Bạn đang xem bài viết Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó, Mèo? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực chất, vấn đề này không hề mới bởi việc cấm buôn bán và ăn thịt chó đã từng được người Pháp áp dụng ở Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Theo lệnh cấm này, tất cả những ai ăn, bán thịt chó nếu bắt được sẽ bị xử nghiêm theo luật. “C ũng thời gian đó, người Pháp còn xây hẳn một nghĩa trang để chôn những con chó chết ở Hà Nội. Nghĩa trang đó nằm ở khu vực bến Phà Đen – Cảng Hà Nội bây giờ “, ông Nguyễn Ngọc Tiến – nhà nghiên cứu Hà Nội chia sẻ. (1)
Ngày còn nhỏ, tôi có đến nhà một người họ hàng để ăn cỗ. Vừa bước chân vào cửa, tôi đã nghe thấy tiếng chó sủa ầm ĩ. Đập vào mắt tôi là hình ảnh con chó đang nằm quằn quại đau đớn vì bị 3,4 người đàn ông cao to kẹp cổ. Đó là con chó tôi vẫn thường hay chơi và vuốt ve mỗi khi đến đây mà? Nó đã từng là một con chó có đôi mắt rất đẹp, tinh khôn; sao bây giờ trong đôi mắt nó chỉ thấy nỗi sợ hãi, hoảng loạn thôi vậy? Nó vừa sủa vừa mở to mắt dáo dác nhìn xung quanh như tìm kiếm sự cứu giúp trong vô vọng. Bắt gặp ánh mắt của tôi, nó khựng lại vài giây. Nước mắt tôi trào ra, chỉ kịp thốt lên: “Đừng mà…”. “Bụp” – một đòn giáng mạnh xuống đầu nó. Nó chết rồi.
Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn một miếng thịt chó, dù có bị ép đi chăng nữa. Nhiều người còn kích bác không ăn là không biết thưởng thức “tinh hoa ẩm thực” của người Việt. Tôi không quan tâm tới những lời nói đó bởi mỗi khi nhìn vào miếng thịt chó tôi chỉ thấy lòng xót xa, chứ không thấy nó có gì ngon hay hấp dẫn cả.
Nếu nghĩ sâu hơn một chút, tưởng tượng ra cảnh con chó đã ăn những gì trước khi bị giết thì có lẽ những ai nghiện món ăn giàu đạm này cũng chẳng thấy ngon miệng được nữa. Khác với gà, lợn, trâu, bò vốn được nuôi ăn bằng cám, cỏ, rau thì chó thường đi nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ thừa trên đất. Nhiều khi nó còn liếm láp bãi nôn rồi nếm một chút chất thải của con người hay của chính nó. Hầu hết chó được làm thịt đều là chó hoang bị bắt trộm hay nuôi nhốt bất hợp pháp nên chắc chắn chẳng ai biết được nó đã ăn và uống những thứ dơ bẩn gì rồi.
Chó ăn chất bẩn do con người nhổ, thải ra rồi chúng ta lại ăn thịt chó. Thế chẳng phải là vòng luẩn quẩn khi con người lại ăn chính thứ mình thải ra hay sao? Thật sự khó hiểu khi người ta vẫn ăn nó một cách ngon lành. Phải chăng là do nó đã được tẩm ướp, bày biện đẹp mắt nên nhiều người mới thấy nghiện món này đến vậy. Chứ nếu thật sự dành ra vài phút nghĩ lại quy trình để có miếng dồi chó, xiên chả chó, bát rượu mận mỡ màng trên bàn nhậu kia thì nhiều người sẽ thấy rùng mình.
Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó. Vì chó là người bạn thân thiết của con người, sống nặng ân tình, là con vật có tính linh cao. Không phải tự nhiên có câu: ” Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo“. Nếu đã từng nuôi chó, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng trung thành và dành tình yêu cho chủ sâu sắc đến nhường nào. Chúng vui chung niềm vui của chủ, buồn với nỗi buồn của chủ, dù có bị đánh đập bạc đãi, chúng vẫn luôn cam chịu, không đem lòng oán thù. Sự trung thành và tình cảm sâu sắc đó, con người không phải ai cũng có.
