Xu Hướng 9/2023 # Viêm Khoang Bụng Ở Chó # Top 17 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Viêm Khoang Bụng Ở Chó # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Viêm Khoang Bụng Ở Chó được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Viêm phúc mạc ở chó

Khoang bụng được lót bằng một màng mỏng, ướt, được gọi là phúc mạc. Khi khoang bụng của chó, còn được gọi là khoang phúc mạc, bị tổn thương, màng bụng sẽ bị viêm.

Mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm phụ thuộc vào loại tổn thương mà khoang phúc mạc mắc phải. Viêm phúc mạc thường là một tình trạng đau đớn, và chó sẽ phản ứng khi nó bị chạm vào bụng.

Viêm phúc mạc có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh đối với chó, vui lòng truy cập trang này.

Triệu chứng và phân loại

Sốt

Nôn mửa

Đau bụng

Động vật luôn ở một tư thế “cầu nguyện” để làm giảm cơn đau

Huyết áp thấp và các dấu hiệu của sốc

Nhịp tim tăng nhanh

Có thể có nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim)

Nguyên nhân

Viêm phúc mạc

Do sự lây lan của một tác nhân gây bệnh qua máu

Viêm phúc mạc thứ phát (do chấn thương ở nơi khác trong cơ thể)

Hình thức bệnh phổ biến

Do tổn thương ở khoang bụng hoặc các cơ quan rỗng

Nhiễm khuẩn hoặc hóa chất:

Mở các vết mổ

Các vết thương xuyên bụng

Chấn thương bụng kín

Viêm tụy nặng

Bụng có nhiều mủ

Áp-xe gan (sưng viêm có mủ)

U nang tuyến tiền liệt – ở nam giới, sưng viêm có mủ từ tuyến tiền liệt

Vỡ túi mật, bàng quang tiết niệu, hoặc ống mật

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho chó, bao gồm xét nghiệm hóa học máu, công thức máu, phân tích nước tiểu và xét nghiệm chất điện giải . Bạn sẽ cần phải cung cấp đầy đủ bệnh sử của chó, bao gồm sự khởi phát của các triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này. Tiền sử bệnh và triệu chứng bạn cung cấp có thể giúp bác sĩ thú y xác định xem các cơ quan khác có phải là nguyên nhân gây bệnh hoặc đang bị ảnh hưởng hay không.

Chụp X quang và siêu âm hình ảnh là rất quan trọng để có thể quan sát sự xuất hiện dịch tự do trong bụng, khí tự do trong bụng, và áp-xe, nếu có. Nên tiến hành lấy mẫu dịch sử dụng thủ thuật chọc bụng và lưu trữ mẫu dịch trong một ống thu máu chân không (ống nghiệm EDTA) để phân tích trong phòng thí nghiệm. Nếu chất dịch không thể phục hồi được trong khi thực hiện thủ thuật chọc bụng, có thể tiến hành chọc rửa xoang phúc mạc chẩn đoán (rửa dạ dày).

Điều trị

Những con chó bị viêm phúc mạc nên được nằm trong khoa hồi sức tích cực để sử dụng liệu pháp truyền dịch và chất điện giải. Chế độ ăn của thú cưng sẽ cần được đổi thành chế độ ăn ít natri nếu phát hiện thấy bệnh tim nền. Nếu chó cần được hỗ trợ dinh dưỡng, có thể đặt trực tiếp ống cho ăn vào đường tiêu hóa, hoặc cho ăn bằng cách tiêm (ngoài đường tiêu hóa). Khi tình trạng của chó đã ổn định, bác sĩ thú y sẽ bắt đầu kê đơn và cho dùng thuốc.

Nếu chó bị viêm phúc mạc do vi khuẩn hoặc hóa chất, phẫu thuật sẽ được yêu cầu để giải quyết tình trạng này. Đây là những tình trạng nặng và nhiều loài động vật có thể chết mặc dù đã được điều trị phẫu thuật. Trong thời gian chó nằm trong khoa hồi sức tích cực, các xét nghiệm máu sẽ được lặp lại sau mỗi một đến hai ngày, hoặc khi bác sĩ thấy cần thiết.

Chăm sóc

Nếu chó cần phải phẫu thuật, hoặc nếu nó cần thời gian để hồi phục sau một chấn thương bụng, hãy cho nó một không gian yên tĩnh và an toàn để phục hồi, tránh xa những trẻ em đang hoạt động và các vật nuôi khác. Trong thời gian phục hồi, chó sẽ cần phải được cung cấp một chế độ ăn uống không gây căng thẳng cho bụng.

Hãy hỏi bác sĩ thú y để được tư vấn về những thay đổi trong chế độ ăn uống cho chó, và liệu những thay đổi này cần phải thực hiện trong một thời gian ngắn hay suốt cả đời.

Viêm Giác Mạc (Viêm Không Loét) Ở Chó

Viêm giác mạc không loét ở chó

Viêm giác mạc không loét ở chó là tình trạng vết viêm ở giác mạc không giữ được chất fluorescein – một loại thuốc nhuộm nhằm xác định các vết loét giác mạc. Viêm giác mạc là thuật ngữ y học dùng để chỉ các viêm loét của giác mạc – lớp ngoài cùng của mắt. Nếu lớp trên cùng của giác mạc bị hoại tử (do loét), thuốc nhuộm sẽ thâm nhập lớp sâu hơn của giác mạc và tạo ra một vệt phản quang tạm thời dưới ánh sáng cực tím. Đối với viêm giác mạc không loét, lớp trên cùng của giác mạc không bị hoại tử, do đó thuốc nhuộm không thấm vào lớp sâu bên trong của giác mạc.

