Bạn đang xem bài viết Vì Sao Khổng Tử Được Gọi Là ‘Chó Không Nhà’? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Sách lớn ở đây là sách (thuộc lĩnh vực văn học, lịch sử …) được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị quan trọng về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách.
Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ dày 390 trang do Nhà xuất bản Nhân dân Sơn Tây (Trung Quốc) xuất bản tháng 5/2007, tác giả là Lý Linh (sinh 1948), giáo sư ĐH Bắc Kinh, nổi tiếng uyên thâm trong lĩnh vực khảo cổ, giải thích từ ngữ cổ, văn bản cổ. Hai tác phẩm khác của ông xuất bản năm 2005 và 2006 đều được chọn là sách hay của năm.
Chó không nhà lập tức gây ra một “trận động đất” trên văn đàn Trung Quốc. Tất cả chỉ vì tác giả dám bảo Khổng Tử – bậc chí thánh tiên sư bao đời nay người Trung Quốc thờ phụng – thực ra chỉ là một người bình thường, một “Chó không nhà”.
Hai vế của tên sách
Vế chính là ba chữ Táng gia cẩu (Sangjiagou) in rất to ngoài bìa. Tác giả giải thích Táng gia cẩu là chó không có nhà để về, còn gọi là chó lang thang, tiếng Anh homeless, cũng dùng để chỉ người không có nhà để về. “Bất cứ người nào ấp ủ lý tưởng mà không tìm được quê nhà tinh thần của mình trong thế giới hiện thực thì đều là Chó không nhà” – hàng chữ nhỏ này in ngay ngoài bìa sách, chắc để người đọc đỡ sốc về mấy chữ Chó không nhà.
Táng gia cẩu 喪家狗tiếng Việt lẽ ra phải dịch là “chó mất nhà”, nhưng như thế không đúng với Khổng Tử, vì cụ vẫn có khu nhà ở rất to ở Khúc Phụ đấy chứ. Vả lại “nhà” ở đây là “quê nhà tinh thần” chứ không phải nhà để ở; tác giả còn nói thêm ý: Người trí thức Trung Quốc cũng là Chó không nhà. Nguyên nghĩa Táng gia cẩu thời cổ là “chó của nhà có việc tang”, tức chó mất chủ (chữ Hán喪có hai nghĩa “táng” và “tang”), nhưng về sau dân gian dùng quen với nghĩa “táng” (mất). Từ này không có nghĩa xấu, trước đây nhà văn Vương Tiểu Ba dùng để gọi những người lang thang trong nỗi lòng cô đơn. Cũng có người trách Lý Linh sao không dùng chữ “khuyển” thanh nhã hơn chữ “cẩu”.
Vế thứ hai Tôi đọc Luận Ngữ in chữ nhỏ, muốn nói nội dung sách này rút ra từ việc đọc sách Luận Ngữ (tiếng Anh: The Analects of Confucius), chứ không phải từ các sách khác của Khổng Tử. Trước đây đã có khá nhiều sách dùng cái tên Đọc Luận Ngữ. Trong khi nhiều người chưa đọc Luận Ngữ đã có ám thị tâm lý coi đây là sách thánh hiền cao siêu, vì thế khi đọc sẽ hiểu sai Khổng Tử, suy diễn ra đủ thứ triết lý kỳ diệu và kỳ quặc, thì Lý Linh coi Luận Ngữ là một cuốn lịch sử tư tưởng, kinh điển quan trọng nhất của Nho học; ông đọc nó là để tìm một Khổng Tử chân thực, một đức Khổng sống, chứ không phải một đức Khổng người ta tạo dựng nên (nhân tạo). Ông viết: Tôi đọc Luận Ngữ là đọc nguyên điển (bản gốc của kinh điển); suy nghĩ của Khổng Tử thế nào, phải đọc nguyên tác. Mọi kết luận của tôi đều phát biểu bằng lời của chính Khổng Tử. Đây chính là lý do khiến người ta khó lòng phản bác ông. Trong sách, những lời ông viết chỉ là sự hướng dẫn đọc nguyên bản. Sách gồm hai phần:
giáo trình Lý Linh viết;
“Nguyên điển” ấy có từ mấy ngàn năm trước, viết trên thẻ tre bằng chữ cổ, văn cổ (chẳng có dấu ngắt câu, xuống dòng, toàn bộ tác phẩm viết trong một câu liền tù tì …), cực kỳ khó hiểu. Các bản Luận Ngữ ngày nay đều đã được nhiều học giả viết lại, sắp xếp lại, có thêm đủ loại dấu ngắt câu, ngoặc đơn ngoặc kép vốn không có trong văn Trung Quốc cổ. Lý Linh cả đời “kiếm cơm” bằng nghề khảo cổ, giải thích từ ngữ cổ và văn bản cổ, chuyên nghiên cứu văn tự chép trên thẻ tre khai quật từ các mộ cổ, dĩ nhiên có tiếng nói uy tín nhất trong giới nghiên cứu sách cổ Trung Quốc. Chính vì thế mà những người phản đối Chó không nhà cũng đều phải thừa nhận sách này có giá trị học thuật.
