Bạn đang xem bài viết Truyện: Chó Ngao Độ Hồn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Suốt hơn 40 năm săn bắn của mình, ông Thiệu Bàn Ba sống tại trại Ba Tiêu đã nuôi tất cả bảy con chó săn.
Chú chó săn đầu tiên chân quá ngắn, không đuổi kịp hươu trên núi, thế là nó đã bị đem ra chợ bán mất. Con thứ hai, khi được năm tuổi đã béo giống như một chú lợn. Con chó thứ ba lại rất ngốc, lần đầu tiên đi săn đã bị một con báo cắn chết. Con chó săn thứ tư, là một con chó cái. Lớn lên một chút, nó đã bỏ đi theo một chú chó đực trong vùng. Con chó săn thứ năm mình đầy mụn ghẻ. Con chó săn thứ sáu bất cẩn thế nào lại sập ngay bẫy của đám thợ săn.
Là một người thợ săn, nhưng lại không có được cho mình một chú chó săn ưng ý, việc này giống như kỵ binh không tìm được cho mình một con tuấn mã riêng. Thế nên Thiệu Bàn Ba hay phải phiền lòng vì chuyện này.
Ba năm trước, trong ngày mừng thọ 60, Liên đội trưởng Đường của đội biên phòng Man Cương đã tặng ông một chú chó con, mẹ nó là một con chó được huấn luyện trong quân đội làm quà mừng thọ. Suốt ba năm qua, dù phải ăn uống đạm bạc kham khổ, nhưng bữa nào Thiệu Bàn Ba cũng phải để cho con chó của mình có chất tanh trong bữa ăn.
Dưới bàn tay chăm sóc của ông, con chó lớn rất nhanh. Dọc sống lưng đan xen giữa những sợi lông vàng là hai dãy lông đen đối xứng. Vóc dáng nó phải bằng môt con bê con, lưng eo thon thả, vừa đẹp nhưng cũng không kém phần oai phong. Nó quả không hổ danh là hậu thế của một chú chó đã được rèn luyện trong quân đội, leo núi rất nhanh, săn bắn dũng mãnh như một chú hổ. Có một lần, một con chim ưng dám sà xuống sân nhà bắt gà. Lúc đó nó đang ở cạnh khóm hoa, đã nhảy chồm ra ngay vồ đứt cánh con chim. Thiệu Bàn Ba đặt tên cho nó là Xích Lợi. (Trong truyền thuyết của người Thái thì Xích Lợi là một con dao biết bay.)
Ông lão rất yêu quý con chó của mình. Thiệu Bàn Ba coi Xích Lợi như viên ngọc minh châu thứ hai. Viên ngọc minh châu thứ nhất tất nhiên là thằng cháu nội Ngải Tô Tô. Những lúc rỗi rãi, ông thường dắt theo Xích Lợi đến thăm lão Canh – một người bạn sinh cùng ngày cùng tháng với ông. Chỉ cần uống ba ly rượu nếp vào, ông sẽ vênh vang mà nói rằng: “Có được Xích Lợi quả không uổng phí cả đời làm thợ săn của tôi. Cho dù đem cả một chuỗi trân châu, hay một hũ vàng đến đây, cũng không đổi được nó đâu.” Nói rồi, ông áp mặt mình vào sau tai con chó một lúc thật lâu.
Tuy nhiên, vào năm 1433 theo lịch người Thái (tức năm 1980 theo lịch Công nguyên), vào buổi sáng của lễ té nước năm nay Thiệu Bàn Ba không bế theo Ngải Tô Tô và dắt theo Xích Lợi đến bên bờ sông Lan Thương xem đua bơi thuyền, ném cao, múa dân gian Thái như mọi năm, mà ông dùng một sợi dây rừng buộc Xích Lợi ngay dưới chân cây cau. Cạnh đó, ông dùng ba hòn đá, xếp lại thành một cái bếp, rồi đun một nồi nước lớn. Sau đó, ông rút từ trong đống củi một thanh củi lớn và từ từ tiến lại chỗ Xích Lợi.
Xích Lợi vẫy vẫy cái đuôi, thè chiếc lưỡi, đang định liếm ống quần của Thiệu Bàn Ba. Đột nhiên, Thiệu Bàn Ba vung thanh củi lên và giáng thật mạnh. Nhát đầu tiên Xích Lợi đã tránh được, thanh củi hằn trên mặt đất một rãnh sâu. Xích Lợi run sợ núp sau cây cau, và rên lên những tiếng se sẽ.
Sắc mặt Thiệu Bàn Ba từ màu đồng đỏ, chuyển dần sang xanh. Lão lại tiến thêm một bước, rồi vung thanh củi lên lần nữa. Đúng lúc đó, một đứa trẻ mũi chảy ròng ròng chạy từ nhà sàn ra, tay trái cầm một con dao, tay phải cầm một quả táo mèo đang gọt dở lao vào lòng Thiệu Bàn Ba và nức nở: “Ông ơi, ông đừng đánh Xích Lợi, nó là bạn thân của cháu mà.”
Thiệu Bàn Ba thu thanh củi lại, dùng đôi tay nhăn nheo của mình ôm lấy thằng cháu, nước mắt đang lưng tròng. Ông lão xoa mái tóc mềm mại của Ngải Tô Tô và nói: “Cháu ngoan, nó không phải là bạn của cháu, mà là nghiệp chướng, một con vật xui xẻo. Ông phải đích thân đánh chết nó, lột da, nấu cao. Trưa nay, ông sẽ cho cháu ăn thịt chó.”
Nói rồi, ông lão ôm Ngải Tô Tô ra ngồi trên cối giã gạo đặt dưới hiên nhà, sau đó quay người, vung cao thanh củi hướng về phía Xích Lợi.
Tối ngày hôm qua, Thiệu Bàn Ba mang theo súng, dắt theo Xích Lợi lên ngọn núi cao sau Trại, muốn bắt vài con dúi, hoặc tìm vài con tê tê để cải thiện bữa ăn trong ngày lễ té nước. Sau khi vượt qua một con suối nhỏ, vào cánh rừng rậm rạp, đột nhiên Xích Lợi dỏng cao đôi tai, ngoạm vào ống tay áo và lôi lão đi. Xích Lợi rất thông minh, khi gặp con mồi không sủa lên để thể hiện mình như những chú chó khác, khiến con mồi chạy mất, mà nó sẽ ngoạm tay áo chủ để thông báo. Khi Thiệu Bàn Ba vạch mấy chiếc lá tai voi, quả nhiên phát hiện một con lợn rừng lông dài đang đứng dưới tán lá tre cách đó khoảng chục bước chân. Ít nhất, con lợn đó cũng phải nặng đến 45kg. Nó đang dùng hai chiếc răng nanh để đào măng.
Thường thì, nếu đi một mình, các thợ săn sẽ tránh xa những con mãnh thú, đặc biệt là lợn rừng, bởi vì nó rất hung dữ. Những con vật mà đám thợ săn thường tránh xa, thứ nhất là lợn rừng, thứ hai là hổ và thứ ba là gấu. Thế nhưng, Thiệu Bàn Ba cậy vào kinh nghiệm hơn 40 năm săn bắn của mình cùng với chú chó Xích Lợi dũng mãnh, nên đã không hề sợ hãi, đặt súng xuống, nêm chặt ngòi, ngắm thẳng tai con lợn rừng và bắn.
Xích Lợi đứng phía sau sủa ầm ĩ, Thiệu Bàn Ba vội ra lệnh: “Xích Lợi, tấn công, tấn công đi”. Lão nghĩ rằng, chỉ cần Xích Lợi xông lên và cắn vào sau chân con lợn rừng, đánh vật với nó một lúc lão có đủ thời gian để nạp đạn, và chắc chắn con lợn rừng đáng chết kia sẽ phải lên chầu trời. Thế nhưng, lão đã phải thất vọng ngay sau đó, Xích Lợi không những không tiến lên cứu chủ, mà ngay cả sủa cũng ngừng luôn, nó cụp đuôi và trốn vào trong bụi rậm. Thiệu Bàn Ba chưa kịp quay đầu nhìn con chó, con lợn rừng đã xông đến ngay trước mặt, nó chỉ cần cắn một nhát thân cây bí to bằng cái bát đã bị đứt.
Thiệu Bàn Ba chỉ còn cách vứt bỏ cây súng, chạy vòng quanh thân cây để tránh cú húc của con lợn rừng. Nhưng vì đã có tuổi, đôi chân của lão không còn nhanh nhẹn như thời trai trẻ, nên khi chạy đến trước cây đa, dẫm phải một đám rêu trơn, lão đã bị ngã. Khó khăn lắm lão mới ngồi dậy được, lúc đó con lợn rừng chỉ còn cách lão chừng hai bước chân, đầu chúc xuống, hai chân dậm dậm, lông trên cổ dựng ngược lên, xông thẳng về phía trước. Thiệu Bàn Ba không kịp né tránh, đành phải gập đầu gối, lăn sang một bên. Chiêu này rất nguy hiểm, cho dù con lợn rừng có vồ trượt, rồi đâm vào cây đa và rơi xuống, thì cũng có thể đè chết lão.
Thiệu Bàn Ba chỉ kịp nghe thấy một tiếng “rắc” thật to, rồi nhắm nghiền mắt lại. Nhưng con lợn rừng không đè lên người lão. Lão từ từ mở to đôi mắt và nhìn, đúng là ông trời vẫn còn có mắt, phù hộ cho lão gặp nạn lớn mà không mất mạng. Hóa ra, thân cây đa cổ thụ tách làm hai, vừa hay con lợn rừng xông lên theo hướng đó, và mắc kẹt vào khe trống giữa chúng. Bốn chân chỏng vó lên trời, nó kêu gào thảm thiết. Cây đa rậm rạp lá cũng rung lên xào xạc, rụng đầy gốc. Thiệu Bàn Ba không dám chậm trễ, nhanh chóng nhặt khẩu súng lên, châm ngòi, đút nòng súng vào miệng con lợn rừng và bắn liền 3 phát. Con lợn gục ngay tại chỗ.
Thiệu Bàn Ba nhìn con lợn đã chết, toàn thân lão mềm nhũn như kẻ vừa uống say, mồ hôi lạnh túa ra. Đúng lúc đó, Xích Lợi lại bắt đầu sủa, nó vừa chui ra từ bụi rậm, xông lên cắn xé con lợn rừng đã chết đang mắc kẹt trong gốc cây đa. Chưa bao giờ Thiệu Bàn Ba lại cảm thấy kinh tởm đến vậy, không thể ngờ rằng, chó săn cũng sợ chết và có mặt đáng khinh như thế. Nếu như không phải vì hết đạn, thì có lẽ lão đã bắn nát đầu con chó săn rồi.
Thiệu Bàn Ba vung vẩy thanh củi tiến lại gần Xích Lợi, con chó hết né bên nọ, lại tránh bên kia, mắt ngân ngấn lệ như cầu xin tha mạng.
Từ năm ba tuổi, Ngải Tô Tô đã suốt ngày nô đùa cùng Xích Lợi. Con chó thường giúp cậu bé tìm được tổ của đám chim trĩ trong rừng, nhặt được rất nhiều trứng. Xích Lợi còn giúp cậu bé luôn chiến thắng trong trò chơi đánh trận giả, và cũng giúp cậu bé tìm được “con mồi” của mình trong trò chơi trốn tìm.
Có một lần, cậu bé đến bên dòng sông Lan Thương bơi lội và bị sa vào một dòng xoáy, khi sắp bị chìm xuống đáy sông, cậu bé đã gọi Xích Lợi thật to. Xích Lợi không hề đắn đo, đã lao ra giữa dòng sông, bơi ra chỗ cậu bé. Ngải Tô Tô nhờ túm được cái đuôi chó nên mới bơi được vào bờ.
Bây giờ, ông nội muốn đánh chết Xích Lợi, Ngải Tô Tô cảm thấy rất đau lòng, cậu bé không cầm được nước mắt, bật khóc thật to.
Thiệu Bàn Ba càng tức giận hơn, lão nhặt khúc gỗ và xông về phía con chó. Nhờ nhanh nhẹn nên Xích Lợi đã né tránh được, tuy nhiên vì vướng sợi dây rừng buộc trên cổ, nên nó chỉ có thể chạy vòng quanh thân cau. Chẳng mấy chốc, con chó phải hứng chịu hai gậy giáng xuống người, quá đau nên nó sủa lên ăng ẳng.
Sợi dây rừng quấn mấy vòng quanh gốc cây cau, Xích Lợi càng chạy, sợi dây càng ngắn, cuối cùng con chó bị xích chặt dưới gốc cây cau và không nhúc nhích được nữa. Thiệu Bàn Ba nắm chắc cơ hội, bước vội lên phía trước, nắm chặt thanh củi nhằm thẳng mũi con chó mà phang. Lúc này, nếu như Xích Lợi tung người lao lên, nó có thể cắn xuyên tay ông lão, nhưng nó đã không làm vậy. Con chó nghiêng đầu, đợi cho thanh củi giáng xuống đất, nó cắn chặt thanh củi không nhả ra.
Thiệu Bàn Ba nắm chặt thanh củi rồi ra sức kéo. Xích Lợi cũng cắn chặt thanh củi không buông. Một lúc sau, đỉnh đầu hói trụi của ông lão đã vã đầy mồ hôi hột, ông lão thở hổn hển. Lão càng tức hơn, quăng thanh củi đi và mắng: “Con súc sinh vô lương tâm, tao sẽ cho mày nếm mùi súng đạn”. Nói rồi, lão thợ săn phăm phăm đi về phía căn nhà sàn.
Bình thường, Xích Lợi thấy những người trong thôn khi giết chó cũng buộc chúng dưới gốc cây, và bên cạnh bắc một nồi nước luộc. Nó biết rằng, họa lớn đang đến với mình. Thú tính của nó bộc phát, nó lồng lên hòng muốn thoát khỏi sợi dây rừng. Nhưng sợi dây này còn chắc hơn cả dây nilong, tìm đủ mọi cách đều không cắn được đứt. Nó tru lên đầy bi ai, ánh mắt như cầu cứu hướng về phía Ngải Tô Tô.
Ánh mắt nhòe đi vì nước mắt, Ngải Tô Tô nhìn thấy ông mình đang đi về phía căn nhà sàn, cậu bé nhanh chóng chạy đến bên gốc cây cau, dùng con dao nhỏ gọt quả rừng ra sức cắt dây buộc cho con chó. Trong lúc vội vã, cậu bé đã gọt đứt cả một miếng thịt trên ngón cái, máu tươi nhỏ thành giọt trên cái mõm dầy của Xích Lợi.
