Xu Hướng 6/2023 # Tư Vấn Các Nguyên Nhân Phổ Biến Khi Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn # Top 12 View | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tư Vấn Các Nguyên Nhân Phổ Biến Khi Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tư Vấn Các Nguyên Nhân Phổ Biến Khi Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên nhân nào khiến chó bị ốm không chịu ăn?

Tìm hiểu về những nguyên nhân khiến cún cưng rơi vào trạng thái mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn, kém hoạt bát hơn hẳn so với ngày thường, sẽ giúp bạn có được các biện pháp xử lý thích hợp cho từng trường hợp.

Theo đó chúng ta thường có 2 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này:

Bạn có biết rằng việc cún chán ăn còn do một nguyên nhân là ở cách bạn dạy bảo nó, bạn ngó lơ thời gian ăn uống của chúng sẽ khiến nó trở nên bướng bỉnh, khó bảo hơn. Đơn giản bạn có thể nghĩ tới một trường hợp là từ việc cún đang được ăn những món ngon vô cùng cho tới một bữa ăn đạm bạc hơn là chúng đã không ưa, và bỏ ăn để như một thái độ phản đối món ăn đó. Hoặc cũng có thể do những chấn động mất mát khiến tâm lý chúng buồn bã và không muốn ăn.

Bạn sẽ xử lý như thế nào với chứng bỏ ăn của cún?

Để có thể chữa chứng bệnh bỏ ăn của cún cưng, đầu tiên cần loại bỏ nguyên nhân do bệnh lý, nghĩa là bạn cần mang chúng đến với những cơ sở khám chữa bệnh để bác sĩ chuẩn đoán, nếu có bệnh sẽ điều trị. Còn nếu không có bệnh thì do tâm lý và lúc này chúng ta sẽ áp dụng các biện pháp cụ thể để có thể giúp chúng lấy lại cảm giác ngon miệng như ban đầu.

Nếu biếng ăn do thói quen, hãy ép chúng vào một khuôn khổ nhất định, bắt đầu bằng việc tiêm thuốc kích thích tiêu hóa để điều trị triệu chứng này. Nếu là do sau hậu phẫu cún bỏ ăn, bạn có thể mua các loại gel dinh dưỡng để cho chúng ăn, cung cấp lại chất dinh dưỡng cho tới khi chúng phục hồi và ăn lại bình thường.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương thức dùng 100gram thức ăn để cho chúng mỗi ngày, nếu chúng không ăn hãy đổ nó đi. Đến ngày thứ 2 hãy giảm còn 50gram, nếu tiếp tục bỏ ăn, bạn cũng sẽ đổ đi, nhưng nếu chúng có dậu hiệu quan tâm hãy quan sát mức độ thèm ăn của chúng, để quyết định có lặp lại cách làm đó hay không.

Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm cách tăng sức đề kháng cho cơ thể

【9/2021】Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn【Xem 99】

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn mới nhất ngày 22/09/2021 trên website chúng tôi Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 99 lượt xem.

Thật không vui vẻ gì khi nhìn thấy người bạn tốt nhất bị ốm. Chúng phụ thuộc vào sự chăm sóc của bạn, người chủ của chúng mỗi khi bị ốm. Bước đầu tiên cần làm là nhận biết khi nào chó của bạn bị ốm, tiếp theo là xác định mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Một số trường hợp ốm có thể chăm sóc tại nhà cẩn thận, các trường hợp khác cần có sự theo dõi ngay lập tức của bác sĩ thú y. Bất cứ lúc nào bạn không biết chắc, đừng ngại gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi đó là vấn đề giữa sự sống và cái chết.

1. Nhận biết các triệu chứng khi chó bị ốm

Chúng ta nên theo dõi hoạt động hàng ngày của chú chó. Ghi chép lúc nào chó đi vệ sinh, khi nào triệu chứng xảy ra, khi nào chúng ăn uống, v.v… Cách này sẽ giúp định hình các triệu chứng. Đây cũng là công cụ hữu ích để bác sĩ chẩn đoán bệnh của chó.

Nếu chó của bạn bị ốm nhẹ (ăn uống không được tốt trong ngày, bồn chồn, nôn mửa một hai lần, tiêu chảy một đợt), bạn có thể chăm sóc chó cẩn thận tại nhà và gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

2. Một số các triệu chứng của chó bạn nên đưa chúng đến bác sĩ ngay lập tức

Có những triệu chứng cần chăm sóc y tế khẩn trương. Không bao giờ chần chừ mà gọi ngay cho bác sĩ khi gặp những triệu chứng này:

Hôn mê

Chảy máu nhiều

Ăn phải chất độc hại

Nôn mửa và tiêu chảy không ngừng

Gãy xương

Khó thở

Co giật liên tục trong vòng 1 phút

Bí tiểu hoặc đi không ra nước tiểu

Triệu chứng mới hoặc lặp lại ở chú chó đang bị bệnh (như: tiểu đường, bệnh Addison, v.v…)

Các vết sưng tấy lớn trên mặt, mắt hoặc họng.