Trong văn hóa phương Đông và Việt Nam, chó được coi là con vật trung thành với chủ, thậm chí ở một số đền miếu người ta còn thờ chó đá để giữ cửa. Ở phương Tây, chó được coi là người bạn thân cận, khi chết người ta thường đem chôn trong sân vườn, đối xử như người thân. Do đó, khi thấy người dân chúng ta ăn thịt chó hầu hết họ đều thấy rất phản cảm.
Mới đây, vào ngày 12/9/2018, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật lưỡng đảng do hai hạ nghị sĩ Vern Buchanan và Alcee Hastings đề xuất nhằm cấm việc giết mổ chó, mèo để tiêu thụ ở Mỹ. Theo dự luật, việc giết mổ, vận chuyển, sở hữu, mua bán hoặc quyên góp chó và mèo cũng như các bộ phận của chúng vì mục đích làm thực phẩm cho con người là bất hợp pháp. Những người vi phạm sẽ bị phạt tối đa 5000 USD. (3)
” Chó và mèo mang lại tình yêu, tình bạn cho hàng triệu người. Chúng không nên bị giết mổ và bán như một loại thực phẩm “, hạ nghị sĩ Buchanan chia sẻ.
Hạ viện cũng đã thông qua một nghị quyết không bắt buộc kêu gọi các nước khác chấm dứt việc buôn bán thịt chó và mèo. Một số quốc gia được đề cập là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào và Ấn Độ.
” Dự luật này phản ánh những giá trị của chúng ta và đem lại vị thế lớn hơn trong việc thúc giục tất cả quốc gia khác chấm dứt hành động khủng khiếp này một lần và mãi mãi “, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Hastings phát biểu.
PGS.TS Bùi Vũ Huy – Giảng viên khoa Truyền nhiễm (Đại học Y Hà Nội) trả lời báo chí: Những người có thói quen ăn tiết canh chó, thịt chưa nấu chín kĩ, vệ sinh dao thớt giết thịt chó không sạch sẽ và còn dính dãi của chó mang bệnh, hoàn toàn có thể mắc bệnh dại. Bên cạnh đó, người ăn thịt chó cũng có nguy cơ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn đường tiêu hóa, nguy hiểm hơn là nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não hay ăn thịt chó trúng bả sẽ dẫn tới rối loạn đông máu, xơ gan, suy thận… (4)
Dù vậy, tôi vẫn tin rằng trong vài năm tới mọi người sẽ từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo. Bởi hiện nay chỉ còn tồn đọng một bộ phận nhỏ người dân thích món ăn này. Người trẻ hầu như không ai thích ăn món “cầy hương” hay “tiểu hổ” nữa vì cho rằng nó mất vệ sinh và quan trọng là vì tình yêu thương động vật. Với những bạn đang nuôi chó, mèo cần chú ý tiêm phòng đều đặn, đeo rọ mõm cho chúng trước khi dắt ra đường và hướng dẫn đi vệ sinh đúng nơi quy định. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ ngày càng đẹp hơn trong mắt mỗi người dân và bạn bè quốc tế nếu chúng ta tự nâng cao ý thức của bản thân mình.
Làng Nhật Tân vốn nổi tiếng với món thịt chó năm nào nay đã hoang tàn, vắng vẻ, không còn tấp nập người ra kẻ vào như xưa nữa. Qua đây cũng thấy được quy luật đào thải của xã hội. Thứ gì không hợp lòng người, không giúp đất nước phát triển thì qua thời gian sẽ suy tàn và biến mất. Mong sao trong tương lai sẽ không còn những tấm biển bày bán thịt chó công khai hay tin tức về những vụ cẩu tặc làm phiền lòng dư luận thêm nữa.
