Xu Hướng 12/2023 # Vì Sao Người Nhật Dựng Bức Tượng Về Chú Chó Hachiko? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Người Nhật Dựng Bức Tượng Về Chú Chó Hachiko? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ngày nay, khi bạn đến nhà ga Shibuya ở Tokyo, bạn sẽ được thấy bức tượng đồng về một chú chó tên là Hachiko. Đây là một điểm đến không thể bỏ qua với du khách quốc tế và là biểu tượng của lòng trung thành đối với người dân Nhật Bản.

Hachikō ( tiếng Nhật: ハチ公) hay Chūken hachikō ( tiếng Nhật: 忠犬 ハチ公) là một chú chó giống Akita sinh ngày 10 tháng 11 năm 1923 tại thành phố Odate, tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú được giáo sư Hidesaburo Ueno mang về nuôi tại ngôi nhà cách ga Shibuya không xa. Hachiko rất trung thành với người chủ hiền lành tốt bụng. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột.

Mỗi buổi sáng khi giáo sư đi làm, Hachiko lại tiễn ông đến ga Shibuya, chờ ông mua vé rồi đi khuất trong ga mới thôi. Rồi đến chiều muộn, chú thường ngồi ở một bục nhỏ trước cửa ga để chờ giáo sư đi làm về.

Hachiko ngày ngày đón chủ trong suốt 1 năm cho tới một ngày tháng 5/1925, giáo sư Ueno không bao giờ trở về nữa. Ông bị xuất huyết não đột ngột và qua đời. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân trở về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.

Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Bức Tượng Chú Chó Trung Thành Hachiko

Nói đến Tokyo, không có du khách nào không nhắc đến những địa điểm có tiếng tăm lừng danh trên thế giới như Shinjuku, Shibuya…. Và nói đến Shibuya người ta cũng không thể quên địa điểm trứ danh được khách du lịch check-in với tầng suất khủng đó là bức tượng chú chó trung thành đợi chủ Hachiko

Bức tượng được dựng lên sau khi chú chó Hachiko chờ đợi người chủ của mình trong mưa nắng suốt gần 10 năm trời cho đến khi chết.

Chú chó Hachiko được ông Ueno Hidesanro, giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Đế quốc Tokyo (nay là trường Đại học Tokyo danh tiếng) nuôi nấng. Mỗi buổi sáng, Hachikō theo tiễn chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông đi tới nơi làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một ngày định mệnh vào tháng 5 năm 1925, ông Ueno đột tử tại nơi làm việc. Trong các ngày sau đó, Hachikō vẫn tới nhà ga để chờ đón ông chủ, xuất hiện đúng lúc tàu vào ga. Và cứ mỗi ngày sau đó, chú vẫn đều đặn có mặt tại nhà ga trong 9 năm 9 tháng và 15 ngày cho đến khi chết.

Cuối cùng, ngày 8 tháng 3 năm 1935, Hachikō đã có thể gặp lại người chủ của mình. Chú chết tại chính nơi hơn 9 năm trước chú đã tiễn ông chủ đi lần cuối cùng.Xác Hachikō đã được nhồi bông và bảo quản tại Bảo tàng quốc gia về Thiên Nhiên và Khoa học Nhật Bản tại Ueno, Tokyo.

Bức tượng chú chó Hachikō đầu tiên – tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Nhật Bản And Teru được dựng vào tháng 4 năm 1934 bên ngoài nhà ga Shibuya và chính Hachikō cũng có mặt trong buổi lễ khánh thành hôm đó. Pho tượng đồng về chú chó trung thành Hachiko đặt ở cửa bắc ga Shibuya. Dân chúng sau đó quen gọi cửa đó là “cửa Hachikō” và là một trong năm cửa chính của nhà ga.

Năm 2009, một hãng phim Mỹ đã quay một truyện phim mới, rút từ phim Hachiko gốc của Nhật. Cuốn phim Mỹ có tên là Hachiko: câu chuyện đáng thương của một chú chó. Câu chuyện này càng làm cho tên tuổi của chú chó trung thành nổi tiếng và hơn thế nữa, bức tượng đồng nơi đặt chú trở thành một điểm du lịch nổi tiếng ở Shibuya

Hiện tại, một công ty xe buýt tại Shibuya có tên xe Buýt Hachikō cũng chạy cả tuyến đường mà trước đây hàng ngày Hachikō đã đi.