Hỏi ý kiến bác sĩ đối với những triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Một số triệu chứng bệnh khiến chú chó cảm thấy khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh cần được điều trị. Hãy gọi điện hỏi bác sĩ cách xử lý các triệu chứng sau:

Cơn co giật đơn lẻ kéo dài chưa đến 1 phút

Thỉnh thoảng bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài trên 1 ngày

Sốt

Ngủ lịm quá 1 ngày

Không ăn quá 1 ngày

Khó đại tiện

Đi khập khiễng hoặc đau khi vận động

Uống nước quá nhiều

Bị phù

Nổi u cục bất thường hoặc u cục sưng to hơn

Các triệu chứng hoặc hành vi bất thường khác (run rẩy hoặc rên rỉ)

3. Điều trị, chăm sóc sức khỏe cho chó tại nhà

– Không cho ăn nếu chó của bạn bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Với chó con và chó trên 6 tháng tuổi đang khỏe mạnh, bạn có thể không cho ăn đến 24 giờ nếu triệu chứng ban đầu là nôn mửa hoặc tiêu chảy. Bạn cũng không nên cho chó ăn đồ ăn yêu thích và gặm xương đồ chơi.

– Đảm bảo chó của bạn được uống nước. Không bao giờ được hạn chế chó uống nước trừ khi chúng bị nôn khi uống. Nếu điều này xảy ra, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

– Cho chó ăn thức ăn nhạt trong 1-2 ngày. Sau khi không cho ăn trong 24 giờ và chó của bạn hoạt động bình thường hơn, bạn có thể cho chúng ăn nhạt từ từ trong 1-2 ngày. Chế độ ăn nhạt cho chó bao gồm 1 phần đạm và 2 phần tinh bột dễ tiêu hóa.

Nguồn đạm thường được dùng bao gồm pho mát từ sữa gạn kem hoặc thịt gà (không da và mỡ) hoặc thịt viên luộc.

Loại tinh bột tốt cho chó là cơm trắng.

Cho chó có cân nặng 5kg ăn một chén mỗi ngày (chia thành 4 khẩu phần, cứ 6 giờ ăn một lần).

– Hạn chế chó tập luyện và chạy nhảy. Đảm bảo chó của bạn được nghỉ ngơi nhiều bằng cách hạn chế thời gian tập luyện và chơi đùa của chúng. Dắt chó đi ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng để chúng chạy nhảy nếu cảm thấy mệt. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

– Kiểm soát phân và nước tiểu của chó. Chú ý lượng phân và nước tiểu của chó khi bị ốm. Nếu bạn thường để chó tự đi vệ sinh ở ngoài thì khi chúng bị ốm, hãy dắt chúng đi để bạn có thể quan sát lượng phân và nước tiểu của chúng. Đừng phạt chó của bạn nếu chúng chẳng may đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà. Chúng không thể kiểm soát được vì đang bị ốm và có thể lẩn tránh bạn nếu bị phạt.

– Theo dõi sát sao triệu chứng của chó. Đảm bảo bạn theo dõi sát chú chó đề phòng trường hợp triệu chứng xấu đi. Đừng để chó ở một mình trong ngày hoặc vào cuối tuần. Nếu bạn phải đi đâu (ví dụ đi làm), hãy kiểm tra chó 2 giờ một lần. Nếu bạn không sắp xếp được, hãy gọi điện đến bệnh viện dành cho thú cứng để xem liệu họ có chăm sóc chó của bạn tại bệnh viện không. Triệu chứng có thể xấu đi nhanh chóng, các triệu chứng mới hoặc nghiêm trọng hơn có thể xảy ra ngay lập tức.

– Đừng ngại gọi cho bác sĩ thú y. Nếu bạn không biết chắc triệu chứng của chú chó, hoặc nếu chúng có vẻ yếu đi, hãy gọi điện hỏi bác sĩ.

4. Hãy tạo cho chó của bạn một không gian thoải mái

– Giữ chó ở trong nhà: Đừng để chúng ở ngoài hoặc trong nhà để xe. Chó của bạn có thể gặp vấn đề về kiểm soát thân nhiệt và bạn không theo dõi chúng được kỹ lưỡng khi triệu chứng thay đổi.