Ai nói Khổng Tử là Chó không nhà?
Trong Chó không nhà, Lý Linh viết về Khổng Tử như sau (chúng tôi tóm gọn):
Luận Ngữ chép: Tử Cống (một học trò của đức Khổng) nói Khổng Tử là thánh, ngay lúc ấy bị Khổng Tử phủ nhận. Ngài chỉ là một người xuất thân hèn mọn nhưng lại lấy các nhà quý tộc cổ (chân quân tử) làm tiêu chuẩn lập thân, một người học không biết chán, dạy người không biết mỏi, một người có đạo đức, học vấn nhưng lại chẳng có quyền thế gì, một người đi khắp nơi du thuyết, lo nghĩ thay cho tầng lớp thống trị, rát cổ bỏng họng thuyết phục chúng cải tà quy chính, gian nan phiêu bạt như một con chó lang thang không có nhà để về.
Năm 492 trước Công nguyên, đức Khổng 60 tuổi xa rời các môn đệ của mình, bôn ba đến nước Trịnh. Có người bảo Tử Cống rằng bên ngoài cổng thành có một người nửa trên có chút vẻ thánh nhân nhưng nửa dưới thì như con chó không nhà. Tử Cống nhắc lại nguyên văn câu đó với Khổng Tử, Ngài đã không khó chịu mà còn cười nói: Hình ảnh không quan trọng, nhưng bảo ta như “Táng gia cẩu” thì rất đúng.
Khổng Tử tuyệt vọng với tổ quốc mình, đi khắp các nước chư hầu, có tài mà chẳng được dùng, cuối cùng vẫn phải về sinh quán, cuối đời sống trong nỗi đau, khóc cạn nước mắt rồi chết trong nhà mình – nhưng cụ đâu có nhà (có lẽ tác giả nói mái nhà tinh thần).
Từ Khổng Tử, tôi (Lý Linh) nhìn thấy số phận của người trí thức …
Cảm nghĩ của tôi sau khi đọc Luận Ngữ là hai chữ: cô đơn. Khổng Tử rất cô đơn. Ngày nay có người mời cụ làm thầy thuốc tâm lý; thật ra tâm bệnh của cụ còn chưa được ai chữa cho. Trong sách này tôi muốn nói rằng Khổng Tử không phải là thánh; người mà bao đời vua chúa ca ngợi ấy không phải là Khổng Tử đích thực, chỉ là “Khổng Tử nhân tạo” thôi.
Dường như bây giờ nhiều người mới biết Khổng Tử tự nhận là Táng gia cẩu. Chuyện này Luận Ngữ không chép, nhưng Tư Mã Thiên có viết trong “Sử Ký” (“Tử Cống dĩ thực cáo Khổng Tử. Khổng Tử hân nhiên tiếu viết: ‘Hình trạng, mạt dã. Nhi vị tự táng gia chi khuyển, nhiên tai! Nhiên tai!”); có lẽ chỉ các học giả mới để ý tới. Lạ thay, Khổng Tử vui vẻ nhận mình là Chó không nhà, nhưng bây giờ các hậu duệ cụ lại nổi giận vì Lý Linh dám chép lại chuyện ấy! Phải chăng đây là sự khác nhau giữa quân tử với người thường?
Luận Ngữ viết gì?
Theo Lý Linh, Luận Ngữ viết mấy chuyện:
Thầy trò Khổng Tử sôi nổi bàn luận về lý tưởng và hiện thực;
Khổng Tử đi chu du các nước, có tài mà chẳng được dùng, mệt mỏi như con chó không nhà;
Sau khi thầy mất, mỗi môn đệ của thầy hùng cứ một mảng, tranh giành danh vị chính thống, song lại đồng tâm hiệp lực dựng Khổng Tử làm thánh nhân.
Các suy nghĩ thực sự của Khổng Tử là:
Phải học tập, chớ làm ruộng; học giỏi mới được làm quan, mới thực sự giải quyết chuyện đói nghèo;
Trong xử thế phải khôn ngoan giữ mình, nơi yên ổn thì đến, không yên ổn thì lánh đi, đã không dấn thân vào nơi nguy nan cũng chẳng tìm đến chỗ chết;
Có thể mưu cầu giàu sang, song giàu sang mà bất nghĩa thì chỉ là thứ phù vân;
Nghèo và giàu, hài hòa và bất an, tốt và xấu, lý tưởng và hiện thực, trị người và bị người trị, dưới bầu trời này đều là những thứ chẳng khác nhau mấy.
Gáo nước lạnh giội lên những cái đầu nóng
Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ xuất bản đúng vào lúc hàng trăm triệu người Trung Quốc từ người lớn tới trẻ con đang lên Cơn sốt Quốc học, đỉnh cao mới của phong trào phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa kéo dài nhiều năm nay. Quốc học dùng để phân biệt với Tây học; hầu hết người Trung Quốc đều cho rằng nội dung chính của Quốc học là Nho học (ta quen gọi Nho giáo).
