập thể dục hằng ngày với cường độ thấp (đi bộ, bơi lội…)
– Tạo môi trường/ điều kiện sống thoải mái cho thú cưng bị bệnh:
+ Cung cấp chỗ ngủ/ tấm chăn ấm cúng, mềm mại và dễ chịu.
+ Có các buổi chơi ngắn nhẹ nhàng.
+ Cung cấp cho chúng một số buổi mát-xa nhẹ nhàng và vật lý trị liệu .
+ Đặt thức ăn và bát nước trên bàn/ nơi thấp tránh làm cho thú cưng bị căng thẳng cột sống.
Phòng tránh bệnh viêm khớp cho chó/ mèo
– Chế độ ăn uống hợp lý, giàu chất dinh dưỡng nhằm cung cấp đủ chất cho sự phát triển của sụn và hạn chế tình trạng béo phì.
– Duy trì một chương trình luyện tập thể dục thích hợp.
– Thường xuyên tới các trung tâm chăm sóc sức khoẻ/ thú y, ít nhất là một năm một lần để kiểm tra sức khoẻ cho chó/ mèo (thường xuyên kiểm tra biểu đồ suy giảm xương cho thú nuôi).
– Trong trường hợp thú bị chấn thương (xương/ khớp/ gân…) do va chạm cần đưa thú đến nơi điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh léo dài.
Bệnh Viêm Gan Truyền Nhiễm Trên Chó
● Hepatitis infectius canine Là bệnh truyền nhiễm cấp tính, đặc trưng bằng sự sốt cao, viêm cata niêm mạc đường hô hấp và đường ruột, tổn thương thận và hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có khắp nơi trên thế giới. Ở nước ta chưa có những công bố chính thức.
1. Căn bệnh
Virus chứa AND. Họ Adenoviridae. Giống Mastadenovirus. Virus hướng thần kinh và gan. Virus bền vững với những tác nhân vật lý khác nhau, khi đông lạnh, lúc sấy khô và ở trong dung dịch glycerin 50%. Ở nhiệt độ phòng virus sống tới 1 năm. Trong tự nhiên nó được bảo tồn trên 2 năm. Ở 40 C virus bảo tồn hoạt tính hơn 9 tháng. Ở 500 C “ 150 phút. Ơ 1000 C “ 1 phút. Virus bền vững với ether, chloroform, methanol. Virus không bền vững với: formalin, phenol, vôi mới tôi. Những chất trên diệt nó trong vòng 30 phút.
2. Dịch tễ
- Loài vật mắc bệnh: trong tự nhiên chó mọi lứa tuổi, tất cả các giống đều có thể mắc bệnh, nhưng chó non 1,5 – 6 tháng tuổi thường cảm nhiễm hơn cả. Chó già trên 3 năm ít mắc mắc bệnh. Cáo, chó sói, chó núi cũng mắc bệnh. Một vài giống khỉ, chuột và người có thể mang virus (thể ẩn).
– Nguồn virus chính: những con con chó dương bệnh và mang virus. Từ những con chó đó virus được bài tiết ra ngoài qua: phân, nước tiểu, dịch mũi, chất tiết của kết mạc.
– Nét đặc biệt dịch tễ học của Viêm gan virus ở chó là sự mang virus tiếp tục, lâu dài ở động vật khỏi bệnh tới nhiều năm sau.
- Nguồn dự trữ tự nhiên: thú hoang, chó lang thang.
– Virus xâm nhập chủ yếu là đường tiêu hóa, lây lan trực tiếp từ những chó nhốt chung hoặc gián tiếp qua thức ăn, nước uống bị nhiễm, qua dụng cụ chăm sóc, cầm cột…
– Phát tán bệnh khi tiêm phòng đại trà không quán triệt các nguyên tắc vô trùng, khử trùng.
– Có những dẫn liệu về những con chó cái mang bệnh nhiều năm, lây sang những con của nó; và lây sang cả những con chó đực tiếp xúc với chúng, nhất là khi giao phối.
– Sự quá lạnh, quá nóng, cho ăn uống không đầy đủ, nhiễm trùng, bệnh giun sán và những tác động không thuận lợi khác hoạt hóa tiến triển tiềm tang của Viêm gan truyền nhiễm, dẫn đến sự xuất hiện những triệu chứng lâm sàng của bệnh.