– Tạo ổ thoải mái cho chó: Cho chó nằm ổ kèm theo chăn đắp để ở chỗ bạn có thể dễ dàng và thường xuyên theo dõi chúng. Chọn chăn có mùi của bạn đắp cho chó để chúng cảm thấy dễ chịu. Bạn nên chọn chỗ đặt ổ cho chó có sàn nhà dễ cọ rửa như trong nhà tắm hoặc bếp. Nếu chó nôn mửa hoặc đi vệ sinh, bạn có thể dọn dẹp nhanh chóng, dễ dàng.

– Cách li chú chó bị ốm với những chú chó khác: Bạn nên giữ chú chó bị ốm tránh xa những chú chó khác. Cách này sẽ ngăn truyền bệnh. Thời gian yên tĩnh cũng giúp chó của bạn được nghỉ ngơi.

5. Duy trì môi trường an toàn cho chó của bạn

Đừng cho chó ăn thức ăn giống như của người. Những thức ăn an toàn cho con người cũng có thể gây tử vong đối với chó. Những sản phẩm như xylitol đặc biệt nguy hiểm cho chó. Chất này có trong thực phẩm không đường và sản phẩm vệ sinh răng miệng. Những thực phẩm có hại khác là bánh mì, sôcôla, quả bơ, đồ uống có cồn, nho, nho khô, tỏi, và những thức ăn khác.

Đừng cho chó uống thuốc dành cho người. Không sử dụng thuốc dành cho người để điều trị cho chó trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ thú y. Những loại thuốc này có thể độc hại đối với chó và khiến chúng ốm nặng hơn.

Loại bỏ những chất độc hại ra khỏi nhà, nơi để xe và sân vườn. Luôn theo dõi chó khi chúng ra ngoài. Để các chất độc hại xa tầm với của chó. Những chất này bao gồm thuốc bảo vệ thực vật, thuốc chống đông, phân bón, thuốc kê đơn, thuốc diệt côn trùng và những thứ tương tự. Những chất này có thể độc hại và gây tử vong ở chó.

Và một điều vô cùng quan trọng để giúp chú chó của bạn nhanh khỏi bệnh đó là “Luôn nói chuyện với chú chó một cách nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương.”

Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Như Thế Nào?

Nguyên nhân chó bỏ ăn, ốm yếu

Mọi loài chó đều có thể mắc chứng biếng ăn và chó biếng ăn có nhiều nguyên nhan khác nhau. Nhưng có 2 nguyên nhân chính mà chó thường hay mắc phải đó là:

Chó biến ăn do thói quen xấu

Chó là một loài vật thông minh và trung thành. Chúng trở nên nhạy cảm hơn với đồ ăn hàng ngày được ăn. Với nhiều chó dễ tính không kén ăn dù có ăn được với đồ ăn ngon hay thậm chí thiếu dinh dưỡng thì nó vẫn ngon lành. Nhưng với một số con chó lại khác, chúng rất kén ăn. Nhiều khi đồ ăn chúng rất ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng lại tỏ vẻ hờ hững. Hay thậm chí là bỏ ăn. Đó là một điều rất bình thường và lí do là bạn quá chiều nó.

Nếu bạn quá cưng chiều, yêu thương hay không kỷ luật chúng. Bạn thường cho chúng ăn đồ ăn ngon hay đôi khi chỉ cho ăn thức ăn rồi sau đó cho đồ ăn không ngon như trước. Dần dần nó sẽ không thèm ăn và sẽ mắc chứng biếng ăn. Chính vì vậy bạn không nên nuông chiều nó. Điều đó không phải tốt cho chó mà chính là hại chó cưng bạn trở nên hư hỏng.

Chó biếng ăn do bị ốm

Khi chó đột nhiên có biểu hiện biếng ăn thì rất có thể nó đã bị ốm. Khi chó biếng ăn thì bạn thường nghĩ nó bị giun. Nhưng thực ra không phải! Chó bị bệnh giun thường gặp ở những con chó dưới 2 tháng tuổi, còn chó lớn thì ít hơn. Hoặc chó có thể bị đau răng. Khi đó bạn bên cho chó ăn thức ăn mềm hơn dể giúp nó nhai dễ dàng hơn. Nếu không bị bệnh giun hoặc đau răng thì trường hợp cao chó bạn đã bị ốm. Khi đó bạn cần nên đưa chó đến ngay với bác sĩ thăm khám và chăm nó đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết chó bị ốm không chịu ăn

Chó bỏ ăn, ủ rũ cũng có thể là triệu chứng cả nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của chó như viêm đường ruột, bệnh Care, bệnh Pravo,…Đây là những biểu hiện bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của cún nếu không chữa trị kịp thời.

Chó bị ốm không chịu ăn có nguy hiểm không?