Đối với bệnh viêm mãn tính bề mặt giác mạc (viêm giác mạc), còn được gọi là pannus (viêm mô hạt), chó chăn cừu Đức và chó Belgian Tervuren có khả năng mắc bệnh theo đường di truyền.

Viêm mãn tính bề mặt giác mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ cao trong độ tuổi từ bốn đến bảy năm tuổi. Bệnh viêm giác mạc không loét tiến triển theo nhiều dạng khác nhau. Chứng viêm đặc trưng bởi sự hiện diện của sắc tố lắng đọng trong giác mạc thường gặp ở các giống chó mũi ngắn, đầu ngắn (brachycephalic) tại mọi độ tuổi. Trong những trường hợp này, do mí mắt không đóng hoàn toàn, mắt tiếp xúc với các chất kích thích trong không khí, thiếu hụt màng nước mắt mà gây ra chứng viêm giác mạc. Nguyên nhân khác có thể bao gồm nếp gấp da xung quanh mũi, hoặc lông mi bất thường chuyển hướng vào trong giác mạc (entropion). Nguyên nhân này đã được xác định rõ ở các giống chó Pugs, Lhasa apsos, shih tzus và Pekingese.

Chứng viêm ở khu vực kết nối giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt) và màng cứng của mắt (tròng trắng), đặc trưng bởi sự hiện diện của các nốt sần, có thể xảy ra ở bất kỳ giống chó nào, nhưng khả năng xuất hiện nhiều nhất ở các giống spaniels cocker, greyhounds, collies và Shetland sheepdogs. Dạng viêm này này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đôi khi thay đổi theo giống. Đối với giống collies, tuổi trung bình mắc bệnh là từ ba đến bốn năm tuỗi.

Chứng khô mắt thường xuất hiện ở các giống mũi ngắn, đầu ngắn (brachycephalic), đáng chú ý là spaniels, bulldog Anh, Lhasa apsos, shih tzus, pugs, chó săn trắng Tây Nguyên, Bắc Kinh, và Cavalier King Charles spaniels. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ trung niên đến già.

Triệu chứng và loại bệnh

Viêm mãn tính bề mặt giác mạc

Thường xuất hiện ở cả hai mắt, tổn thương màu trắng hồng đối xứng với sắc tố biến đổi

Thường thấy ở phần ngoài/và phần dưới của giác mạc

Mí mắt thứ ba có thể bị ảnh hưởng, trở nên dày hơn hoặc bị giảm sắc tố

Lipid trắng (một nhóm hợp chất chứa chất béo hoặc dầu) xuất hiện ở cạnh giác mạc gần kề

Bệnh tiến triển nặng có thể gây mù lòa

Chứng viêm có sự xuất hiện các sắc tố lắng đọng trong giác mạc khiến giác mạc có màu nâu khuếch tán thành đen

Cùng lúc diễn ra sự xâm lấn của các mạch máu vào mô giác mạc hoặc vết sẹo

Chứng viêm ở khu vực kết nối giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt) và màng cứng của mắt (tròng trắng)

Có đặc trưng là sự xuất hiện các nốt sần

Thường xuất hiện ở cà 2 mắt, tổn thương của phần ngoài giác mạc đậm dần từ hồng thành sạm

Tiến triển chậm đến nhanh dần

Lớp cặn trắng cùng với sự xâm lấn của mạch máu vào mô giác mạc có thể lan sang các vùng giác mạc gần kề

Chứng khô mắt

Các phát hiện về bệnh hay thay đổi

Xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt

Mắt có thể tiết ra dịch nhầy hoặc mủ

Các mô ẩm của mắt bị tấy đỏ

Mạch máu xâm lấn vào mô giác mạc

Xuất hiện sắc tố

Các vết sẹo hay biến đổi

Biến đổi màu giác mạc

Gây khó chịu cho mắt

Nguyên nhân

Chứng viêm giác mạc mãn tính được cho là miễn dịch trung gian. Những nơi có độ cao cao, hứng chịu nhiều bức xạ mặt trời, được cho là làm tăng nguy cơ và mức nghiêm trọng của bệnh

Chứng viêm đặc trưng bởi sự xuất hiện của sắc tố lắng đọng ở giác mạc chỉ đứng sau các yếu tố kích thích của chứng viêm mãn tính

Tiềm ẩn các căn bệnh khởi phát dưới mắt

Thường kèm theo các bệnh giác mạc và chứng khô mắt

Chứng viêm ở khu vực kết nối giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt) và màng cứng của mắt (tròng trắng), đặc trưng với các nốt sần được cho là phản ứng miễn dịch trung gian