- Tỉ lệ chết: 20%. – Viêm gan truyền nhiễm thường ghép với các bệnh khác: Carre, Salmolenosis, Colibacterios… dẫn đến sự chết nhanh của động vật và gây khó khăn cho việc chẩn đoán.
– Kháng thể chống virus xuất hiện vào ngày thứ 15 – 21 sau khi mắc bệnh; đạt tối đa vào ngày thứ 30, kéo dài suốt đời.
3. Sinh bệnh học
Virus CAV-1 qua đường miệng, tiêu hóa xâm nhập mô bào hầu hết các cơ quan cơ thể của chó, dù chưa phát bệnh (ủ bệnh) nhưng thời gian nhiễm CAV-1 này đã có thể lây truyền sang chó khác qua các chất bài tiết : phân, nước tiểu và rớt dãi…Những con chó may mắn khỏi bệnh vẫn mang virus tới 9 tháng sau.
4. Triệu chứng:
– Thời gian nung bệnh tự nhiên 3-9 ngày, gây bệnh thực nghiệm 2-6 ngày 20 * Thể cấp tính
– Sau thời gian nung bệnh xuất hiện các triệu chứng: ức chế, uể oải, ủ rũ, không ăn, khát nước, thường nôn ra các hỗn hợp dịch mật màu vàng.
– Viêm hạch amidan.
– Viêm giác mạc: lúc đầu nước mắt loãng sau có dử; mắt có màng, đục như cùi nhãn ở 1 mắt hay cả hai mắt (đây là một trong những triệu chứng điển hình để chẩn đoán).
– Con vật ít hoạt động, đi lại chệnh choạng, không vững, nằm nhiều.
- Sốt: lúc sốt lúc không. Khi sốt quan sát được sự rối loạn của hoạt động tim mạch. Nhịp tim 90-110 lần/phút hoặc cao hơn nữa.
– Biểu hiện tiêu chảy: phân nửa rắn nửa nát → nát có vệt máu tươi.
– Niêm mạc màu vàng đặc biệt là niêm mạc mắt, lưỡi.
- Đau vùng gan, co người lại rên rỉ.
- Có biểu hiện co giật hoặc liệt chân sau.
- Xét nghiệm máu: lúc đầu bạch cầu giảm (2-3 nghìn/ 1mm3 ), về sau tăng (30-35 nghìn/ 1mm3 ).
* Thể mạn tính Triệu chứng, bệnh tích xảy ra đột ngột, không xác định.
– Sốt nhẹ, kéo dài, không dứt cơn.
– Con vật ngày càng gầy còm, ốm yếu, thiếu máu.
– Niêm mạc nhợt nhạt.
– Mô liên kết dưới da bị phù nề.
– Viêm giác mạc lâu không khỏi.
- Viêm dạ dày, ruột.
- Phân lúc nát có vệt máu.
– Chó cái chửa thường hay sảy thai, đẻ non hoặc con chết ngay sau khi đẻ
* Thể tiềm tàng (ẩn) Chó ốm bài tiết virus nhưng không có triệu chứng của bệnh, có thể bùng phát khi gặp những điều kiện không thuận lợi làm giảm sức đề kháng của con bệnh.
5. Bệnh tích
- Mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh.
– Kết mạc xung huyết màu vàng
– Niêm mạc nhợt nhạt, có điểm lấm tấm xuất huyết.
– Hạch amidan viêm, phù
– Bệnh tích đặc trưng ở gan: sưng to, màu nâu hay đỏ sấm, trên bề mặt phủ lớp fibrin mỏng, thành túi mật bị phù, tích dịch ở xoang bụng, dịch trong suốt hay màu vàng lẫn máu.
- Lách sưng to
– Dạ dày chỉ có chất nhày, màu nâu đậm (màu của máu lâu ngày). Niêm mạc dạ dày xuất huyết, có những lớp nhầy dày đặc
- Thận sưng to, màng thận dễ bóc. Nhu mô thận xuất huyết điểm hoặc xuất huyết vạch.
6. Chẩn đoán: Phân tích số liệu về dịch tễ học, triệu chứng lâm sàng, biến đổi bệnh lý.
7. Điều trị:
– Không cho ăn thức ăn chứa mỡ.
– Dùng vitamin nhóm B, đặc biệt B12 làm giảm sự thấm nhiễm mỡ, tăng hoạt động của chức năng gan.
