Bạn đang xem bài viết Vì Sao Người Bị Chó Cắn Không Được “Bén Mảng” Tới Đám Ma: Sẽ Bị Phát Bệnh Đấy được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ xa xưa, dân gian đã có quan niệm rằng người bị chó căn nên tránh tới đám ma vì có thể phát bệnh. Thế nhưng, thực hư ra sao thì không phải ai cũng biết.
Khi một người bị chó cắn, dân gian truyền miệng rằng không được đi tới đám ma, tham dự tang lễ. Đây là một trong những điều kiêng kị nếu không muốn phát bệnh dại. Thế nhưng, vì sao đến đám tang, người bị chó cắn lại “phát dại”? Sự thật rốt cuộc là như thế nào?
Thực tế, chó là loài vật được coi là bạn của con người nhưng chúng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh chỉ bằng một vết cắn. Chó khi cắn người, virus dại trong người chúng có thể theo tuyến nước bọt, ngấm vào máu của người.
Dù chưa có nghiên cứu nào nhận định chính xác rằng khi bị chó cắn, đi đám ma sẽ phát bệnh. Song, đã có trường hợp người bị cắn, sau khi tới đám tang về bị phát cơn dại. Ở góc độ tâm linh, điều này là không thể phủ nhận. Nhiều bác sĩ cũng đã gặp tình trạng người có vết chó cắn, ban đầu chỉ sưng đỏ nhưng khi đi đám ma về, vết cắn đã loang rộng hơn và nhanh hơn. Hiện tượng này được cho là bị nhiễm âm khí.
Nhiều ý kiến lý giải rằng, thi thể người quá cố tại đám ma có nhiều vi khuẩn, hơi lạnh. Nếu người thể trạng yếu sẽ dễ bị nhiễm khí lạnh hoặc bị vi khuẩn xâm nhập vào người, gây bệnh hoặc khiến bệnh trở nặng.
Bản thân người bị chó cắn là tiềm ẩn nguy cơ mang virus dại. Đây là lúc sức đề kháng giảm sút, dương khí hao tổn. Âm khí từ đám tang sẽ dễ tác động lên trên cơ thể, tạo thành nguồn gây bệnh, khiến những bệnh lý nền diễn biến theo chiều hướng xấu.
Có người lại cho rằng, nếu bị chó cắn mà không chích ngừa, nọc dại sẽ dần dần ngấm vào cơ thể. Thời điểm người đó tới tang lễ, virus dại gặp phải âm khí hoặc chịu tác động từ năng lượng tỏa ra từ người đã mất, có thể phát tác nhanh hơn.
Chính vì thế, không chỉ dân gian mà nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo người bị chó cắn không nên lui tới đám tang. Ngoài ra, người thể trạng yếu, bà bầu, trẻ nhỏ hay người già, người mới ốm dậy,…cũng nên kiêng kị đi đám ma.
Vì Sao Ăn Thịt Đồng Loại Không Được Chấp Nhận Ở Loài Người?
Nòng nọc con của loài lưỡng cư thường xuyên phải ăn các “anh em” của mình để tăng khả năng phát triển. Mòng biển và bồ nông là hai trong số nhiều loài chim sử dụng con non của chúng để làm thức ăn hoặc ngăn ngừa lây lan bệnh tật. Đối với bọ ngựa hay nhện lưng đỏ Úc, con đực sau khi giao phối sẽ trở thành một món ăn đầy hấp dẫn đối với con cái.
Thật sự, việc ăn thịt đồng loại không phải là một điều quá xa lạ trong thế giới động vật – và điều này thậm chí còn diễn ra thường xuyên hơn ở động vật có vú. Nhiều loài động vật gặm nhấm có thể biến con non của chúng thành bữa ăn trong trường hợp bị đói, bị bệnh, các con non đã chết, hoặc “sinh vượt kế hoạch” và con mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng. Các loài tiến hóa hơn như gấu và sư tử đực đôi lúc giết và ăn thịt các con non của con cái đã trưởng thành để chúng có thể dễ dàng giao phối hơn, tạo ra một thế hệ mới là con của chúng. Các loài động vật bậc cao gần giống với con người như tinh tinh đôi khi ăn thịt những cá thể không may mắn – thường là các con non – không rõ mục đích, có thể là nhằm bổ sung một vài protein cho cơ thể chúng.