Bình thường, Xích Lợi thấy những người trong thôn khi giết chó cũng buộc chúng dưới gốc cây, và bên cạnh bắc một nồi nước luộc. Nó biết rằng, họa lớn đang đến với mình. Thú tính của nó bộc phát, nó lồng lên hòng muốn thoát khỏi sợi dây rừng. Nhưng sợi dây này còn chắc hơn cả dây nilong, tìm đủ mọi cách đều không cắn được đứt. Nó tru lên đầy bi ai, ánh mắt như cầu cứu hướng về phía Ngải Tô Tô.
Ánh mắt nhòe đi vì nước mắt, Ngải Tô Tô nhìn thấy ông mình đang đi về phía căn nhà sàn, cậu bé nhanh chóng chạy đến bên gốc cây cau, dùng con dao nhỏ gọt quả rừng ra sức cắt dây buộc cho con chó. Trong lúc vội vã, cậu bé đã gọt đứt cả một miếng thịt trên ngón cái, máu tươi nhỏ thành giọt trên cái mõm dầy của Xích Lợi.
Xích Lợi đã được tự do, nó lắc lắc đầu, nhẹ nhàng liếm và hôn lên người cậu bé. Đúng lúc đó, cầu thang của nhà sàn kêu lên răng rắc, Thiệu Bàn Ba tay cầm súng bước xuống từ căn nhà. Ngải Tô Tô vội vàng đẩy Xích Lợi và hét lên: Mau chạy đi.
Xích Lợi lùi lại hai bước, nhìn Ngải Tô Tô và Thiệu Bàn Ba với ánh mắt đầy quyến luyến, rồi vội vã quay đầu. Như một chú ngựa đứt cương, nó tung người bay thật cao, qua hàng rào làm bằng tre cao đến hai mét, và chạy về phía núi.
Những chiếc lá đỏ cùng những cánh hoa tươi chao lượn theo làn gió, rụng đầy trên mặt đất.
Vùng núi này nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên. Cây đa có đến nghìn năm tuổi với vô số rễ phụ đầy trong không trung. Trông chúng giống như những chiếc vòi voi. Những tán cây rừng cao vút như muốn chọc vào trời xanh. Những thân cây thẳng giống như những chiếc cổ của bầy hươu cao cổ. Trong rừng sâu, hươu thường đi với nhau thành bầy đàn, từng đàn chim trĩ đầy màu sắc bay tứ tung. Đúng là một nơi lý tưởng cho động vật hoang dã. Xích Lợi dạo khắp chốn, uống một ngụm nước suối. Thấy đói bụng, nó liền bắt một con cầy ăn.
Kể từ đó, nó trở thành một con chó hoang.
Một buổi chiều, Xích Lợi bắt được một con thủy lộc bên bờ sông Lan Thương. Nó đang ăn ngon lành thì một tiếng động vang lên từ phía bụi rậm. Một bầy chừng 20 con chó rừng từ phía đó xông ra. Dẫn đầu là hai con chó rừng đực, trong đó có một con có một vòng lông trắng ở cổ, giống như được đeo một chuỗi ngọc trai. Con còn lại có cái đuôi màu đen. Bầy chó rừng nhìn thấy con thủy lộc nhuốm máu nằm trên mặt đất, ánh mắt toát lên sự thèm muốn, hung tàn. Chúng tách nhau ra, xếp đội hình thành hình như chiếc quạt tấn công Xích Lợi.
Xích Lợi nhìn hai con chó rừng cầm đầu một cách lạnh lùng. Đứng trước Xích Lợi, bầy chó rừng tỏ ra nhỏ bé, yếu ớt, da bụng dính vào da lưng, có lẽ đã có đến mấy ngày liền chúng không săn được con mồi nào.
Vòng vây của lũ chó rừng càng lúc càng thu hẹp, giờ chỉ còn cách chỗ Xích Lợi đứng chừng hai đến ba bước. Xích Lợi vẫn đang gặm xương con thủy lộc một cách ngon lành. Hai con chó rừng cầm đầu, lùi lại một chút và bắt đầu khom lưng, sau đó tru lên một tiếng và đồng loạt tấn công từ hai phía cả bên phải và bên trái. Xích Lợi không hề vội vã, nó tung người, nhảy lên mỏm đá ở bên cạnh. Đây là mỏm đá cao nhất ven bờ sông, nó phải cao đến chừng hai mét, bốn bề đều dựng đứng. Con chó rừng đực có lông cổ trắng bám sát ngay phía sau Xích Lợi, nó cũng phi lên mỏm đá. Không đợi nó đứng vững, Xích Lợi đã tung chân trước chắc như thanh sắt, đạp nó ngã ngửa. Nhanh như chớp, Xích Lợi nhe hàm răng nhọn, cắn đứt cổ họng con vật. Máu đen thẫm chảy đầy mỏm đá, con chó rừng ngã lăn xuống bờ sông.
Con chó rừng đuôi đen cũng tru lên một tiếng rồi nhảy lên mỏm đá, lần này Xích Lợi cũng nhanh chóng cắn đứt cổ nó.
Cả bầy chó rừng tỏ ra kinh sợ, chúng không muốn bỏ đi, nhưng cũng không dám nhảy lên mỏm đá, chỉ dám đứng dưới, vây quanh và ngước nhìn Xích Lợi. Xích Lợi đưa đôi mắt, giống như một tia chớp, nó nhảy xuống mỏm đá vồ lấy một con chó rừng đực, và cũng nhanh chóng cắn đứt cổ họng nó. Không kịp cho những con chó rừng khác tấn công mình, Xích Lợi lại nhanh chóng nhảy lên trên mỏm đá.
Khi mặt trời lặn, cũng là lúc mà con chó rừng đực cuối cùng trong đàn phải chịu chung thảm cảnh như những người anh em của mình.
Chó rừng là một loài động vật sống theo bầy đàn, những con đực khỏe mạnh sẽ được phong làm thủ lĩnh, một khi thủ lĩnh đã chết thì những con đực khác sẽ lên thay. Nếu tất cả chó rừng đực trong đàn đều chết, thì bầy đàn của chúng sẽ tan rã, chó rừng cái sẽ đem theo con mình gia nhập những đoàn khác.
Lúc này, chừng bảy tám con chó rừng cái tru lên đầy bi thảm, đem theo khoảng mười con chó rừng con, chạy thẳng vào bụi rậm.
Xích Lợi khoan khoái tru lên một hồi dài, nhảy xuống khỏi mỏm đá và đuổi theo, dùng móng vuốt vồ một con chó rừng cái, sau đó dùng đầu hất tung nó lên không trung. Đám chó rừng cái mang theo bầy con sợ hãi bỏ chạy khắp nơi. Xích Lợi chạy lên phía trước, chặn đầu chúng, ép chúng quay lại bờ sông.
Trăng dần cao như trải một lớp bạc trên dòng sông. Xích Lợi chuyển từ tấn công sang vờn lũ chó rừng cái, và để mặc chúng cấu xé con thủy lộc. Đám chó rừng cái cũng không còn hoảng sợ và bỏ chạy nữa.
Từ đó, Xích Lợi trở thành thủ lĩnh của bầy chó rừng này. Tất cả lũ chó rừng, từ chó rừng mẹ đến chó rừng con đều rất kính nể và phục tùng Xích Lợi. Xích Lợi đưa cả bầy chó rừng sống tự do tự tại trong cánh rừng.
Thế nhưng, Xích Lợi vẫn không thể quên được Thiệu Bàn Ba. Chưa bao giờ nó dẫn bầy chó rừng đến gần Trại Ba Tiêu, cho dù đến nay nó vẫn chưa hiểu vì sao mình lại bị đuổi vào rừng sâu.
Việc Xích Lợi bị Thiệu Bàn Ba đánh đập và buộc phải trốn vào rừng sâu là oan ức.
Ngày hôm đó, Thiệu Bàn Ba đang ngắm bắn con lợn rừng, khi di chuyển chân đã dẫm lên ba quả trứng rắn trong tổ trên bãi cỏ. Lúc đó, Thiệu Bàn Ba dồn hết sự chú ý vào con lợn rừng, lão đâu có biết rằng một con rắn mắt kính màu nâu đen đang vươn người về phía trước. Trên cổ, đôi mắt lòng đen ngoài trắng như đôi mắt kính của nó đang giương to lên. Chiếc lưỡi đỏ như máu đang thò ra thụt vào, và miệng thì phát ra những tiếng “phì phì”. Từ phía sau, con rắn đang nhìn chằm chằm vào cánh tay trần của Thiệu Bàn Ba, như sắp muốn…
Thường thì các chú chó đều không dám dây vào đám rắn độc, nhưng trong lúc nguy cấp như thế này Xích Lợi lại bất chấp nguy hiểm xông lên. Đúng lúc đó, nó lại nghe thấy tiếng chủ nhân gọi mình, thế nhưng nó cũng không dám nhả con rắn ra. Hai con vật quần nhau trong đám cỏ, cắn xé… trận chiến chỉ kết thúc khi cái đầu hình tam giác của con rắn bị Xích Lợi cắn rời. Lúc đó, nó mới hổn hển và nhảy ra khỏi đám cỏ, chạy về phía con lợn rừng máu chảy lênh láng đang mắc kẹt giữa hai nhánh cây đa.
Tiếc rằng, Thiệu Bàn Ba lại không nhìn thấy cảnh tượng đó và Xích Lợi cũng không thể nói cho chủ nhân biết.
Thiệu Bàn Ba rất đau lòng khi nghĩ rằng Xích Lợi không trung thành với mình. Ông đã bán khẩu súng săn và quyết định sẽ không tiếp tục làm thợ săn nữa. Ông đã ngồi nhà suốt nửa năm liền. Một ngày cuối hạ đầu thu, để đỡ buồn chán ông đã quyết định giúp đội sản xuất chăn hai con bò.
Sau ngày lễ Khai môn không lâu (người Thái có tục từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 14 tháng 10 hàng năm là khoảng thời gian “quan môn”. Trong thời gian này, mọi việc yêu đương cưới hỏi cũng như những hoạt động vui chơi giải trí khác đều không diễn ra. Sau ngày 15 tháng 10 – tức sau ngày lễ Khai môn, mọi việc mới được trở lại bình thường) trong cùng một ngày, hai con bò đó đã sinh được hai chú bê con. Chuyện này khiến Thiệu Bàn Ba hết sức vui mừng. Ban đêm, ông ngủ ngay trong chuồng bò để canh chừng, còn ban ngày ông dẫn chúng đến những vùng cỏ mới, tìm thức ăn.
Một buổi sáng tinh mơ, Thiệu Bàn Ba mang theo cây cung đã cũ, đặt thằng cháu nội Ngải Tô Tô cưỡi lên lưng một chú bò, họ cùng nhau đến khu vực ao bò rừng dưới chân núi chăn bò.
Ao bò rừng thực ra là một vùng đất trũng dài và hẹp, ướt át lại nóng ấm, khắp nơi mọc cỏ linh lăng và cây tam diệp đỏ. Chúng đang nở những bông hoa màu vàng, trắng, xanh và nhiều màu khác nữa. Trên những lá cỏ còn vương những giọt sương mai. Để bò gặm cỏ ở đây ba ngày liền thì ngay cả những chú bò gầy còm cũng sẽ trở nên béo tốt.
Đôi bê con nô đùa trên đám cỏ, lúc thì chạy đến bên suối làm vài ngụm nước mát, lúc lại nép dưới bụng mẹ mút dòng sữa thơm. Bò mẹ hiền lành đứng im một chỗ, vừa nhai những ngọn cỏ non, thỉnh thoảng lại thè lưỡi, liếm lưng chú bê con.
Thiệu Bàn Ba ngắt được bông hoa hồng trắng, hoa nhài vàng và hoa dong giềng trong đám hoa dại, kết thành một vòng hoa đeo lên cổ Ngải Tô Tô. Ngải Tô Tô soi bóng mình dưới làn nước trong vắt của dòng suối, rất sung sướng vì thấy mình giống chàng hoàng tử trăm hoa trong thần thoại. Nó trèo lên lưng một con bò, coi đó như một chú ngựa và hét lên: Phi nào! Con bò chạy lòng vòng quanh bãi cỏ khiến Thiệu Bàn Ba cười vui không ngớt.
Con bò chở theo Ngải Tô Tô chạy một vòng quanh hẻm núi, đột nhiên nó rống lên “bò…”, sợ hãi quay đầu và chạy về phía lũ bê con. Ngải Tô Tô cưỡi trên tấm lưng trần của con bò, không có thiết bị bảo vệ, nên bị hất tung xuống, đầu gối trầy xước. Nó khóc ròng, chân thấp chân cao chạy về mách ông.
Kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề thợ săn, khiến Thiệu Bàn Ba biết rằng đang gặp nguy hiểm. Ông giương cặp mắt sắc lẹm như ánh mắt chim ưng về phía chân núi, chợt thấy bụi cây rừng đang chuyển động. Lá khô rụng đầy, một lúc sau, một bầy chó rừng áp sát đến.
Hai con bê con rúc dưới bụng mẹ run lên cầm cập. Ánh mắt của bò mẹ toát lên sự hung dữ pha chút gì đó sợ hãi. Thiệu Bàn Ba gỡ chiếc cung xuống, vỗ vào mông một con bò cái và quát: “Đồ ngốc, chạy đi!” Hai con bò phì lên một tiếng rồi bắt đầu co chân, định về hướng trại Ba Tiêu. Nhưng không kịp nữa rồi, lũ chó rừng đã chia làm hai hướng, tiến đến sát chỗ lũ bò và chặn đường chúng. Đàn bò chỉ còn cách quay lại chỗ Thiệu Bàn Ba, nhìn ông như cầu cứu.
Thiệu Bàn Ba ôm Ngải Tô Tô vào lòng, bình tĩnh quan sát xung quanh. Bầy chó rừng có khoảng chừng hơn 20 con cả lớn lẫn nhỏ, con nào con nấy bụng đều kẹp lép. Lão cũng biết rằng, những con chó rừng đói khát này còn khó đối phó hơn cả hổ. Hối hận vì đã bán mất chiếc súng săn, nếu không, tiếng súng nổ có thể dọa được lũ chó rừng này hoặc ít nhất tiếng súng cũng có thể báo cho người trong thôn biết. Giờ đây, lão chỉ có hơn chục mũi tên bằng tre và một ống nhỏ kiến huyết phong hầu[1] , chắc chắn không thể địch nổi đám đông.