Trong cơn sốt ấy, người ta đua nhau đọc Luận Ngữ – “Vạn thế Kinh điển” của Nho giáo, tương đương Kinh Thánh ở phương Tây. Năm 2004 Khoa Trung văn ĐH Bắc Kinh nơi Lý Linh công tác cũng mở khóa học Luận Ngữ, chia 3 lớp; do nhận nhiệm vụ dạy một lớp; Lý đã đọc lại Luận Ngữ, viết giáo trình, nay in thành sách trên.
Có nhiều điều đáng nói về Cơn sốt Quốc học. Lịch sử cho thấy, khi dân trí chưa cao, nhiều phong trào quần chúng ở giai đoạn cuối thường nảy sinh những nhận thức nông nổi, ấu trĩ, nhất là khi mọi người đã “sốt”. Nhưng chẳng mấy bậc thức giả nào dám giội nước lạnh lên những cái đầu nóng ấy, bởi lẽ có sức mạnh nào đáng sợ hơn sức mạnh của quần chúng?
Phong trào phục hưng văn hóa Trung Quốc khi lên Cơn sốt Quốc học cũng có tình trạng như vậy. Cơn sốt này tăng nhiệt mạnh khi xảy ra Hiện tượng Vu Đan. Qua Vu Đan, người Trung Quốc thấy Khổng Tử từng nói nhiều câu rất hữu dụng cho họ; Luận Ngữ trở thành món chicken soup (canh dưỡng sinh) khoái khẩu ai cũng thích; Khổng Tử trở thành vị thầy thuốc tâm lý chữa bệnh cho người Trung Quốc đang bơ vơ về lý tưởng và bế tắc trước các tệ nạn của kinh tế thị trường và lối sống công nghiệp.
Trước cơn sốt ấy, hầu hết giới học thuật im lặng; tuy lúc đầu có 10 vị tiến sĩ tuyên bố chống lại Vu Đan. Sử gia nổi tiếng Chu Duy Tranh nói Vu Đan “dám giảng giải cả những điều bà không hiểu”. Song lời nói của họ chìm nghỉm giữa muôn ngàn tiếng khen ngợi Vu Đan. Nhiều học giả Trung Quốc cho rằng Cơn sốt Quốc học là một điển hình của bệnh nông nổi văn hóa; Vu Đan chỉ phổ cập văn hóa, không phải là nghiên cứu lý luận; trong giải thích kinh điển, các học giả có “trận địa” riêng, khác tầng nấc và tính chất với phổ cập văn hóa, vì thế họ tránh phê phán người khác, không muốn tiếp tay hoặc gây rắc rối cho người khác tầng nấc.
Trong cơn sốt đó, phái Tân Nho gia đã đi xa quá đáng, lại thêm sự cổ xúy vì mục đích thương mại của các đầu nậu truyền thông xuất bản từng vớ bẫm trong “Hiện tượng Vu Đan”. Quốc học trở thành công cụ kiếm tiền; tính thương mại lấn át tính văn hóa ban đầu; hậu quả có thể khôn lường. Khổng Tử được sùng bái quá mức; Luận Ngữ được đưa lên vị trí quá cao; Nho giáo lấn át các giá trị văn hóa khác như Đạo gia, Pháp gia, Phật gia…
GS Chu Học Cần (ĐH Thượng Hải) nhận xét: Khổng Tử bị nâng lên tới độ cao đáng sợ, hoàn toàn thoát ly bộ mặt vốn có của Ngài. Dư Anh Thời (giải Kluge 2007, còn gọi là giải Nobel khoa học xã hội nhân văn) nói: Tư tưởng Trung Quốc đâu chỉ có Nho gia? Chỉ nên coi Khổng Tử là người đầu tiên nêu ra giá trị tinh thần, một người rất bình thường, chớ nên trang điểm Ngài thành một người cao sâu không thể đo được. Và Lý Linh xưa nay chỉ viết những tác phẩm học thuật buộc phải lên tiếng bằng một cuốn sách viết rất công phu nhưng có cái tên thiếu vẻ học thuật Chó không nhà. Rõ ràng, gáo nước lạnh này nhằm làm hạ nhiệt cơn sốt Quốc học.
Tranh cãi
Chó không nhà tuy chỉ in 15 nghìn cuốn nhưng đã gây tiếng vang lớn, được giới văn hóa và xuất bản trân trọng đón nhận, người đọc tranh nhau tìm mua. Giới học thuật đã tổ chức một số buổi hội thảo về sách này. Tiếng nói chối tai, đơn độc của Lý Linh không hề bị nhấn chìm giữa biển người say sưa tung hô Khổng Tử.
GS Chu Học Cần nói sách này thể hiện tinh thần phê phán có suy nghĩ độc lập trong giải thích Luận Ngữ (ý nói không a dua theo phong trào có sự hậu thuẫn của chính quyền); học thuyết Nho gia giỏi lắm chỉ có chức năng đạo đức tu thân dưỡng tính mà thôi chứ không thể thay thế các giá trị phổ quát hiện đại là quan niệm chính trị dân chủ và pháp chế, lại càng không trị quốc bình thiên hạ được; chỉ có dựa vào các giá trị phổ quát ấy mới giữ được sự ổn định tinh thần trong xã hội Trung Quốc hiện nay.