Tuy nhiên, đối với con người, việc ăn thịt đồng loại là hành động thật sự đáng kinh tởm, được coi là trái với quy luật tự nhiên, đi ngược lại với tiến hóa của loài người. Trên thực tế, ác cảm của chúng ta đối với việc ăn thịt người rất mạnh mẽ, đến nỗi những biện minh về yếu tố sống còn và đạo đức khó có thể chấp nhận được.
Tờ Theconversation đã thực hiện một bài khảo sát, giả thuyết một người đàn ông có được phép ăn thịt các bộ phận cơ thể của người bạn mình, khi anh ta đã qua đời bởi những nguyên nhân thuộc về tự nhiên hay không. Đồng thời, bài khảo sát cũng giả sử rằng hành động ăn thịt người xảy ra trong một nền văn minh cho phép làm điều này, như một cách tôn vinh người quá cố, và thịt sẽ được nấu chín để đảm bảo không có nguy cơ nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, mặc dù lưu ý đã giả định việc ăn thịt người là hành động nhân văn, tuy nhiên hơn một nửa độc giả tham gia đã cho rằng đó là một điều hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Hình ảnh nạn nhân vụ rơi máy bay Andes đã phải ăn thịt đồng loại để tồn tại.
Ngay cả trong những tình huống đối mặt với sinh tử, hành động ăn thịt đồng loại cũng gần như là điều không thể tha thứ đối với con người. Tiêu biểu như vụ tai nạn máy bay Andes nổi tiếng năm 1972, khi những người sống sót đối mặt gần kề với sinh tử, đã ra một quyết định vô cùng khó khăn: Ăn thịt những người đã chết để tiếp tục sống. Mặc dù những hành động này là bước đi cuối cùng để sinh tồn trước thiên nhiên khắc nghiệt, và thậm chí một số người trong đoàn tự nguyện hiến xác mình thành thức ăn sau khi qua đời, tuy nhiên cuối cùng, họ vẫn bị xã hội lên án nặng nề.
Một trong những người sống sót sau thảm họa, Roberto Canessa, đã tự trách mình rằng việc ăn các hành khách để sinh tồn là ” xâm phạm vào ký ức của bạn bè, và đánh cắp linh hồn họ”. Mặc dù ngay sau đó, ông ta đã khẳng định rằng lúc đó nếu chẳng may qua đời, ông sẽ không ngần ngại cho phép những người còn sống được ăn thịt ông để sống sót.
Quyết định ghê tởm
Giai đoạn đầy đen tối nêu trên là bằng chứng rõ ràng cho thấy tại sao con người là ngoại lệ duy nhất có thể nằm ngoài vòng tròn quy luật ăn thịt ở các loài động vật. Tính chất giữa người sống và người đã chết không thể so sánh được. Sự kết nối cực kỳ chặt chẽ giữa phần con người và xác thịt là lý do duy nhất mà trong vài tình huống nhất định, những ưu điểm của việc ăn thịt người đều bị bỏ qua – bởi cảm giác ghê tởm, kinh khủng bên trong tâm trí mỗi cá nhân đang sống.
Một câu hỏi khác được đặt ra, tại sao chúng ta lại ghê tởm thịt người, trong khi thịt các loài động vật khác thì không? Nhà triết học William Irvine đã nêu ra trường hợp giả thuyết rằng tồn tại một trang trại nuôi những đứa trẻ sơ sinh nhằm phục vụ thực phẩm cho con người, tương tự như một trang trại gia súc, nơi chúng ta vỗ béo, giết mổ và lấy thịt của chúng. Irvine đề nghị rằng những lập luận biện minh cho việc giết gia súc cũng áp dụng đối với trẻ sơ sinh, ví dụ như “chúng sẽ không phản đối” và“chúng chưa có khả năng suy nghĩ như một người trưởng thành”.