Tại Sao Chú Chó Hachiko Trở Thành Biểu Tượng Trung Thành Của Người Nhật?

Chú chó Hachiko đã trở thành biểu tượng trung thành của người Nhật từ rất lâu. Song không phải ai cũng biết đằng sau đó là một câu chuyện dài và vô cùng cảm động!

Chú chó Hachiko – biểu tượng trung thành của người Nhật

Hachiko là giống chó Akita (ngày nay đây là giống chó được coi như “quốc khuyển” của Nhật). Bức tượng bằng đồng hình chú chó Hachiko được đặt ngay bên ngoài một trong 5 lối ra của nhà ga Shibuya, Tokyo. Đây là chú chó nổi tiếng về lòng trung thành ở Nhật Bản và được người dân vô cùng yêu thích.

Lý do chú chó Hachiko trở thành biểu tượng trung thành của người Nhật

Hachikō là một chú chó có màu lông vàng nâu óng ả, thuộc giống Akita thuần chủng. Nó chào đời ở một trang trại tại thành phố Odate (Akita, Nhật Bản) vào cuối năm 1923, và được giáo sư Hidesaburō Ueno nhận nuôi, đưa về khu Shibuya của Tokyo. Khi đó, Ueno là giáo sư khoa nông nghiệp ĐH Đế quốc Tokyo (ĐH Tokyo ngày nay). Mỗi ngày, ông đi tàu để đến nơi làm việc, và mỗi khi trở về sẽ có Hachikō đứng ở trước nhà ga chờ đợi.

Cuộc sống cứ vậy trôi đi, cho đến cái ngày định mệnh ấy. Đó là ngày 21/5/1925, giáo sư Ueno lên tàu và mãi mãi không thể trở về được nữa. Ông bị xuất huyết não ngay khi đang giảng dạy và ra đi mãi mãi, để lại một Hachikō ngày ngày ngóng trông ông nơi cửa ga cho đến tận lúc chết. Ngày nào cũng như ngày nào, trong suốt 9 năm, 9 tháng 15 ngày mỗi khi đến giờ tàu về của chủ, chú chó đều xuất hiện.

Một cách tự nhiên, hành khách tại nhà ga bắt đầu để ý sự hiện diện của Hachikō. Một chú chó đáng yêu, ngày nào cũng đều như vắt tranh ngồi chờ ở ga tại cùng một khung giờ, ai mà không để ý cho được. Thực ra, không phải ai cũng tỏ ra thân thiện với Hachikō. Điều này chỉ thay đổi vào ngày 4/10/1932, khi câu chuyện về chú chó trung thành xuất hiện trên mặt báo. Hachikō bắt đầu trở thành một chú chó quốc dân, được hành khách tìm đến cho ăn và chơi cùng. Cũng kể từ đó, hình ảnh về chú cũng xuất hiện nhiều hơn.

Bài báo đầu tiên về Hachikō là do một cựu sinh viên của giáo sư Ueno thực hiện. Cậu sinh viên đang thực hiện một bài khóa luận về loài chó Akita. Sau khi tình cờ trông thấy Hachikō tại sân ga, cậu theo chú chó về nhà và phát hiện ra đó chính là ngôi nhà của giáo sư Ueno quá cố. Tường tận mọi chuyện, cậu quyết định thực hiện một bản báo cáo về loài chó Akita.

Theo bản báo cáo, chỉ có 30 con Akita thuần chủng khi ấy đang sống tại Nhật Bản, và một trong số đó là Hachikō tại nhà ga Shibuya. Trong nhiều năm kế tiếp, cậu cựu sinh viên cũng thường xuyên đến thăm Hachikō, rồi biên soạn một vài bài báo về sự trung thành đáng kinh ngạc của chú. Nhờ đó, Hachikō đã trở thành một biểu tượng quốc dân Nhật Bản. Độc giả cả nước cảm thấy xúc động mạnh vì mối tình cảm khăng khít hiếm thấy giữa người và vật. Hachikō thậm chí còn được đưa vào bài giảng trong các lớp học, là một minh chứng rõ ràng về lòng trung thành.

