Bạn đang xem bài viết Vì Sao Cún Ăn Nhiều Mà Vẫn Gầy? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi nào cún được gọi là gầy đến mức cần báo động?
Khi nào bạn cần quan tâm đến việc cún đang giảm cân? Đó là khi cún gầy đi 10% trọng lượng cơ thể trở lên (không phải do mất nước). Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cún giảm cân và việc nắm được nguyên nhân chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị sớm cho cún trước khi sự sút cân đó gây nguy hiểm đến cơ thể cún.
Cún gầy đến mức cần báo động
Các nguyên nhân có thể làm cún giảm cân?
* Thiếu calo, năng lượng.
* Thực phẩm kém chất lượng: vị không ngon; hư hỏng, mốc do bảo quản không tốt…
* Cún giảm sự thèm ăn (biếng ăn). * Bệnh viêm đường ruột. * Rối loạn giảm protein đường ruột mãn tính. * Giun đường ruột (ký sinh trùng). * Ruột nhiễm trùng mạn tính. * Ruột có các khối u. * Tắc nghẽn dạ dày / ruột (vật cản đường tiêu hóa). * Phẫu thuật cắt bỏ các đoạn ruột. * Bệnh tuyến tụy.
Thức ăn kém chất lượng
* Bệnh trên gan hoặc túi mật. * Suy tạng (tim, gan, thận). * Bệnh Addison (bệnh suy giảm chức năng ở vỏ thượng thận mãn tính). * Bệnh tiểu đường. * Cường giáp. * Mất máu mãn tính (xuất huyết). * Tổn thương da có rỉ nước và gây mất protein. * Rối loạn hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng đến việc ăn uống và cảm giác thèm ăn. * Thực quản tê liệt. * Rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến việc lấy và nuốt thức ăn. * Hoạt động thể chất quá mức. * Cơ thể bị lạnh lâu ngày. * Cún đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. * Sốt hoặc viêm. * Ung thư. * Nhiễm trùng do vi khuẩn. * Nhiễm virus. * Nhiễm nấm.
Chẩn đoán?
Khi thấy cún có hiện tượng sút cân, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sỹ thú y để cún được điều trị tốt nhất. Vậy làm thế nào để các bác sỹ thú y có thể chẩn đoán được đâu là nguyên nhân làm cún giảm cân trong 1 loạt các nguyên nhân trên? Khi đó, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân cho việc giảm cân. Sau khi đánh giá sức khỏe ban đầu, sau đây là một số xét nghiệm mà có thể được đề nghị cho thú cưng của bạn:
Xét nghiệm tìm nguyên nhân cún giảm cân
* Xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng đường ruột mãn tính. * Kiểm tra và xét nghiệm máu để xem có nhiễm trùng, viêm, bệnh bạch cầu, thiếu máu, và rối loạn máu khác hay không. * Xét nghiệm chỉ số sinh hóa để đánh giá thận, gan, chức năng tuyến tụy, tình trạng của các protein trong máu, lượng đường trong máu, và cân bằng điện giải. * Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận. * Chụp x-quang ngực và bụng để quan sát tim, phổi và các cơ quan thuộc vùng bụng. * Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng của tuyến tụy. * Siêu âm bụng. * Kiểm tra axit mật để đánh giá chức năng gan. * Kiểm tra tình trạng rối loạn nội tiết tố (có hay không? Có thì mức độ ra sao?). * Nội soi và sinh thiết ruột để kiểm tra tình trạng của ruột. * Phẫu thuật thăm dò (bụng).
Điều trị.
Thi thoảng, các bác sỹ thú y sẽ khuyên bạn nên điều trị triệu chứng cho cún, nhất là các triệu chứng nguy cấp. Đây không phải là 1 giải pháp thay thế tốt, tuy nhiên nó cần được tiến hành trước khi tìm ra và điều trị nguyên nhân.
Sau khi đã tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp, bạn cần đảm bảo cung cấp cho cún 1 khẩu phần ăn chất lượng, phù hợp. Đồng thời, luôn chuẩn bị sẵn sàng 1 lượng “chất dinh dưỡng nhất định” để tiêm, chuyền tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết. Trong khẩu phần ăn phải được bổ sung vitamin và khoáng chất để kích thích sự thèm ăn một cách thường xuyên giúp cún bắt đầu ăn trở lại.
Đôi khi bạn cần điều trị triệu chứng nguy cấp cho cún trước khi tìm ra nguyên nhân
Nuôi dưỡng, chăm sóc.
Một chế độ “theo dõi y tế thích hợp” là rất quan trọng, đặc biệt là nếu cún không cho thấy sự cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, việc theo dõi và giám sát các hoạt động của cún trong giai đoạn này cũng quan trọng không kém.
Nguyên nhân chính làm cún giảm cân sẽ là cơ sở để xác định các chỉ số cần theo dõi trong quá trình chăm sóc cún như cân nặng định kỳ là bao nhiêu? Màu phân có thay đổi như thế nào? Hay việc thu nhận thức ăn khó hay dễ?…
Cậu xem tớ lên được cân nào chưa?