Mặc dù đây chỉ là giả thuyết, tuy nhiên lại khá hữu ích nếu chúng ta muốn làm sáng tỏ sự định kiến của con người khi đề cập đến khía cạnh đạo đức của việc ăn thịt người. Từ khi còn nhỏ, chúng ta đã hình thành trong não bộ ý thức về các chủng loài, ví dụ như người và gia súc, như là một sự thật cơ bản hay đã trở thành ‘bản chất’, mặc dù không thể quan sát trực tiếp nhưng điều đó mang lại những nhận biết sơ khai ban đầu. Ví dụ, con người là gì? Là những các thể có suy nghĩ thông minh và lý trí, cá tính và khao khát sống, và đồng thời giữa các cá thể hình thành mối liên kết với nhau.
Con người tiến hóa để không ăn thịt đồng loại. (Ảnh: Shutterstock).
Chủ nghĩa tâm lý trên là một lối tắt hữu ích định hướng những mong đợi và đánh giá của chúng ta lên các thành viên trong chủng loài, chính là xã hội loài người – tuy nhiên điều này thật sự không hiệu quả khi những đặc trưng điển hình của chủng loài như đã nói ở trên không còn phù hợp, ví dụ như sau khi qua đời. Và đây là nguyên nhân lý giải tại sao hành động ăn thịt đồng loại sau khi chết lại làm chúng ta cảm thấy ghê tởm đến như vây. Ngay cả khi con người có thể biện minh những lý do về mặt đạo đức có thể chấp nhận được, thì chúng ta vẫn không thể ngăn cản tâm trí mình suy nghĩ về kẻ đã ăn thịt – hay kẻ đã bị ăn.
Các nghiên cứu cụ thể đã chỉ ra rằng, cách chúng ta tương tác với động vật phần nào sẽ định hình cách chúng ta phân loại chúng. Nếu càng nghĩ về môt loại động vật có đặc tính của con người – như loài chó chẳng hạn – chúng ta càng cảm thấy thịt của chúng thật sự khó có thể trở thành thức ăn.
Con người đang ngày càng thích nghi
Mặc dù những lời buộc tội ăn thịt người thường được đưa ra một cách sai lệch để quỷ hóa hay thần thánh hóa các nhóm hội cực đoan, dị hợm, tuy nhiên trong lịch sử loài người, hành động ghê tởm này không phải là điều hiếm thấy. Bộ lạc người Papua New Guinea có văn hóa ăn thịt đồng loại, tin rằng những người yêu thương người đã qua đời ăn thịt họ thì tốt hơn nhiều so với việc bị phân hủy bởi giun và dòi. Hay ở thời đại Phục Hưng, việc ăn thịt xác chết diễn ra thường xuyên nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu y học.
Không thể phủ nhận việc chúng ta có thể thích nghi với thịt người nếu cần thiết. Nhiều người thật sự ghê tởm với tất cả các loại thịt và chuyển sang ăn chay, trong khi những nhân viên tang lễ hay các bác sĩ phẫu thuật, thợ giết mổ động vật rất nhanh chóng thích nghi với những khó khăn ban đầu khi xử lý xác chết. Những nghiên cứu được thực hiện với các nhân viên giết mổ động vật ở Anh cho thấy họ dễ dàng thích nghi với việc tiếp xúc thường xuyên các bộ phận động vật – trong khi những người tiêu dùng bình thường cảm thấy kinh tởm.
Tuy nhiên, con người không nhất thiết phải ‘tiến hóa lùi’ trong tương lai gần. Mặc dù một số nhà triết học đã lập luận một cách khó hiểu rằng chôn cất người chết là một sự lãng phí trong bối cảnh thế giới đang đứng trước nguy cơ nạn đói toàn cầu, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có nhiều sự thay thế ngon miệng hơn nhiều so với thịt của một con người. Hiện nay việc ăn chay đang ngày càng được chứng minh là tốt cho sức khỏe, và chúng ta có thể chuyển sang ăn nhiều thực vật và ít thịt hơn để bảo tồn tài nguyên dần cạn kiệt. Côn trùng có thể đáp ứng đủ nhu cầu protein hằng ngày của chúng ta, và nhiều triển vọng trong tương lai của công nghệ phát triển nuôi cấy.