Ngạn ngữ Pháp có câu: ” Hãy nói cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ trả lời bạn là ai” hay ” Bạn là là những gì bạn ăn ” (You are what you eat). Do đó, trước khi ăn, hãy tự đặt cho mình hai câu hỏi: Thực phẩm này từ đâu tới? Và ăn rồi ta sẽ làm gì? Việc trăn trở với hai câu hỏi này sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, biết cách ăn uống khoa học để không bị bệnh tật.
Thống kê của UBND Hà Nội cho biết: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 493.000 con chó, mèo. Có trên 1000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó mèo. 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh. Từ đầu năm đến nay đã có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Hoàng Mai và Bắc Từ Liêm.
Theo số liệu được Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) công bố vào năm 2016: Người Việt Nam ăn thịt chó nhiều thứ 2 trên thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 5 triệu con chó bị tiêu thụ. (5)
Tâm Thuần
Vì Sao Không Ăn Thịt Chó
Từ khoảng 18.000 năm trước Công nguyên (TCN), con người đã thuần hóa loài chó, một thời gian dài trước loài lợn (13.000 năm TCN) hay bò (10.000 năm TCN). Nếu tổ tiên loài người quyết định rằng chó sinh ra là để ăn thịt như heo, bò, gà… thì có lẽ con cháu đã không cãi nhau ỏm tỏi như bây giờ.
Có một tập sách cổ ghi các món ăn xưa của người Việt ghi chép những món ăn cách đây hơn 250 năm (vào thời nhà Lê) cùng với cách làm. Cuốn sách ấy mang tên “Thực vật tất khảo tường kí lục”, nghĩa là “Tập ghi rõ ràng những phép phải khảo khi làm các món ăn”. Nội dung sách cổ này không hề đề cập gì đến món thịt chó.
Trước những năm 1930, Hà Nội cũng chỉ có chừng vài ba quán thịt chó trong khi cả miền Nam rất ít ai ăn thịt chó.
Thứ nhất, giá dinh dưỡng của thịt chó không hơn nhiều so với các loại khác nhưng nguy cơ bệnh tật thì hơn gấp nhiều lần. Trong thịt chó có chứa sán dãi và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) có thể gây mù mắt, chứng điên loạn hoặc suy yếu các bộ phận nơi sán trú ngụ khác như gan, lách, phổ.
Ngoài ra, những con chó chưa được tiêm phòng còn có thể chứa virus bệnh dại, dù theo lý thuyết virus có thể bị tiêu diệt khi nấu chín nhưng nó hoàn toàn có thể lây nhiễm qua nước dãi, dao, thớt hay lây nhiễm chéo khi bị ruồi bâu từ thịt chó sang các vật dụng khác mà thực khách không hề hay biết.
Thậm chí, chó đã được tiêm phòng vaccine thì chính vaccine ấy cũng là một mối nguy hại khủng khiếp nếu ăn phải, đủ sức làm suy yếu và tê liệt thần kinh trung ương của con người theo thời gian. Đó là chưa kể hàm lượng chất kịch độc từ thuốc của cẩu tặc dùng để bả chó.
Thứ hai, hàng chục ngàn năm lịch sử đã cho con người thấy rằng ít có loài nào vừa thông minh lại nhanh nhẹn và có ích như loài chó. Chúng vừa tình cảm và rất trung thành. Hiếm khi nào chúng ta thấy một con gà chạy ra tận cửa đón mình đi làm về suốt nhiều năm. Hay thấy một con bò vẫy đuôi mừng khi lâu ngày mới gặp lại. Loài chó thì khác, cho dù ta có lỡ tay đánh nó hay mắng nó vài lời. Chỉ cần chúng ta gọi chúng sẵn sàng chạy lại vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Không tự dưng mà ông bà lại có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Có người cho rằng, chó chỉ trung thành và bảo vệ chủ của nó và sẵn sàng cắn những người khác thì đây là điều hiển nhiên. Nếu ai nó cũng nghe lời thì chó đã không được gọi là trung thành rồi.