Chó bị ốm không chịu ăn nếu đi kèm với nôn ra bọt, tiêu chảy bạn hãy đưa ngay cún tới gặp bác sĩ thú y để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc chó bị ốm không chịu ăn

Khi chó bị ốm nhẹ thì ta nên đưa nó đến bác sĩ khám rồi bác sĩ sẽ kê đơn thuốc. Sau đó bạn sẽ chăm sóc nó tại nhà. Còn trường hợp nếu ốm quá nặng thì nó sẽ ở lại trạm thú y để nhận điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Không cho chó ăn khi thấy những biểu hiện bất thường

Những chú chó đang khỏe mạnh nhưng tự nhiên có các triệu chứng nôn mửa hay tiêu chảy. Bạn không nên cho chó ăn. Vì nếu cho chó ăn thì nó sẽ nôn mửa nhiều hơn. Không nên cho chó ăn những thức ăn yêu thích của nó khi bị tiêu chảy. Hoặc không để chó gặm đồ chơi, gặm xương vì có thể nhiễm vi khuẩn trong đường ruột.

Đảm bảo lượng nước đầy đủ

Khi chó bị ốm thì cơ thể nó rất dễ mất nước. Vì vậy bạn luôn cần bổ sung lượng nước cho chó. Ngoài trị khi bị tiêu chảy thì không nên cho nó uống nước.

Cho chó ăn thức ăn nhạt

Sau khi chó khỏe dần hơn bạn nên cho chó ăn nhẹ. Bạn có thể cho nó ăn nhạt trong một đến 2 ngày. Khẩu phần ăn nhạt nhưng cũng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Ví dụ như một phần đạm và một phần tinh bột, lưu ý thức ăn phải dễ tiêu hóa.

Phần tinh bột được chọn tốt nhất cho chó là cơm trắng. Phần đạm thường được dùng có thể là phomat, thịt gà hay thịt xé nhỏ. Chia thành nhiều bữa nhỏ cho chó ăn để nó dễ tiêu hóa hơn. Với chó biếng ăn có thể cho nó ăn thức ăn khô để dễ ăn hơn.

Hạn chế chó tập luyện, chạy nhảy

Khi chó bị ốm thì chúng cần nghỉ ngơi nhiều. Vì vậy nên hạn chế thời gian tập luyện cho chó so với ngày thường. Nên dắt chó đi dạo một lúc cho nó thoải mái hơn. Nhưng không nên để nó chạy nhảy nhiều vì sẽ mất sức, cơ thể còn chưa khỏe. Điều này đặc biệt quan trọng khi chó bị đau chân.

Thường xuyên quan sát phân, nước tiểu

Khi chó bị ốm ta nên chú ý lượng phân và nước tiểu của chó. Vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ bệnh của nó. Nếu thường xuyên để chó tự đi vệ sinh khi khi bị ốm, bạn nên dắt chó đi. Khi đó bạn sẽ quan sát được phân hay nước tiểu của nó để xem tình trạng bệnh. Khi chó bị ốm sẽ không thể kiểm soát được cơ thể. Nên có thể nó sẽ đi vệ sinh không đúng chỗ. Khi đó nên mắng hay phạt nó vì nó sẽ lẩn tránh bạn.

Đưa chó đến trạm thú y

Nếu chó ốm mà không biết cách chữa trị bạn nên đưa nó đến trạm thú y. Bạn nên báo cáo các dấu hiệu triệu chứng bệnh. Rồi bác sĩ sẽ khám và điều trị cho chó. Nếu bạn bận rộn không chăm sóc được cho chó khi nó ốm. Hãy để nó ở trạm thú y, ở đó sẽ được chăm sóc và theo dõi thường xuyên. Đến khi nó khỏi bệnh thì hãy đưa nó về nhà.

Xây dựng không gian sống thoải mái

Khi chó bị ốm thì cơ thể chúng rất yếu vì thế bạn nên để nó ở ngoài. Chó của bạn sẽ mất kiểm soát thân nhiệt và bạn sẽ không theo dõi chúng kỹ lưỡng được khi có triệu chứng thay đổi.

Bạn nên tạo cho chó một ổ ngủ khi chúng bị ốm. Không nên để nó ngủ trên nền nhà vì dễ nhiễm lạnh. Khi nó ngủ trên ổ thì bạn cũng rất tiện theo dõi và chăm sóc nó. Có thể kèm theo chăn để đắp cho chó và chỗ ngủ phải sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh cho chó. Nên đặt ổ ngủ cho chó ở chỗ có sàn nhà dễ cọ rửa. Bởi nếu chó nôn mửa hay đi vệ sinh thì bạn cũng có thể dọn dẹp dễ dàng và sạch sẽ.