Người bình sách của chúng tôi nhận định: Chó không nhà cho thấy Khổng Tử là một Đôn Kihôtê (Don Quixote, người theo chủ nghĩa lý tưởng một cách phù phiếm, xem Cervantes); đọc sách này, ta không thể còn lú lẫn mơ hồ nữa, lại càng không thể biết mà vờ lú lẫn (là sự lú lẫn của nhà trí thức); trong cơn sốt đọc kinh điển đã xuất hiện nhiều nhận thức nông nổi như coi Luận Ngữ là phương thuốc cứu đời, hoặc một thứ chicken soup tâm linh chữa bách bệnh.
Tiền Lý Quần viết: đọc Chó không nhà, nhiều người thấy được các chỗ hiểu sai hoặc chưa hiểu Luận Ngữ. Tạp chí Diễn đàn Khoa học số 10/2007 nhận xét: Sách Lý Linh là tảng thiên thạch rơi vào tấm gương tư tưởng Khổng Tử của văn hóa truyền thống Trung Quốc.
Những lời chê sách chủ yếu tập trung vào sự bất kính của Lý Linh đối với Khổng Tử, ngoài ra chưa thấy có lý lẽ nào bác bỏ được các lập luận của tác giả. Phái Tân Nho gia phản kích hăng nhất. Tưởng Khánh (tác giả thuyết đưa Nho giáo vào chính quyền) chê Lý Linh “ngạo mạn khinh miệt và sỉ nhục thánh hiền”. Trần Bích Sinh nói Lý Linh có thái độ ngạo mạn khinh đời của Đạo gia và bất mãn sâu sắc với hiện thực; Lý Linh có quan điểm giải cấu trúc Nho học một cách quá đáng. Người duy nhất viết bài phản bác là Trần Minh (GS ĐH Sư phạm Bắc Kinh, Tổng Biên tập tạp chí Nguyên Đạo). Ông viết: “Văn tài của nhà văn + tầm nhìn của nhà giải thích từ ngữ cổ + tâm trạng “Phẫn thanh” (để tình cảm chi phối lý trí, ngôn ngữ chỉ trút tình cảm mà không chú ý tình hình thực tế) = Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ”. Ông chê sách Lý Linh nói văn hóa mà chửi chính trị, trong sách chứa đựng sự hằn thù, căm ghét sâu sắc đối với tư tưởng Nho giáo, tuy sách có tính học thuật nhưng việc chọn tên sách có tính cợt nhả bất kính, khó chấp nhận.
Tranh cãi về Chó không nhà chỉ là sự tiếp diễn cuộc đấu tranh dai dẳng giữa cái gọi là phái theo chủ nghĩa bảo thủ văn hóa với phái theo chủ nghĩa tự do, hoặc phái Sùng Nho với phái Phản Nho (trước đây còn có phái chủ nghĩa Mác, nay không thấy lên tiếng). Thực chất là vấn đề đánh giá vai trò của Nho giáo, của Khổng Tử. Vấn đề này rất rộng và thú vị, nếu có dịp xin bàn sau.
Giống Chó Nào Được Gọi Là “Chó Săn”?
Cách đây không lâu, tôi đã xem (lần thứ hai) loạt phim “Cốt truyện”, chính xác là vì một trong những nhân vật chính của bộ phim này. Đây không phải là về Serge Bezrukov, mà là về một diễn viên tài năng khác (hoặc thậm chí nhiều hơn!) – một chú chó săn máu, người đóng vai chú chó yêu quý của khu bầu cử, có biệt danh là Caesar.
Erik Lam, Shutterstock.com
Nó không thể không say mê sự quyến rũ này – một con chó xinh đẹp, to lớn, mạnh mẽ, có mõm không thể gọi là chó mặt: đầu bạn đầy nếp nhăn và nếp nhăn, mí mắt thấp, vẻ ngoài buồn bã và đôi mắt nâu, vẻ ngoài cao quý … triết gia phản ánh về ý nghĩa của cuộc sống.
Nhưng một khi các Huyết tộc được gọi là chó săn máu đẫm máu. Các nhà sử học về lịch sử coi chó săn là nhóm phả hệ lâu đời nhất và là tổ tiên của tất cả các loài chó săn. Vào thời cổ đại, khi con người săn bắn mà không có súng, chó săn được sử dụng để bắt nạt và bắt, chủ yếu là động vật hoang dã lớn. Đối với những mục đích này, những con chó mạnh mẽ, mạnh mẽ, khỏe mạnh, táo bạo và bướng bỉnh được yêu cầu, có khả năng đuổi theo trò chơi trong bất kỳ khu vực nào trong một thời gian dài, không mất dấu vết và không bị phân tâm bởi bất cứ điều gì khác. Ngoài ra, chó săn không được cho là “xé xác” con vật bị điều khiển mà chỉ tìm và giam giữ cho đến khi thợ săn đến.
Lịch sử của giống chó này đã phát triển quá mức với nhiều truyền thuyết và truyền thống. Theo một trong số họ, người ta tin rằng những con chó săn đến Anh từ Normandy cùng với quân đội của William the Conqueror vào năm 1060-1070.