Còn chuyện chó có cắn người không hay có đi bậy ra ngoài đường hay không phụ thuộc phần lớn vào người nuôi. Cũng giống như việc con cái có nghe lời hay không, có giữ vệ sinh sạch sẽ hay không, ra ngoài đường có đánh bạn hay không,… là phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ.
Thứ ba, phần lớn nguồn thịt chó ở Việt Nam không phải từ nuôi mà có. Khi bạn đang nhồm nhoàm nhai một miếng thịt chó ở một quán cầy tơ thì rất có thể cùng lúc đó có một gia định đang hoảng loạn vì mất đi chú chó thân yêu như thành viên trong gia đình mình. Khi mà trang trại thịt chó ở Việt Nam là một ý tưởng xa vời thì phần lớn lượng thịt chó đến từ ăn trộm mà ra. Vì vậy không sai khi nói rằng, ở Việt Nam khi bạn ăn một miếng thịt chó đồng nghĩa với việc bạn tiếp tay cho nạn cẩu tặc.
Thứ tư, chúng ta đã xa lắm rồi cái thời loài người còn ăn lông ở lỗ. Loài người đang tiến tới những giá trị nhân văn hơn. Không ăn thịt chó, có cả trăm loại thịt và thủy hải sản khác ngon hơn, tốt hơn và an toàn hơn.
Ở Trung Quốc hàng năm đều diễn ra cả những lễ hội giết chó lên tới cả chục ngàn con và đều vấp phải sự phản đối dữ dội của các nhà bảo vệ động vật. Hàn Quốc, một đất nước cũng nổi tiếng không kém với thói quen ăn thịt chó, cũng đang có những thay đổi đáng kể mặt nhận thức.
Năm 2016, Hàn Quốc chỉ còn một nửa số cửa hàng thịt chó so với trước kia. Gần 60% người trẻ cho biết chưa từng ăn thịt chó và coi chó mèo là bạn chứ không phải thức ăn. Đài Loan vào năm 2017 cũng đã ban hành lệnh cấm mua bán ăn thịt chó mèo. Người vi phạm có thể bị phạt từ 37.000 USD đến 65.000 USD.
Con người là loài đứng đầu chuỗi thức ăn, theo như cách nói của một số người thì hoàn toàn có quyền sinh sát những sinh vật thấp hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình chứ không phải đi ức hiếp tàn sát vô tội vạ.
Còn chuyện đòi hỏi công bằng tuyệt đối cho tất cả các loài vật, hay lý lẽ đã ăn thịt heo thịt bò thì không có quyền lên án những người ăn thịt chó. Xin thưa rằng, trên đời này không hề tồn tại thứ gọi là công bằng tuyệt đối. Nếu có thì đã không có thứ gọi là phân biệt chủng tộc hay hố sâu giàu nghèo.
Mỗi loài vật sinh ra đều có một mục đích. Dù tự nhiên đã là như vậy hay là do xã hội loài người tự ý phân định thì lịch sử đã là như thế và hàng trăm hàng triệu năm nay đã là như thế. Người ta ăn heo bò gà để sinh tồn và ăn thịt chó chỉ để làm thỏa mãn khoái cảm ăn uống của mình, đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Thịt chó chưa bao giờ là một món ăn trên mâm cơm hàng ngày của chúng ta. Chó từ hàng chục ngàn năm trước vốn đã không phải là thức ăn của con người thì không có cớ gì bây giờ mọi chuyện lại khác đi.
Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó? Đọc Xong Câu Chuyện Bạn Sẽ Hiểu
Nhiều người nghĩ: “Tôi không ăn thịt chó, vì tôi sợ ăn nhầm phải con chó đã giữ nhà cho người ta suốt nửa đời, sợ ăn nhầm phải bạn của một đứa trẻ nào đó...”. Nhưng có lẽ điều quan trọng nhất vẫn là vì chó là loài động vật biết trả ơn…
>>>Chuyện nhân quả: Cứu vật vật trả ơn, hại người nhận ác báo
Ngày xưa, có 2 vợ chồng già chung sống với 2 người con trai cùng 2 cô con dâu. Họ có một cuộc sống giàu có và sung túc. Vợ chồng người anh thì giảo hoạt, xem trọng tiền của, tâm địa hung ác, còn vợ chồng người em thì hiền hậu chất phác. Sau khi cha mẹ qua đời, người anh cai quản gia đình còn người em không màng tiền tài, chỉ lo học.
Hai chị em dâu thay nhau nấu cơm làm việc nhà. Vợ người anh vừa keo kiệt vừa gian tham, khi đến lượt nấu cơm, chỉ nấu vừa đủ ăn, có lúc cơm thừa cũng không còn cho chó ăn, khiến nó phải chịu đói. Vợ người em hiền lành, mỗi lần nấu cơm đều ngon và chú chó cũng được ăn no. Cho nên, chú chó rất quý mến cô, mỗi lần nhìn thấy cô, nó đều vẫy đuôi mừng rỡ.
Hai vợ chồng lão địa chủ qua đời chẳng bao lâu, người anh sợ tốn tiền bèn không cho người em đi học. Vì vậy, người em u uất mà sinh bệnh, chẳng bao lâu thì qua đời. lúc đó, vợ người em đang mang thai, cô mong sao sinh được một đứa con trai để sau này nương tựa, và cũng có người nối dõi.
Hai vợ chồng người anh suy tính, nếu mà cô em dâu sinh con gái sẽ có thêm người làm khi nó lấy chồng mà không phải tốn nhiều tiền cưới hỏi; còn nếu sinh con trai, sau này phải cưới vợ cho nó , lại phải phân chia tài sản, điều này không thể được. Họ bèn tính kế để xử lí chuyện này.
Vợ người anh nghĩ ra chủ ý, dùng tiền mua chuộc bà mụ. Bà mụ thấy tiền tối mắt, quên cả đạo nghĩa liền bằng lòng.
Lúc bấy giờ, con chó cũng đang có mang. Nó nghe được hết những lời của vợ người anh với bà mụ.
Chó biết được chuyện, liền lén theo sau, nhìn thấy bà mụ vất đứa bé xong bỏ đi, chó liền chạy tới, dùng chân bới cỏ, dùng mõm ngậm lấy bông gòn trong miệng đứa bé ra. Đứa bé mạng lớn, nó dần tỉnh lại, cất tiếng khóc. Chó vội cho đứa bé bú sữa, đứa bé bú no liền ngủ.
Chó dùng cỏ phủ lên rồi chạy về nhà cho con mình bú. Do vợ người em đang ở cữ, vợ người anh nấu cơm không nhiều nên chó ăn không no, lại còn phải chạy đi chạy về hai nơi. Khổ không kể xiết nhưng nó vẫn kiên trì.
Vợ người em vừa đầy tháng, nhà mẹ ruột liền đến đón về cho khuây khoả. Chó cũng theo sau, khi đến gần chỗ đứa bé, nó liền nhảy lên xe cắn lấy áo vợ người em kéo xuống, nó nhảy lên nhảy xuống mấy lần. Vợ người em không biết chuyện gì bèn xuống xe, chó vừa chạy phía trước vừa quay đầu lại, dẫn đến chỗ có đứa bé. Dở cỏ lên, cô liền thấy một đứa bé trần truồng. Cô vội bế đứa trẻ lện hỏi: ” Đây là con của ta à?”.