Đến bây giờ, chúng ta thật sự hạnh phúc bởi vẫn chưa rơi vào hoàn cảnh éo le đến mức phải ‘nếm’ thịt đồng loại của mình. Thịt người, mặc dù có những sự tương đồng về mặt sinh hóa với các loài động vật có vú khác, tuy nhiên bất kỳ hành vi nào sử dụng chúng làm thức ăn, dù xét đến yếu tố hoàn cảnh và đạo đức, vẫn mang tính ghê rợn và khó có thể chấp nhận được.
Vì Sao Khổng Tử Được Gọi Là ‘Chó Không Nhà’?
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách.
Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ dày 390 trang do Nhà xuất bản Nhân dân Sơn Tây (Trung Quốc) xuất bản tháng 5/2007, tác giả là Lý Linh (sinh 1948), giáo sư ĐH Bắc Kinh, nổi tiếng uyên thâm trong lĩnh vực khảo cổ, giải thích từ ngữ cổ, văn bản cổ. Hai tác phẩm khác của ông xuất bản năm 2005 và 2006 đều được chọn là sách hay của năm.
Chó không nhà lập tức gây ra một “trận động đất” trên văn đàn Trung Quốc. Tất cả chỉ vì tác giả dám bảo Khổng Tử – bậc chí thánh tiên sư bao đời nay người Trung Quốc thờ phụng – thực ra chỉ là một người bình thường, một “Chó không nhà”.
Hai vế của tên sách
Vế chính là ba chữ Táng gia cẩu (Sangjiagou) in rất to ngoài bìa. Tác giả giải thích Táng gia cẩu là chó không có nhà để về, còn gọi là chó lang thang, tiếng Anh homeless, cũng dùng để chỉ người không có nhà để về. “Bất cứ người nào ấp ủ lý tưởng mà không tìm được quê nhà tinh thần của mình trong thế giới hiện thực thì đều là Chó không nhà” – hàng chữ nhỏ này in ngay ngoài bìa sách, chắc để người đọc đỡ sốc về mấy chữ Chó không nhà.
Táng gia cẩu 喪家狗tiếng Việt lẽ ra phải dịch là “chó mất nhà”, nhưng như thế không đúng với Khổng Tử, vì cụ vẫn có khu nhà ở rất to ở Khúc Phụ đấy chứ. Vả lại “nhà” ở đây là “quê nhà tinh thần” chứ không phải nhà để ở; tác giả còn nói thêm ý: Người trí thức Trung Quốc cũng là Chó không nhà. Nguyên nghĩa Táng gia cẩu thời cổ là “chó của nhà có việc tang”, tức chó mất chủ (chữ Hán喪có hai nghĩa “táng” và “tang”), nhưng về sau dân gian dùng quen với nghĩa “táng” (mất). Từ này không có nghĩa xấu, trước đây nhà văn Vương Tiểu Ba dùng để gọi những người lang thang trong nỗi lòng cô đơn. Cũng có người trách Lý Linh sao không dùng chữ “khuyển” thanh nhã hơn chữ “cẩu”.
Vế thứ hai Tôi đọc Luận Ngữ in chữ nhỏ, muốn nói nội dung sách này rút ra từ việc đọc sách Luận Ngữ (tiếng Anh: The Analects of Confucius), chứ không phải từ các sách khác của Khổng Tử. Trước đây đã có khá nhiều sách dùng cái tên Đọc Luận Ngữ. Trong khi nhiều người chưa đọc Luận Ngữ đã có ám thị tâm lý coi đây là sách thánh hiền cao siêu, vì thế khi đọc sẽ hiểu sai Khổng Tử, suy diễn ra đủ thứ triết lý kỳ diệu và kỳ quặc, thì Lý Linh coi Luận Ngữ là một cuốn lịch sử tư tưởng, kinh điển quan trọng nhất của Nho học; ông đọc nó là để tìm một Khổng Tử chân thực, một đức Khổng sống, chứ không phải một đức Khổng người ta tạo dựng nên (nhân tạo). Ông viết: Tôi đọc Luận Ngữ là đọc nguyên điển (bản gốc của kinh điển); suy nghĩ của Khổng Tử thế nào, phải đọc nguyên tác. Mọi kết luận của tôi đều phát biểu bằng lời của chính Khổng Tử. Đây chính là lý do khiến người ta khó lòng phản bác ông. Trong sách, những lời ông viết chỉ là sự hướng dẫn đọc nguyên bản. Sách gồm hai phần:
giáo trình Lý Linh viết;
“Nguyên điển” ấy có từ mấy ngàn năm trước, viết trên thẻ tre bằng chữ cổ, văn cổ (chẳng có dấu ngắt câu, xuống dòng, toàn bộ tác phẩm viết trong một câu liền tù tì …), cực kỳ khó hiểu. Các bản Luận Ngữ ngày nay đều đã được nhiều học giả viết lại, sắp xếp lại, có thêm đủ loại dấu ngắt câu, ngoặc đơn ngoặc kép vốn không có trong văn Trung Quốc cổ. Lý Linh cả đời “kiếm cơm” bằng nghề khảo cổ, giải thích từ ngữ cổ và văn bản cổ, chuyên nghiên cứu văn tự chép trên thẻ tre khai quật từ các mộ cổ, dĩ nhiên có tiếng nói uy tín nhất trong giới nghiên cứu sách cổ Trung Quốc. Chính vì thế mà những người phản đối Chó không nhà cũng đều phải thừa nhận sách này có giá trị học thuật.