Năm 1934, một bức tượng đồng dành cho Hachikō đã được dựng lên, đặt trước cửa ga Shibuya do bàn tay của nghệ nhân Teru Ando. Tiếc thay là trong Thế chiến II, bức tượng này đã bị trưng dụng để lấy kim loại phục vụ quân đội. Phải đến năm 1948, con trai của Teru Ando đã rất nỗ lực và dựng lên được bức tượng thứ 2.

Ngày nay, bức tượng được đặt ngay cạnh lối ra vào nhà ga. Lối vào ấy có tên là “Hachikō-guchi” – có thể tạm dịch là “Cổng Hachikō”. Nhưng đó cũng là kỷ niệm lưu giữ cuối cùng về Hachikō. Sau cả một thập kỷ ròng rã chờ đợi, chú chó trung thành qua đời vào ngày 8/3/1935. Nguyên nhân cái chết phải mãi đến năm 2011 mới được khoa học làm rõ: chú đã chết vì ung thư và bệnh giun chỉ bạch huyết.

Sau khi chết, Hachikō được hỏa táng và chôn tại nghĩa trang Aoyama (Tokyo). Mộ của Hachikō được đặt kế bên giáo sư Ueno, người chủ mà nó chờ đợi suốt 10 năm. Ngày nay, bộ lông của chú vẫn được bảo quản và trưng bày tại Bảo tàng Khoa học Quốc gia Nhật Bản, để tưởng nhớ một biểu tượng trung thành nhất lịch sử.

Câu chuyện được kể lại cho cả thế giới, như một biểu tượng huyền thoại của Nhật Bản. Và giờ, bạn sẽ được chứng kiến những hình ảnh hiếm hoi về biểu tượng này, thứ sẽ mang đến cho bạn cảm giác câu chuyện đau lòng như đang xảy ra ngay trước mắt.

Bức Ảnh Cuối Cùng Về Chú Chó Trung Thành Hachiko

Dù đã diễn ra cách đây gần một thế kỷ, nhưng câu chuyện về chú chó Hachiko vẫn luôn được mọi người nhắc đến như một biểu tượng về lòng trung thành.

Hachiko nổi tiếng trung thành dù cho chủ đã qua đời

Hachiko là tên một chú chó thuộc giống Akita – một giống chó quý được coi là quốc khuyển của Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 1924, Hachiko đã trở thành người bạn thân thiết của giáo sư Hidesaburo Ueno. Mỗi buổi sáng, Hachiko đều theo chân giáo sư đến nhà ga Shibuya và tiễn ông lên tàu, và rồi đến tối, chú lại có mặt tại nhà ga để đón ông trở về vào cuối ngày. Ngày nào cũng vậy, cuộc sống của Hachiko đã gắn liền với những lần đợi chờ trên sân ga…

Nhưng tới một ngày định mệnh vào 5/1925, ông chủ của Hachiko bị nhồi máu đột ngột và từ trần ngay tại nơi làm việc, khiến ông không bao giờ trở về nhà được nữa. Như thường lệ, Hachiko vẫn đến nhà ga để đón chờ người chủ mà chú luôn gắn bó. Và cứ như thế trong suốt 9 năm liên tiếp, Hachiko vẫn kiên nhẫn chờ đợi, ngày lại ngày, cho dù ông chủ không bao giờ xuất hiện.

Câu chuyện của Hachiko đã nhanh chóng được nhiều người biết đến, trở thành mối quan tâm đặc biệt của người dân Nhật Bản. Không ít người đã đến nhà ga Shibuya để thăm Hachiko. Thậm chí, nhà điêu khắc nổi tiếng Ando Teru đã dựng một bức tượng tại nhà ga chú vẫn đến hàng ngày. Cảm hứng Hachiko cũng đi vào các tác phẩm điện ảnh và văn học.

Nhưng vào ngày 8/3/1935, người ta thấy xác Hachiko nằm trên một con phố ở Shibuya. Cả vợ của người chủ cũ và các nhân viên nhà ga đều đến bên cạnh khóc thương cho một chú chó trung thành đến hơi thở cuối cùng.

Đó là bức ảnh cuối cùng và vô giá về Hachiko. Nó kể lại cho ta câu chuyện về lòng trung thành và về một tình bạn vĩnh cửu. 80 năm đã trôi qua, nhưng biểu tượng Hachiko vẫn luôn là nguồn cảm hứng lay động hàng triệu trái tim trên toàn thế giới.