Một truyền thuyết khác, lãng mạn và đẹp đẽ hơn nói rằng Pháp là nơi sinh của tổ tiên của những con chó săn. Trong khu rừng Ardennes dày đặc (nay là lãnh thổ của Bỉ hiện đại), thị trấn nhỏ San Hubert đã bị mất.
Có một thợ săn vui vẻ Francis Hubert ở thành phố này. Một lần, đàn chó trung thành của anh truy đuổi một con nai trắng có sừng tuyệt đẹp. Cuộc rượt đuổi đã diễn ra trong một thời gian dài, và Francis đã mong chờ làm thế nào sừng hươu sẽ trông đẹp như thế nào trên lò sưởi. Đột nhiên, một con nai mệt mỏi dừng lại và, không chú ý đến những con chó, quay sang thợ săn. Đức Phanxicô kinh ngạc nhìn thấy thánh giá thánh thần tỏa sáng giữa những chiếc sừng khổng lồ với ánh sáng rực rỡ và không thể chịu nổi, và một giọng nói từ trời hỏi: Tại sao Đức Phanxicô, tại sao bạn lại đuổi theo tôi?
Điều này đã gây ấn tượng mạnh mẽ với người thợ săn rằng anh ta, đã rời bỏ công việc chính của đời mình – săn bắn, tận tụy phục vụ Chúa. Và tại nơi diễn ra sự kiện đáng kinh ngạc, một tu viện được xây dựng vào năm 698.
Các tu sĩ sống ở đó cũng săn bắn (họ muốn ăn hàng ngày), và vì điều này họ cần những con chó có bản năng tuyệt vời, không sợ hãi và vô định, và tu viện bắt đầu một công việc khó khăn và lâu dài để nhân giống chúng. Giống chó kết quả (khoảng thế kỷ 13), nhanh chóng nổi tiếng nhờ bản năng độc đáo của nó, được gọi là chó săn của St. Hubert hoặc San Guber. Không phải mọi quý tộc giàu có (chỉ quý tộc và thành viên của các gia đình hoàng gia mới có quyền bắt đầu những con chó như vậy) có thể đủ khả năng san-guber, và các gói của các vị vua Pháp khi đó gần như hoàn toàn bao gồm chúng.
Được săn lùng với san-guber cho trò chơi lớn: nai sừng, lợn rừng, bò rừng, nai. Nhiều người xử lý chó tin rằng đó là chó săn của St. Huber, một lần ở Anh và đã sinh ra những con chó săn.
Nhưng đẫm máu không có nghĩa là khát máu chút nào, những con chó săn là những sinh vật hiền lành và tốt bụng, chúng rất ngoan ngoãn và chúng không bao giờ lao vào con thú bị truy đuổi. Nhiều giống chó săn hiện đại có nguồn gốc từ chó săn: chó săn Thụy Sĩ, Đức. Ngay cả người Fila Brazil, người ta tin rằng, được bắt nguồn dựa trên cơ sở của những con chó săn, mặc dù không giống như tổ tiên tốt bụng của cô, trước hết, đây không phải là một giống chó săn, mà là một giống chó chiến đấu và chiến đấu.
Tuy nhiên, những con chó săn đã nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ sự tinh tế và độc đáo của chúng, đó là lý do tại sao vào cuối thế kỷ 18 ở châu Âu, chúng bắt đầu được sử dụng làm chó dịch vụ, để theo dõi và tìm kiếm kẻ cướp, kẻ săn trộm và kẻ trộm.
Bloodhound có thể ngửi thấy dấu vết của tội phạm để lại hơn 4 ngày trước. Và không chỉ ngửi, mà còn đi theo con đường mòn, cho dù anh có kéo dài bao xa, cả nước và chất bôi trơn của đế bằng các chất có mùi đều có thể đánh lừa chiếc mũi tốt nhất trên thế giới. Họ đã tin tưởng rất nhiều vào con chó săn đến nỗi chính quyền Anh đã ban hành một “luật về dấu vết nóng” đặc biệt. Luật pháp quy định một cách không nghi ngờ là mở bất kỳ cánh cửa nào trong nhà của người dân ở bất kỳ khu vực nào, trước đó một con chó đi dọc theo đường mòn đã dừng lại. Và không một trường hợp nào được ghi lại khi con chó săn mắc lỗi, nó gây ra nỗi kinh hoàng thực sự và sự hoảng loạn trong giới tội phạm.
Một trong những con chó săn nổi tiếng nhất là Symbol, người từng phục vụ trong cảnh sát Hoa Kỳ và chết năm 1954 (chó cảnh sát bị giết thường xuyên như đồng nghiệp của con người). Simbol mang lại danh tiếng cho câu chuyện xảy ra ngay khi bắt đầu phục vụ trong cảnh sát. Con chó tự tin và bướng bỉnh đi theo dấu vết của hai tên tội phạm bỏ trốn, đường đua đã cũ và đi trên địa hình khó khăn, lặp đi lặp lại vô tận và đã lặn xuống nước. Nhưng không có thủ đoạn nào có thể đánh bật con chó săn khỏi đường đua. Khi Simbol vượt qua bọn tội phạm, … niềm vui của anh ta không còn giới hạn, anh ta lao tới, vẫy đuôi, như muốn nói: Cuối cùng tôi đã tìm thấy bạn! Những người bị truy nã không chia sẻ cảm xúc của anh ta, cả hai đều mất ý thức vì sợ hãi.
