Bạn đang xem bài viết Tư Vấn: Vì Sao Chó Con Lại Bị Tiêu Chảy? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bạn vừa có một thành viên mới trong gia đình – một chú chó con. Bạn bắt đầu tập quen chúng với môi trường sinh hoạt mới và mọi thứ đang rất tốt đẹp, chúng ăn uống được, vui chơi, nghịch ngợm và ngủ nhiều. Tuy nhiên, bỗng một hôm bạn thấy chú cún của bạn bị tiêu chảy. Vậy bạn nên làm gì?
Bệnh tiêu chảy khá phố biến ở chó con, có thể xảy ra từ một đến hai đợt nhẹ, nhưng nếu không phát hiện sớm, rất có thể sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn. Một vài lí do khiến chó con bị tiêu chảy:
Stress: Việc thay đổi môi trường sống khi chó còn quá nhỏ có thể khiến chúng bị căng thẳng. Chính vì vậy, chó con sẽ bị một số phản ứng nhẹ ở đường ruột gây tiêu chảy. Để giảm căng thẳng cho chó con, hãy tập dần cho bé thích nghi ở môi trường mới, giới hạn số lượng người tiếp xúc với bé tránh làm bé bị cô lập. Hãy cho bé có nhiều thời gian để ngủ cũng như lập thời gian biểu rõ ràng trong ngày tạo thói quen về thời gian (ăn, chơi, nghỉ ngơi và tập thể dục đều đặn).
Thay đổi chế độ ăn: Hãy nhớ rằng chú cún của bạn vừa mới tách bầy và dứt sữa mẹ, điều này khiến chúng có cảm giác chán nản tạm thời. Chú ý chế độ ăn uống, thay đổi thức ăn từ từ trong 7-10 ngày và tăng dần tỉ lệ thức ăn theo thời gian để cún nhà bạn quen dần.
Thích thử mọi thứ: Tất cả những chú chó con đều rất tò mò và có xu hướng khám phá những món đồ mới bằng cách ngậm, cắn hoặc nuốt. Việc tắt nghẽn đường ruột gây tiêu chảy có thể do một số vật mà chó con nuốt phải gây nên như: rác, đồ chơi, côn trùng…
Phơi nhiễm ký sinh trùng: Rất có thể trong quá trình bú sữa mẹ, chó con đã bị nhiễm một số ký sinh trùng đường ruột. Nếu bạn nghi ngờ bé nhà bạn ở trường hợp này, hãy đưa bé đến bác sĩ thú y để điều trị ngay.
Do lây truyền: Tiêu chảy là những dấu hiệu phổ biến của những căn bệnh truyền nhiễm ở chó con. Điều quan trọng, một số biến chứng của bệnh tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không được chữa trị kịp thời, rất có thể chó con sẽ bị sốt cao, đau bụng, khó chịu và dẫn đến hôn mê.
Bên cạnh đó, tiêu chảy còn là một trong những dấu hiệu của chó mắc bệnh về đường tiêu hóa, đường ruột, .
Giảm căn thẳng và tập quen chế độ ăn mới dần dần là những cách ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở chó con, ngoài ra, hãy luôn giám sát chó của bạn để chúng tránh xa những vật dụng nhỏ mà chúng có thể nuốt để tránh gây nguy hiểm đến đường ruột.
Vì có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, nên hãy đưa chúng đến bác sĩ thú y ngay khi bạn phát hiện. Sau khi cún nhà bạn hết tiêu chảy, hãy đưa chúng đến khám một lần nữa để thật sự chắc chắn hệ tiêu hóa của chúng đã thật sự khỏe mạnh.
Thức ăn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hệ miễn dịch. Chọn đúng loại thức ăn cho chó phù hợp sẽ tránh được bệnh tật và mang lại sức khỏe dài lâu cho thú cưng.
Chó Bị Tiêu Chảy Nguyên Nhân Là Vì Sao? Cách Điều Trị Đúng Đắn
Vấn đề tiêu chảy ở cún bao gồm nhiều lý do, nguyên nhân có thể nằm ở việc loài cún dễ dãi trong việc đưa bất cứ thứ gì vào miệng, thói quen nhặt, cắn, ăn rác của cún, thậm chí nhiều khi nuốt cả những vật thể lạ vào bụng.
Những thức ăn không sạch sẽ, nhiễm bẩn ban đầu có thể làm chúng ói mửa về sau dẫn đến tiêu chảy. Một số trường hợp khác nghiêm trọng hơn từ sau triệu chứng này đòi hỏi người nuôi phải quan tâm chú ý cũng như có biện pháp chữa trị kịp thời.