Chó cũng giống như người bị ốm khi bị ốm cũng rất ghét tiếng ồn, chó cũng vậy. Bạn nên hạn ché tiếng ồn và ánh đèn để ngôi nhà luôn yên tĩnh. Nó sẽ giúp chó nhanh khỏi bệnh hơn. Khi đó nó sẽ được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Khi chó bị ốm rất dễ lây truyền bệnh. Vì vậy nên cách li với những chú chó khác để tránh truyền nhiễm bệnh. Đồng thời cũng tránh thêm vi khuẩn gây bệnh cho chó. Điều này vừa tốt cho những con có khác vừa tốt cho chó của bạn, chó bạn sẽ đươc yên tĩnh nghỉ ngơi dưỡng bệnh.

Chó bị ốm cần cho ăn gì?

Muốn chó nhanh khỏi bệnh thì ta cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của nó. Có thể cho chó ăn ít hơn bình thường nhưng dinh dưỡng cần cao hơn. Thức ăn nên mềm vì chó ốm không thích nhai nhiều, khó nuốt. Tùy từng bệnh lý của chó mà cho nó khẩu phần ăn phù hợp.

Chó còi xương

Khi chó còi xương tức là cơ thể nó đang thiếu canxi. Vì vậy cần thay đổi cách chăm sóc chó của bạn. Khẩu phần ăn của nó nên có các vitamin cần thiết như A, B, D, E… Nên cho chó ăn nhiều thịt bò hay thịt lợn nạc. Có thể cho nó uống thêm thuốc bổ sung canxi để nó khỏi bệnh còi xương.

Chó bị tiêu chảy

Chó bị tiêu chảy có thể do bạn thay đổi chế độ ăn đột ngột. Hoặc trong quá trình chó đi dạo đã ăn phải những đồ ăn bẩn hoặc gặm nhấm chai nhựa. Hoặc cũng có thể do bạn luôn cho nó ăn đồ ăn ôi thiu, chế biến nhiều lần. Nếu chó bị tiêu chảy nên cho chó ăn phô mai tươi, không nên cho nó uống sữa.

Nếu chó bị tiêu chảy do hệ tiêu hóa thì không nên cho nó uống nước hay ăn thức ăn. Vì khi đó nó sẽ bị nặng hơn. Thay vào đó bạn nên cho nó ăn một ít táo vì trong táo có acid pickon. Chất này có tác dụng chữa bệnh đi ngoài đồng thời nên cho chó uống theo hướng dẫn bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.

Chó bị táo bón

Nếu cho bị táo bón khi cho nó uống thuốc nên cho uống bằng nước ấm. Thời điểm này tốt nhất bạn nên cho chó ăn các thực phẩm chế biến từ sữa như bơ, phô mai. Trong khẩu phần ăn của nó nên cho ăn nhiều rau xanh hoặc có thể ăn thêm sữa chua để hệ tiêu hóa tốt hơn.

Chó bị bệnh giun sán

Nó chó bị giun sán nên cho nó ăn tỏi 3 lần/tuần hoặc có thể cho nó ăn bí đỏ. Nó rất tốt trong việc điều trị giun sán, khi đó chó sẽ khỏi bệnh. Một năm nên cho chó đi tẩy guan 2 lần để đảm bảo không bị bệnh. Đặc biệt, chó nhỏ sẽ dễ bị giun sán hơn chó lớn.

Chó bị cảm lạnh

Khi chó bị cảm lạnh thì nhiệt độ cơ thể của nó sẽ giảm rất nhanh. Vậy nên cần giữ ẩm cho chó và có khẩu phần ăn dinh dưỡng hợp lý. Nên cho chó uống nước đường ấm hoặc nước gừng ấm để giữ thân nhiệt cho chúng. Đồng thời kết hợp uống thuốc để chó nhanh khỏe mạnh.

Khi chó bị ốm mà có dấu hiệu lạ mà không biết cách nhận biết thì nên đưa chó đến trạm thú y để được khám. Từ đó bác sĩ thú y sẽ xác định rõ bệnh tình và đưa ra lời khuyên chăm sóc phù hợp.

Trong thời gian chó bị ốm thì bạn nên nấu thức ăn dinh dưỡng và giữ các món ăn ở mức nhiệt độ vừa phải. Nó sẽ giúp chó ăn ngon miệng hơn. Thức ăn cần được cân nhắc phù hợp. Không cho ăn bừa bãi để tránh thừa thức ăn và khiến chó bệnh nặng hơn.