Ngày nay, nếu đến nhà ga Shibuya ở Tokyo, bạn vẫn còn được thấy bức tượng đồng của Hachiko. Trải qua bao nắng, mưa, gió, và tuyết, nhưng Hachiko vẫn đứng đó đợi chờ ngày đoàn tụ.

Cảm động trước lòng trung thành ấy, nhiều bộ phim đã được thực hiện dựa trên câu chuyện có thật về Hachiko và giáo sư Ueno.

Nguồn: DKN

Chú Chó Hachiko Nhật Bản – Biểu Tượng Của Lòng Trung Thành?

Những bạn du học sinh, thực tập sinh Nhật Bản nếu có dịp ghé qua nhà ga Shibuya – Tokyo chắc hẳn sẽ thấy bức tượng một chú chó được tạc bằng đồng, bên dưới có dòng chữ “Hachiko Entrance”. Đằng sau bức tượng đồng này là câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko – biểu tượng về lòng trung thành của Nhật Bản. Vậy câu chuyện đó là gì? Và tại sao Hachiko được xem là biểu tượng về lòng trung thành?

1. Chú chó Hachiko – Biểu tượng về lòng trung thành của Nhật Bản

Hachiko thuộc giống chó Akita – đây là giống chó nổi tiếng tại “đất nước mặt trời mọc”, được ví là “quốc khuyển”, là biểu tượng của loài chó Nhật Bản. Theo đó, Hachiko đầy đủ những đặc điểm của chó Akita với hình dáng nhỏ, có lông màu trắng.

1.1 Hachiko và câu chuyện cảm động đợi chủ gần 10 năm

Chú chó Hachiko chào đời vào tháng 11 năm 1923. Đến năm 1924, khi Hachiko tròn một tuổi, chú được Giáo sư Hidesaburo Ueno nhận nuôi và mang về nuôi ở ngôi nhà nằm gần ga Shibuya Tokyo.

Giáo sư Hidesaburo Ueno là một người vô cùng tốt bụng, lại sống độc thân, vì thế, ông dành hầu hết thời gian rảnh rỗi của mình để chăm sóc, dạy dỗ và trò chuyện với Hachiko. Hàng ngày, giáo sư lên tàu đến giảng đường đại học, Hachiko tiễn giáo sư đến nhà ga và chờ đón ông vào 3 giờ chiều mỗi ngày.

Mọi việc cứ diễn ra đều đặn cho đến một ngày tháng 5/1925, giáo sư Ueno lên tàu điện ngầm đi làm và mãi không trở về nữa. Ông đột ngột qua đời vì xuất huyết não khi đang đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, Hachiko không biết điều này và ngày ngày vẫn ngồi đợi chủ ở nhà ga, ngóng trông một hình bóng thân quen bước xuống từ các chuyến tàu.

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, chú chó Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3 giờ chiều, dù nó đã bị viêm khớp và đã quá già yếu. Nó vẫn, và luôn trông chờ một điều kỳ diệu sẽ mang đến hình bóng quen thuộc của người chủ đã từng nuôi nấng, chăm sóc và dạy dỗ mình.

1.2 Câu chuyện về chú chó Hachiko trung thành được nhiều người biết đến

Câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko đã được một sinh viên của giáo sư Ueno viết và đăng trên trang nhất tờ báo Tokyo Asahi. Câu chuyện ngay lập tức thu hút sự quan tâm của người dân “xứ anh đào”. Sau đó, có nhiều người đã đến ga Shibuya, chỉ đơn giản là để nhìn Hachiko, cho nó ăn hay xoa đầu để động viên lòng trung thành của chú chó nhỏ.

Sau hơn một thập kỷ chờ đợi, ngày 8/3/1935, chú chó Hachiko đã nằm gục và chết tại nơi mà hàng ngày chú vẫn nằm đợi người chủ của mình. Sự ra đi của Hachiko đã để lại niềm thương tiếc của người dân Nhật Bản và được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo. Thậm chí, người ta còn dành hẳn một ngày để tang chú chó Hachiko trung thành này.