[1] Kiến huyết phong hầu là một loại nhựa cây cực độc, chỉ cần xâm nhập được vào cơ thể con vật sẽ chết. Thợ săn ở Tây Song Bản Nạp đều dùng loại chất độc này bôi vào đầu mũi tên để săn dã thú, thế nên nó còn được gọi là: cây mũi tên độc.
Tình hình rất căng thẳng, tuy nhiên Thiệu Bàn Ba là một tay thợ săn kỳ cựu, nên khi phải đối diện với nguy hiểm ông vẫn rất bình tĩnh. Ông đẩy hai con bê và Ngải Tô Tô vào giữa, để mình và hai con bò mẹ đối phó với lũ chó rừng, phối hợp với nhau thành một vòng bảo vệ tam giác. Hai con bò mẹ mũi phun hơi phì phì, cúi thấp đầu lắc lư hai chiếc sừng vừa ngắn vừa bé, chuẩn bị trận chiến sống còn với bầy chó rừng.
Thiệu Bàn Ba kéo căng dây cung, nhúng một mũi tên tre vào lọ Kiến huyết phong hầu, lắp vào dây cung và bắt đầu tìm kiếm con đầu đàn trong đám chó rừng đó. Nhưng ông ngạc nhiên nhận ra rằng, ngoài những con chó rừng con, thì đám chó rừng này đều là những con chó rừng cái màu xanh, không hề có một con đực trưởng thành nào.
Lúc này, đám chó rừng đã bao vây kín Thiệu Bàn Ba và đàn bò, chúng vừa tru vừa siết chặt vòng vây. Một con chó đực rừng choai choai, có lẽ muốn thể hiện bản lĩnh của mình nên đã xông lên trước, chạy qua chạy lại trước mặt hai con bò mẹ. Nó muốn tìm kẽ hở để lọt vào bên trong. Hai con bò mẹ giương đôi mắt đỏ máu tăng cường phòng ngự.
Thiệu Bàn Ba nheo đôi mắt, giương cánh cung, ngắm chuẩn con chó rừng đực đó, thả tay và vù một tiếng, mũi tên bay trúng mắt con vật. Con chó rừng kêu lên một tiếng thảm thiết, lộn hai vòng trên bãi cỏ, bốn chân chổng ngược lên trời, đạp hai cái rồi nằm bất động.
Đám chó rừng hỗn loạn trong giây lát, nhưng rồi, bốn con chó rừng mẹ và năm con chó rừng con cùng lúc tiến về phía trước, xông thẳng vào hướng Thiệu Bàn Ba. Không vội vàng, Thiệu Bàn Ba nhúng cả năm mũi tên vào lọ thuốc độc, rồi từng mũi tên được bắn ra.
Lần lượt, bốn con chó rừng mẹ và một con chó rừng con trúng tên rồi chết, bốn con còn lại cụp đuôi chạy về đàn.
Đám chó rừng mặc dù đã bị tiêu diệt hết một phần ba nhưng chúng vẫn không chịu rút lui. Thiệu Bàn Ba chỉ còn lại bốn mũi tên trong ống, nhất định phải tìm cách nào đấy để mở được một con đường máu, nếu không khi tên hết chỉ còn cách khoanh tay chờ chết. Thiệu Bàn Ba cõng Ngải Tô Tô trên lưng, dùng dây thừng buộc thật chặt, hai con bò cái đi lại hai bên ở giữa là hai chú bê con đi ngay sau ông. Tất cả đều chạy về phía Trại Ba Tiêu.
Chừng năm, sáu con chó rừng xếp thành một hàng ngang chặn đường, chúng nhe nanh vuốt và gầm gừ. Thiệu Bàn Ba nhanh chân đi về phía trước. “Vù vù” – hai mũi tên bắn trúng hai con chó rừng. Những con khác thấy đồng loại của mình quằn quại trước khi chết cũng bắt đầu run sợ, trốn vào lùm cây. Nhân cơ hội đó, Thiệu Bàn Ba đã thoát khỏi được vòng vây.
Lão chạy về hướng Trại Ba Tiêu được một đoạn bèn quay đầu nhìn lại, nguy quá, lũ bò đã không theo kịp. Sau khi để lão chạy thoát, đám chó rừng đã vây chặt đàn bò. Hơn chục con chó rừng đồng loạt xông lên cắn xé, hai con bò mẹ cúi sát đầu xuống đất, giương đôi sừng nhỏ bé chống lại bầy thú hoang, bảo vệ hai chú bê con. Lũ chó rừng tỏ ra nhanh nhẹn lạ thường, chúng né tránh được cặp sừng, xông vào cắn xé tấm thân nặng nề của hai con bò mẹ. Dọc sống lưng của hai con bò mẹ bị cắn rất nhiều nhát, máu ứa ra, nhưng chúng vẫn không chịu nhượng bộ, cố gắng cầm cự.
Thiệu Bàn Ba tức nổ đom đóm mắt. Lũ bò này là tài sản của tập thể, lẽ nào lại để cho lũ động vật hoang dã cắn xé như vậy. Hơn nữa, ông lại là một thợ săn có uy tín suốt mấy chục qua ở vùng này, ông đã từng giết được bao nhiêu hổ, báo, lợn rừng, lẽ nào hôm nay lại để cho lũ chó rừng ăn thịt đàn bò ngay trước mắt ông. Nếu như vậy, cho dù có nằm trong quan tài ông cũng không nguôi được cơn giận này. Chỉ cần nghĩ tới đó, Thiệu Bàn Ba tức đến nỗi hét lên một tiếng, kéo dây cung, chạy ngược lại, nhắm thẳng hai con chó rừng đang cắn xé trên lưng một con bò mẹ. Nhân lúc đám chó rừng hoảng loạn, hai con bò mẹ nhẹ nhàng hẩy mông hai chú bê con, đẩy chúng về phía Thiệu Bàn Ba.
Ngải Tô Tô được ông cõng trên lưng, vung nắm đấm hướng về lũ chó rừng và hét: “Lũ xấu xa kia, ông tao sẽ giết hết chúng mày!”
Lũ chó rừng dường như không hề sợ hãi trước lời đe dọa đó. Gần nửa đàn đã bị giết nên chúng tỏ ra thận trọng hơn. Sau khi bao vây được Thiệu Bàn Ba và lũ bò, chúng không lập tức xông lên như trước kia, mà chỉ đứng cách chừng 20 bước và tru lên một cách đầy giận dữ.
Thiệu Bàn Ba đã hết mũi tên. Giá như còn khoảng 10 mũi tên nữa, thì ngày mai, chỉ riêng việc lột da chó rừng mang bán cho các cửa hàng trong thị trấn cũng đủ để mua ba khẩu súng báng đen bóng về rồi.
Một lúc sau, lũ chó rừng lại tập hợp nhau lại. Một vài con xông lên trước mặt Thiệu Bàn Ba đầy vẻ thách thức nhằm mục đích thăm dò. Thiệu Bàn Ba kéo căng sợi dây cung, giả vờ như đang ngắm bắn. “Vụt” một tiếng động vang lên. Đám chó rừng nghe thấy âm thanh đáng sợ quen thuộc liền sợ hãi lùi lại.
Nhưng chỉ chốc lát, chúng lại xông lên. Thiệu Bàn Ba lại giả vờ bắn một mũi tên nữa, đám chó rừng lại lùi lại. Cứ như vậy, sự việc lặp lại đến bốn lần.
Một con chó rừng trọc đuôi có vẻ như đã phát hiện ra kế này của Thiệu Bàn Ba, đến lần thứ năm, tất cả những con chó rừng khác đều lùi lại, nhưng nó thì không. Nó nhe nanh vuốt và giương mắt nhìn Thiệu Bàn Ba, rồi đột nhiên lao về phía trước. Hai móng trước như muốn vồ lấy bả vai ông, rồi cắn chặt lấy hầu quản. Rất may, Thiệu Bàn Ba đã đoán trước được, lão nghiêng mình rồi nghiêng mình nhặt lấy cây cung được làm từ gỗ giáng hương, vận hết sức quật vào đầu của con chó rừng trọc đuôi. “Ầm” một tiếng, máu đen và não trắng như đậu phụ của con vật vương đầy trên mặt đất. Con chó rừng trọc đuôi không kịp kêu lên tiếng nào, ngã lăn ra đất. Nhưng đáng tiếc do cú đánh quá mạnh, nên chiếc cung cũng bị gãy làm ba đoạn. Giờ thì ông lão chỉ còn lại tay không.
Đám chó rừng lại được một phen kinh dị, không dám xông lên. Một con chó rừng mẹ cầm đầu, tru lên một tiếng dài, những con khác bắt đầu tru theo. Tiếng tru này rất lạ, nó giống như tiếng khóc của một gã trai lỗ mãng, có cái gì đó khàn khàn nhưng cũng rất chói tai. Tiếng tru lập tức kéo dài, chấn động cả một vùng núi. Ngay cả một người nghe nhiều tiếng tru của hổ báo như Thiệu Bàn Ba cũng thấy nổi da gà. Hai con bò cái khiếp sợ đến mức khuỵu cả chân xuống. Ngải Tô Tô cũng sợ hãi khóc thét lên.
Sau những tiếng tru đó, một tiếng động lớn phát lên từ những đám mây lưng chừng núi, một bóng đen vụt xuất hiện, chạy như bay xuống núi, khi cách vị trí của Thiệu Bàn Ba chừng không xa, nó chợt đứng sững lại.
Con vật vừa đến dường như rất quen thuộc. Ngoại hình của nó không giống với loài chó rừng, mà giống với một chú chó săn dũng mãnh hơn.
Thiệu Bàn Ba đưa tay dụi mắt, quan sát kỹ con chó cao to đang đứng ngay trước mặt. Màu lông vàng với hai dải đen trên lưng đối xứng. Đúng là Xích Lợi, con chó đã bỏ trốn hơn nửa năm trước.
Thiệu Bàn Ba vô cùng tức giận. Đồ súc sinh vong ân bội nghĩa, nó dám xúi giục đám chó rừng đến tấn công chủ nhân. Nếu trong tay vẫn còn một mũi tên độc, lão nhất định phải bắn thủng tim Xích Lợi. Nhưng trong tay lão không còn lấy một mẩu sắt, làm sao đọ được với một con chó còn hung dữ hơn cả hổ đây? Lão đã già, có chết cũng không đáng tiếc, nhưng đáng thương là đứa cháu yêu và đội bò của tập thể cũng phải liên lụy theo. Hơn thế, phải chết dưới hàm răng sắc nhọn của con chó mà một thời lão đã hết mực thương yêu, nó giống như một sự sỉ nhục, lưu truyền đến tận 99 đời sau. Gương mặt của lão thợ săn già, lúc thâm tím lại, lúc lại xám ngoét.
Ngồi trên lưng ông, Ngải Tô Tô cũng nhận được đó là Xích Lợi. Nó không hề tỏ ra sợ hãi khi phải đối mặt với con chó hung hãn đó, thậm chí còn rất vui mừng reo lên: “Xích Lợi, mau cắn chết đám chó rừng đó đi.”
Thiệu Bàn Ba quay mặt về phía sau quát đứa cháu mình: “Cháu hãy im đi”, sau đó đưa bàn tay run rẩy chỉ thẳng vào Xích Lợi và quát: “Đồ súc sinh trời đánh kia, mày là do sói dữ đầu thai, mang linh hồn của quỷ trong mình, sẽ có một ngày mày phải trở thành món ngon trong nồi của đám thợ săn.”
Xích Lợi vẫy vẫy cái đuôi chào mừng Ngải Tô Tô, rồi thè lưỡi liếm hàng răng. Thiệu Bàn Ba cho rằng, Xích Lợi đang chọc tức mình một cách rất tàn nhẫn. Lão giận run lên, rồi đột nhiên thấy như mình đang bước trên mây, toàn thân mềm nhũn. Lão già rồi, sức cùng lực kiệt, chỉ muốn bớt chút cảnh bị hành hạ tinh thần trước khi chết. Lão ngồi phệt xuống đất, hổn hển nói với Xích Lợi: “Muốn cắn thì ngươi hãy nhanh chóng cắn đứt cổ ta đi”. Rồi nhắm mắt lại, hai dòng lệ ứa ra từ cặp mắt già nua.
Thế nhưng, lão đợi rất lâu mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Thiệu Bàn Ba cảm thấy rất lạ, mở to mắt nhìn, Xích Lợi vẫn đứng trước mặt và vẫy vẫy đuôi. Đám chó rừng không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi nữa, chúng tru lên từng hồi.
Xích Lợi vẫn không hề nhúc nhích. Một lát sau, 12 con chó rừng chia làm hai nhánh áp sát vào Thiệu Bàn Ba.
Đột nhiên, Xích Lợi trừng mắt nhìn lũ chó rừng, và sủa lên ba tiếng. Đám chó rừng như chạm phải điện, ném cho Xích Lợi cái nhìn vừa ấm ức, vừa tức giận.
Xích Lợi chạy về phía con đường mòn dẫn về trại Ba Tiêu, đuổi hết ba con chó rừng đang chặn đường ở đó. Sau đó, chạy lên phía trước mặt Thiệu Bàn Ba, cắn vào ống tay áo của ông và dẫn ông đi theo “lối thoát hiểm” đó.
Thiệu Bàn Ba vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì ba con chó rừng đã ngửi thấy mùi máu tanh từ thi thể của đồng loại, đột nhiên chúng tru lên những tiếng kêu điên dại, rồi dẫn theo chín con chó rừng con cùng xông lên, tấn công Thiệu Bàn Ba và đàn bò.
Xích Lợi ném ánh nhìn tức giận về phía bầy chó rừng và tru lên, nhưng chúng vẫn không dừng lại, thế nên nó đã phi thẳng người về phía trước, giống như một mũi tên vừa bật khỏi cung, hết tung người sang bên trái, lại sang phải, dùng đầu húc ngã từng con chó rừng đang nhe nanh vuốt.
Ba con chó rừng mẹ tuyệt vọng bao vây Xích Lợi và cắn xé, nhưng không may hai con chó rừng mẹ còn lại đã cắn chặt được hai chân sau của Xích Lợi, không chịu buông lơi. Hai chân trước của Xích Lợi quỳ xuống, nó không làm gì được, ba con chó rừng con nhân cơ hội đó nhảy phắt lên lưng Xích Lợi và bắt đầu cắn xé.