Chính sự yếu đuối của những con chó săn và sự thân thiện của cả những người lạ đã ngăn cản việc sử dụng chúng trong cảnh sát. Con chó bắt đầu được yêu cầu không chỉ là một bản năng tuyệt vời và khả năng tìm ra một tên tội phạm, mà còn có khả năng giam giữ anh ta, để cho răng của anh ta đi nếu cần thiết. Những người chăn cừu Dobermans, Đức và Bỉ đã đến nơi của những con chó săn cho cảnh sát.
Có những trang ảm đạm trong lịch sử của những con chó săn, một khi chúng được sử dụng để săn người. Trên đảo Cuba, những con chó săn rất thích sự nổi tiếng khủng khiếp và đẫm máu, nơi chúng bị kéo đi tìm kiếm những nô lệ chạy trốn.
Thời gian trôi qua, cách sống của hầu hết mọi người thay đổi, nhu cầu về chó săn, cả trong săn bắn và tìm kiếm chó, dần dần trở nên vô nghĩa. Nhưng điều này không có nghĩa là những con chó săn đã nghỉ việc. Những con chó riêng lẻ vẫn phục vụ trong cảnh sát Hoa Kỳ, những con chó săn được hăng hái quay trong các bộ phim, và một ví dụ về điều này là loạt phim truyền hình Nga “Âm mưu”, bộ phim Mỹ “Johnny và Clyde” … Tuy nhiên, chó săn hiện đại là thú cưng, bạn đồng hành, một người bạn trung thành (như tất cả các con chó, tuy nhiên). Giữ cho nó không khó, chó săn không háu ăn và không cầu kỳ, rất thân thiện và tình cảm với trẻ em, ngay cả với người lạ, rất thân với những vật nuôi khác.
Đúng, có một số nhược điểm (và cái nào trong chúng ta là hoàn hảo?) – đây không chỉ là sự bướng bỉnh, mà là ỔN ĐỊNH. Bloodhound hoàn toàn không thể ép buộc làm những gì anh ta không muốn, anh ta chỉ đơn giản là không tuân theo và tất cả, la hét, chứ đừng nói đến việc trừng phạt vô ích về thể xác. Con chó này không tha thứ cho việc đánh đập, sau cú đánh đầu tiên, liên lạc giữa nó và chủ sẽ bị mất vĩnh viễn. Và điều này là chảy nước dãi, chảy nước dãi và chảy nước dãi, gần như vô cùng nhỏ giọt từ môi và brylya trên thảm và đồ nội thất, trên quần áo và giày dép.
Nhưng nếu nó không làm bạn sợ, nếu bạn cần một sinh vật gần đó yêu chủ nhân một cách không quan tâm và, có thể nói, theo mặc định, thì con chó thuộc giống chó săn lâu đời nhất trên thế giới này là Chó của bạn!
Chó Có Khóc Được Không? Vì Sao Chó Chảy Nước Mắt?
Đôi khi, bạn có thể đã thấy chó cưng của mình chảy nước mắt hoặc thậm chí đẫm nước mắt trên khóe mắt và mi. Tuy nhiên, trong khi con người chúng ta có thể khóc vì những lý do xúc động, còn loài chó thì không. Chó sử dụng các phương tiện khác để thể hiện cảm xúc của chúng, chẳng hạn như vẫy đuôi vui vẻ hoặc tai cụp lại buồn bã.
Sản phẩm thuốc nhỏ mắt cho chó
DỊ ỨNG
Cũng giống như con người, con chó của bạn có thể bị dị ứng theo mùa hoặc do các yếu tố khác gây ra như bột giặt hoặc thành phần dị ứng trong thức ăn cho chó.
Nếu bạn nghi ngờ rằng dị ứng là lý do chó cưng của bạn khóc, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để xét nghiệm và xác định chất gây dị ứng.
Các dấu hiệu khác của dị ứng bao gồm: sưng tấy, phát ban, hắt hơi, ho, viêm nhiễm, v.v… Nếu bạn thấy các dấu hiệu dị ứng khác, hãy báo cho bác sĩ thú y. Điều này sẽ giúp họ thu hẹp nguyên nhân khiến chó chảy nước mắt và kê đơn thuốc điều trị kịp thời.
TẮC ỐNG DẪN NƯỚC MẮT
Cũng giống như con người, chó có ống dẫn nước mắt để giúp mắt hoạt động tốt và khỏe mạnh.
Tuy nhiên, không giống như con người luôn có ống dẫn đẩy nước mắt ra ngoài, ống dẫn nước mắt của chó dẫn chất lỏng trở lại mũi họng.
Nếu chó bị tắc ống dẫn nước mắt, nước mắt có thể chảy ra ngoài, giống như khi con người khóc. Sự tiết dịch mắt này được gọi là epiphora.