Những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn khi chú cún cưng rơi vào tình trạng biếng ăn bị ốm. Bạn cũng nên chăm sóc chó cẩn thận và môi trường sống kỹ lưỡng để chúng khỏe mạnh. Đồng thời giúp chó kéo dài tuổi thọ để ở bên cạnh bạn lâu hơn

961 views

Các Giống Chó Chow Chow Lai Phổ Biến

Một số giống chó Chow chow lai phổ biến

Chó Chow chow lai Labrador (Lab-Chow)

Những chú chó Chow chow lai với Labrador thường có bộ lông xù, lông khá dày với bộ bờm nổi bật ở vùng cổ. Khi quan sát chú chó này, bạn sẽ nhận diện đường khuôn mặt dài của loài Labrador và thân hình điển hình của Chow chow.

Do có bộ lông khá dày nên khi nuôi chú cún Lab – chow trong nhà, bạn cần phải chăm sóc lông cho Chow Chow kỹ lưỡng. Lông Lab-chow cần được vệ sinh sạch sẽ và chải chuốt thường xuyên.

Sự kết hợp hài hòa giữa giống chó Chow chow với Labrador với thân hình to lớn nên giống chó Lab – chow cũng thừa hưởng gen này. Mỗi chú cún Lab – chow có thể cao trên 55cm và nặng hơn 35kg là điều đương nhiên. Với thân hình đồ sộ này nên bạn cần chuẩn bị cho cún cưng của bạn nơi ở có không gian rộng lớn và hạn chế nhốt trong chuồng chật hẹp.

So với giống chó bố mẹ thì những chó Lab – chow có tính cách hiền lành, ngoan ngoãn và thân thiện hơn nhiều. Bạn không phải lo lắng mỗi khi huấn luyện cho chó cưng những thói quen tốt. Bởi Lab – chow rất thông minh, lanh lợi và mạnh mẽ, dễ dàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Nếu chó Chow Chow thuần chủng khó nuôi làm thú cảnh thì Lab – chow dễ dàng hơn. Đây chính là điều mà nhiều người thích nuôi một chú Lab – chow trong nhà để yêu thương mỗi ngày.

Tuy có tính cách hiền lành nhưng chó cưng của bạn sẽ cảnh giác cao độ với người lạ. Cho nên, Lab – chow chính là chú cún cưng vô cùng trung thành và tuyệt vời để làm bạn. Điều đáng nói là khi nuôi Lab – chow bạn phải chấp nhận tuổi thọ của cún vốn không cao. Lab – chow có thể sống với bạn khoảng 9-12 năm nếu được chăm sóc tốt và kỹ lưỡng.

Chó Chow chow lai Husky (CHusky)

Husky được biết tới là một trong ba giống chó tuyết khá nổi tiếng và được ưa chuộng nhất Thế Giới. Husky có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Siberia (nước Nga) nổi tiếng với thân hình to lớn, dẻo dai, sức khỏe mạnh và rất bền bỉ. Từ lâu, những chú chó Husky được người bản địa thuần chủng và huấn luyện khả năng chịu đựng thời tiết khắc nghiệt khi vận chuyển hàng hóa nặng.

Khi lai Chow Chow với Husky có tính cách độc lập và mạnh mẽ sẽ tạo ra những chú CHusky có tính cách “ngáo” vô cùng. Có một vài chú Chusky sẽ khó kiểm soát được tính cách hung hăng, ngỗ nghịch của mình mặc dù bạn tìm đủ cách để huấn luyện.

Thông thường, mỗi chú chó Chusky trưởng thành có cân nặng 32 kg trở lên với chiều dài lớn. Quan sát tổng thể của những chú chó này, bạn sẽ thấy Chusky thừa hưởng toàn bộ khuôn mặt của Husky.

Điểm nhấn của CHusky chính là bộ lông rậm rạp với 2 lớp siêu dày. Vì vậy mà lông của những bé cún là kết quả lai tạo giữa Chow Chow lai Husky cũng không tránh khỏi tình trạng rụng lông quanh năm, gây khó khăn cho bạn. Tuy nhiên, bạn có thể khắc phục bằng cách chăm chải lông và vệ sinh lông đều đặn cho CHusky.

So với các giống chó lai thì CHusky thường có tuổi thọ cao hơn nhờ sức khỏe tốt. Mỗi chú CHusky có thể sống với chủ nhân của chúng tới 15 năm hoặc hơn. Điều đáng chú ý khi bạn đón một chú CHusky về nhà là bộ răng ở giữa hai bên của cún cưng này thường bị thiếu. Điều này là do giống chó Husky chỉ có 42 chiếc và Chow chow có 44 chiếc tạo ra con lai bị nha khoa hiếm gặp.