1.3 “Sống mãi” biểu tượng về lòng trung thành

Câu chuyện về chú chó Hachiko trở thành huyền thoại và được xem là biểu tượng về lòng trung thành – điều mà người dân Nhật Bản vô cùng tôn trọng và luôn khao khát đạt được. Tại nhà trường, các giáo viên và những phụ huynh cũng thường xuyên kể về lòng trung thành của Hachiko như một bài học cho các em nhỏ.

Một năm trước ngày Hachiko qua đời, người dân Nhật đã tạc một bức tượng hình chú chó và đặt tại ga Shibuya. Hachiko rất vinh dự vì có mặt trong buổi khánh thành bức tượng của chính mình. Tuy vậy, do ảnh hưởng của thế chiến thứ hai, bức tượng bị gỡ bỏ để lấy nguyên liệu làm đạn dược và được dựng lại vào năm 1948.

Ngày nay, vào ngày 8/4 hàng năm, người dân Nhật Bản lại tổ chức một buổi lễ long trọng tại nhà ga Shibuya để tưởng nhớ đến chú chó Hachiko.

2. Thông tin thú vị xoay quanh chú chó Hachiko Nhật

2.1 Tượng đồng Hachiko

Tại quê hương của Hachiko, thành phố Oodate tỉnh Akita – nơi được gọi là quê hương của loài chó Akita – cũng có một bức tượng Hachiko y hệt vậy.

2.2 Nghĩa trang Aoyama

Nghĩa trang công lập tại Tokyo không chỉ là nơi yên nghỉ của những người bình thường mà còn của rất nhiều người nổi tiếng. Nơi đây được xây dựng như một công viên và là địa điểm du lịch nổi tiếng.

Đây cũng chính là nơi an nghỉ của người chủ của Hachiko – giáo sư Ueno. Ngôi mộ nằm ngay trên lối đi chính Higashi Dori của nghĩa trang và hiện tại vẫn nhận được nhiều lượt viếng thăm của du khách.

2.3 Bảo tàng Khoa học Quốc gia

Đây là nơi trưng bày xác của Hachiko đã được nhồi bông. Do Hachiko bị nhiễm giun chỉ nên sau khi mất, xác của chú đã được giải phẫu. Công cuộc giải phẫu được tiến hành tại trường đại học nơi giáo sư Ueno từng làm việc. Nội tạng của của Hachiko được xem như bảo vật quý giá và hiện được trưng bày tại bảo tàng tư liệu nông nghiệp học tại trường đại học Tokyo.

Xác của Hachiko sau đó được nhồi bông và trưng bày tại phía bắc tầng 2 của toà nhà Nippon Kan thuộc Bảo tàng Khoa học Quốc gia.

Bên cạnh tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn, nội dung hướng dẫn tham quan bảo tàng bằng âm thanh còn có phiên bản “tiếng Nhật dành cho trẻ em“, vì vậy bảo tàng còn thích hợp với cả người học tiếng Nhật đến tham quan và tìm hiểu.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 (Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS)

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

Chuyện Cảm Động Về Chú Chó Hachiko Sống Mãi Trong Lòng Người Nhật

Nếu ai đó đã từng đi đến Nhật và qua nhà ga quận Shibuya, Tokyo. Chắc hẳn sẽ thấy dòng chữ “Hachiko Entrance”. Ngoài nhà ga bức tượng chú chó nổi bật và đã trở thành bất tử về lòng trung thành đối với người dân Nhật Bản. Đó là câu chuyện có thật, câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko sống mãi trong lòng người Nhật.

Câu chuyện cảm động của Hachiko

Chú chó Hachi, biệt danh của Hachiko là một chú chó nhỏ thuộc giống Akita thuần Nhật màu vàng-nâu. Hachi được giáo sư nông học Hidesaburo Ueno nhận nuôi. 

Ông Ueno mang Hachi từ quê nhà Odeta lên quận Toyotama, nay là phường Shoto 1, quận Shibuya, thủ đô Tokyo, sinh sống. Sáng nào cũng vậy, Hachi cùng chủ nhân đi bộ đến ga Shibuya. Hachi thường đợi chủ qua cổng soát vé để bắt chuyến tàu đi làm rồi mới về. Chú chó không được theo chủ đến giảng đường. Do vậy đến buổi chiều, Hachi lại ra ga Shibuya chờ đón ông Ueno về dù thời tiết lạnh giá hay tuyết rơi dày.