Ai nói Khổng Tử là Chó không nhà?
Trong Chó không nhà, Lý Linh viết về Khổng Tử như sau (chúng tôi tóm gọn):
Luận Ngữ chép: Tử Cống (một học trò của đức Khổng) nói Khổng Tử là thánh, ngay lúc ấy bị Khổng Tử phủ nhận. Ngài chỉ là một người xuất thân hèn mọn nhưng lại lấy các nhà quý tộc cổ (chân quân tử) làm tiêu chuẩn lập thân, một người học không biết chán, dạy người không biết mỏi, một người có đạo đức, học vấn nhưng lại chẳng có quyền thế gì, một người đi khắp nơi du thuyết, lo nghĩ thay cho tầng lớp thống trị, rát cổ bỏng họng thuyết phục chúng cải tà quy chính, gian nan phiêu bạt như một con chó lang thang không có nhà để về.
Năm 492 trước Công nguyên, đức Khổng 60 tuổi xa rời các môn đệ của mình, bôn ba đến nước Trịnh. Có người bảo Tử Cống rằng bên ngoài cổng thành có một người nửa trên có chút vẻ thánh nhân nhưng nửa dưới thì như con chó không nhà. Tử Cống nhắc lại nguyên văn câu đó với Khổng Tử, Ngài đã không khó chịu mà còn cười nói: Hình ảnh không quan trọng, nhưng bảo ta như “Táng gia cẩu” thì rất đúng.
Khổng Tử tuyệt vọng với tổ quốc mình, đi khắp các nước chư hầu, có tài mà chẳng được dùng, cuối cùng vẫn phải về sinh quán, cuối đời sống trong nỗi đau, khóc cạn nước mắt rồi chết trong nhà mình – nhưng cụ đâu có nhà (có lẽ tác giả nói mái nhà tinh thần).
Từ Khổng Tử, tôi (Lý Linh) nhìn thấy số phận của người trí thức …
Cảm nghĩ của tôi sau khi đọc Luận Ngữ là hai chữ: cô đơn. Khổng Tử rất cô đơn. Ngày nay có người mời cụ làm thầy thuốc tâm lý; thật ra tâm bệnh của cụ còn chưa được ai chữa cho. Trong sách này tôi muốn nói rằng Khổng Tử không phải là thánh; người mà bao đời vua chúa ca ngợi ấy không phải là Khổng Tử đích thực, chỉ là “Khổng Tử nhân tạo” thôi.
Dường như bây giờ nhiều người mới biết Khổng Tử tự nhận là Táng gia cẩu. Chuyện này Luận Ngữ không chép, nhưng Tư Mã Thiên có viết trong “Sử Ký” (“Tử Cống dĩ thực cáo Khổng Tử. Khổng Tử hân nhiên tiếu viết: ‘Hình trạng, mạt dã. Nhi vị tự táng gia chi khuyển, nhiên tai! Nhiên tai!”); có lẽ chỉ các học giả mới để ý tới. Lạ thay, Khổng Tử vui vẻ nhận mình là Chó không nhà, nhưng bây giờ các hậu duệ cụ lại nổi giận vì Lý Linh dám chép lại chuyện ấy! Phải chăng đây là sự khác nhau giữa quân tử với người thường?