Dấu hiệu: nếu con chó của bạn bị epiphora, lông xung quanh mắt của chúng sẽ bị ẩm và có thể dẫn đến kích ứng da hoặc lông màu nâu, đỏ quanh mắt.
Hãy đưa chó đến bác sĩ thú y nếu các triệu chứng của ống dẫn nước mắt bị tắc vẫn tồn tại trong một thời gian dài.
NHIỄM TRÙNG MẮT
Nếu con chó của bạn “khóc” ra nước mắt có màu vàng, đầy chất nhầy hoặc có máu thay vì những giọt nước mắt trong suốt, đó là dấu hiệu chắc chắn rằng con chó của bạn bị nhiễm trùng mắt.
Các triệu chứng khác của nhiễm trùng mắt bao gồm sưng tấy vùng mắt hoặc đỏ mắt.
Nếu con chó của bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số này, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.
KÍCH ỨNG TRONG MẮT
Một lý do khác khiến con chó của bạn có thể “khóc” đơn giản là vì chúng có chất kích thích như bụi bẩn trong mắt. Hãy nhẹ nhàng nâng mí mắt trên và dưới của họ để kiểm tra kỹ và loại bỏ mảnh vụn.
Trong trường hợp này, nước mắt chỉ nên kéo dài chừng nào nó có thể đẩy được những hạt bụi bẩn ra ngoài.
Hãy rửa mắt bằng nước mát hoặc nước rửa mắt được bác sĩ thú y phê duyệt. Nếu mắt chó vẫn có dấu hiệu kích ứng, hãy đến bác sĩ thú y để họ có thể giúp đỡ.
Nếu bạn nhìn thấy các mảnh vụn hoặc mảnh vụn lớn hơn gây hại cho mắt của chó, đừng cố gắng rửa sạch nó. Băng mắt và đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Đảm bảo rằng con chó của bạn không cào cấu hay dụi mắt của nó.
CHÓ BỊ XƯỚC GIÁC MẠC
Một lý do khác khiến chó của bạn có thể chảy nước mắt là do giác mạc của chó bị trầy xước. Giác mạc bị trầy xước phổ biến hơn ở những con chó hiếu động, ham chơi và có thể đã bị con chó khác quẹt vào trong khi chơi.
Nếu mắt chó bị chảy nước mắt và chúng vẫn tiếp tục dụi ngoáy mắt, hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y để ngăn tổn thương thị lực nghiêm trọng.
KẾT LUẬN
Mặc dù chó cưng của bạn không khóc vì cảm xúc, chúng vẫn có cách để thể hiện nỗi buồn. Khi chó trải qua cảm giác đau đớn, thất vọng hoặc mất mát, chúng thể hiện điều đó thông qua các kiểu như hú, thút thít và rên rỉ. Chúng cũng có thể ngừng hoạt động mạnh, dù trước đó rất yêu thích.
Đây là những dấu hiệu bạn nên để ý nếu lo lắng về tình trạng mắt của chó. Tuy nhiên, nước mắt cho thấy một mối lo ngại về sức khỏe mà bạn nên điều trị sớm.
Dogtionary biên soạn bài viết này đầu tiên tại Việt Nam từ Dogtime để củng cố cộng đồng người yêu chó. Xin vui lòng trích nguồn để tôn trọng tác giả.
5 năm kinh nghiệm tìm hiểu về các giống chó mèo, dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hành vi. huấn luyện.
Vì Sao Chó Hoang Châu Phi Được Coi Là “Thợ Săn Đỉnh Nhất”?
Chó hoang châu Phi có tên khoa học là Lycaon pictus, tên tiếng Anh là “Painted wolves” (tạm dịch là “những con sói được sơn màu”) nhưng người ta thường biết đến chúng qua cái tên chó hoang nhiều hơn.
Chó hoang châu Phi được biết đến là bậc thầy của nghệ thuật phối hợp săn mồi trên thảo nguyên với tỷ lệ săn mồi thành công lên đến 3/4 trong mỗi chuyến săn, từng cá thể có ý thức kỹ luật và đoàn kết tốt. Chúng còn là một trong những loài thú có cú cắn mạnh nhất trong các loài động vật có vú trong bộ ăn thịt.
Chó hoang châu Phi được biết đến là bậc thầy của nghệ thuật phối hợp săn mồi.
Đã từng có khoảng 500.000 con chó hoang dã châu Phi trong 39 quốc gia và bầy 100 con hoặc nhiều hơn không phải là hiếm, nhưng nay chỉ có khoảng 3.000-5.500 trong ít hơn 25 quốc gia, hoặc có lẽ chỉ có 14 quốc gia.
Số lượng loài này thời điểm năm 2016 ước khoảng 39 tiểu quần thể có chứa 6.600 con trưởng thành, chỉ có 1.400 cá thể trong số đó là cá thể trưởng thành đang sinh sản. Sự suy giảm của các quần thể này đang diễn ra, do sự phân mảnh môi trường sống, sự đàn áp của con người và dịch bệnh.