Hãy làm theo các khuyến cáo của bác sĩ thú y trong và sau khi điều trị. Và nếu cún cưng của bạn vẫn không biến chuyển gì, bạn nên liên hệ lại với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Mẹ Bỉm Sữa “Phát Sốt” Vì Cho Con Ăn Nhiều Mà Vẫn Gầy
Con gầy còi, thấp bé khiến mẹ xót xa và cảm thấy không tin tưởng vào khả năng chăm con của mình. Có những bà mẹ bỉm sữa đã rơi vào tình trạng stress nặng vì suốt thời gian dài chăm con mà bé không tăng nổi một lạng nào.
Ăn nhiều sao vẫn gầy?
Thấy con lười ăn nhiều bà mẹ tiến hành phương pháp chia nhỏ bữa ăn, cho con ăn nhiều hơn với hy vọng cứu vớt được chút nào hay chút ấy. Nhưng thực chất đây là cách chăm con “sai bét”.
Ví dụ nhu cầu trẻ 1 tuổi cần ăn đủ 1 bát cháo mỗi bữa (ngày ăn 4 bát cháo) và uống đủ 500ml sữa. Nhưng mẹ thấy con lười ăn nên chuyển sang chế độ cho ăn 2/3 bát (hoặc ngày chỉ ăn 2 – 3 bát) sau đó cho bé uống thật nhiều sữa. Thực chất, số lượng nhiều nhưng chất lượng ít.
Theo chuyên gia dinh dưỡng, mỗi bát cháo của trẻ phải đảm bảo đủ chất đạm (thịt, cá, trứng…) và tuyệt đối không cho dầu mỡ vào thức ăn của trẻ. Bởi dầu mỡ là nguyên nhân khiến trẻ không thể tăng cân. Dầu mỡ chính là dung môi hòa tan các loại vitamin quan trọng như A, D, E, K…
Có nhiều trẻ mắc hội chứng kém hấp thụ (ăn không hấp thụ) nhưng mẹ lại không biết luôn cho rằng mình chăm con chưa đúng cách. Hội chứng kém hấp thụ gồm rất nhiều các biểu hiện như tiêu chảy, phân có hạt mỡ, chậm tăng cân, thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng khác…
Hội chứng này làm tổn thương ở giai đoạn hấp thụ thông qua niêm mạc ruột của các chất dinh dưỡng như đạm, tinh bột, vitamin, khoáng chất…
Đừng ép ăn, hãy chăm con theo khoa học
Cơ thể mỗi trẻ có khả năng hấp thụ thức ăn khác nhau, không phải bé nào bằng tuổi cũng có khẩu phần ăn tương tự. Vì vậy, mẹ cần phải gia giảm giữa lượng thức ăn và lượng sữa để phù hợp với khả năng hấp thụ của trẻ và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Một số bé mắc các bệnh về đường tiêu hóa thì cần phải xây dựng chế độ ăn chuẩn theo chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giúp bé tăng cân đều theo đúng độ tuổi mẹ cần áp dụng một số phương pháp sau:
Thứ nhất, cho trẻ ăn đủ chất, đa dạng: Dinh dưỡng quyết phần lớn sự phát triển khỏe mạnh và tăng cân đều đặn của trẻ. Để đảm bảo dinh dưỡng mỗi ngày mẹ cần cho con ăn đủ thịt, trứng, sữa, dầu mỡ, rau củ… Và thường xuyên thay đổi món ăn để bé không bị nhàm chán.
Thư hai, không nên ép con ăn: Việc mẹ ép con ăn cố theo đúng khẩu ăn mẹ định sẵn . Vì điều này sẽ khiến bé rơi vào tình trạng trớ thức ăn hoặc sợ thức ăn. Mẹ chỉ nên cho bé ăn vừa đủ, phù hợp là được.
Thứ năm, mẹ nên cho con vận động nhiều hơn: Thay vì ép con ăn triền miên mẹ nên cho con tham gia các hoạt động vận động như chơi bóng, đạp xe, vui đùa… Việc này giúp tinh thần bé sảng khoái và năng lượng dư thừa được đào thải.
Thứ sáu, mẹ nên cho con đi khám dinh dưỡng định kỳ: việc này giúp mẹ biết được con có bị suy dinh dưỡng, còi xương hay không. Từ đó các bác sĩ còn tư vấn cho mẹ cách chăm sóc con hiệu quả hơn.
Hy vọng những chia sẻ của Beauty Family sẽ giúp các mẹ bớt stress trong quá trình chăm con, nhất là với trẻ từ 1 đến 3 tuổi.
Vì Sao Chó Uống Nhiều Nước? – Pet Gold Spa
Giống như con người, chó cũng cần được cung cấp một lượng nước sạch đầy đủ mỗi ngày và thường xuyên. Trung bình chó cần khoảng 60ml nước cho 1 kg trọng lượng. Đối với những chó hoạt động nhiều, hoặc đang cho con bú và chó con thường uống nhiều nước hơn chó trưởng thành. Nếu con chó của bạn uống nhiều hơn thế nữa, nó có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe.