Chó Chow chow lai Shar-Pei (Chow Pei)

Cả hai giống chó Chow Chow và Shar- Pei đều là những chú chó cưng có nguồn gốc xuất xứ tại Trung Quốc. Shar- Pei hay còn được gọi là chó Sa Bì, vốn là loài lai giữa chó chăn nuôi và bảo vệ gia súc.

Khi lai những chú cún Chow Chow với Shar-Pei sẽ tạo ra chú cún Chow Pei vô cùng đáng yêu với gương mặt gây nghiện. Tính cách của Chow Pei cũng khá thông minh, sống trang nghiêm và vương giả.

Nhờ có tính cách thân thiện, hiền lành và quấn chủ nên nuôi Chow Pei thích hợp với những gia đình có trẻ nhỏ và người già.

Xét về ngoại hình thì Chow Pei gây thu hút với bộ da nhăn nheo, da nhìn lỏng lẻo tạo nhiều nếp nhăn ở cổ và đầu. Khi vuốt ve Chow Pei, bạn sẽ cảm nhận được bộ lông dài, mềm mại và rụng ít hơn loài chó lai khác.

Mỗi chú chó Chow Pei được cưng chiều và chăm sóc tốt, khi trưởng thành có cân nặng 30kg với chiều cao 50 đến 55 cm.

Để giảm thiểu các vấn đề về sức khỏe cho Chow Pei của mình, bạn cần thường xuyên cho chúng tập thể dục. Cách này vừa giảm bớt tính cách nghịch ngợm và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

Chó Chow chow lai Basset Hound (Chow Hound)

Giống chó Basset Hound vốn là những chú chó săn với thân hình nhỏ nhắn, bốn chân ngắn cũn. Cùng với đôi tai dài quá khổ nhưng rất thính, dễ dàng “nghe ngóng” mọi động tĩnh ở xung quanh. Các gia đình nuôi giống chó này thường nhằm mục đích để săn thú: Sóc, thỏ rừng, nhím, chuột,…Tuy nhiên, Basset Hound lại vô cùng tình cảm, hiền lành và biết nghe lời.

Với những tính cách tuyệt vời kể trên, khi lai cùng với Chow Chow sẽ tạo ra những chú cún con vô cùng đáng yêu. Hầu hết Chow Hound đều thừa hưởng tính cách của Basset Hound nên ít khi hung hăng như loài Chow Chow.

Ngoại hình của Chow Hound cũng thừa hưởng từ Basset Hound chiếm ưu thế hơn Chow Chow. Những chú cún Chow Hound gây ấn tượng với thân hình nhỏ bé với cân nặng chỉ 15 – 18 kg, chiều cao 40 – 45 cm. Khuôn mặt của Chow Hound vốn thừa hưởng gen trội từ Basset nhìn rất tinh nghịch.

Chow Hound còn thừa hưởng bộ lông 2 lớp rậm rạp và mềm mượt từ Chow chow. Không chỉ vậy, sức khỏe của những chú chó này còn rất tốt với tuổi thọ kéo dài tới 14 năm trở lên.

Chó Chow chow lai Becgie Đức GSD (Chow Shepherd)

Khi lai giữa chó chow chow với Becgie Đức GSD sẽ tạo ra những con lai Chow Shepherd. Đây là giống chó cảnh khá phổ biến và được ưa chuộng tại nhiều gia đình.

Hai giống chó này khi kết hợp với nhau tạo nên con lai có tính cách tốt, thông minh và rất trung thành. Đặc biệt, bạn có thể tự huấn luyện Chow Shepherd những thói quen lành mạnh để dễ nuôi và chăm sóc thoải mái hơn.

So với chó Chow Chow thuần chủng thì Chow Shepherd thường thân thiện và ít dè dặt khi tiếp xúc với người lạ. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ cần cân nhắc khi nuôi một chú Chow Shepherd trong nhà. Bởi dù tính hiền lành nhưng Chow Shepherd nhanh chóng thay đổi tính tình nóng nảy và sẵn sàng dở chứng bất cần.

Ngoại hình của Chow Shepherd khá bắt mắt với thân hình to lớn, bộ lông mượt đẹp đẽ. Mỗi chú Chow Shepherd thường có chiều cao từ 58 – 56 cm với cân nặng lý tưởng 45 kg. Đặc biệt, Chow Shepherd có cơ bắp rắn chắc và khá mạnh mẽ nên cần được rèn luyện thể lực thường xuyên.

Bộ lông của Chow Shepherd thường dài, khá dày và thô cứng nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Mỗi chú chó cưng Chow Shepherd được chăm sóc tốt sẽ có tuổi thọ kéo dài tới 12 năm.