Chó hướng xuống đất gục gục đầu, vẫy đuôi vui mừng. Cô lại hỏi có chuyện gì? chó bèn ngậm mớ bông gòn đến, làm điệu bộ cho đứa bé bú như thế nào, bảo vệ đứa bé như thế nào. Cô cảm kích liền quỳ xuống khấu đầu trước chó.
Sau đó, cô bế con đến nha môn dâng cáo trạng kêu oan.
Lại nói về hai vợ chồng người con lớn, thấy cô em dâu về nhà mẹ đẻ liền vui mừng ra mặt, nghĩ rằng đã chiếm được toàn bộ gia sản. Đúng lúc đang cao hứng nhất, sai dịch của nha môn bỗng ập vào, tóm cổ cả hai vợ chồng cùng bà mụ áp giải lên xe tù.
Đến công đường, bà mụ sợ bị đánh bèn khai hết, chó cũng xuất hiện tại công đường làm chứng. Hai vợ chồng người anh và bà mụ bị trị tội. Tài sản được phán xử giao về cho vợ người em. Từ đó, vợ người em đối đãi với chó như người thân mãi cho đến khi nó qua đời vì tuổi già.
-**-
>>>Cứu sói mẹ bị thương, ông lão không ngờ lại nhận phải kết cục thê thảm >>>Vạn vật có linh: Câu chuyện ba ba báo ân cứu mạng
Nguyên Nhân Vì Sao Không Nên Cho Chó Ăn Nhiều Đồ Ngọt
Chó cần đường trong một số trường hợp. Chúng cần carbohydrates (được xem là chất xúc tác giúp chuyển hóa đường hoặc gluco trong cơ thể) để tồn tại và hoạt động. Bạn không nên cho chúng kẹo khi chúng thật sự không cần thêm lượng đường này. Thậm chí trong một vài trường hợp cụ thể, chủ vật nuôi cần theo dõi chế độ dinh dưỡng mà chúng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Khi lượng đường trong cơ thể quá cao sẽ khiến một số cơ quan bị nhiễm bệnh. Đây là những nguyên nhân:
Tất cả chó đều dựa vào các vi khuẩn và vi sinh vật trong đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa
Nếu bạn muốn tránh khỏi việc phải dọn những bãi nôn hoặc chó bị tiêu chảy, bạn cần nên tuyệt đối tránh cho chó ăn đồ ngọt.
Trong một số trường hợp, đồ ngọt sẽ dẫn đến triệu chứng đau bụng. Tất cả động vật đều dựa vào các vi khuẩn và vi sinh vật trong đường ruột để hỗ trợ tiêu hóa. Quá nhiều đường khiến vật nuôi đau bụng và các vi sinh vật trong thực phẩm gây ra tiêu chảy – đôi khi có máu và nôn mữa.
Không nên cho chó ăn socola
Cả sô-cô-la và đường nhân tạo – loại được sử dụng trong những loại kẹo không đường – đều là những chất độc hại cho chó.
Fact: chó cũng bị sâu răng như người
Một nhược điểm khác của việc ăn quá nhiều đường là vấn đề sâu răng.
Đừng xem thường bệnh thừa cân ở chó
Vấn đề tim mạch, xương khớp, trạng thái mệt mỏi và khó thở là những biểu hiện của tình trạng cân nặng quá lớn gây áp lực lên lồng ngực. Thực tế, nếu vật nuôi rơi vào trường hợp này, chất lượng cuộc sống của chúng sẽ giảm dần (năng lượng hoạt động ít, không còn cảm thấy hứng thú trong việc vui chơi…) nếu chúng bị béo phì.
Gợi ý: thực phẩm bổ sung ROYAL CANIN Obesity hỗ trợ chó thừa cân, béo phì
Đường làm tăng insulin
Chó có thể mắc bệnh tiểu đường như người
Lượng đường quá nhiều dẫn đến quá nhiều insulin sản sinh, dẫn đến hiện tượng không phản ứng với insulin và cuối cùng là có nhiều đường trong máu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó, Mèo? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!