Chứng khô mắt thường bị gây ra bởi viêm miễn dịch trung gian của tuyến nước mắt

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám tổng quát, kiểm tra tiền sử bệnh, các dấu hiệu hoặc sự cố có thể đã dẫn đến tình trạng bệnh hiện tại. Chất lỏng từ mắt sẽ được nuôi cấy phục vụ việc nghiên cứu. Viêm giác mạc truyền nhiễm thường dễ chẩn đoán bởi các vết loét và các cơn đau mà nó gây ra rất dễ phân biệt với bệnh viêm không loét. Nếu bệnh do khối u, phần giác mạc và tròng trắng hiếm khi bị ảnh hưởng. Thông thường, các triệu chứng sẽ chỉ thuộc một trong hai bệnh trên. Việc nuôi cấy dịch chất lỏng sẽ giúp nhận định việc chuẩn đoán và có thể sẽ cần đến những xét nghiệm sâu hơn phần mô bị ảnh hưởng. Nếu nghi ngờ bị ung thư, hay xuất hiện các nốt sần, có thể sẽ cần đến thực hiện sinh thiết giác mạc.

Điều trị

Chỉ nếu khi không đáp ứng đủ điều kiện y tế,chó của bạn mới cần phải nhập viện, còn không chăm sóc nội trú là đủ. Đối với tình trạng viêm giác mạc mãn tính,bác sĩ có thể chỉ định xạ trị. Xạ trị và dùng liệu pháp áp lạnh (một kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ mô bệnh) cũng có thể được chỉ định cho tình trạng viêm đặc trưng có xuất hiện sắc tố lắng đọng trong giác mạc.

Viêm giác mạc mãn tính có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ bề mặt giác mạc, nhưng thực hiện nếu tình trạng nghiêm trọng; thường là không cần thiết. Ngay cả khi thực hiện phẫu thuật, cần được điều trị y tế trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát.

Viêm có đặc trưng là sự xuất hiện các sắc tố lắng đọng trong giác mạc cũng có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ bề mặt giác mạc, nhưng có thể thực hiện sau khi nguyên nhân ban đầu được chữa khỏi. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng và chỉ được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng, khi tình trạng viêm đe dọa đến thị lực của chó.

Nếu được chẩn đoán là khô mắt, bác sĩ thú y của bạn có thể phẫu thuật di chuyển ống từ tuyến nước bọt mang tai đến mắt, trong trường hợp đó nước bọt sau đó sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt nước mắt, cung cấp độ ẩm cần thiết. Phẫu thuật đóng một phần mí mắt cũng có thể sẽ cần thiết.

Bác sĩ thú y có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị cho các dạng khác nhau của bệnh, và để giảm bớt sự khó chịu mà chó phải trải qua.

Phòng ngừa

Bệnh viêm giác mạc mãn tính thường xảy ra nhiều hơn ở các giống chó sống ở vùng cao (nơi có ánh sáng mặt trời mạnh)

Cách chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám mắt định kỳ để đánh giá liệu trình điều trị, thiết lập một lịch trình theo dõi liệu trong khoảng thời gian cách nhau từ một đến hai tuần, và dần dần kéo dài khoảng thời gian thăm khám cách nhau miễn là các dấu hiệu lâm sàng của chó thuyên giảm. Đối với những ca bệnh nặng hơn, chó có thể tiếp tục bị khó chịu ở mắt, bị khiếm khuyết thị giác hoặc nặng hơn là mù vĩnh viễn.

Viêm Đa Khớp Ở Chó

Viêm đa khớp không bào mòn do trung gian miễn dịch ở chó

Viêm đa khớp không bào mòn do trung gian miễn dịch là một bệnh viêm do trung gian miễn dịch của các khớp nối (khớp di chuyển: vai, đầu gối,…) thường xuất hiện ở nhiều khớp mà sụn khớp không bị xói mòn. Phản ứng quá mẫn cảm loại III khiến kháng thể gắn kết với một kháng nguyên (trong trường hợp này là mô khớp) gây ra chứng bệnh này.

Những phức hợp kháng thể – kháng nguyên này được gọi là phức hợp miễn dịch, lắng đọng trong màng hoạt dịch (nơi giữ chất lỏng bôi trơn khớp). Tại đây, các phức hợp miễn dịch tạo nên phản ứng miễn dịch bất thường đối với sụn khớp. Điều này có nghĩa là cơ thể đang tự chiến đấu với chính nó. Phản ứng này dẫn đến một phản ứng viêm, và bổ sung các protein kích hoạt bởi các mô xung quanh sụn, để đáp ứng với khả năng miễn dịch của các tế nào, dẫn đến dấu hiệu lâm sàng của viêm khớp.

Triệu chứng

Cứng chân

Đi khập khiễng

Giảm phạm vi hoạt động

Nứt khớp

Sưng và đau ở một hoặc nhiều khớp

Khớp không ổn định, trật khớp một phần và toàn phần

Các triệu chứng thường xuất hiện rồi lại biến mất

Các dạng bệnh

Lupus ban đỏ hệ thống: một bệnh không nhiễm trùng trong đó hạt nhân từ các tế bào khác nhau trở thành kháng nguyên; tự kháng thể (kháng thể kháng nhân) được hình thành để tấn công các khớp của cơ thể

Viêm đa khớp không rõ nguyên nhân

Hội chứng viêm đa khớp – viêm đa cơ: sự kết hợp của viêm đa khớp và các cơ bị yếu, đau và sưng

Hội chứng viêm đa cơ: các khớp ở cổ và chân bị yếu, sung và đau

Hội chứng viêm đa khớp- viêm màng não: kết hợp viêm đa khớp và viêm não, sốt, đau và cứng cơ

Viêm khớp gối: viêm đa khớp với các nốt sưng nhỏ ở khớp

Bệnh thoái hóa tinh bột ở thận ở giống chó shar-pei Trung Quốc: bệnh di truyền dễ mắc gây ra do sự lắng đọng protein, chất xơ trong thận hoặc vùng xung quanh.