Xích Lợi kêu lên một tiếng, rồi ngẩng cao đầu, rướn thẳng lưng, hai chân trước bay lên không trung hất tung ba con chó rừng con xuống đất. Nhanh như cắt, hai chân trước của nó đè bẹp hai con chó rừng con, đồng thời miệng cắn đứt chân sau của con còn lại. Sau đó lại tiếp tục moi bụng hai con chó rừng đang nằm dưới chân. Tiếng kêu bi thảm của ba con chó rừng kinh động cả một góc rừng, chúng tháo chạy vào bụi rậm, máu vương vãi khắp nơi.
Thế nhưng, khắp mình mẩy Xích Lợi cũng bị cắn mấy nhát, máu tứa ra từ những vết thương đó. Đặc biệt, hai con chó rừng mẹ vẫn đang cắn chặt đôi chân sau, những chiếc răng sắc nhọn vẫn còn đang nghiến ngấu gặm vào đến tận xương của nó. Xích Lợi không thể quay mình lại, cũng không còn sức để mà chạy nữa, nó chỉ có thể nằm bẹp trên nền đất, đưa mắt ngước nhìn Thiệu Bàn Ba và không ngừng sủa, hy vọng người chủ cũ của mình sẽ nhanh chóng đi khỏi đây.
Thiệu Bàn Ba nhận thấy trước mặt mình chỉ còn lại hai con chó rừng mẹ, dũng khí quay trở lại với lão. Lão nhỏm dậy, chạy đến chỗ hai con chó rừng, dùng hết sức bình sinh tóm lấy hai chân sau của con bên trái, quay nửa vòng rồi quăng nó vào phiến đá cạnh đó. Con chó rừng mẹ chết ngay lập tức.
Con bên phải thấy vậy lập tức thả ngay Xích Lợi, nhảy chồm lên vai của Thiệu Bàn Ba. Do không phòng bị, nên ông lão bị con vật đè ngửa xuống đất. Con thú giơ cao móng vuốt và nhe hàm răng nhuốm máu, chuẩn bị xông vào cắn yết hầu của Thiệu Bàn Ba. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc đó, Xích Lợi lết đôi chân sau đã lòi cả xương trắng vận hết sức bình sinh lao vào con chó rừng mẹ, nghiến răng cắn mạnh vào cổ nó.
Khi Thiệu Bàn Ba tách được chúng ra, thì con chó rừng mẹ đã chết. Xích Lợi toàn thân cũng mềm nhũn và bất động, hắt ra những hơi thở yếu ớt. Ngải Tô Tô khóc nức nở, nó vòng vào cổ Xích Lợi cái vòng hoa mà ông đã kết cho mình, rồi cởi áo ngoài ra, cùng ông giúp Xích Lợi băng bó vết thương.
Mặt trời đã lên tới đỉnh, sương mù cũng đã tan hết, Thiệu Bàn Ba đuổi đàn bò tấp tểnh vì bị thương, dắt theo Ngải Tô Tô, còn tay kia ôm chặt Xích Lợi đã hôn mê bất tỉnh, bước từng bước nặng nhọc về phía trại Ba Tiêu.
Suốt dọc đường, Ngải Tô Tô không ngừng khóc lóc và kêu gọi thảm thiết: “Xích Lợi, Xích Lợi”. Những hình ảnh dưới gốc cây cau trong ngày lễ té nước như đang nhảy múa trước mặt Thiệu Bàn Ba. Nước mắt ứa ra từ đôi mắt già nua trên khuôn mặt lão.
Đọc Truyện Chó Ngao Độ Hồn
Khi tôi đang đeo súng trên vai, vừa gặm đùi gà vừa rẽ vào khúc quanh trên núi, liền thấy ngay một con chó rừng nhỏ đang đứng bơ vơ bên một gốc cây ven đường. Con chó rừng này vẫn còn đang trong thời kì bú mẹ, lông tơ trên mình nó chỉ mảnh như những cánh hoa bồ công anh.
Tôi vội vàng vứt cái đùi gà mới gặm vài miếng xuống đất, lôi súng ra, lách cách mở chốt an toàn. Tôi biết chó rừng là loài động vật có tình mẫu tử hết sức sâu sắc, chó rừng mẹ luôn luôn cẩn thận canh chừng bên cạnh chó rừng con, một khi phát hiện đứa con yêu của mình bị uy hiếp, nó sẽ xông lên cắn người vô cùng hung dữ.
Tôi cầm súng đợi một lúc lâu nhưng không thấy bóng dáng chó rừng mẹ. Chỉ thấy chó rừng nhỏ ngửi thấy mùi thơm từ chiếc đùi gà nướng, không ngừng rung rung hai cánh mũi, liếm môi liếm mép, điệu bộ thèm rỏ dãi, ngó tôi một cái rồi từ từ đi về phía chiếc đùi gà. Lúc này, tôi mới nhìn rõ, con vật bé nhỏ gầy giơ xương, cái bụng lép kẹp gần như dính sát vào sống lưng, trên người dính đầy lá chua me, trông lôi thôi bẩn thỉu. Xem ra đây là một con chó rừng mồ côi đã mất đi sự chở che của chó rừng mẹ.
Có thể chó rừng mẹ đã giẫm phải bẫy sắt được giấu trong đám cỏ dại; có thể chó rừng mẹ bị sa vào lưới mắc trên cây; có thể một thợ săn nấp sau vách đá đã bắn vỡ sọ chó rừng mẹ bằng viên đạn rực lửa; có thể hổ, báo đã ăn tươi nuốt sống chó rừng mẹ rồi… Rốt cuộc nguyên nhân gì đã khiến chó rừng nhỏ này trở nên mồ côi, tôi chẳng thế nào biết được.
Chiếc đùi gà đã dính đầy đất, tôi không thể ăn được nữa. Tôi thu súng lại, xé nhỏ đùi gà, bày thịt trong lòng bàn tay. Con vật bé nhỏ bò đến, nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng và cảm kích, đôi mắt nó ngây thơ vô tội, trong sáng không một tì vết. Nó lấy lưỡi liếm nhẹ lên ngón tay tôi, sau đó mới bắt đầu ngấu nghiến những miếng thịt trên tay tôi. Chẳng hiểu vì sao trong lòng tôi bỗng dâng lên một thứ tình cảm kì lạ, tôi quyết định sẽ nuôi dưỡng con chó rừng nhỏ này.
Theo phân loại động vật học, chó rừng và chó đều thuộc họ Chó, người dân miền núi nơi đây đều quen gọi chúng là chó rừng. Chó rừng và chó không những hình dáng giống nhau, mà còn gần gũi về cả mặt huyết thống, trước đây trong thôn từng xảy ra chuyện một con chó bị chủ đuổi đã gia nhập đàn chó rừng. Tôi nghĩ, chỉ cần biết cách huấn luyện, có thể cải tạo con chó rừng nhỏ này thành chó săn.
Tôi đem con chó rừng nhỏ về nhà, bắt đầu nuôi dưỡng nó theo cách nuôi chó săn. Tôi đặt tên cho nó là Gâu Gâu, một cái tên hoàn toàn mang phong cách của chó; loài chó ăn thức ăn chín, nên để củng cố tính chó của nó, tôi không bao giờ cho nó ăn thức ăn sống; chó rất giỏi kiềm chế bản tính hoang dã của động vật ăn thịt, chung sống hòa bình với các loại gia súc, gia cầm khác, cho nên tôi để Gâu Gâu ở nhà làm bạn cả ngày với bò, dê, gà, vịt, nhằm xóa bỏ bản tính tàn bạo của chó rừng vốn có trong nó; chó thích ngủ ngoài cửa phòng của chủ, tôi bèn làm cho nó một cái chuồng chó trước cửa phong ngủ của tôi… Gâu Gâu nhanh chóng làm quen với cuộc sống của chó, thậm chí còn học được cách sủa gâu gâu như chó.
Mười tháng sau, Gâu Gâu lớn lên trở thành một con chó rừng cái xinh xắn, bốn chân vừa nhỏ vừa dài, thân hình thon thả, sống lưng thẳng, từ eo đến mông hình thành một đường cong mềm mại, lông trên đầu, đuôi và lưng nó vàng óng, lông ngực và bụng đều trắng tinh như tuyết, cái mõm đen nhánh, nom tràn trề sức sống. Nó biết sà vào lòng tôi, nhiệt tình liếm má tôi; biết phát ra những tiếng gầm gừ như chó; biết dùng ánh mắt bình tĩnh nhìn những con gà mái béo mượt đang kiếm ăn ở xung quanh; biết theo lệnh tôi gọi đàn dê đang ăn cỏ trên sườn núi quay về; biết kiên nhẫn ngồi trước cửa hàng tiếng đồng hồ khi tôi làm việc nhà, khiến tôi thấy ngại để rồi phải dẫn nó ra ngoài đi dạo.
Từ tận đáy lòng, tôi tin rằng Gâu Gâu đã được huấn luyện trở thành một con chó săn chân chính, ngoại trừ cái đuôi ra còn trên mọi phương diện nó hoàn toàn chẳng khác gì chó săn.
Đuôi chó rừng to và thô hơn nhiều so với đuôi chó, đồng thời dài hơn, lông lá bù xù, giống như một dòng thác chảy từ sống lưng xuống. Có lẽ chính vì cái đuôi vừa thô, vừa dài, vừa nặng, nên chó rừng chỉ có thể dựng đuôi lên hoặc cụp đuôi xuống, cùng lắm cũng chỉ có thể ve vẩy sang hai bên như cái cần gạt mà thôi, chẳng thể nào làm được như chó, vẫy đuôi theo khắp mọi hướng, vừa linh hoạt đẹp mắt lại vừa thể hiệu được tình cảm thân thiết trong đó. Để phân biệt chó và chó rừng, người dân địa phương chủ yếu nhìn vào cái đuôi.
Chính vì cái đuôi chó rừng rõ rành rành ấy mà trong làng chẳng ai công nhận Gâu Gâu đã được tôi thuần hóa trở thành một con chó săn. Nó đến gần ai, người đó liên dùng chân đá, dùng đất ném, dùng gậy đuổi nó ra xa. Có khi Gâu Gâu nhìn thấy một đám trẻ con đang chơi trốn tìm, nó hứng chí chạy đến định góp vui, nhưng nó chưa kịp đến gần, bọn trẻ đều sợ hãi hét ầm lên rồi bỏ chạy, còn kêu to: “Chó rừng đuôi xù đến kìa, chó rừng đuôi xù đến kìa!” Những đứa nhát gan liền chạy về nhà, thêm mắm thêm muối vào, vừa khóc vừa mách người lớn, những đứa dũng cảm hơn một chút thì dùng súng cao su tấn công Gâu Gâu dữ dội.
Một lần làng tổ chức hoạt động tế thần núi rất rầm rộ, tất cả trai gái già trẻ trong làng đều được huy động tham gia. Sau khi nghi thức tế lễ kết thúc, liền đến phần nấu cơm dã ngoại, nấu được một nồi lớn đầy thịt bò măng chua, trước tiên mỗi người được một bát to, sau đó mỗi con chó được một muôi lớn. Đến lượt Gâu Gâu, người cầm muôi là Nham Tung liền giơ muôi lên gõ chan chát vào đầu Gâu Gâu, lơn tiếng quát: “Con chó rừng đuôi xù kia, cút ngay! Tao chưa lột tấm da chó rừng của mày, rút gân chó rừng của mày, ăn thịt chó rừng của mày đã là may cho mày lắm rồi, mày lại còn đòi ăn thịt bò nữa à, đừng hòng!”
Trong đàn chó, cảnh ngộ của Gâu Gâu lại càng thảm hại hơn. Chẳng có con chó nào chịu kết bạn với nó, mặc dù nó xinh xắn đáng yêu, lại chưa từng có bạn tình, nhưng ngay cả trong thời kì động đực, cũng chẳng có bất kì con chó đực nào tỏ ra thân thiết hay có cảm tình với nó. Tất cả lũ chó dường như đều ghét nó, nói chính xác là ghét cái đuôi to tướng bù xù của nó.
Có lần, lũ chó phát hiện ra một con chồn ở chỗ máy lọc nước, liền tập trung thành bầy để tấn công, mở một cuộc truy đuổi gay gắt. Gâu Gâu đứng xem mà lòng như lửa đốt, cũng sủa lên rồi gia nhập vào đội chó săn, cùng đuổi theo con chồn. Lũ chó sau khi phát hiện ra, chẳng những mặc kệ không đuổi theo con chồn nữa, mà còn thay đổi mục tiêu, quay lại cắn Gâu Gâu. Hai con chó chạy phía trước rất quái dị, cứ nhìn chằm chặp vào cái đuôi của Gâu Gâu. Nếu tôi không kịp thời chạy đến nơi, chắc Gâu Gâu thành chó rừng cụt đuôi rồi.
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn, đến mức sau này chỉ cần Gâu Gâu bước ra khỏi cửa, lập tức sẽ bị lũ chó tấn công.
Tôi rất buồn phiền, Gâu Gâu cũng rất buồn phiền, tôi không biết phải làm thế nào mới phải.
Hôm đó, tôi đang ngồi cắt cỏ trong sân, lưỡi liềm sắc lẻm cứ đều đều cắt những bó rơm to thành từng đoạn dài chừng một thước. Gâu Gâu ngồi xổm trước mặt tôi, mắt nhìn chăm chăm vào cái liềm, dường như rất hứng thù với thứ công cụ có thể cắt rơm ngọt xớt này.
Tôi cầm chuôi liềm, cánh tay cứ đưa lưỡi liềm chuyển động từ trên xuống dưới như một cái máy. Bỗng nhiên, Gâu Gâu vui mừng khẽ sủa lên một tiếng, hai mắt phát sáng, như thể gặp được chuyện gì vui mừng, tôi nhìn quanh bốn phía, chẳng thấy có bất kì điều gì khác thường đáng chú ý cả. Khi tôi đưa mắt nhìn quanh, hai tay vẫn không ngừng làm việc, vẫn tiếp tục cắt cỏ đều đều.