Màu sắc tiêu chảy để nhận biết cún đang mắc phải căn bệnh này đó là:
– Màu đen hắc là dấu hiệu nhận biết chó bị tiêu chảy ra máu trong đường tiêu hóa.
– Phân sáng màu lẫn với phân đen chính là vấn đề nằm ở gan.
– Máu chảy nhiều chỉ vấn đề ở ruột non hoặc ruột già.
– Phân lớn tối màu nguyên nhân nằm ở quá trình hấp thụ.
Các loại cỏ, cây cún có thói quen ăn mà không tiêu hóa được, hoặc việc dung nạp thức ăn mới một cách đột ngột… cũng nằm trong nguyên nhân khiến cún trở nên khó tiêu.
2. Làm thế nào khi cún bị tiêu chảy? Chó bị tiêu chảy cho ăn gì?
Không phải thời điểm nào cũng thích hợp để người nuôi có thể đưa cún đến bác sĩ thú y ngay. Có cho mình một ít kiến thức “sơ cứu” có thể giúp sức khỏe cún tốt hơn tại thời điểm nhất thời cũng như giảm nhẹ tình trạng bệnh.
Nếu không có tình trạng nôn mửa thì đây là trường hợp chó bị tiêu chảy nhẹ, chó bị tiêu chảy bỏ ăn là vấn đề bình thường bạn không cần phải quá lo lắng về điều này hơn thế trong vòng 12 giờ đồng thời bạn cũng không nên cho cún ăn bất cứ thứ gì hết, chỉ cho chúng uống nước là đủ. Nước uống lưu ý phải sạch, số lượng càng nhiều càng tốt.
Nếu như đã áp dụng hết tất cả những cách trên mà sức khỏe của cún vẫn chưa hồi phục trở lại thì bấy giờ người nuôi cần nhanh chóng đến trạm thú y gần nhất chẩn đoán và điều trị bằng thuốc.
Tương tự như bước 1 ở trên, không nên cho cún ăn bất cứ thứ gì trong vòng 12 giờ kế tiếp kể từ khi thấy cún nôn. Đồng thời phần nước uống sạch bạn hãy ở nơi cún dễ tìm thấy nhất tránh tình trạng mất nước. Nếu cún quá mệt không còn đủ sức hãy thử cho chúng liếm những viên đá nhỏ hoặc đút uống 1 thìa soda mỗi giờ.
Trong trường hợp cún nhà bạn nôn trở lại thì hãy để chúng ăn cháo trắng kèm 1 ít muối, tiếp tục cung cấp nước sạch cho đến khi phân của cún trở về tình trạng bình thường. 24 giờ sau cún vẫn không thuyên giảm thì nên đưa ngay đến trạm thú y điều trị kịp lúc.
Liều thuốc dân gian chữa trị tiêu chảy ở cún
Dân gian lưu truyền một phương thuốc chữa trị chứng tiêu chảy ở cún nhờ vào cây cỏ mực hay còn có tên gọi khác là cây nhọ nồi. Theo Đông y, cỏ mực có vị ngọt, chua, tính mát có tác dụng giúp cầm máu, bổ thận âm, thanh can nhiệt, trị bệnh tiêu chảy,…
Khi Tây y chưa du nhập vào Việt Nam, những chú chó canh nhà trước kia mỗi khi mắc chứng tiêu chảy đều được người dân điều trị theo phương pháp này đảm bảo trị được dứt điểm, nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên để đề phòng sức khỏe, không nên lạm dụng liều thuốc này quá nhiều tránh các tác dụng phụ đi kèm.
Lưu ý rằng điều trị chứng tiêu chảy bằng cỏ mực chỉ là bài thuốc dân gian có hiệu quả trong trường hợp tình trạng bệnh của cún ở mức độ nhẹ. Khi sử dụng phương pháp này mà không nhận thấy hiệu quả phải dừng lại ngay tránh những biến cố không đang có.
Chó con bị tiêu chảy uống thuốc gì? Chó bị bệnh đường ruột chăm sóc ra sao?