Viêm đa khớp vị ở chó con giống Akita

Viêm màng hoạt dịch do bạch cầu lympho-plasmacytic: sưng màng hoạt dịch của khớp (nơi tạo ra dịch khớp) do sự tấn công kháng nguyên trên các mô

Nguyên nhân

Bệnh tự phát

Do cơ chế miễn dịch: phản ứng miễn dịch bất thường với hệ thống

Có thể là bệnh thứ cấp sau các phản ứng quá mẫn cảm với sulfas, cephalosporin, lincomycin, erythromycin và penicillin, do sự tồn động các phức hợp kháng thể thuốc trong mạch máu của màng hoạt dịch khớp

Các bệnh mãn tính:

Kích thích kháng nguyên kèm với viêm màng não (sưng não)

Bệnh đường tiêu hóa

Viêm nha chu: nhiễm trùng các mô hỗ trợ răng

Khối u: sự phát triển không kiểm soát được của mô

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Viêm nội mạc tim do vi khuẩn: nhiễm khuẩn mạch tim

Bệnh giun sán

Viêm tử cung tích mủ: nhiễm trùng và tích tụ mủ trong tử cung

Viêm tai giữa mãn tính (nhiễm trùng tai giữa) hoặc nhiễm nấm ngoài

Nhiễm khuẩn Actinomyces hoặc Salmonella mãn tính: nhiễm khuẩn kèm với sốt, áp xe

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ thú y hồ sơ sức khỏe toàn diện của chó, những trường hợp có thể dẫn đến triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chó, đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu đau, giảm phạm vi hoạt động và đi khập khiễng. Một cuộc xét nghiệm máu hoàn chỉnh sẽ được tiến hành, bao gồm một phân tích thành phần hóa học máu, công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu và một bảng điện phân. Ở những chú chó bị nghi ngờ có bệnh lupus ban đỏ, xét nghiệm lupus ban đỏ hoặc xét nghiệm kháng thể kháng nhân có thể được thực hiện. Dịch khớp sẽ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm, được đưa ra để nuôi cấy và kiểm tra độ nhạy với vi khuẩn. Sinh thiết (mẫu mô) của mô hoạt dịch cũng sẽ giúp chẩn đoán tốt hơn.

Hình ảnh chụp X quang cũng có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Nếu có tình trạng viêm đa khớp do trung gian miễn dịch thì bệnh sẽ xuất hiện trên hình chụp X quang.

Điều trị

Vật lý trị liệu, bao gồm các bài tập chuyển động, massage và bơi lội có thể giúp điều trị các bệnh nặng. Đối với chó gặp khó khăn khi đi bộ, băng và / hoặc nẹp xung quanh khớp để ngăn tình trạng khớp xấu đi. Nếu chó bị thừa cân, giảm cân cũng sẽ giúp giảm áp lực lên khớp. Nếu chó đang dùng thuốc kháng sinh, bác sĩ sẽ cố gắng loại trừ phản ứng với thuốc kháng sinh.

Phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng chỉ được khuyến cáo nếu chó bị một nhiễm trùng đồng thời khi được chẩn đoán viêm đa khớp.

Chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ lên lịch khám thường xuyên với chó của bạn, nhưng nếu tình trạng của chó xấu đi, hãy liên lạc với bác sĩ ngay lập tức. Bệnh thường thuyên giảm sau 2-16 tuần, nhưng tỷ lệ tái phát lên tới 30-50% khi ngừng điều trị.

Bệnh Viêm Bờ Mi Ở Chó

Viêm bờ mi ở chó là một trong những bệnh hay gặp ở bệnh nhãn khoa của cún, dù không có nguy cơ lây lan cũng như không ảnh hưởng đến thị lực nhưng rất khó chịu cho các chú chó.

Căn bệnh này thông thường sẽ làm ảnh hưởng đến hai lớp ngoài của mí mắt. Một số trường hợp đặc biệt, tình trạng viêm nhiễm còn lây lan đến các lớp lót bên trong hoặc kết mạc mắt của chú chó. Lớp ngoài cùng của mí mắt cún được tạo thành từ da và nang lông, lớp giữa được tạo ra bởi các mô liên kết, cơ và các tuyến như meibomian. Các tuyến meibomian này có chức năng sản xuất chất nhờn bôi trơn mắt theo ống dẫn chảy dọc theo rìa của mí mắt. Khi bị viêm bờ mi, các tuyến meibomian sẽ sưng lên gây đau nhức, ngứa cho cún cưng.

1. Các triệu chứng của viêm bờ mi ở chó cưng

Bệnh viêm bờ mi ở các chú cún cưng có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Mí mắt bị ảnh hưởng thường sẽ có màu đỏ, sưng, ngứa và chú chó sẽ có phản xạ nheo mắt hoặc chớp mắt liên tục.