Đột nhiên, tôi chợt liếc thấy một thứ màu vàng óng lướt qua, rồi có thứ gì đó được đặt dưới lưỡi dao. Tôi muốn dừng tay lại, nhưng đã không kịp nữa, chỉ nghe thấy tiếng kêu răng rắc, cổ tay tôi rung lên vì lưỡi dao chém phải vật gì cưng cứng. Cái đuôi xù của Gâu Gâu rơi xuống đất, nó đau đớn giãy lên giữa đám cỏ; tôi giật mình kêu lên một tiếng, thấy vừa có lỗi, vừa thương, vừa xót vì trót lỡ tay làm bị thương con chó yêu quý của mình.
Tôi nghĩ, Gâu Gâu chắc là đau quá nên mới nhảy lên như thế, cứ nhìn tôi mà gầm gừ. Nhưng hoàn toàn trái ngược với dự liệu của tôi, Gâu Gâu nhìn cái đuôi bị dao cắt đứt, trong mắt không hề tỏ vẻ gì đau đớn hay buồn rầu, cũng chẳng hề trách móc hay oán giận gì tôi; nó không cầm được nước mắt, nhưng hai tai vẫn dựng lên, tỏ vẻ vui mừng. Thấy tôi vội vàng nhặt cái đuôi lên, nó chạy lại dịu dàng liếm tay tôi, rồi ngoạm lấy chiếc đuôi, kiên quyết rút ra khỏi tay tôi, đem vứt vào trong đống rác ở góc phòng.
Trái tim tôi chợt run lên, tôi đã hiểu, là tự nó muốn cắt đứt cái đuôi của mình! Nó hiểu rằng cái đuôi xù không biết vẫy của nó khiến người ta căm ghét, cũng là nguyên nhân cơ bản khiến đàn chó đuổi đánh nó, nó cắt đứt chiếc đuôi của mình, quyết tâm làm một con chó ngoan được mọi người yêu quý.
Một con vật mới thông minh làm sao? Mắt tôi thấy hơi ươn ướt, tôi ôm nó vào lòng, dùng bàn tay run rẩy vuốt ve sống lưng nó. Nó thè lưỡi ra, không ngừng liếm vào mi mắt tôi. Chà, nó lại còn an ủi tôi nữa.
Tôi đi hái rau má chuyên dùng để chữa vết thương, giã nhỏ, đắp lên chỗ đuôi của Gâu Gâu. Nửa tháng sau, vết thương của nó mới hoàn toàn lành lặn.
Tôi mãi mãi không thể quên được tình cảnh lần đầu tiên Gâu Gâu ra khỏi cửa sau khi chữa khỏi vết thương. Nó nhảy nhót, sà vào lòng tôi, chân sau đứng thẳng, chân trước đặt lên lưng tôi, thè lưỡi ra, hết sức đòi liếm mặt tôi. Tôi xoa trán nó, thấy nó hồi hộp đến mức run bắn lên. Nó nghĩ một cách đương nhiên rằng, nó đã cắt đuôi đi rồi, đã thay da đổi thịt mà trở thành một con chó chân chính, từ này sẽ không còn bị mọi người ghét bỏ, bị đàn chó đuổi đánh nữa. Tôi cũng thấy vui mừng cho nó, nó đã chọn cách tự hi sinh để tiếp nhận thách thức của số phận, cái đuôi của nó đã đứt rồi, tuy vẻ ngoài có xấu đi đôi chút nhưng niềm tin kiên định vào việc xây dựng một hình tượng mới cho bản thân của nó là vô cùng cao đẹp.
Tôi mừng rỡ dắt nó đi ra sân tuốt lúa ở giữa trại. Một đàn chó đang tranh nhau khúc xương, Gâu Gâu hứng chí sủa một tiếng, chui vào giữa đàn chó, muốn tham gia trò chơi tranh giành khúc xương này. Khi nó vừa mới đến gần, đàn chó đang tranh giành nảy lửa bỗng sững cả lại như thế gặp ma, trợn mắt lên nhìn, nghiến răng ken két lộ hết vẻ hung dữ ra ngoài. Gâu Gâu vẫn không lùi bước, nó bình tĩnh quay lưng về phía đàn chó, giơ mông cho chúng xem, lắc mạnh cái hông, cất tiếng sủa gâu gâu. Nó ngẩng cao đầu, tiếng kêu lanh lảnh, đầy vẻ kiêu hãnh và tự tin. Tất cả những ngôn ngữ cử chỉ của nó đều đã quá rõ ràng, đó là tuyên bố quy thuận, là tuyên ngôn đầu hàng, nó đang dùng ngôn ngữ của loài chó để nói với lũ chó còn đang mang ý đối địch với nó rằng: Các cậu đừng nhìn tôi bằng con mắt cũ nữa, hãy nhìn phần đuôi của tôi mà xem, cái đuôi khiến các cậu căm ghét kia đã không còn nữa rồi! Tôi đã trở thành một con chó chân chính, là đồng loại của các cậu, các cậu đừng coi tôi là kẻ khác loài nữa!
Ánh mắt của cả bầy chó đều tập trung nhìn vào cái đuôi của Gâu Gâu, chẳng con nào sủa, cũng chẳng con nào động đậy, cứ như một lũ tượng đất hay tượng gỗ vậy. Đứng đầu đàn chó là một con chó đen có tên Ô Long của nhà trưởng thôn, mất một lúc, Ô Long mới cẩn thận tiến đến gần Gâu Gâu, rung rung cánh mũi, bắt đầu ngửi. Tôi đứng một bên quan sát, thấy vẻ mặt của Ô Long thay đổi liên tục, từ ngạc nhiên, nghi hoặc đến tức giận. Đột nhiên, lông gáy của Ô Long dựng đứng cả lên, nó gâu gâu sủa lên một tràng, giống như đang thông báo cho cả đàn chó, nó đã kiểm nghiệm xong con vật cụt đuôi đang đứng trước mắt không phải là chó, mà là chó rừng! Chớp mặt cả đàn chó tỉnh mộng, con nào con nấy ánh mắt nảy lửa căm thù, sủa ầm ĩ xông về phía Gâu Gâu.
Gâu Gâu rối rít lắc hông, mong có thể thay đổi tình hình, nhưng vô ích. Đàn chó đua nhau xông tới, cắn xé nó, nó một mình không thể chống lại được số đông, nghẹn ngào bỏ chạy về bên cạnh tôi, nhìn tôi sủa ấm ức. Ôi, tôi cũng chẳng thể làm gì được!
Khó khăn lắm tôi mới đuổi được đàn chó hung hãn kia đi, đưa Gâu Gâu rời khỏi sân tuốt lúa, rẽ qua chỗ giếng nước mang tên Dấu Chân Tiên ở trong trang trại, vừa hay gặp mấy người thợ săn đang ngồi cạnh giếng chia nhau một con hươu mới săn được, tiếng người nói, tiếng chó sủa ầm ĩ váng cả một góc. Gâu Gâu tiến về phía những người thợ săn, bước đi nặng nề, như đang nhấc từng bước trong đống bùn, đi một cách khó khăn, có thể thấy trong lòng nó đã đề phòng, e rằng sẽ lại bị tấn công, nó rụt rè, chậm rãi đến trước mắt đám thợ săn, khẽ sủa lên một tiếng như đang thở dài, tiếng “gâu” nghe thật thê lương, lộ ra vẻ đau khổ tột cùng.
Một người đàn ông trung niên tên là Nham Tùng ngẩng đầu nhìn Gâu Gâu, bức mình vung tay xua đuổi: “Cút, cút ra chỗ khác, cái con chó rừng đội lốt chó này, cứ nhìn thấy mày là tao khó chịu!”
Gâu Gâu lại quay lưng về phía đám thợ săn, giơ cái đuôi đã bị cắt cụt ra. Lần này, nó không còn kiêu hãnh và tự tin nữa, cứ rụt rè như kẻ có tội; tiếng kêu của nó không còn lanh lảnh, mà khàn khàn như bị sốt; mắt nó long lanh ngấn nước, vừa giơ mông lên vừa gục xuống dưới chân, nhìn ra phía sau, trong mắt đầy vể khẩn cầu sự thương xót.
Nó cầu xin những người thợ săn kia có thể nể tình nó đã tự cắt đuôi mà tha thứ cho xuất thân của nó, có thể bố thí cho nó một chút tình thân.
Tim tôi đau nhói như bị kim châm.
Đám thợ săn đều ngẩng đầu nhìn Gâu Gâu để xem chuyện lạ. Trên mặt Nham Tùng lộ ra một nụ cười bí hiểm, hắn nhổ toẹt vào Gâu Gâu, quát: “Con chó rừng khốn kiếp, mày tưởng mất cái đuôi rồi thì mọi người sẽ không nhận ra mày là cái giống gì nữa hay sao, đúng là đồ ngu! Đừng nói là mày chỉ cắt cái đuôi đi, cho dù mày có lột da chăng nữa, thì vẫn cứ là một con chó rừng đáng ghét!”
Nham Tùng vừa quát mắt vừa nhặt một cục đất lên ném về phía Gâu Gâu, trúng ngay vào chỗ cái đuôi cụt của nó. Công bằng mà nói, cái ném này không gây thương tổn gì trên người Gâu Gâu, cục đất rất mềm, thậm chí còn chẳng trầy da. Nhưng Gâu Gâu bị giật điện, hai mắt đờ đẫn, toàn thân run rẩy, nằm phục xuống đất, mãi mà không động đậy gì.
Bỗng nhiên, nó ngẩng đầu lên, hướng về những đám mây trắng đang trôi trên nền trời xanh mà hú dài một tiếng, nghe như tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh, khiến người ta phải dựng tóc gáy. Tôi nuôi nó đã được gần một năm nay, lần đầu tiên mới nghe thấy nó phát ra tiếng kêu ảo não như thế. Đó là tiếng hú của một con chó rừng đích thực. Tôi muốn ôm nó về nhà, nhưng nó vùng vẫy giằng ra khỏi vòng tay tôi, chạy như điên ra khỏi trại, mất hút trong cánh rừng xanh.
Tôi tìm mất mấy ngày, vẫn không thấy Gâu Gâu đâu cả.
Hai tháng sau, làng Man Quảng Lộng xảy ra nạn chó rừng, một đàn chó rừng hung dữ tấn công bò dê chăn thả trên núi, còn cắn chết mấy con chó chăn dê. Có một lần, đàn chó rừng to gan này còn xông vào giữa trại ban ngày, quét sạch đàn gà hai mươi mấy còn của nhà Nham Tùng. Thợ săn trong trại đã tổ chức mấy đợt phục kích, giăng lưới và lên núi đi săn, nhưng đàn chó rừng rất tinh khôn, luôn luôn trốn thoát khỏi sự truy đuổi của họ.
Điều kì lạ nhất là, trong trại hầu như gia cầm, gia súc của nhà nào cũng đều bị đàn chó rừng tấn công, chỉ có mỗi hai con lợn và đàn gà nhà tôi, cả ngày đều thả rông ở ngoài mà chẳng hề hấn gì; nhà tôi chỉ là căn nhà dột nát lung tung, nhưng cũng chưa từng bị chó rừng phá hoại.
Một hôm, trưởng thôn đã trực tiếp đối mặt với đàn chó rừng ấy trong khe núi phía sau trại, ông nhìn thấy rất rõ ràng, con chó đầu đàn không có đuôi.
Tin tức truyền ra, nhà nào nhà nấy trong trại liền mời tôi đến ăn cơm, cố ép tôi ăn thật nhiều canh gà, rồi dùng nước tiểu của tôi tưới lên hàng rào quanh nhà mình. Suốt nửa tháng trời, nước tiểu của tôi rất đắt hàng, tôi cũng thành cái máy đi tiểu, đến khắp nơi phân phát mùi nước tiểu.
Kể cũng lạ, từ đó về sau, đàn chó sói rừng ấy không còn đến gây rắc rối cho trại Man Quảng Lộng nữa.
Chó Ngao Độ Hồn Chương 9: Sói Trắng,
Khi trong làng liên tiếp xảy ra chuyện dê mất tích một cách thần bí, những người thợ săn có kinh nghiệm phán đoán, gần đó chắc chắn có sói! Thế là dân làng tổ chức một đội đi săn vào núi truy tìm.
Và hôm sau, những con chó săn có khứu giác nhạy bén đã dẫn chúng tôi tới một cái hang đá bí mật ở vách núi. Bật đèn pin lên soi, trong hang có một con sói nhỏ lông vàng, vẫn chưa đầy tháng, vừa mới biết chạy nhảy, không thấy tung tích của sói mẹ, chắc nó đang đi săn bên ngoài.
“Con sói con này lớn lên chắc chắn sẽ bắt trộm dê!” trưởng thôn nói rồi rút ra một con dao dài định chặt đứt cổ của con sói con.
Lão thợ săn già Ba Nông Đinh liền ngăn trưởng thôn lại và nói: “Con sói mẹ quay về nhìn thấy sói con bị giết sẽ lần theo mùi mà tìm đến làng chúng ta báo thù một cách điên cuồng.”
“Vậy nên làm thế nào?”, tôi hỏi.
“Cách tốt nhất là đập gẫy bốn chân của con sói nhỏ, con sói mẹ sẽ không nỡ bỏ đi đứa con gái tàn tật của mình, cũng không dám tiếp tục ở nơi đã mang tới cho nó tai họa, nên sẽ cắp con nhỏ đi một nơi khác thật xa.”
“Không được, không được!” trưởng thôn đột nhiên ngắt lời phản đối, “Làm như thế cho dù chúng ta được yên, thì dê làng khác cũng sẽ gặp nguy, sao chúng ta lại giá họa cho người khác thế được?”
“Còn có một cách nữa, đó là mang con sói nhỏ này về làng, để người nuôi, sói mẹ sẽ không đến tìm được đâu.” Ba Nông Đinh khẳng định chắc nịch.
Thế là chúng tôi lấy dây thừng buộc chặt cổ con sói con, trói lên cái chạc gỗ cạnh lò vôi ngoài thôn. Xung quang đó là đồng không mông quạnh, rất tiện quan sát và nhắm bắn. Đội đi săn chia ra hai người mỗi nhóm, thay nhau trực canh cả ngày lẫn đêm, lên sẵn nòng khẩu súng săn, ngồi rình trên nóc lò nung cách chỗ con sói nhỏ chừng hai chục mét.
Nửa đêm ngày thứ ba, đến lượt tôi và Ba Nông Đinh trực canh. Theo những người trực trước kể lại, hai đêm trước, sói mẹ đã từng đến cái lò nung, nhưng cứ đứng ở khi rừng cách cái chạc khoảng 200 mét mà hú gọi liên hồi, không dám xông tới gần.