Luận Ngữ viết gì?
Theo Lý Linh, Luận Ngữ viết mấy chuyện:
Thầy trò Khổng Tử sôi nổi bàn luận về lý tưởng và hiện thực;
Khổng Tử đi chu du các nước, có tài mà chẳng được dùng, mệt mỏi như con chó không nhà;
Sau khi thầy mất, mỗi môn đệ của thầy hùng cứ một mảng, tranh giành danh vị chính thống, song lại đồng tâm hiệp lực dựng Khổng Tử làm thánh nhân.
Các suy nghĩ thực sự của Khổng Tử là:
Phải học tập, chớ làm ruộng; học giỏi mới được làm quan, mới thực sự giải quyết chuyện đói nghèo;
Trong xử thế phải khôn ngoan giữ mình, nơi yên ổn thì đến, không yên ổn thì lánh đi, đã không dấn thân vào nơi nguy nan cũng chẳng tìm đến chỗ chết;
Có thể mưu cầu giàu sang, song giàu sang mà bất nghĩa thì chỉ là thứ phù vân;
Nghèo và giàu, hài hòa và bất an, tốt và xấu, lý tưởng và hiện thực, trị người và bị người trị, dưới bầu trời này đều là những thứ chẳng khác nhau mấy.
Gáo nước lạnh giội lên những cái đầu nóng
Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ xuất bản đúng vào lúc hàng trăm triệu người Trung Quốc từ người lớn tới trẻ con đang lên Cơn sốt Quốc học, đỉnh cao mới của phong trào phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa kéo dài nhiều năm nay. Quốc học dùng để phân biệt với Tây học; hầu hết người Trung Quốc đều cho rằng nội dung chính của Quốc học là Nho học (ta quen gọi Nho giáo).
Trong cơn sốt ấy, người ta đua nhau đọc Luận Ngữ – “Vạn thế Kinh điển” của Nho giáo, tương đương Kinh Thánh ở phương Tây. Năm 2004 Khoa Trung văn ĐH Bắc Kinh nơi Lý Linh công tác cũng mở khóa học Luận Ngữ, chia 3 lớp; do nhận nhiệm vụ dạy một lớp; Lý đã đọc lại Luận Ngữ, viết giáo trình, nay in thành sách trên.
Có nhiều điều đáng nói về Cơn sốt Quốc học. Lịch sử cho thấy, khi dân trí chưa cao, nhiều phong trào quần chúng ở giai đoạn cuối thường nảy sinh những nhận thức nông nổi, ấu trĩ, nhất là khi mọi người đã “sốt”. Nhưng chẳng mấy bậc thức giả nào dám giội nước lạnh lên những cái đầu nóng ấy, bởi lẽ có sức mạnh nào đáng sợ hơn sức mạnh của quần chúng?
Phong trào phục hưng văn hóa Trung Quốc khi lên Cơn sốt Quốc học cũng có tình trạng như vậy. Cơn sốt này tăng nhiệt mạnh khi xảy ra Hiện tượng Vu Đan. Qua Vu Đan, người Trung Quốc thấy Khổng Tử từng nói nhiều câu rất hữu dụng cho họ; Luận Ngữ trở thành món chicken soup (canh dưỡng sinh) khoái khẩu ai cũng thích; Khổng Tử trở thành vị thầy thuốc tâm lý chữa bệnh cho người Trung Quốc đang bơ vơ về lý tưởng và bế tắc trước các tệ nạn của kinh tế thị trường và lối sống công nghiệp.
Trước cơn sốt ấy, hầu hết giới học thuật im lặng; tuy lúc đầu có 10 vị tiến sĩ tuyên bố chống lại Vu Đan. Sử gia nổi tiếng Chu Duy Tranh nói Vu Đan “dám giảng giải cả những điều bà không hiểu”. Song lời nói của họ chìm nghỉm giữa muôn ngàn tiếng khen ngợi Vu Đan. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng Cơn sốt Quốc học là một điển hình của bệnh nông nổi văn hóa; Vu Đan chỉ phổ cập văn hóa, không phải là nghiên cứu lý luận; trong giải thích kinh điển, các học giả có “trận địa” riêng, khác tầng nấc và tính chất với phổ cập văn hóa, vì thế họ tránh phê phán người khác, không muốn tiếp tay hoặc gây rắc rối cho người khác tầng nấc.