Bình thường chú chó sẽ dùng chân chà hoặc dụi vào mặt hoặc trực tiếp vào mí mắt khi có hiện tượng sưng ngứa khó chịu. Chính điều này dẫn đến việc gây tổn thương thứ cấp đến các mô xung quanh. Lúc này, sẽ có dịch chảy ra từ mắt. Chất dịch này thường là dịch nhầy hoặc dịch có chứa mủ. Nếu bị viêm bờ mi lâu ngày, cún cưng có thể mất dần sắc tố da hoặc lông ở vùng mi mắt.

Lớp da bao phủ mí mắt có thể có lớp nang khô hoặc vảy trên bề mặt, lúc này sẽ xuất hiện nhiều mụn nhỏ có mủ bên trên. Các mụn mủ này có thể ít hoặc chi chít trên mí mắt dẫn đến tình trạng một hoặc nhiều tuyến meibomian dọc theo mí mắt sưng lên.

Nhiều trường hợp nặng hơn, phần viêm có thể lan rộng đến kết mạc, giác mạc dẫn đến bệnh viêm kết mạc và viêm giác mạc.

2. Nguyên nhân gây viêm bờ mi ở chó

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây kích ứng mắt dẫn đến viêm bờ mi ở cún cưng. Tuy nhiên, những nguyên nhân thường gặp của bệnh viêm bờ mi bao gồm: bẩm sinh, dị ứng, nhiễm trùng, khối u và các rối loạn khác.

Những bất thường do bẩm sinh mí mắt cũng có thể khiến chú chó bị các bệnh liên quá đến bờ mi bờ mi như viêm bờ mi quặm – đây là một tình trạng mà trong đó các cạnh mí mắt quay vào bên trong. Bất thường nhất là lông mi phát triển theo hướng quay về phía trong nhãn cầu thay vì ra ngoài. Căn bệnh này sẽ khiến cún cưng hết sức khó chịu, ngứa và chớp mắt liên lục.

Ngoài lý do bẩm sinh do lông mi thì hình dạng mõm, vết côn trùng cắn, khối u hay chấn thương cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm bờ mi ở chó

Hình dạng mõm của chú chó cũng như khuôn mặt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến mi mắt, gây ra bệnh viêm bờ mi. Những chú cún cưng có nhiều nếp nhăn trên khuôn mặt, những chú chó có khuôn mặt ngắn và phẳng dễ gặp phải chứng bệnh này hơn.

Ngoài ra, dị ứng với côn trùng cắn hoặc dị ứng với các loại thực phẩm cũng là những nguyên nhân gây viêm bờ mi ở cún. Nhiễm khuẩn có thể gây ra tình trạng áp xe địa hóa ở các tuyến mí mắt hoặc gây nên nhiễm trùng tổng quát. Một số trường hợp, nhiễm khuẩn tụ cầu (tụ cầu khuẩn) có thể dẫn đến phản ứng dị ứng. Thỉnh thoảng, một số loại nấm cũng gây ra bệnh viêm bờ mi cho các chú chó cưng.

Viêm bờ mi còn có thể được gây ra bởi một khối u chậm phát triển, khối u này được hình thành do sự tắc nghẽn và sưng ở một tuyến dầu ở vùng mí mắt. Các khối u gây viêm bờ mi thường gặp nhất ở chó có nguồn gốc ở các tuyến meinomian. Những khối u này có thể là u lành tính (u tuyến bã nhờn) hoặc ác tính.

Một số nguyên nhân khác của bệnh viêm bờ mi ở cún bao gồm: chấn thương bên ngoài mí mắt, bệnh ghẻ, rối loạn dinh dưỡng như viêm da kẽm đáp ứng hoặc thiếu hụt axit béo; các vấn đề nội tiết như suy giáp, bệnh tật hoặc đái tháo đường. Cuối cùng, môi trường chứa nhiều kích thích như khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Ngoài ra, một số trường hợp không xác định được nguyên nhân cơ bản thì được gọi là viêm bờ mi tự phát.

3. Giống chó nào dễ mắc bệnh viêm bờ mi?

Bất kì giống loài cho nào khi gặp sự bất thường hoặc có cấu hình bẩm sinh như mô tả ở trên đều có khả năng phát bệnh viêm bờ mi. Một số loài có khả năng nhiễm bệnh như: Shih Tzus, Bắc Kinh, English Bulldogs, Lhasa Apsos, Pugs, Golden Retriever, Labrador Retriever, Poodles, Chow Chows, Rottweilers và Collie.

4. Chẩn đoán bệnh viêm bờ mi ở chó

Để chẩn đoán được bệnh viêm bờ mi ở cún, bác sĩ thú y của bạn sẽ tiến hành một cuộc kiểm tra để xác định độ viêm của mí mắt. Cuộc kiểm tra này thường sẽ bao gồm nhiều thử nghiệm như xét nghiệm nước mắt để đánh giá việc tiết nước mắt và thu thập mẫu của các tế bào để tìm kiếm tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn hoặc bọ ve.

Sau khi thu thập, các mẫu này sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để được kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác. Nếu các bác sĩ nghi ngờ chú chó bị viêm bờ mi do dị ứng, họ sẽ tiếp tục làm nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây cụ thể.