Cuộc sống vẫn êm đẹp trôi đi nhưng rồi điều không ngờ xảy ra. Vào tháng 5 năm 1925, khi Hachi 18 tháng tuổi, giáo sư Ueno bị đột quỵ khi đang giảng bài và qua đời tại đại học Tokyo. Người chủ yêu quý đã mãi mãi không thể trở về bên chú chó Hachi được nữa.

Sau đó, Hachi được một người khác nhận nuôi và liên tục bị đổi chủ. Đến năm 1927, Hachi đã có được chỗ ở ổn định tại nhà của Kobayashi – người làm vườn cũ của giáo sư Ueno. 

Nhưng dường như chú không bao giờ quên được hình ảnh người chủ cũ yêu dấu của mình. Nhiều lần, Hachi trốn khỏi nhà Kobayashi để tìm về nhà cũ của giáo sư Ueno. Không thấy ông Ueno ở nhà, Hachi lại đến nhà ga Shibuya, nơi chú đã gặp chủ nhân lần cuối. 

Từ đó trở đi, trong suốt 10 năm đằng đẵng, ngày nào Hachi cũng đến ga Shibuya ngóng đợi người chủ Ueno trong vô vọng. Bất kể là mưa gió, nắng, tuyết,…

Những tháng ngày chờ đợi tại ga Shibuya. Hachi đã gây nên sự chú ý. Hirokichi Saito – một sinh viên cũ của giáo sư Ueno, đã bắt gặp Hachi rất nhiều lần ở ga và nảy sinh tò mò. Saito đã theo chân Hachi đến căn nhà của người làm vườn cũ của giáo sư Ueno và ghi lại câu chuyện cảm động này.

Năm 1932, một trong những bài báo của Saito được đăng trên tờ Asahi Shimbun – Nhật báo lớn nhất Nhật Bản thời bấy giờ. Và hình ảnh chú chó Hachi đợi chờ người chủ cũ đã trở thành một hiện tượng quốc gia. 

Hachi được người dân Nhật Bản bày tỏ tình thương và sự quan tâm, chăm sóc. Người dân gửi đến chú những cái ôm, những ổ bánh mì và đệm lót để ngủ ở nhà ga. Hachi còn được đổi tên thành Hachiko, với từ “ko” thêm vào biểu thị lòng kính trọng trong tiếng Nhật.

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko lúc đó đã nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.

Lòng trung thành bất diệt của Hachiko xuyên thời gian

Câu chuyện cảm động về chú chó Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người ta đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. 

Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm. 

Ngoài ra bức tượng, ảnh vẽ, thú nhồi bông… chú chó Hachiko được dựng lên nhiều nơi trên đất nước “mặt trời mọc” biểu tượng bất diệt về lòng trung thành đáng trân trọng. Cùng với đó các bộ phim về chú chó Hachiko đã trở thành đề tài mà nhiều đạo diễn khai thác. 

Dù đã qua những diễn biến thăng trầm của lịch sử, của những chiến tranh, biến động của thời gian. Chuyện cảm động về chú chó Hachiko vẫn bất diệt đối và là biểu tượng xuyên thời gian trong lòng người Nhật.

Vào năm 2023, Nhân kỷ niệm 90 năm ngày mất của giáo sư Ueno và 80 năm ngày Hachiko qua đời, Hachiko và giáo Ueno cuối cùng đã được đoàn tụ cùng nhau mãi mãi. 8/3/2023, một bức tượng đồng với hình ảnh Hachi mừng rỡ chào đón chủ được dựng tại khuôn viên khoa Nông nghiệp Đại học Tokyo, quận Bunkyo. Cô Mari Toya, 30 tuổi, chủ một nhà hàng ở Nagoya, đã bày tỏ niềm xúc động: “Họ cuối cùng cũng đã đoàn tụ sau 90 năm. Tôi thật hạnh phúc thay cho họ”.

Tình cảm của chú chó Hachiko thật đáng quý, đó không chỉ dừng lại về lòng trung thành của chú chó với chủ, mà đó còn có sức lan tỏa của tình cảm ấy đối với người dân xứ sở hoa anh đào và người dân trên khắp thế giới.

4.2

/

5

(

5

bình chọn

)

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Người Nhật Dựng Bức Tượng Về Chú Chó Hachiko? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!