Nếu như tin tưởng vào nền y học phương Tây bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để điều trị chứng tiêu chảy ở cún. Đầu tiên việc cung cấp lượng nước đầy đủ và ngưng cho chó ăn bất cứ thứ gì trong vòng 24 giờ như trên là nguyên tắc cần phải tuân thủ. Tiếp theo dẫn truyền ion điện giải vào mạch máu bằng dung dịch Ringer lactat 30-50ml/kgP/ngày. Tốc độ truyền từ từ, nhỏ giọt (35-40 giọt/ phút) hoặc dùng oresol pha với nước uống kết hợp với vitamin C.
Cung cấp một lượng glucozo dưới 30% và Amino acid theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Vậy chó bị tiêu chảy có nên cho uống sữa? Câu trả lời là bạn vẫn có thể để chúng dùng nhưng với liều lượng ít chỉ vài ba muỗng canh là đủ. Sau khi hoàn thành xong bước này hãy cho cún uống thuốc chống nôn. Có thể tham khảo các thành phần sau:
Tiêu chảy cho cún hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị nên chỉ có thể kê đơn theo triệu chứng giúp tăng sức đề kháng đồng thời chống phụ nhiễm.
3. Các biện pháp phòng tránh cún bị tiêu chảy
Hãy hình thành cho chú cún nhà bạn một thói quen ăn uống đúng giờ, đúng bữa và đủ buổi. Điều này giúp tác động tích cực đến hệ dạ dày một cách rất có lợi ích. Tuyệt đối không được lãng quên những bữa ăn dành cho chúng, chuyện một bữa đói một bữa no ngoài việc tinh thần bị ảnh hưởng còn khiến chức năng dạ dày bị rối loạn, do đó mà nguy cơ mắc chứng tiêu chảy cao cũng tăng cao.
Ngoài thức ăn, nước sạch cho cún dùng phải luôn được giữ trong tình trạng sạch sẽ. Nếu có thời gian, nửa ngày bạn hãy thay nước một lần phòng trừ trường hợp nước nhiễm bẩn tích tụ những vi khuẩn độc hại.
Các tác nhân từ môi trường
Những chú cún không chỉ gặm mỗi thức ăn, bất kì đồ vật nào trong nhà cũng có thể trở thành món đồ chơi mà chúng yêu thích như: bóng, giày, dép, lọ nước… vì thế hãy khử độc định kỳ và duy trì độ sạch sẽ mọi thứ ở mức tối đa nhất.
Một số giống chó gặp rất nhiều khó khăn khi phải thích nghi với môi trường mới, những chuyến nghỉ dưỡng của bạn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tiêu chảy ở cún. Hãy đảm bảo rằng nơi du lịch sắp tới phù hợp và đủ thời gian để cún thích nghi trước khi quyết định dẫn chúng đi cùng. Một gợi ý cần phải lưu tâm là khi đến môi trường mới đừng nên thay đổi chế độ ăn của các em ấy.
Ở khu vực đô thị, mỗi buổi chiều người nuôi thường dẫn cún đi dạo để chúng thư giản và thoải mái sau một ngày liên tục chỉ ở trong phòng. Tiếp xúc với không gian mới loài chó nào cũng tò mò khám phá và liên tục đánh hơi khắp xung quanh, lúc này chủ nhân không thể lơi là cảnh giác. Những món thức ăn không rõ ràng bên ngoài mà chú cún nhà bạn nhặt được trên vỉa hè rất thiếu an toàn, chứa nhiều nguy cơ mầm bệnh.
Nếu bạn chắc chắn rằng đã nuôi chú cún nhà mình một cách rất thận trọng và kĩ lưỡng mà vấn đề tiêu chảy ở chúng vẫn gặp phải thì tiêm phòng miễn dịch là cách hiệu quả nhất phòng tránh bệnh truyền nhiễm.
Các bệnh thường gặp nhất là care, parvo, viêm dạ dày… là những chứng nguy hiểm nhất có thể gây tử vong một khi không có liệu pháp điều trị triệt để. Tiêm phòng vắc xin chính là cách duy nhất giúp loại bỏ đi những nguy cơ này. Lần đầu tiêm phòng mỗi chú cún phải tiêm ít nhất 3 mũi, giữa mỗi mũi cách từ 2 đến 4 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi của cún nhà bạn.
Tóm lại bệnh tiêu chảy của cún nguyên nhân là do ký sinh trùng trong cơ thể gây ra, cũng tương tự như trẻ em cún cũng có ký sinh trong cơ thể như: giun tròn, giun móc… Vì vậy tẩy giun định kỳ cho cún là việc làm quan trọng và cần thiết. Dưới 1 tháng tuổi cún phải tẩy giun 2- 3 tháng 1 lần vào thời gian mà sức khỏe ổn định nhất.