Đối với bệnh viêm bờ mi do nghi ngờ có khối u, bác sĩ sẽ cho thực hiện xét nghiệm sinh thiết để biết được bản chất của khối u đó, sau đó vạch ra kế hoạch điều trị loại bỏ một cách thích hợp. Còn nếu trường hợp không có lý do rõ ràng nào cho bệnh viêm bờ mi ở chú cún cưng của bạn, bác sĩ thú y sẽ khuyên bạn nên làm xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân.

Trong lúc bác sĩ thú y xác định nguyên nhân gây viêm bờ mi cho chú cún cưng của bạn, bạn cần cung cấp cho bác sĩ một cách kĩ lưỡng về bệnh sử của chú chó ngay từ lúc nhỏ và những triệu chứng ban đầu mà nó mắc phải.

5. Điều trị bệnh viêm bờ mi ở chó

Thông thường bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị những triệu chứng gây khó chịu ở mi mắt chú cún cưng. Chẳng hạn như dùng gạc ấm để vệ sinh mắt chừng 5 đến 15 phút/ lần và vệ sinh vài lần mỗi ngày. Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo không nên dùng bất kì chất tẩy rửa mắt nào cho chú chó đang bị bệnh nếu không có chỉ định riêng.

Tuy nhiên, các phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh viêm bờ mi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu chẳng may cún cưng của bạn bị viêm bờ mi do một khối u thì phẫu thuật là biện pháp điều trị tối ưu nhất. Một số trường hợp quá khó, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một số chuyên gia trong lĩnh vực cắt bỏ khối u.

Nhiều trường hợp chú cún bị viêm bờ mi do nhiễm vi khuẩn sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc mỡ kháng khuẩn tại chỗ hoặc thuốc nhỏ mắt. Nếu bị bệnh ghẻ, chú cún sẽ có loại thuốc chống kí sinh trùng điều trị.

Ngoài ra, nếu chú cún gặp phải những rối loạn dị ứng, bác sĩ sẽ kiểm soát tình trạng này bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ức chế miễn dịch cùng với việc hủy đi chất gây dị ứng. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung chế độ ăn uống cho cún cưng, tránh tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Cuối cùng, nếu bệnh viêm bờ mi là tự phát, các triệu chứng có thể được kiểm soát với thuốc thoa tại chỗ.

6. Chẩn đoán việc phục hồi

Việc phục hồi ở cún cưng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gây bệnh viêm bờ mi. Nếu vấn đề bất thường do nguyên nhân bẩm sinh, sau khi phẫu thuật thì chú chó hoàn toàn có khả năng phục hồi nhanh chóng. Hầu hết các khối u ở mắt chó là lành tính và có thể phẫu thuật cắt bỏ một cách dễ dàng.

Thật may mắn khi hầu hết các nguyên nhân khác gây viêm bờ mi đều có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, việc loại bỏ hoàn toàn căn bệnh tốn khá nhiều thời gian và cần sự kiên trì.

7. Đề phòng bệnh viêm bờ mi ở chó

Đối với các trường hợp nguyên nhân gây viêm bờ mi ở những chú cún cưng là do bẩm sinh, viêm bờ mi tự phát hoặc do các khối u thì đây là điều bất khả kháng. Tuy nhiên, chúng ta có thể đề phòng những nguyên nhân do dị ứng với thực phẩm, môi trường như:

Không nên để cún cưng ăn những loại thức ăn lạ hoặc ôi thiu. Thông qua thức ăn, các loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây ra nhiều rối loạn.

Bảo đảm môi trường vui chơi và ngủ của chú cún trong lành, không có nhiều bụi bẩn và các chất kích thích.

Như vậy, có thể thấy viêm bờ mi là căn bệnh khá nguy hiểm và gây ra nhiều khó chịu cho cún cưng của bạn. Tốt hơn hết bạn cần có sự quan sát, theo dõi những triệu chứng bất thường để phát hiện bệnh sớm nhất và đưa cún cưng đến gặp bác sĩ kịp thời. Điều đó sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro cho mắt cún. Ngoài ra, chúng ta nên tăng cường đề phòng bệnh viêm bờ mi cũng như chăm sóc mắt cho cún cưng bằng cách bảo đảm nguồn thức ăn cũng như không gian sống đảm bảo vệ sinh, tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chúng.

Pet Md, Eye Inflammation (Blepharitis) In Dogs

VCA Hospitals, Blepharitis In Dogs

Bệnh Viêm Da Ở Chó

Nguyên nhân chó bị viêm da

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây viêm da giúp chúng ta có thể xử lý đúng cách và phòng tránh bệnh tái phát. Hiện tượng viêm da ở chó thường do các loại ký sinh sống trên lông, tai và da chó như Otodectes cynotis, Demodex Canis, Sarcoptes gây ra. Các loại ký sinh này hút máu gây tổn thương da, dị ứng hay nhiễm trùng và dẫn đến chó bị viêm da có mủ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị nhiễm các loại ký sinh trùng, trong đó các nguyên nhân chính là:

Môi trường sống không sạch sẽ, ẩm thấp tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển. Chó không được tắm rửa sạch sẽ, phơi nắng thường xuyên.