Có nhiều yếu tố quyết định lượng nước uống của chó, từ thời tiết đến mức độ hoạt động và chế độ ăn uống và tình trạng cơ thể của chúng. Để biết được điều này cần có sự theo dõi và ghi nhận của chủ nuôi, nếu cho rằng điều gì đó bất thường, nên hỏi ngay ý kiến bác sĩ thú y.
Có một vài lý do cho sự khát bất thường bao gồm:
Mất nước
Ngày nóng mùa hè, vui chơi, tập luyện nhiều, bệnh tật, nhiễm trùng… tất cả đều có thể dẫn đến mất nước ở chó và thúc đẩy chúng tìm kiếm nước uống. Cùng biểu hiện hay khát nước, cún cưng của bạn còn có thể thờ ơ, mệt mỏi, nướu và lưỡi khô và dày…
Mất nước có thể gây nguy hiểm cho chó, vì vậy nếu nghi ngờ con chó của bạn là mất nước nặng, nên cho chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu chó mất nước ở mức độ nhẹ, và không có dấu hiệu nôn mửa, bạn có thể cấp nước cho chúng bằng cách cho uống từng muỗng nhỏ nước sạch, chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên cho uống quá nhanh, hoặc quá nhiều nước một lúc, vì có thể gây nôn mửa cho chó.
Bệnh
Mất nước thường gặp trong các bệnh: Gan, tiểu đường, bệnh Cushing, ung thư, tiêu chảy, sốt, nhiễm trùng, và bệnh thận.
Tuy nhiên đôi khi Bệnh có thể không phải là nguyên nhân chính, nhưng thuốc dùng để điều trị Bệnh lại có thể gây khát nước quá mức ở chó. Bạn nên trao đổi bác sĩ thú y về thuốc điều trị và tác dụng phụ của nó, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp.
Thuốc
Cũng như trên người, thì một số loại thuốc có thể dẫn đến khát nước quá mức cho chó của bạn, bao gồm:
Thuốc kháng viêm như prednisone. Thuốc lợi tiểu, ví dụ như furosemide. Thuốc an thần như phenobarbital có thể có tác dụng phụ bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, cũng như sự thèm ăn quá mức.
Chế độ ăn uống
Chó ăn nhiều thực phẩm khô cũng có thể dẫn đến những cơn khát đáng chú ý trên chó. Thực phẩm có lượng muối cao cũng làm chó khát nước nhiều hơn. Không nên cho chó ăn khẩu phần nhiều muối, sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng. Một số dấu hiệu cho thấy chó của bạn có thể đã ăn quá nhiều muối bao gồm run, tiêu chảy, trầm cảm, và nôn mửa.
Lời khuyên cho các chủ nuôi:
Chú ý đến lượng nước cấp cho chó mỗi ngày để nhận thấy những thay đổi trong cơn khát hay hành vi uống của chó, bạn có thể:
– Thay nước sạch cho chó mỗi ngày. – Đổ cùng một lượng nước ở mỗi lần cấp. – Chú ý đến lượng nước bạn cấp cho chó mỗi ngày và ghi nhận nếu có sự bất thường.
Nước là rất quan trọng đối với thể chất và tinh thần của mọi loài động vật, vì thế đừng bao giờ để chó cưng của bạn rơi vào tình trạng mất nước. Nếu bạn đang lo lắng con chó của bạn được uống quá nhiều (hoặc không đủ), nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y tin cậy.
Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó?
Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị – Hòa thượng Thích Thiện Tấn.
Nhiều người nói ông là một hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.
Hòa thượng hỏi tôi có sức khỏe không, tôi khẳng định “có” vì tôi vẫn còn trẻ và cũng to cao. Hòa thượng bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng nhẹ thôi. Nếu hòa thượng muốn thử sức tôi thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 2 -3 lần thế này mới thể hiện hết sức mạnh của tôi.
Rồi hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn và nhất là mẹ tôi có sức khỏe sống cùng tôi đến trăm tuổi, sau đó hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên.nguoiphattu.com
Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng lắm lắm mới nhấc lên nổi. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù rất nặng.
Rồi hòa thượng chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó phải không?”Tôi ngần ngại một lúc rồi trả lời “có ạ”. Hòa thượng lặng im một lúc rồi ngài nói rất ân cần: “đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”
Rồi hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó máu huyết nó, còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không ?”nguoiphattu.com
Sau vài phút suy ngẫm tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng nói muốn nôn ói.Tôi hứa với hòa thượng “Con sẽ không bao giờ động đến thịt chó nữa”.
Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho hòa thượng. Lúc này hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”.
Khi tôi làm xong hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.
Đây là chậu cây mà tôi thấy nặng trĩu sau khi thầy trì chú
Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện vì sau khi ông trì chú tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai cũng không thể nhấc nổi cái chậu ấy lên.nguoiphattu.com
Thì ra hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi đặt vào chậu cây này, không biết nghĩ gì, nhưng tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục ngài. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi từ bỏ thịt chó mà chậu cây như nặng hàng trăm cân.
Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Cún Ăn Nhiều Mà Vẫn Gầy? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!