Chó Chow chow lai Pitbull (Pitchow)

Những chú chó Pitchow đáng yêu là kết quả lai tạo giữa Chow chow và Pitbull. Giống chó Pitbull được mệnh danh là “những chú chó hung hăng nhất Thế giới”. Trong những năm 1800, chó Pitbull từng được nuôi và huấn luyện làm chó săn trong các trận đấu bò.

Ngày nay, Pitbull được thuần hóa và huấn luyện thành những chú chó cưng với tính cách hiền lành hơn. Nhờ có thân hình cường tráng, lực điền với cơ bắp cuồn cuộn nên khi lai với Chow chow con lai thừa hưởng nhiều đặc điểm này.

Tuy được thuần hóa nhưng những chú Pitchow vẫn chưa thể rũ bỏ hoàn toàn tính cách hung hăng từ bố mẹ. Vì vậy đây là chú chó phù hợp nuôi để trông giữ nhà cửa, bảo vệ người thân,…Các gia đình có trẻ nhỏ, người già cần hạn chế nuôi những chú chó này bởi tính cách rất khó lường.

Xét về ngoại hình tổng thể, chó cưng Pitchow thường có thân hình lớn với cân nặng lên tới 25 kg. Đôi chân của Pitchow thường ngắn hơn so với Pitbull và khuôn mặt thừa hưởng nhiều nét từ chó Chow chow.

Tuổi thọ của mỗi chú chó Pitchow cũng khá dài, mỗi con có thể sống tới 15 năm hoặc hơn nữa. Tùy vào môi trường sống, chế độ chăm sóc và sức khỏe thừa hưởng từ gen bố mẹ.

Có nên chọn mua chó Chow chow lai?

Thay vì mua chú chó Chow chow thuần chủng, bạn có thể tìm hiểu về các dòng chó Chow chow lai kể trên. Mỗi chú chó lai với Chow chow đều có những nét tính cách, đặc điểm riêng. So với chó thuần chủng thì Chow chow lai vẫn có khá nhiều đặc điểm xuất sắc hơn. Mặc dù vậy, Dogily có một lời khuyên nhỏ là bạn vẫn nên ưu tiên chọn Chow Chow thuần chủng. Bởi khi dòng Chow Chow lai rất dễ gặp phải những rủi ro sau đây:

Thông thường mỗi chú cún Chow chow lai với bất kỳ giống chó nào cũng có tính cách khó đoán trước. Tùy vào con vật lai cùng mà chúng thừa hưởng gen hiền lành hay hung hăng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm cách để huấn luyện và tạo các thói quen tốt cho chó cưng của mình. Và dĩ nhiên, việc huấn luyện những chú chó có tính cách thất thường sẽ rất khó khăn.

Gen của các giống Chow chow lai thường không ổn định và tùy vào mỗi chó bố và mẹ mà thế hệ sau thừa hưởng bộ gen khác nhau. Chính vì vậy, đây là giống chó không phải mua về để nhân giống hay tạo ra con lai mới.

Bù lại giá thành của mỗi chú cún Chow chow lai thường rẻ hơn nhiều so với chó Chow chow thuần chủng. Trong trường hợp bạn không có đủ điều kiện về kinh tế mà vẫn muốn mua chó có nét của Chow chow thì lựa chọn Chow chow lai sẽ tốt hơn.

Chế độ ăn uống và chăm sóc Chow chow lai cũng dễ dàng hơn so với Chow chow thuần chủng.

Có thể việc lựa chọn tìm mua, nuôi và chăm sóc những chú cún Chow Chow lai sẽ mang lại cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị mà các giống chó khác không có.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/chow-chow/cho-chow-chow-lai/ khi chia sẻ nha.

Địa chỉ thông tin Dogily Petshop bán chó Chow Chow uy tín – chuyên nghiệp

Trụ sở chính: Dogily Petshop quận 1: Dogily Petshop Phú Nhuận: Dogily Petshop Tây Hồ:

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 1 Hà Nội: 262 Vĩnh Hưng, Hai Bà Trưng, Hà Nội Chỉ đường

Trang trại nhân giống Dogily Cattery 2: Ngõ 1, Xóm 2, thôn 3, Xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội Chỉ đường

Email: dogily.vn@gmail.com

Facebook Fanpage: https://www.facebook.com/DogilyPetshop/

Youtube: https://www.youtube.com/c/dogilypetshop

Website: https://dogily.vn

XEM THÊM CÁC ĐÀN CHÓ Chow Chow ĐANG BÁN TẠI HỆ THỐNG CỬA HÀNG CỦA DOGILY PETSHOP, MUA NGAY!

Cập nhật thông tin chi tiết về Tư Vấn Các Nguyên Nhân Phổ Biến Khi Chó Bị Ốm Không Chịu Ăn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!