Chó Con 1 Tháng Tuổi Bị Tiêu Chảy Phải Làm Sao?
Nguyên nhân chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy?
Do chế độ ăn: chó con 1 tháng tuổi thường chưa thể ăn và tiêu hóa thức ăn như chó lớn, khi này bữa ăn chính của những chú cún con thường là sữa mẹ hoặc sữa bột. Khi chó con bị tiêu chảy bạn có thể nghĩ đến nguyên nhân bị rối loạn tiêu hóa từ thức ăn của chó mẹ có những thành phần khiến cho chó con bị tiêu chảy hoặc nguyên nhân là không hợp với loại sữa bột mà bạn mua cho chúng.
Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng: Chó con có thể bị nhiễm ký sinh trùng trong quá trình bú sữa mẹ, nhiễm ký sinh trùng đường ruột khiến cho chúng bị tiêu chảy
Chó con bị tiêu chảy do lây nhiễm: bệnh tiêu chảy có thể xem là bệnh truyền nhiễm, với những chú chó con 1 tháng tuổi non nớt thì khả năng nhiễm bệnh càng cao nếu như tiếp xúc với phân của những con chó khác bị tiêu chảy.
Do bị bệnh: tiêu chảy có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh nguy hiểm trên chó mà bạn không thể xem nhẹ như bệnh care, cầu trùng, bệnh parvovirut, nhiễm khuẩn đường ruột…
Chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì phải làm sao?
Nếu nghi ngờ do thức ăn của chó chẳng hạn như không hợp loại sữa dinh dưỡng mà bạn mới mua bạn có thể cho dừng trong vòng 24 giờ xem có dấu hiệu đỡ bệnh hay không
Có thể sử dụng những loại men tiêu hóa cho chó con uống thử
Chú ý quan sát tiến triển của bệnh có ngày càng nặng cộng thêm những biểu hiện bất thường khác như sốt, đi ngoài ra máu thì ngay lập tức nên đưa đến bác sỹ thăm khám kịp thời.
Như vậy, qua bài viết hy vọng bạn đã biết chó con 1 tháng tuổi bị tiêu chảy thì phải làm sao, biết cách xử lý kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho cún cưng của mình.
Nguyên Nhân Có Trẻ Cứ Uống Sữa Lại Bị Tiêu Chảy
Tiêu chảy ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân hay gặp là trẻ bất dung nạp với đường lactose.
Đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc điều trị tiêu chảy cấp không đúng thường làm giảm lượng men lactase ở nhung mao ruột.
Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài hoặc trở thành tiêu chảy mạn tính. Những trẻ này cứ uống sữa vào là tiêu chảy.
Vậy đường lactose là gì?
Lactose là dạng đường chủ yếu có trong sữa động vật và các sản phẩm từ sữa. Lactose là nguồn cung cấp đường glucose cho sự hoạt động của não và cơ thể, làm phân mềm, tạo sự vượt trội của các Bifidus và Lactobacillus là những vi khuẩn có lợi, giúp phát triển hệ miễn dịch và tiêu hóa trong cơ thể trẻ. Lactose khi vào đến ruột sẽ chia ra thành đường glucose và galactose nhờ vào một loại men có tên là lactase (tên khoa học là Beta-D-galactosidase hay Lactase-phlorizin hydrolase), men này do các vi nhung mao của ruột tiết ra. Nếu không có hoặc thiếu hụt men này cơ thể sẽ không dung nạp được lactose (gọi là bất dung nạp đường lactose).
Bất dung nạp lactose là trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose, đường lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic nên khi ăn sữa có đường này trẻ gây ra các triệu chứng như sau: trẻ trướng bụng, sôi bụng, tiêu chảy, đi phân chua, hăm đỏ da quanh hậu môn. Mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng thường tùy thuộc vào lượng lactose ăn vào nhiều hay ít…
3 nguyên nguyên nhân dẫn đến bất dung nạp lactose
Nguyên phát: đây là nguyên nhân thường gặp nhất của bất dung nạp lactose do thiếu lactase tương đối, xuất hiện ở trẻ em vào những độ tuổi khác nhau trong những nhóm chủng tộc khác nhau.
Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy
Thứ phát: do tổn thương ruột non sau viêm dạ dày ruột do siêu vi (Rotavirus), trẻ bị bất dung nạp lactose thoáng qua, có thể hồi phục sau khi vấn đề bênh viêm dạ dày ruột đã được giải quyết hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến niêm mạc ruột tổn thương, men lactase không sản sinh đủ nên cơ thể trẻ không thể hấp thu được lactose dẫn đến triệu chứng bất dung nạp lactose. Khi ấy sẽ khiến cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và trầm trọng hơn, trẻ bị suy dinh dưỡng và khi trẻ bi suy dinh dưỡng thi lượng men lactase càng giảm, vì vậy suy dinh dưỡng và tiêu chay là vòng luẩn quẩn khó giải quyết.
Bẩm sinh: nguyên nhân này rất hiếm gặp, biểu hiện ngay sau sinh do rối loạn nhiễm sắc thể, gây ngăn cản sản xuất men lactase.
Đối với trẻ bú mẹ, dù trẻ bị tiêu chảy, các bà mẹ vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú, không được kiêng ăn cho trẻ. Tập quán kiêng ăn, giảm ăn là nguy cơ gây tiêu chảy kéo dài và suy dinh dưỡng cho trẻ. Sữa mẹ là thức ăn thích hợp sau khi điều trị bằng dung dịch oresol cho trẻ không dung nạp lactose, vì lactose trong sữa mẹ vẫn được hệ tiêu hoá hấp thu khi thiếu men lactasa ruột.
Sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi khi bị tiêu chảy. Các yếu tố miễn dịch phong phú trong sữa mẹ giúp tăng cường bảo vệ miễn dịch, bao gồm cả miễn dịch niêm mạc ruột. Các nucleotides có trong sữa mẹ cũng có tác dụng giúp tái tạo niêm mạc ruột tổn thương trong nhiễm trùng, trẻ bú mẹ khi bị tiêu chảy có số lần đi ngoài giảm hơn so với các trẻ tiếp tục bú sữa bò thông thường.
Thường khi bé bị tiêu chảy, nhiều bậc cha mẹ nghĩ ngay đến chuyện cho trẻ dùng kháng sinh, hạn chế các thực phẩm giàu dưỡng chất , không cho trẻ uống sữa. Đây là quan niệm hết sức sai lầm vì như vậy sẽ làm cho trẻ nhanh chóng thiếu hụt các chất dinh dưỡng, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose, biện pháp hết sức quan trọng là loại trừ các thực phẩm có chứa lactose, sử dụng sữa đặc chế không có lactose (hay còn gọi là lactofree) cho đến khi trẻ ngưng tiêu chảy hẳn. Sau khoảng 1 – 2 tuần, khi ruột hồi phục, men lactase được sản xuất đầy đủ thì có thể dùng trở lại chế độ ăn trước đó.
Ngay cả khi trẻ bị tiêu chảy do các nguyên nhân khác, sử dụng sữa lactofree cùng với các thức ăn khác theo tuổi vẫn là biện pháp hữu hiệu để giúp giảm nhanh tiêu chảy. Việc sử dụng sữa lactofree được xem là giải pháp dinh dưỡng giúp trẻ vượt qua giai đoạn tiêu chảy nhưng vẫn đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng đủ để trẻ phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung canxi trong chế độ ăn của trẻ ở giai đoạn này vì chế độ ăn không có lastose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi. Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường ruột sản sinh thêm nhiều lactase. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé. Nếu bé nhạy cảm với những thực phẩm từ sữa, mẹ nên tăng cường những thực phẩm giàu canxi không có nguồn gốc từ sữa như rau xanh, tôm, cua ốc… để bé phát triển xương, răng.
Khi trẻ đang ăn dặm bị tiêu chảy, cần phải tiếp tục chế độ thức ăn bổ sung bình thường với các thành phần dễ tiêu hóa như: cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua.
Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ khi trẻ bị tiêu chảy là cần phải đưa trẻ tới cơ sở khám bệnh để trẻ được điều trị và được bác sĩ tư vấn kịp thời. Nhập viện muộn là một lý do khiến trẻ mắc chứng không dung nạp lactose thứ phát. Do vậy, phòng ngừa là rất quan trọng. Tuy nhiên, khi trẻ đã bị hiện tượng không dung nạp đường lactose, giải pháp dinh dưỡng tối ưu với lựa chọn sữa hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Đồ hiệu cho bé yêu ST – (ThS.BS. Lê Thị Hải_suckhoedoisong.vn)
Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn: Vì Sao Chó Con Lại Bị Tiêu Chảy? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!