Trong cơn sốt đó, phái Tân Nho gia đã đi xa quá đáng, lại thêm sự cổ xúy vì mục đích thương mại của các đầu nậu truyền thông xuất bản từng vớ bẫm trong “Hiện tượng Vu Đan”. Quốc học trở thành công cụ kiếm tiền; tính thương mại lấn át tính văn hóa ban đầu; hậu quả có thể khôn lường. Khổng Tử được sùng bái quá mức; Luận Ngữ được đưa lên vị trí quá cao; Nho giáo lấn át các giá trị văn hóa khác như Đạo gia, Pháp gia, Phật gia…
GS Chu Học Cần (ĐH Thượng Hải) nhận xét: Khổng Tử bị nâng lên tới độ cao đáng sợ, hoàn toàn thoát ly bộ mặt vốn có của Ngài. Dư Anh Thời (giải Kluge 2007, còn gọi là giải Nobel khoa học xã hội nhân văn) nói: Tư tưởng Trung Quốc đâu chỉ có Nho gia? Chỉ nên coi Khổng Tử là người đầu tiên nêu ra giá trị tinh thần, một người rất bình thường, chớ nên trang điểm Ngài thành một người cao sâu không thể đo được. Và Lý Linh xưa nay chỉ viết những tác phẩm học thuật buộc phải lên tiếng bằng một cuốn sách viết rất công phu nhưng có cái tên thiếu vẻ học thuật Chó không nhà. Rõ ràng, gáo nước lạnh này nhằm làm hạ nhiệt cơn sốt Quốc học.
Tranh cãi
Chó không nhà tuy chỉ in 15 nghìn cuốn nhưng đã gây tiếng vang lớn, được giới văn hóa và xuất bản trân trọng đón nhận, người đọc tranh nhau tìm mua. Giới học thuật đã tổ chức một số buổi hội thảo về sách này. Tiếng nói chối tai, đơn độc của Lý Linh không hề bị nhấn chìm giữa biển người say sưa tung hô Khổng Tử.
GS Chu Học Cần nói sách này thể hiện tinh thần phê phán có suy nghĩ độc lập trong giải thích Luận Ngữ (ý nói không a dua theo phong trào có sự hậu thuẫn của chính quyền); học thuyết Nho gia giỏi lắm chỉ có chức năng đạo đức tu thân dưỡng tính mà thôi chứ không thể thay thế các giá trị phổ quát hiện đại là quan niệm chính trị dân chủ và pháp chế, lại càng không trị quốc bình thiên hạ được; chỉ có dựa vào các giá trị phổ quát ấy mới giữ được sự ổn định tinh thần trong xã hội Trung Quốc hiện nay.
Người bình sách của chúng tôi nhận định: Chó không nhà cho thấy Khổng Tử là một Đôn Kihôtê (Don Quixote, người theo chủ nghĩa lý tưởng một cách phù phiếm, xem Cervantes); đọc sách này, ta không thể còn lú lẫn mơ hồ nữa, lại càng không thể biết mà vờ lú lẫn (là sự lú lẫn của nhà trí thức); trong cơn sốt đọc kinh điển đã xuất hiện nhiều nhận thức nông nổi như coi Luận Ngữ là phương thuốc cứu đời, hoặc một thứ chicken soup tâm linh chữa bách bệnh.