Khi tôi và Ba Nông Đinh trèo tới nóc lò, trưởng thôn dặn dò trước khi giao ban: Cách đây khoảng một tiếng, lúc một đám mây đen che khuất mặt trăng, mặt trăng đang sáng tỏ bỗng dưng tối sầm lại, con sói mẹ đột nhiên im bặt và vùng ra khỏi lùm cây, chạy như bay tới chỗ con sói con đang bị trói. Nhưng ngay lúc nó sắp đến nơi, đám mây đen đó lại bị thổi đi, mặt đất lại được ánh trăng chiếu rọi trở lại. Trưởng thôn và một vài tay thợ săn lập tức phát hiện tình huống xấu, vội nhằm về phía con sói mẹ bắn hai phát đạn. Mặc dù trong lúc hoảng loạn không bắn trúng, nhưng con sói mẹ cũng bị tiếng súng nổ làm giật mình, quay người chạy vào rừng sâu. Trưởng thôn nhấn mạnh, ông ta nhìn thấy một cách rõ ràng, đây là một con sói mẹ có bộ lông màu xám đen, hai con mắt sáng như chiếc đèn lồng xanh.
Ở chỗ cái chạc, con sói nhỏ không ngừng kêu hổn hển. Suốt mấy ngày nay, chúng tôi chỉ cho nó uống một ít cháo gạo, con sói gầy đến mức da bọc xương, có lẽ sắp chết rồi.
Tôi nằm trên nóc lò, nhìn chằm chằm trên trời. Hãy còn may, trời đêm càng lúc càng sáng rõ, không nhìn thấy một đám mây nào lớn cả, cũng có nghĩa, sẽ không xảy ra khả năng con sói mẹ tranh thủ lúc trời sập tối mà tấn công.
Gà gáy ba lần, sao mai đã mọc. Xem ra, con sói mẹ giảo hoạt biết rằng nơi này có mai phục, sẽ không đến đây cắn càn nữa. Tôi gỡ bỏ súng, co người làm một giấc.
“Đừng chủ quan, con sói con sắp chết rồi, đêm nay bằng giá nào sói mẹ cũng đến cứu nó đấy.” Ba Nông Đinh nhắc.
“Nó không ngu thế đâu, đến đây chỉ có chết thôi.” Tôi gạt đi.
Vừa nói xong, đột nhiên phía dưới chòi canh phát ra tiếng động lạ. Ba Nông Đinh và tôi lập tức giương súng nhắm về góc phát ra tiếng động, ngón tay đặt lên cò súng.
Một lúc sau, dưới bóng chòi canh có một con chó trắng trườn đến. Dưới ánh trăng, chúng tôi nhìn rõ, đích thực là một con chó lông trắng như tuyết, trắng đến mức không có một sợi lông nào khác màu, trắng đến mức lóa cả mắt.
Ba Nông Đinh đặt súng xuống, càu nhàu: “Chó nhà ai mà canh ba khuy khoắt còn đến đây làm loạn!”
Tôi cũng bỏ súng xuống, ngoẹo đầu vào vai, định làm một giấc nữa.
Con chó trắng dưới tầm mắt của chúng tôi, từ từ bò ra chỗ cái chạc.
“Xuy, xuy, cút ra, đừng có ra đó!” Ba Nông Đinh khua tay đuổi con chó trắng.
Con chó trắng quay đầu liếc nhìn Ba Nông Đinh, rồi lại chạy tiếp tới chỗ cái chạc gỗ. Trong khoảnh khắc nó quay đầu lại, tôi cảm thấy mặt mình bị hai luồng sáng xanh lét từ mắt nó quét qua, bất giác toát mồ hôi lạnh. Tôi chưa từng nhìn thấy con mắt chó nào dữ tợn như vậy. Tôi muốn kể cảm giác của mình cho Ba Nông Đinh, nhưng lại sợ anh ta cười tôi nhát gan như thỏ đế, đến con chó mà cũng sợ, liền nuốt luôn mấy câu định nói vào trong bụng.
Con chó trắng đến chỗ cái chạc gỗ, cúi đầu xuống làm cái gì đó, quay lưng về phía chúng tôi. Chúng tôi không nhìn rõ rút cục nó đang làm gì, nhưng con sói nhỏ đột nhiên ngừng kêu.
“Mẹ nó, không phải là con chó trắng cắn chết con sói nhỏ rồi chứ?” Ba Nông Đinh bỏ súng xuống, chạy khỏi chỗ canh, bám vào một cành cây, “Tao đánh gẫy chân mày, đánh vỡ mồm mày!”
Ba Nông Đinh chạy tới chỗ chạc gỗ, đột nhiên hét toáng lên sợ hãi: “Nó đang nhằn dây thừng, con sói con đang bú sữa nó. Nó không phải là chó, mà là sói! Mau, mau bắn đi!”
Tôi rợn cả tóc gáy, vội vàng giương súng lên ngắm. Trời ạ, cái ông Ba Nông Đinh đang cuống quýt kia cũng nằm trong tầm ngắm của tôi, tôi không thể tống tiễn cả người cả sói về Tây Thiên được. Khó khăn lắm mới bảo được Ba Nông Đinh dẹp sang một bên, con chó trắng, à không, con sói trắng đó đã cắn đứt dây thừng, cắp con sói nhỏ chạy như bay vào rừng.
“Rõ ràng là một con sói đen mà, làm sao lại biến toàn thân thành màu trắng được?” Ba Nông Đinh nghi hoặc.
Đúng rồi, tôi chỉ nghe người ta nói ở Bắc Cực mới có giống sói trắng, chứ cả vùng Chấn Nam này không phải sói đen thì là sói vàng, chưa từng nghe nói lại có sói trắng.
Tôi và Ba Nông Đinh bật đèn pin lên, soi kỹ đám cỏ phía trước chạc gỗ. Trên đám cỏ phủ một lớp vôi, vậy là chúng tôi đã đoán ra bí quyết đổi màu lông của con sói mẹ. Thì ra nó đã nhảy vào lò vôi, bọc lên người một lớp vôi sống, cải trang một cách khéo léo thành một con chó, đánh lừa con mắt của cả hai chúng tôi, cứu thoát được đứa con của mình. Đúng là một con sói mẹ vừa dũng cảm, vừa thông minh tuyệt đỉnh.
Chó Ngao Độ Hồn Chương 12: Con Chó Săn Thứ Bảy,
Suốt hơn 40 năm săn bắn của mình, ông Thiệu Bàn Ba sống tại trại Ba Tiêu đã nuôi tất cả bảy con chó săn.
Chú chó săn đầu tiên chân quá ngắn, không đuổi kịp hươu trên núi, thế là nó đã bị đem ra chợ bán mất. Con thứ hai, khi được năm tuổi đã béo giống như một chú lợn. Con chó thứ ba lại rất ngốc, lần đầu tiên đi săn đã bị một con báo cắn chết. Con chó săn thứ tư, là một con chó cái. Lớn lên một chút, nó đã bỏ đi theo một chú chó đực trong vùng. Con chó săn thứ năm mình đầy mụn ghẻ. Con chó săn thứ sáu bất cẩn thế nào lại sập ngay bẫy của đám thợ săn.
Là một người thợ săn, nhưng lại không có được cho mình một chú chó săn ưng ý, việc này giống như kỵ binh không tìm được cho mình một con tuấn mã riêng. Thế nên Thiệu Bàn Ba hay phải phiền lòng vì chuyện này.
Ba năm trước, trong ngày mừng thọ 60, Liên đội trưởng Đường của đội biên phòng Man Cương đã tặng ông một chú chó con, mẹ nó là một con chó được huấn luyện trong quân đội làm quà mừng thọ. Suốt ba năm qua, dù phải ăn uống đạm bạc kham khổ, nhưng bữa nào Thiệu Bàn Ba cũng phải để cho con chó của mình có chất tanh trong bữa ăn.
Dưới bàn tay chăm sóc của ông, con chó lớn rất nhanh. Dọc sống lưng đan xen giữa những sợi lông vàng là hai dãy lông đen đối xứng. Vóc dáng nó phải bằng môt con bê con, lưng eo thon thả, vừa đẹp nhưng cũng không kém phần oai phong. Nó quả không hổ danh là hậu thế của một chú chó đã được rèn luyện trong quân đội, leo núi rất nhanh, săn bắn dũng mãnh như một chú hổ. Có một lần, một con chim ưng dám sà xuống sân nhà bắt gà. Lúc đó nó đang ở cạnh khóm hoa, đã nhảy chồm ra ngay vồ đứt cánh con chim. Thiệu Bàn Ba đặt tên cho nó là Xích Lợi. (Trong truyền thuyết của người Thái thì Xích Lợi là một con dao biết bay.)
Ông lão rất yêu quý con chó của mình. Thiệu Bàn Ba coi Xích Lợi như viên ngọc minh châu thứ hai. Viên ngọc minh châu thứ nhất tất nhiên là thằng cháu nội Ngải Tô Tô. Những lúc rỗi rãi, ông thường dắt theo Xích Lợi đến thăm lão Canh – một người bạn sinh cùng ngày cùng tháng với ông. Chỉ cần uống ba ly rượu nếp vào, ông sẽ vênh vang mà nói rằng: “Có được Xích Lợi quả không uổng phí cả đời làm thợ săn của tôi. Cho dù đem cả một chuỗi trân châu, hay một hũ vàng đến đây, cũng không đổi được nó đâu.” Nói rồi, ông áp mặt mình vào sau tai con chó một lúc thật lâu.
Tuy nhiên, vào năm 1433 theo lịch người Thái (tức năm 1980 theo lịch Công nguyên), vào buổi sáng của lễ té nước năm nay Thiệu Bàn Ba không bế theo Ngải Tô Tô và dắt theo Xích Lợi đến bên bờ sông Lan Thương xem đua bơi thuyền, ném cao, múa dân gian Thái như mọi năm, mà ông dùng một sợi dây rừng buộc Xích Lợi ngay dưới chân cây cau. Cạnh đó, ông dùng ba hòn đá, xếp lại thành một cái bếp, rồi đun một nồi nước lớn. Sau đó, ông rút từ trong đống củi một thanh củi lớn và từ từ tiến lại chỗ Xích Lợi.
Xích Lợi vẫy vẫy cái đuôi, thè chiếc lưỡi, đang định liếm ống quần của Thiệu Bàn Ba. Đột nhiên, Thiệu Bàn Ba vung thanh củi lên và giáng thật mạnh. Nhát đầu tiên Xích Lợi đã tránh được, thanh củi hằn trên mặt đất một rãnh sâu. Xích Lợi run sợ núp sau cây cau, và rên lên những tiếng se sẽ.
Sắc mặt Thiệu Bàn Ba từ màu đồng đỏ, chuyển dần sang xanh. Lão lại tiến thêm một bước, rồi vung thanh củi lên lần nữa. Đúng lúc đó, một đứa trẻ mũi chảy ròng ròng chạy từ nhà sàn ra, tay trái cầm một con dao, tay phải cầm một quả táo mèo đang gọt dở lao vào lòng Thiệu Bàn Ba và nức nở: “Ông ơi, ông đừng đánh Xích Lợi, nó là bạn thân của cháu mà.”
Thiệu Bàn Ba thu thanh củi lại, dùng đôi tay nhăn nheo của mình ôm lấy thằng cháu, nước mắt đang lưng tròng. Ông lão xoa mái tóc mềm mại của Ngải Tô Tô và nói: “Cháu ngoan, nó không phải là bạn của cháu, mà là nghiệp chướng, một con vật xui xẻo. Ông phải đích thân đánh chết nó, lột da, nấu cao. Trưa nay, ông sẽ cho cháu ăn thịt chó.”
Nói rồi, ông lão ôm Ngải Tô Tô ra ngồi trên cối giã gạo đặt dưới hiên nhà, sau đó quay người, vung cao thanh củi hướng về phía Xích Lợi.
Tối ngày hôm qua, Thiệu Bàn Ba mang theo súng, dắt theo Xích Lợi lên ngọn núi cao sau Trại, muốn bắt vài con dúi, hoặc tìm vài con tê tê để cải thiện bữa ăn trong ngày lễ té nước. Sau khi vượt qua một con suối nhỏ, vào cánh rừng rậm rạp, đột nhiên Xích Lợi dỏng cao đôi tai, ngoạm vào ống tay áo và lôi lão đi. Xích Lợi rất thông minh, khi gặp con mồi không sủa lên để thể hiện mình như những chú chó khác, khiến con mồi chạy mất, mà nó sẽ ngoạm tay áo chủ để thông báo. Khi Thiệu Bàn Ba vạch mấy chiếc lá tai voi, quả nhiên phát hiện một con lợn rừng lông dài đang đứng dưới tán lá tre cách đó khoảng chục bước chân. Ít nhất, con lợn đó cũng phải nặng đến 45kg. Nó đang dùng hai chiếc răng nanh để đào măng.
Thường thì, nếu đi một mình, các thợ săn sẽ tránh xa những con mãnh thú, đặc biệt là lợn rừng, bởi vì nó rất hung dữ. Những con vật mà đám thợ săn thường tránh xa, thứ nhất là lợn rừng, thứ hai là hổ và thứ ba là gấu. Thế nhưng, Thiệu Bàn Ba cậy vào kinh nghiệm hơn 40 năm săn bắn của mình cùng với chú chó Xích Lợi dũng mãnh, nên đã không hề sợ hãi, đặt súng xuống, nêm chặt ngòi, ngắm thẳng tai con lợn rừng và bắn.
Xích Lợi đứng phía sau sủa ầm ĩ, Thiệu Bàn Ba vội ra lệnh: “Xích Lợi, tấn công, tấn công đi”. Lão nghĩ rằng, chỉ cần Xích Lợi xông lên và cắn vào sau chân con lợn rừng, đánh vật với nó một lúc lão có đủ thời gian để nạp đạn, và chắc chắn con lợn rừng đáng chết kia sẽ phải lên chầu trời. Thế nhưng, lão đã phải thất vọng ngay sau đó, Xích Lợi không những không tiến lên cứu chủ, mà ngay cả sủa cũng ngừng luôn, nó cụp đuôi và trốn vào trong bụi rậm. Thiệu Bàn Ba chưa kịp quay đầu nhìn con chó, con lợn rừng đã xông đến ngay trước mặt, nó chỉ cần cắn một nhát thân cây bí to bằng cái bát đã bị đứt.