- Vitamin C: trộn vào thức ăn 10 – 15 ngày, tạo điều kiện cho quá trình tổng hợp glycogen ở gan, tăng cao chức năng giải độc của gan, đặc biệt là tăng sự tái sinh của tế bào gan.
– Bù nước, cân bằng điện giải: truyền dung dịch đường glucose, Ringer lactate…
– Dùng kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát.
Cách Điều Trị Chó Bị Viêm Da Demodex Và Phòng Chống Tái Nhiễm
Chó bị viêm da demodex là căn bệnh thường gặp khi cún không được vệ sinh hàng ngày. Viêm da demodex thường diễn biến phức tạp và gây hại tới thể trạng của chó.
Những chú chó khi nhiễm viêm da demodex thường có các triệu chứng đặc trưng như mẩn đỏ trên da, rụng lông, lở loét, có mủ… Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những hậu quả xấu tới sức khỏe.
Nguyên nhân khiến chó bị viêm da demodexTất cả các trường hợp viêm da demodex ở chó được ghi nhận đều có nguyên nhân xuất phát từ các loại ký sinh trùng trên da như ve, bọ chét, rận… Để điều trị viêm da demodex bạn phải diệt bỏ tận gốc những sinh vật ký sinh này.
Điều quan trọng nhất khi chữa chó bị viêm da demodex chính là sự kiên trì và bám sát lộ trình được đưa ra. Bạn cần đảm bảo các yếu tố:
Chế độ ăn: Khi mắc bệnh demodex, cún sẽ thiếu rất nhiều chất dinh dưỡng bởi đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến sức đề kháng của cún suy giảm. Khi sức đề kháng không tốt cùng môi trường không vệ sinh sẽ dẫn tới bệnh viêm da demodex. Vì vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng cần bổ sung thật nhiều thức ăn giàu vitamin để tăng cường sức khỏe trong quá trình điều trị. Thành công của quá trình điều trị có đóng góp tới 40 % vào việc bổ sung dinh dưỡng hàng ngày.
Việc tắm rửa và chà xát lên những vết thương lở loét, những vết thương có mủ bằng xà phòng hay các loại lá cây còn khiến tình trạng bệnh của cún tồi tệ hơn rất nhiều. Trong thời gian điều trị bệnh, không nên có bất kỳ kích ứng nào trên da cún.
Tắm càng nhiều không có nghĩa những chú chó bị viêm da demodex sẽ khỏi bệnh. Ngược lại, việc tắm nhiều sẽ gây ra tổn thương các mô vốn đã bị vi khuẩn tấn công. Lịch tắm cho cún tốt nhất chính là 7-8 ngày/lần. Thời gian này đủ để các mô bị tổn thương trên da hình thành các mô cứng hơn và dần hồi phục.
Sử dụng thuốc sát trùng để điều trị cho chó bị viêm da demodex: Chú ý việc sử dụng thuốc sát trùng quá nhiều có thể khiến da bị kích ứng mạnh đồng thời nhiều con chó còn có biểu hiện ngộ độc thuốc sát trùng. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng đèn hồng ngoại kết hợp phơi nắng, sát trùng da định kỳ trên khu vực bị viêm sẽ giúp tình trạng cún trở nên tốt hơn.
Sau điều trị, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như:
Avocate (1-3 tháng/ lần) chú ý sử dụng đúng liều lượng và tránh để dây vào khu vực mắt và mồm. ( tốt nhất là đeo vòng chống liếm)
Megaderm: Có tác dụng dưỡng lông khỏe mạnh hơn.
Duy trì các biện pháp vệ sinh như được hướng dẫn ở trên cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt đúng cách, tẩy giun sán cho chó theo định kỳ và sự chỉ dẫn của bác sỹ.
Kiêng các loại đồ biển bởi chúng có thể gây kích ứng da.
Có nhiều nghiên cứu cho rằng chó bị viêm da demodex sẽ lây truyền qua mang thai, huyết thống. Vì vậy bạn cần cân nhắc khi cho chó phối và sinh sản sau khi khỏi bệnh.
Ngoài ra việc giữ gìn vệ sinh môi trường nuôi dưỡng nuôi dưỡng cũng rất quan trọng.
#blogyeuchomeo.com
Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Khớp Nhiễm Khuẩn Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!