Có tính tổ chức, xã hội độc đáo
Chúng sở hữu một bộ lông cực thời trang với các đốm màu đen, nâu, vàng và trắng; đặc biệt, mỗi con chó lại có đốm khác nhau, không con nào giống con nào cùng với đó là 1 đôi tai to tròn. Môi trường sống của chó hoang châu Phi sống tập trung miền Đông và miền Nam châu Phi.
Chó hoang châu Phi có lối sống bầy đàn với tổ chức xã hội cao và đầy tính kỷ luật. Đây là một trong những điểm nổi bật giúp chúng có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt với nhiều kẻ săn mồi to lớn và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Chúng là loài có một con đầu đàn, tất cả thành viên khác đều phải phục tùng. Khi săn được mồi, thịt được phân chia từ trên xuống dưới, những con chó khác kiên nhẫn chờ đợi, đứng gác cho đến lượt mình để ăn.
Chúng hầu như không bao giờ đấu đá với nhau tranh thức ăn do hệ thống xếp hạng này. Khi một con chó bị ốm, bị thương hoặc đã cao tuổi, thậm chí mất khả năng săn mồi, các thành viên còn lại trong đàn sẽ chăm sóc và nuôi chúng. Khi con đầu đàn bị thương, nó không bị ép thoái vị, nếu đủ tài trí, nó vẫn sẽ được cả đàn kính trọng và chăm sóc.
Điểm đặc biệt hơn ở loài động vật này là đặc tính nhường nhịn bề dưới. Khi săn được mồi, các con trưởng thành sẽ để cho con non ngấu nghiến thức ăn trước tiên. Không chỉ các ông bố bà mẹ, ngảy cả các anh chị cũng tham gia trong việc chăm lo, bảo vệ các em nhỏ trong đàn.
Loài này cũng có một thói quen hết sức dị, đó là nuốt thức ăn vào rồi nôn ra ăn lại. Chúng cũng có lúc lăn mình qua bãi nôn trước, sau đó mới đứng lên tợp hết đống thịt lộn xộn dưới đất. Công việc thường được dùng để mang thức ăn về cho các con non nhưng đôi khi việc này mở rộng cho con lớn, đến mức là nền tảng của đời sống xã hội chó hoang châu Phi.
Kỹ năng săn mồi cực đỉnh, chính xác
Trong khi tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử chỉ rơi vào khoảng 27-30%, tỷ lệ này ở chó hoang châu Phi lên đến 80%, một con số phải nói là cao khủng khiếp, vượt trội so với sư tử và báo. Chúng thường đi săn thành đàn lớn với số lượng khoảng 20 con, có thể cùng nhau hạ gục 1 con mồi lớn hơn chúng gấp nhiều lần như ngựa vằn, linh dương đầu bò.
Chó hoang có thể truy đuổi con mồi liên tục 8km và tốc độ nhanh nhất có thể lên đến 66km/h.
Bộ hàm của chúng có thể tạo ra cú cắn uy lực lên đến 240.000kg/m 2, hàm dưới của chó hoang to hơn chó nhà nhiều và răng hàm của chúng có chức năng róc thịt khỏi xương. Thậm chí chúng còn cướp con mồi của những loài đứng trên đỉnh chuỗi thức ăn như sư tử, linh cẩu hay cá sấu.
Quan sát chó hoang châu Phi săn mồi, bạn sẽ biết tại sao chúng được ngợi ca là những “thợ săn đỉnh nhất” của châu Phi.
Hầu hết các động vật ăn thịt dựa vào tài ngụy trang âm thầm tiếp cận và hạ gục con mồi nhưng chó hoang châu Phi rất hiếm khi phải sử dụng chiến thuật này, chúng sinh ra để chinh phục con mồi bằng những cuộc rượt đuổi.
Với thị lực tốt và sức bền đáng kinh ngạc, chó hoang có thể truy đuổi con mồi liên tục 8 km và tốc độ nhanh nhất có thể lên đến 66 km/h. Thông thường chúng sẽ dồn đuổi con mồi cho đến khi con mồi kiệt sức và gục ngã, không chống trả được và làm thịt con mồi.
Để có săn được 1 con mồi lớn, các thành viên trong đàn cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn.
Trước khi đuổi bắt con mồi, chúng tỏa ra bao vây và chọn mục tiêu. Một con tiến gần đến con mồi, 1 con khác di chuyển chặn sườn và các con khác dàn hàng xen kẽ. Mục đích của chúng là tách mục tiêu đã định khỏi đàn, bao vây mạn sườn và áp sát không cho con mồi chạy thoát. Đó là cách đi săn vô cùng hiệu quả và khoa học với các loài sống bầy đàn.
Còn nếu con mồi thuộc loại nhỏ, chúng chỉ việc đè nghiến xuống đất và xé toạc bằng bộ hàm khỏe mạnh vào hàng bậc nhất thế giới tự nhiên. Ngoài ra, chó hoang châu Phi rất thông minh khi biết cách giao tiếp với nhau khi săn mồi, những con chó không ngừng để cho các thành viên khác biết cả vị trí của mình và của con mồi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Khổng Tử Được Gọi Là ‘Chó Không Nhà’? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!