Dị ứng với thức ăn, bụi, thuốc, xà phòng,…

Nhiễm trùng từ vết thương hay biến chứng của bệnh lý khác, chẳng hạn như bệnh Care gây ra các nốt xuất huyết, từ đó dẫn đến viêm da.

Chó con bị lây từ chó mẹ đang cho con bú

Bị lây nhiễm từ chú chó khác qua tiếp xúc thường xuyên

Triệu chứng viêm da ở chó

Trong các nguyên nhân chó bị viêm da thì nhiễm vi khuẩn Demodex Canis phổ biến nhất và tỷ lệ chó bị nhiễm lên đến gần 27%. Các triệu chứng mà chó thường mắc phải khi nhiễm vi khuẩn Demodex là:

Chó bị viêm da, rụng lông ở các khu vực như: vùng đầu đặc biệt là quanh mắt, 4 chân, hậu môn.

Chó bị ngứa nên hay gãi và cào cấu ở các vùng da vị viêm, da ửng đỏ, dày lên và có vảy. Các vết thương vùng bị viêm có thể lở loét do bị gãi nhiều, nghiêm trọng hơn là bị nhiễm trùng và lan rộng nhanh chóng.

Nếu để lâu ngày sẽ có mủ chảy ra, nặng hơn có thể chảy dịch vàng và toàn thân chó có mùi hôi rất khó chịu.

Cách điều trị chó bị viêm da

Hiện tượng chó bị viêm da có thể không gây tổn hại đến sức khỏe của chúng ngay, nhưng nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây khó chịu cho chính bản thân cún và cả người nuôi bởi chó bị viêm da có mùi hôi và rất ngứa, để càng lâu thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Khi cún cưng của bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm da, ví dụ như chúng bắt đầu bị ngứa và gãi liên tục thì cần lập tức cách ly bé ra khu vực riêng, đặc biệt khi bạn nuôi chung với vật nuôi khác để tránh lây bệnh. Sau đó kiểm tra các vùng chúng gãi để xác định tình trạng viêm. Nếu tình trạng viêm nhẹ và chưa xuất hiện mủ thì có thể xử lý tại nhà.

Để điều trị hiệu quả đầu tiên bạn cần cạo sạch phần lông ở vùng viêm để loại bỏ nơi sinh sôi phát triển của ký sinh trùng. Nếu chó đã có dấu hiệu lở loét thì bôi thuốc sát trùng quanh khu vực này. Lúc này nhiều người thắc mắc chó bị viêm da có nên tắm không, câu trả lời là nên để giữ cho chúng sạch sẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt lưu ý sử dụng loại dầu tắm chuyên dụng cho chó, tránh sử dụng các sản phẩm cho người hay xà bông, nước rửa chén sẽ khiến tình trạng viêm da tồi tệ hơn.

Theo dõi tình trạng của cún thường xuyên để xử lý kịp thời. Nếu bệnh diễn biến xấu hơn thì hãy liên hệ bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị đúng cách. Không nên tự ý mua thuốc về dùng cho cún vì nếu sử dụng sai thuốc thì bệnh sẽ càng nghiêm trọng và có thể gây ra nhiều biến chứng khác.

Phòng tránh bệnh viêm da ở chó như thế nào?

Thường xuyên tắm cho chó bằng các loại dầu, sữa tắm chuyên dụng.

Tạo môi trường sống sạch sẽ cho cún cưng. Nên sử dụng các loại thuốc phun, xịt trị ghẻ, ve chó, ký sinh trùng quanh nơi ở của chúng định kỳ 2 – 3 tháng/ lần.

Tiêm phòng ghẻ cho chó theo chỉ dẫn của bác sĩ và phòng khám thú y.

Thường xuyên cắt tỉa, chải lông cho chó, vừa giúp chúng có bộ lông đẹp lại có thể dễ dàng phát hiện các dấu hiệu bất thường trên da chúng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sử dụng các loại thực phẩm sạch, không cho chó ăn các loại thức ăn bị hỏng, ôi thiu.

Nếu phát hiện chó mẹ đang cho con bú có dấu hiệu viêm da cần dừng cho bú và cách ly chó con ngay. Trong thời gian điều trị cho chó mẹ sử dụng sữa ngoài thay thế.

Chó bị viêm da là một trong những bệnh lý rất hay gặp ở chó, đây tuy là bệnh dễ mắc phải nhưng cũng dễ phòng tránh. Vì vậy hãy chủ động trong việc chăm sóc người bạn thân thiết của mình, tham khảo những kinh nghiệm được chia sẻ ở bài tổng hợp trên của PetCare chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn khi cần.

Bệnh Viêm Phổi Ở Chó

Bệnh viêm phổi ở chó là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi (kế phát từ bệnh viêm phế quản, ho cũi chó hay các quá trình bệnh lý ở thực quản, khí quản,…) gây bội nhiễm các loại vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp. Bệnh thường gặp vào mùa đông khi mà nhiệt độ xuống thấp đột ngột.

Tổng quan về bệnh viêm phổi ở chó

Bệnh thuộc dạng viêm cấp tính. Gây tổn thương ở các phế quản rồi lan ra các phế nang.

Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây tổn thương phổi, viêm lan từ tổ chức gần, dị ứng, tác động của dịch lỏng tràn vào phổi.