Thiệu Bàn Ba chỉ còn cách vứt bỏ cây súng, chạy vòng quanh thân cây để tránh cú húc của con lợn rừng. Nhưng vì đã có tuổi, đôi chân của lão không còn nhanh nhẹn như thời trai trẻ, nên khi chạy đến trước cây đa, dẫm phải một đám rêu trơn, lão đã bị ngã. Khó khăn lắm lão mới ngồi dậy được, lúc đó con lợn rừng chỉ còn cách lão chừng hai bước chân, đầu chúc xuống, hai chân dậm dậm, lông trên cổ dựng ngược lên, xông thẳng về phía trước. Thiệu Bàn Ba không kịp né tránh, đành phải gập đầu gối, lăn sang một bên. Chiêu này rất nguy hiểm, cho dù con lợn rừng có vồ trượt, rồi đâm vào cây đa và rơi xuống, thì cũng có thể đè chết lão.
Thiệu Bàn Ba chỉ kịp nghe thấy một tiếng “rắc” thật to, rồi nhắm nghiền mắt lại. Nhưng con lợn rừng không đè lên người lão. Lão từ từ mở to đôi mắt và nhìn, đúng là ông trời vẫn còn có mắt, phù hộ cho lão gặp nạn lớn mà không mất mạng. Hóa ra, thân cây đa cổ thụ tách làm hai, vừa hay con lợn rừng xông lên theo hướng đó, và mắc kẹt vào khe trống giữa chúng. Bốn chân chỏng vó lên trời, nó kêu gào thảm thiết. Cây đa rậm rạp lá cũng rung lên xào xạc, rụng đầy gốc. Thiệu Bàn Ba không dám chậm trễ, nhanh chóng nhặt khẩu súng lên, châm ngòi, đút nòng súng vào miệng con lợn rừng và bắn liền 3 phát. Con lợn gục ngay tại chỗ.
Thiệu Bàn Ba nhìn con lợn đã chết, toàn thân lão mềm nhũn như kẻ vừa uống say, mồ hôi lạnh túa ra. Đúng lúc đó, Xích Lợi lại bắt đầu sủa, nó vừa chui ra từ bụi rậm, xông lên cắn xé con lợn rừng đã chết đang mắc kẹt trong gốc cây đa. Chưa bao giờ Thiệu Bàn Ba lại cảm thấy kinh tởm đến vậy, không thể ngờ rằng, chó săn cũng sợ chết và có mặt đáng khinh như thế. Nếu như không phải vì hết đạn, thì có lẽ lão đã bắn nát đầu con chó săn rồi.
Thiệu Bàn Ba vung vẩy thanh củi tiến lại gần Xích Lợi, con chó hết né bên nọ, lại tránh bên kia, mắt ngân ngấn lệ như cầu xin tha mạng.
Từ năm ba tuổi, Ngải Tô Tô đã suốt ngày nô đùa cùng Xích Lợi. Con chó thường giúp cậu bé tìm được tổ của đám chim trĩ trong rừng, nhặt được rất nhiều trứng. Xích Lợi còn giúp cậu bé luôn chiến thắng trong trò chơi đánh trận giả, và cũng giúp cậu bé tìm được “con mồi” của mình trong trò chơi trốn tìm.
Có một lần, cậu bé đến bên dòng sông Lan Thương bơi lội và bị sa vào một dòng xoáy, khi sắp bị chìm xuống đáy sông, cậu bé đã gọi Xích Lợi thật to. Xích Lợi không hề đắn đo, đã lao ra giữa dòng sông, bơi ra chỗ cậu bé. Ngải Tô Tô nhờ túm được cái đuôi chó nên mới bơi được vào bờ.
Bây giờ, ông nội muốn đánh chết Xích Lợi, Ngải Tô Tô cảm thấy rất đau lòng, cậu bé không cầm được nước mắt, bật khóc thật to.
Thiệu Bàn Ba càng tức giận hơn, lão nhặt khúc gỗ và xông về phía con chó. Nhờ nhanh nhẹn nên Xích Lợi đã né tránh được, tuy nhiên vì vướng sợi dây rừng buộc trên cổ, nên nó chỉ có thể chạy vòng quanh thân cau. Chẳng mấy chốc, con chó phải hứng chịu hai gậy giáng xuống người, quá đau nên nó sủa lên ăng ẳng.
Sợi dây rừng quấn mấy vòng quanh gốc cây cau, Xích Lợi càng chạy, sợi dây càng ngắn, cuối cùng con chó bị xích chặt dưới gốc cây cau và không nhúc nhích được nữa. Thiệu Bàn Ba nắm chắc cơ hội, bước vội lên phía trước, nắm chặt thanh củi nhằm thẳng mũi con chó mà phang. Lúc này, nếu như Xích Lợi tung người lao lên, nó có thể cắn xuyên tay ông lão, nhưng nó đã không làm vậy. Con chó nghiêng đầu, đợi cho thanh củi giáng xuống đất, nó cắn chặt thanh củi không nhả ra.
Thiệu Bàn Ba nắm chặt thanh củi rồi ra sức kéo. Xích Lợi cũng cắn chặt thanh củi không buông. Một lúc sau, đỉnh đầu hói trụi của ông lão đã vã đầy mồ hôi hột, ông lão thở hổn hển. Lão càng tức hơn, quăng thanh củi đi và mắng: “Con súc sinh vô lương tâm, tao sẽ cho mày nếm mùi súng đạn”. Nói rồi, lão thợ săn phăm phăm đi về phía căn nhà sàn.
Bình thường, Xích Lợi thấy những người trong thôn khi giết chó cũng buộc chúng dưới gốc cây, và bên cạnh bắc một nồi nước luộc. Nó biết rằng, họa lớn đang đến với mình. Thú tính của nó bộc phát, nó lồng lên hòng muốn thoát khỏi sợi dây rừng. Nhưng sợi dây này còn chắc hơn cả dây nilong, tìm đủ mọi cách đều không cắn được đứt. Nó tru lên đầy bi ai, ánh mắt như cầu cứu hướng về phía Ngải Tô Tô.
Ánh mắt nhòe đi vì nước mắt, Ngải Tô Tô nhìn thấy ông mình đang đi về phía căn nhà sàn, cậu bé nhanh chóng chạy đến bên gốc cây cau, dùng con dao nhỏ gọt quả rừng ra sức cắt dây buộc cho con chó. Trong lúc vội vã, cậu bé đã gọt đứt cả một miếng thịt trên ngón cái, máu tươi nhỏ thành giọt trên cái mõm dầy của Xích Lợi.
Bình thường, Xích Lợi thấy những người trong thôn khi giết chó cũng buộc chúng dưới gốc cây, và bên cạnh bắc một nồi nước luộc. Nó biết rằng, họa lớn đang đến với mình. Thú tính của nó bộc phát, nó lồng lên hòng muốn thoát khỏi sợi dây rừng. Nhưng sợi dây này còn chắc hơn cả dây nilong, tìm đủ mọi cách đều không cắn được đứt. Nó tru lên đầy bi ai, ánh mắt như cầu cứu hướng về phía Ngải Tô Tô.
Ánh mắt nhòe đi vì nước mắt, Ngải Tô Tô nhìn thấy ông mình đang đi về phía căn nhà sàn, cậu bé nhanh chóng chạy đến bên gốc cây cau, dùng con dao nhỏ gọt quả rừng ra sức cắt dây buộc cho con chó. Trong lúc vội vã, cậu bé đã gọt đứt cả một miếng thịt trên ngón cái, máu tươi nhỏ thành giọt trên cái mõm dầy của Xích Lợi.
Xích Lợi đã được tự do, nó lắc lắc đầu, nhẹ nhàng liếm và hôn lên người cậu bé. Đúng lúc đó, cầu thang của nhà sàn kêu lên răng rắc, Thiệu Bàn Ba tay cầm súng bước xuống từ căn nhà. Ngải Tô Tô vội vàng đẩy Xích Lợi và hét lên: Mau chạy đi.
Xích Lợi lùi lại hai bước, nhìn Ngải Tô Tô và Thiệu Bàn Ba với ánh mắt đầy quyến luyến, rồi vội vã quay đầu. Như một chú ngựa đứt cương, nó tung người bay thật cao, qua hàng rào làm bằng tre cao đến hai mét, và chạy về phía núi.
Những chiếc lá đỏ cùng những cánh hoa tươi chao lượn theo làn gió, rụng đầy trên mặt đất.
Vùng núi này nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên. Cây đa có đến nghìn năm tuổi với vô số rễ phụ đầy trong không trung. Trông chúng giống như những chiếc vòi voi. Những tán cây rừng cao vút như muốn chọc vào trời xanh. Những thân cây thẳng giống như những chiếc cổ của bầy hươu cao cổ. Trong rừng sâu, hươu thường đi với nhau thành bầy đàn, từng đàn chim trĩ đầy màu sắc bay tứ tung. Đúng là một nơi lý tưởng cho động vật hoang dã. Xích Lợi dạo khắp chốn, uống một ngụm nước suối. Thấy đói bụng, nó liền bắt một con cầy ăn.
Kể từ đó, nó trở thành một con chó hoang.
Một buổi chiều, Xích Lợi bắt được một con thủy lộc bên bờ sông Lan Thương. Nó đang ăn ngon lành thì một tiếng động vang lên từ phía bụi rậm. Một bầy chừng 20 con chó rừng từ phía đó xông ra. Dẫn đầu là hai con chó rừng đực, trong đó có một con có một vòng lông trắng ở cổ, giống như được đeo một chuỗi ngọc trai. Con còn lại có cái đuôi màu đen. Bầy chó rừng nhìn thấy con thủy lộc nhuốm máu nằm trên mặt đất, ánh mắt toát lên sự thèm muốn, hung tàn. Chúng tách nhau ra, xếp đội hình thành hình như chiếc quạt tấn công Xích Lợi.
Xích Lợi nhìn hai con chó rừng cầm đầu một cách lạnh lùng. Đứng trước Xích Lợi, bầy chó rừng tỏ ra nhỏ bé, yếu ớt, da bụng dính vào da lưng, có lẽ đã có đến mấy ngày liền chúng không săn được con mồi nào.
Vòng vây của lũ chó rừng càng lúc càng thu hẹp, giờ chỉ còn cách chỗ Xích Lợi đứng chừng hai đến ba bước. Xích Lợi vẫn đang gặm xương con thủy lộc một cách ngon lành. Hai con chó rừng cầm đầu, lùi lại một chút và bắt đầu khom lưng, sau đó tru lên một tiếng và đồng loạt tấn công từ hai phía cả bên phải và bên trái. Xích Lợi không hề vội vã, nó tung người, nhảy lên mỏm đá ở bên cạnh. Đây là mỏm đá cao nhất ven bờ sông, nó phải cao đến chừng hai mét, bốn bề đều dựng đứng. Con chó rừng đực có lông cổ trắng bám sát ngay phía sau Xích Lợi, nó cũng phi lên mỏm đá. Không đợi nó đứng vững, Xích Lợi đã tung chân trước chắc như thanh sắt, đạp nó ngã ngửa. Nhanh như chớp, Xích Lợi nhe hàm răng nhọn, cắn đứt cổ họng con vật. Máu đen thẫm chảy đầy mỏm đá, con chó rừng ngã lăn xuống bờ sông.
Con chó rừng đuôi đen cũng tru lên một tiếng rồi nhảy lên mỏm đá, lần này Xích Lợi cũng nhanh chóng cắn đứt cổ nó.
Cả bầy chó rừng tỏ ra kinh sợ, chúng không muốn bỏ đi, nhưng cũng không dám nhảy lên mỏm đá, chỉ dám đứng dưới, vây quanh và ngước nhìn Xích Lợi. Xích Lợi đưa đôi mắt, giống như một tia chớp, nó nhảy xuống mỏm đá vồ lấy một con chó rừng đực, và cũng nhanh chóng cắn đứt cổ họng nó. Không kịp cho những con chó rừng khác tấn công mình, Xích Lợi lại nhanh chóng nhảy lên trên mỏm đá.
Khi mặt trời lặn, cũng là lúc mà con chó rừng đực cuối cùng trong đàn phải chịu chung thảm cảnh như những người anh em của mình.
Chó rừng là một loài động vật sống theo bầy đàn, những con đực khỏe mạnh sẽ được phong làm thủ lĩnh, một khi thủ lĩnh đã chết thì những con đực khác sẽ lên thay. Nếu tất cả chó rừng đực trong đàn đều chết, thì bầy đàn của chúng sẽ tan rã, chó rừng cái sẽ đem theo con mình gia nhập những đoàn khác.
Lúc này, chừng bảy tám con chó rừng cái tru lên đầy bi thảm, đem theo khoảng mười con chó rừng con, chạy thẳng vào bụi rậm.
Xích Lợi khoan khoái tru lên một hồi dài, nhảy xuống khỏi mỏm đá và đuổi theo, dùng móng vuốt vồ một con chó rừng cái, sau đó dùng đầu hất tung nó lên không trung. Đám chó rừng cái mang theo bầy con sợ hãi bỏ chạy khắp nơi. Xích Lợi chạy lên phía trước, chặn đầu chúng, ép chúng quay lại bờ sông.
Trăng dần cao như trải một lớp bạc trên dòng sông. Xích Lợi chuyển từ tấn công sang vờn lũ chó rừng cái, và để mặc chúng cấu xé con thủy lộc. Đám chó rừng cái cũng không còn hoảng sợ và bỏ chạy nữa.
Từ đó, Xích Lợi trở thành thủ lĩnh của bầy chó rừng này. Tất cả lũ chó rừng, từ chó rừng mẹ đến chó rừng con đều rất kính nể và phục tùng Xích Lợi. Xích Lợi đưa cả bầy chó rừng sống tự do tự tại trong cánh rừng.
Thế nhưng, Xích Lợi vẫn không thể quên được Thiệu Bàn Ba. Chưa bao giờ nó dẫn bầy chó rừng đến gần Trại Ba Tiêu, cho dù đến nay nó vẫn chưa hiểu vì sao mình lại bị đuổi vào rừng sâu.
Việc Xích Lợi bị Thiệu Bàn Ba đánh đập và buộc phải trốn vào rừng sâu là oan ức.