Tiền Lý Quần viết: đọc Chó không nhà, nhiều người thấy được các chỗ hiểu sai hoặc chưa hiểu Luận Ngữ. Tạp chí Diễn đàn Khoa học số 10/2007 nhận xét: Sách Lý Linh là tảng thiên thạch rơi vào tấm gương tư tưởng Khổng Tử của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Những lời chê sách chủ yếu tập trung vào sự bất kính của Lý Linh đối với Khổng Tử, ngoài ra chưa thấy có lý lẽ nào bác bỏ được các lập luận của tác giả. Phái Tân Nho gia phản kích hăng nhất. Tưởng Khánh (tác giả thuyết đưa Nho giáo vào chính quyền) chê Lý Linh “ngạo mạn khinh miệt và sỉ nhục thánh hiền”. Trần Bích Sinh nói Lý Linh có thái độ ngạo mạn khinh đời của Đạo gia và bất mãn sâu sắc với hiện thực; Lý Linh có quan điểm giải cấu trúc Nho học một cách quá đáng. Người duy nhất viết bài phản bác là Trần Minh (GS ĐH Sư phạm Bắc Kinh, Tổng Biên tập tạp chí Nguyên Đạo). Ông viết: “Văn tài của nhà văn + tầm nhìn của nhà giải thích từ ngữ cổ + tâm trạng “Phẫn thanh” (để tình cảm chi phối lý trí, ngôn ngữ chỉ trút tình cảm mà không chú ý tình hình thực tế) = Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ”. Ông chê sách Lý Linh nói văn hóa mà chửi chính trị, trong sách chứa đựng sự hằn thù, căm ghét sâu sắc đối với tư tưởng Nho giáo, tuy sách có tính học thuật nhưng việc chọn tên sách có tính cợt nhả bất kính, khó chấp nhận.
Tranh cãi về Chó không nhà chỉ là sự tiếp diễn cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cái gọi là phái theo chủ nghĩa bảo thủ văn hóa với phái theo chủ nghĩa tự do, hoặc phái Sùng Nho với phái Phản Nho (trước đây còn có phái chủ nghĩa Mác, nay không thấy lên tiếng). Thực chất là vấn đề đánh giá vai trò của Nho giáo, của Khổng Tử. Vấn đề này rất rộng và thú vị, nếu có dịp xin bàn sau.
Vì Sao Chó Poodle Màu Xám Khói Lại Được Nhiều Người Săn Lùng?
+ Những điều có thể bạn chưa biết về giống chó poodle màu xám xanh
+ Nên hay không nên chọn nuôi chó poodle màu trắng?
Thực chất thì những chú chó poodle màu xám khói ban đầu có màu lông đen tuyền do chúng được di truyền từ cặp chó bố mẹ là Poodle thuần chủng. Nhưng vì một nguyên nhân sai sót nào đó mà trong quá trình phối giống đã có sự cố xảy ra nên cho ra được những chú chó Poodle con có bộ lông màu xám khói.
Màu lông này là sự lai tạo vô cùng đặc biệt giữa màu đen cùng màu xám tro để tạo nên một màu lông đầy huyền bí, độc đáo và không kém phần sang trọng. So với màu đen thì màu xám khói nhìn trông sáng hơn và có nét đẹp riêng của chúng, đồng thời vẫn giúp cho các chú chó Poodle giữ được vẻ sạch sẽ.
Do màu lông xám khói này cực kỳ hiếm gặp, khi thực hiện việc phối giống bạn cũng không thể chắc chắn sẽ có được chú chó con có màu lông này nên điều đó đã khiến cho chó poodle màu xám khói luôn đứng trong Top đầu những chú Poodle được khách hàng săn lùng nhiều nhất trên thế giới.
Đối với nhiều người không phải chỉ ở nước ngoài mà ngay cả ở Việt Nam thì việc sở hữu một chú chó poodle màu xám khói được xem là điều cực kỳ may mắn và đó là một báu vật và cần phải được chăm sóc, nâng niu.
2. Giá bán chó poodle màu xám khói trên thị trường hiện nay
Chính bởi số lượng hiếm, màu lông đẹp mắt, sang chảnh lại được nhiều khách hàng ưa chuộng và săn tìm nên càng khiến cho mức giá bán của một em chó poodle màu xám khói trên thị trường hiện nay tương đối cao so với mặt bằng chung của các loại chó nhập khẩu khác.
Bên cạnh đó thì nếu bạn muốn lựa chọn ngoại hình, giới tính, nguồn gốc xuất xứ…của các em chó poodle màu xám khói thì mức giá sẽ còn tăng cao hơn rất nhiều. Nhưng điều đó cũng không làm cho những người chủ nuôi đam mê với màu lông xám khói của các em chó này nản lòng và bỏ cuộc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Người Bị Chó Cắn Không Được “Bén Mảng” Tới Đám Ma: Sẽ Bị Phát Bệnh Đấy trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!