Tất cả các kích thích bệnh lý thông qua hệ thần kinh trung ương tác động vào phế quản, phế nang làm cho vách phế quản và một số tiểu thùy phổi bị sung huyết, sau đó tiết ra dịch viêm đọng lại trong các phế quản và phế nang gây viêm, con vật có biểu hiện sốt.

Do quá trình hô hấp của con vật, dịch viêm tràn sang các phế quản và phế nang khác chưa bị viêm. Lúc này, cơ thể chó không sốt, nhưng khi dịch viêm đọng lại và gây viêm thì cơ thể lại sốt. Do đó, biểu hiện sốt của vật bệnh: sốt theo hình sin.

Nếu điều trị không tích cực, quá trình viêm lan rộng làm giảm diện tích hô hấp của phổi, đồng thời do quá trình sốt kéo dài gây rối loạn trao đổi chất, con vật có thể trúng độc mà chết hoặc kế phát sang viêm phổi hoại thư, lao phổi.

Tổn thương thành ổ có giới hạn rõ, phân cách nhau bởi mô phổi tương đối lành mạnh.

Tổn thương xuất hiện dần dần kế tiếp nhau, tiến triển độc lập với nhau, nặng nhẹ vùng khác nhau.

Tổn thương viêm phế quản lẫn viêm phế nang.

Dấu hiện chung: phổi phù, sung huyết, có các ổ viêm không đều nhau nằm rải rác khắp các thùy phổi. Ổ viêm nổi cao, có ranh giới rõ, nằm cứng chắc, kích thước bằng hạt đỗ, hạt lạc màu đỏ sẫm. Khi cắt miếng phổi thả vào nước chìm dần, mặt cắt có nước đục hoặc mủ chảy ra.

Chó bị viêm phổi có các triệu chứng sau

Chó bị viêm phổi lúc đầu mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin.

Chó bị ho, lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau, sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. Nước mũi ít đặc, dính vào 2 bên lỗ mũi.

Chó bị viêm phổi nặng, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi thối, chó bị khó thở, c hó thở gấp.

Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxy, niêm mạc mắt, miệng tím bầm.

Khi sờ nắn vùng phổi, chó có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác, lúc này nghe thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối.

X – quang bệnh viêm phổi ở chó phế quản bị giãn

Chẩn đoán bệnh viêm phổi ở chó

Việc chẩn đoán phải dựa vào các triệu chứng lâm sàng kết hợp với các kiểm tra sâu như X -quang, kiểm tra máu,….

Nên nghi nghờ chó chó bị bệnh khi thấy chó khỏe tiến triển các biểu hiện ho, thở nhanh và thở nông, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn kèm theo sốt mà con vật không có dấu hiện sung huyết tim hay phù phổi. Đặc biệt, khi thấy chó đã có biểu hiện nôn hoặc ợ hơi, có lịch sử bệnh phổi mạn tính, bệnh đường ruột hoắc có tiếp xúc với các chó khác.

Ngoài ra, cần kiểm tra tần số hô hấp, nghe phổi để phát hiện vùng âm phế nang, tiếng ran hay tiếng khò khè. Ho xuất hiện khi con vật có biểu hiện sốt hoặc khi kích thích khí quản, gõ vùng ngực.

Chụp X – quang phô tháy vùng mờ rải rác.

Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, tháng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vaccine phòng bệnh cho chó, định kỳ tẩy giun sán.

Phát hiện sớm vật bị bệnh, cách ly, điều trị kịp thời.

Truyền tĩnh mạch cho chó

Phác đồ điều trị chó bị viêm phổi

Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở chó. Việc chọn kháng sinh tốt nhất nên dựa vào kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Có thể sử dụng một số nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng hoặc kết hợp một vài loại kháng sinh với nhau.

Do quá trình sốt, chảy niêm dịch, ho làm con vật mất cân bằng điện giải, người nuôi cần bổ sung nước và điện giải cũng như các chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng cho con vật đặc biệt khi con vật trong giai đoạn chán ăn.

Truyền ringer lactate 20ml/kg thể trọng/ngày, glucoza 5% 20ml/kg thể trọng/ngày.

Kết hợp bổ sung các loại vitamin C, B – complex, vitamin B, ….

Cho con vật vào nơi ấm áp, tránh gió lùa. Cho ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ ăn. Đặt con vật nằm tư thế thoải mái, dễ thở.

Thường xuyên mát xa vùng ngực 4 – 6 lần để giúp con vật dễ thở và đào thải dịch tiết đường hô hấp.

Dùng các hóa dược khác có tác dụng làm giãn phế quản giảm ho, an thần giảm đau dễ thở ephedrin, dimedron tiêm bắp. Ngoài ra, kết hợp với việc dùng một số bài thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó, mèo tương tự như điều trị bệnh viêm phế quản.

Bệnh viêm phổi ở chó là một bệnh cực kỳ nghiêm trọng, người nuôi cần phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra sức khỏe cho chó, nhằm phát hiện sớm bệnh, từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. HappyVet hy vọng những thông tin chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho quý bạn đọc có thêm kiến thức ghi vào “cẩm nang chăn nuôi” của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Viêm Khoang Bụng Ở Chó trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!