Ngày hôm đó, Thiệu Bàn Ba đang ngắm bắn con lợn rừng, khi di chuyển chân đã dẫm lên ba quả trứng rắn trong tổ trên bãi cỏ. Lúc đó, Thiệu Bàn Ba dồn hết sự chú ý vào con lợn rừng, lão đâu có biết rằng một con rắn mắt kính màu nâu đen đang vươn người về phía trước. Trên cổ, đôi mắt lòng đen ngoài trắng như đôi mắt kính của nó đang giương to lên. Chiếc lưỡi đỏ như máu đang thò ra thụt vào, và miệng thì phát ra những tiếng “phì phì”. Từ phía sau, con rắn đang nhìn chằm chằm vào cánh tay trần của Thiệu Bàn Ba, như sắp muốn…
Thường thì các chú chó đều không dám dây vào đám rắn độc, nhưng trong lúc nguy cấp như thế này Xích Lợi lại bất chấp nguy hiểm xông lên. Đúng lúc đó, nó lại nghe thấy tiếng chủ nhân gọi mình, thế nhưng nó cũng không dám nhả con rắn ra. Hai con vật quần nhau trong đám cỏ, cắn xé… trận chiến chỉ kết thúc khi cái đầu hình tam giác của con rắn bị Xích Lợi cắn rời. Lúc đó, nó mới hổn hển và nhảy ra khỏi đám cỏ, chạy về phía con lợn rừng máu chảy lênh láng đang mắc kẹt giữa hai nhánh cây đa.
Tiếc rằng, Thiệu Bàn Ba lại không nhìn thấy cảnh tượng đó và Xích Lợi cũng không thể nói cho chủ nhân biết.
Thiệu Bàn Ba rất đau lòng khi nghĩ rằng Xích Lợi không trung thành với mình. Ông đã bán khẩu súng săn và quyết định sẽ không tiếp tục làm thợ săn nữa. Ông đã ngồi nhà suốt nửa năm liền. Một ngày cuối hạ đầu thu, để đỡ buồn chán ông đã quyết định giúp đội sản xuất chăn hai con bò.
Sau ngày lễ Khai môn không lâu (người Thái có tục từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 14 tháng 10 hàng năm là khoảng thời gian “quan môn”. Trong thời gian này, mọi việc yêu đương cưới hỏi cũng như những hoạt động vui chơi giải trí khác đều không diễn ra. Sau ngày 15 tháng 10 – tức sau ngày lễ Khai môn, mọi việc mới được trở lại bình thường) trong cùng một ngày, hai con bò đó đã sinh được hai chú bê con. Chuyện này khiến Thiệu Bàn Ba hết sức vui mừng. Ban đêm, ông ngủ ngay trong chuồng bò để canh chừng, còn ban ngày ông dẫn chúng đến những vùng cỏ mới, tìm thức ăn.
Một buổi sáng tinh mơ, Thiệu Bàn Ba mang theo cây cung đã cũ, đặt thằng cháu nội Ngải Tô Tô cưỡi lên lưng một chú bò, họ cùng nhau đến khu vực ao bò rừng dưới chân núi chăn bò.
Ao bò rừng thực ra là một vùng đất trũng dài và hẹp, ướt át lại nóng ấm, khắp nơi mọc cỏ linh lăng và cây tam diệp đỏ. Chúng đang nở những bông hoa màu vàng, trắng, xanh và nhiều màu khác nữa. Trên những lá cỏ còn vương những giọt sương mai. Để bò gặm cỏ ở đây ba ngày liền thì ngay cả những chú bò gầy còm cũng sẽ trở nên béo tốt.
Đôi bê con nô đùa trên đám cỏ, lúc thì chạy đến bên suối làm vài ngụm nước mát, lúc lại nép dưới bụng mẹ mút dòng sữa thơm. Bò mẹ hiền lành đứng im một chỗ, vừa nhai những ngọn cỏ non, thỉnh thoảng lại thè lưỡi, liếm lưng chú bê con.
Thiệu Bàn Ba ngắt được bông hoa hồng trắng, hoa nhài vàng và hoa dong giềng trong đám hoa dại, kết thành một vòng hoa đeo lên cổ Ngải Tô Tô. Ngải Tô Tô soi bóng mình dưới làn nước trong vắt của dòng suối, rất sung sướng vì thấy mình giống chàng hoàng tử trăm hoa trong thần thoại. Nó trèo lên lưng một con bò, coi đó như một chú ngựa và hét lên: Phi nào! Con bò chạy lòng vòng quanh bãi cỏ khiến Thiệu Bàn Ba cười vui không ngớt.
Con bò chở theo Ngải Tô Tô chạy một vòng quanh hẻm núi, đột nhiên nó rống lên “bò…”, sợ hãi quay đầu và chạy về phía lũ bê con. Ngải Tô Tô cưỡi trên tấm lưng trần của con bò, không có thiết bị bảo vệ, nên bị hất tung xuống, đầu gối trầy xước. Nó khóc ròng, chân thấp chân cao chạy về mách ông.
Kinh nghiệm mấy chục năm trong nghề thợ săn, khiến Thiệu Bàn Ba biết rằng đang gặp nguy hiểm. Ông giương cặp mắt sắc lẹm như ánh mắt chim ưng về phía chân núi, chợt thấy bụi cây rừng đang chuyển động. Lá khô rụng đầy, một lúc sau, một bầy chó rừng áp sát đến.
Hai con bê con rúc dưới bụng mẹ run lên cầm cập. Ánh mắt của bò mẹ toát lên sự hung dữ pha chút gì đó sợ hãi. Thiệu Bàn Ba gỡ chiếc cung xuống, vỗ vào mông một con bò cái và quát: “Đồ ngốc, chạy đi!” Hai con bò phì lên một tiếng rồi bắt đầu co chân, định về hướng trại Ba Tiêu. Nhưng không kịp nữa rồi, lũ chó rừng đã chia làm hai hướng, tiến đến sát chỗ lũ bò và chặn đường chúng. Đàn bò chỉ còn cách quay lại chỗ Thiệu Bàn Ba, nhìn ông như cầu cứu.
Thiệu Bàn Ba ôm Ngải Tô Tô vào lòng, bình tĩnh quan sát xung quanh. Bầy chó rừng có khoảng chừng hơn 20 con cả lớn lẫn nhỏ, con nào con nấy bụng đều kẹp lép. Lão cũng biết rằng, những con chó rừng đói khát này còn khó đối phó hơn cả hổ. Hối hận vì đã bán mất chiếc súng săn, nếu không, tiếng súng nổ có thể dọa được lũ chó rừng này hoặc ít nhất tiếng súng cũng có thể báo cho người trong thôn biết. Giờ đây, lão chỉ có hơn chục mũi tên bằng tre và một ống nhỏ kiến huyết phong hầu[1] , chắc chắn không thể địch nổi đám đông.
[1] Kiến huyết phong hầu là một loại nhựa cây cực độc, chỉ cần xâm nhập được vào cơ thể con vật sẽ chết. Thợ săn ở Tây Song Bản Nạp đều dùng loại chất độc này bôi vào đầu mũi tên để săn dã thú, thế nên nó còn được gọi là: cây mũi tên độc.
Tình hình rất căng thẳng, tuy nhiên Thiệu Bàn Ba là một tay thợ săn kỳ cựu, nên khi phải đối diện với nguy hiểm ông vẫn rất bình tĩnh. Ông đẩy hai con bê và Ngải Tô Tô vào giữa, để mình và hai con bò mẹ đối phó với lũ chó rừng, phối hợp với nhau thành một vòng bảo vệ tam giác. Hai con bò mẹ mũi phun hơi phì phì, cúi thấp đầu lắc lư hai chiếc sừng vừa ngắn vừa bé, chuẩn bị trận chiến sống còn với bầy chó rừng.
Thiệu Bàn Ba kéo căng dây cung, nhúng một mũi tên tre vào lọ Kiến huyết phong hầu, lắp vào dây cung và bắt đầu tìm kiếm con đầu đàn trong đám chó rừng đó. Nhưng ông ngạc nhiên nhận ra rằng, ngoài những con chó rừng con, thì đám chó rừng này đều là những con chó rừng cái màu xanh, không hề có một con đực trưởng thành nào.
Lúc này, đám chó rừng đã bao vây kín Thiệu Bàn Ba và đàn bò, chúng vừa tru vừa siết chặt vòng vây. Một con chó đực rừng choai choai, có lẽ muốn thể hiện bản lĩnh của mình nên đã xông lên trước, chạy qua chạy lại trước mặt hai con bò mẹ. Nó muốn tìm kẽ hở để lọt vào bên trong. Hai con bò mẹ giương đôi mắt đỏ máu tăng cường phòng ngự.
Thiệu Bàn Ba nheo đôi mắt, giương cánh cung, ngắm chuẩn con chó rừng đực đó, thả tay và vù một tiếng, mũi tên bay trúng mắt con vật. Con chó rừng kêu lên một tiếng thảm thiết, lộn hai vòng trên bãi cỏ, bốn chân chổng ngược lên trời, đạp hai cái rồi nằm bất động.
Đám chó rừng hỗn loạn trong giây lát, nhưng rồi, bốn con chó rừng mẹ và năm con chó rừng con cùng lúc tiến về phía trước, xông thẳng vào hướng Thiệu Bàn Ba. Không vội vàng, Thiệu Bàn Ba nhúng cả năm mũi tên vào lọ thuốc độc, rồi từng mũi tên được bắn ra.
Lần lượt, bốn con chó rừng mẹ và một con chó rừng con trúng tên rồi chết, bốn con còn lại cụp đuôi chạy về đàn.
Đám chó rừng mặc dù đã bị tiêu diệt hết một phần ba nhưng chúng vẫn không chịu rút lui. Thiệu Bàn Ba chỉ còn lại bốn mũi tên trong ống, nhất định phải tìm cách nào đấy để mở được một con đường máu, nếu không khi tên hết chỉ còn cách khoanh tay chờ chết. Thiệu Bàn Ba cõng Ngải Tô Tô trên lưng, dùng dây thừng buộc thật chặt, hai con bò cái đi lại hai bên ở giữa là hai chú bê con đi ngay sau ông. Tất cả đều chạy về phía Trại Ba Tiêu.
Chừng năm, sáu con chó rừng xếp thành một hàng ngang chặn đường, chúng nhe nanh vuốt và gầm gừ. Thiệu Bàn Ba nhanh chân đi về phía trước. “Vù vù” – hai mũi tên bắn trúng hai con chó rừng. Những con khác thấy đồng loại của mình quằn quại trước khi chết cũng bắt đầu run sợ, trốn vào lùm cây. Nhân cơ hội đó, Thiệu Bàn Ba đã thoát khỏi được vòng vây.
Lão chạy về hướng Trại Ba Tiêu được một đoạn bèn quay đầu nhìn lại, nguy quá, lũ bò đã không theo kịp. Sau khi để lão chạy thoát, đám chó rừng đã vây chặt đàn bò. Hơn chục con chó rừng đồng loạt xông lên cắn xé, hai con bò mẹ cúi sát đầu xuống đất, giương đôi sừng nhỏ bé chống lại bầy thú hoang, bảo vệ hai chú bê con. Lũ chó rừng tỏ ra nhanh nhẹn lạ thường, chúng né tránh được cặp sừng, xông vào cắn xé tấm thân nặng nề của hai con bò mẹ. Dọc sống lưng của hai con bò mẹ bị cắn rất nhiều nhát, máu ứa ra, nhưng chúng vẫn không chịu nhượng bộ, cố gắng cầm cự.
Thiệu Bàn Ba tức nổ đom đóm mắt. Lũ bò này là tài sản của tập thể, lẽ nào lại để cho lũ động vật hoang dã cắn xé như vậy. Hơn nữa, ông lại là một thợ săn có uy tín suốt mấy chục qua ở vùng này, ông đã từng giết được bao nhiêu hổ, báo, lợn rừng, lẽ nào hôm nay lại để cho lũ chó rừng ăn thịt đàn bò ngay trước mắt ông. Nếu như vậy, cho dù có nằm trong quan tài ông cũng không nguôi được cơn giận này. Chỉ cần nghĩ tới đó, Thiệu Bàn Ba tức đến nỗi hét lên một tiếng, kéo dây cung, chạy ngược lại, nhắm thẳng hai con chó rừng đang cắn xé trên lưng một con bò mẹ. Nhân lúc đám chó rừng hoảng loạn, hai con bò mẹ nhẹ nhàng hẩy mông hai chú bê con, đẩy chúng về phía Thiệu Bàn Ba.
Ngải Tô Tô được ông cõng trên lưng, vung nắm đấm hướng về lũ chó rừng và hét: “Lũ xấu xa kia, ông tao sẽ giết hết chúng mày!”
Lũ chó rừng dường như không hề sợ hãi trước lời đe dọa đó. Gần nửa đàn đã bị giết nên chúng tỏ ra thận trọng hơn. Sau khi bao vây được Thiệu Bàn Ba và lũ bò, chúng không lập tức xông lên như trước kia, mà chỉ đứng cách chừng 20 bước và tru lên một cách đầy giận dữ.
Thiệu Bàn Ba đã hết mũi tên. Giá như còn khoảng 10 mũi tên nữa, thì ngày mai, chỉ riêng việc lột da chó rừng mang bán cho các cửa hàng trong thị trấn cũng đủ để mua ba khẩu súng báng đen bóng về rồi.
Một lúc sau, lũ chó rừng lại tập hợp nhau lại. Một vài con xông lên trước mặt Thiệu Bàn Ba đầy vẻ thách thức nhằm mục đích thăm dò. Thiệu Bàn Ba kéo căng sợi dây cung, giả vờ như đang ngắm bắn. “Vụt” một tiếng động vang lên. Đám chó rừng nghe thấy âm thanh đáng sợ quen thuộc liền sợ hãi lùi lại.
Nhưng chỉ chốc lát, chúng lại xông lên. Thiệu Bàn Ba lại giả vờ bắn một mũi tên nữa, đám chó rừng lại lùi lại. Cứ như vậy, sự việc lặp lại đến bốn lần.
Một con chó rừng trọc đuôi có vẻ như đã phát hiện ra kế này của Thiệu Bàn Ba, đến lần thứ năm, tất cả những con chó rừng khác đều lùi lại, nhưng nó thì không. Nó nhe nanh vuốt và giương mắt nhìn Thiệu Bàn Ba, rồi đột nhiên lao về phía trước. Hai móng trước như muốn vồ lấy bả vai ông, rồi cắn chặt lấy hầu quản. Rất may, Thiệu Bàn Ba đã đoán trước được, lão nghiêng mình rồi nghiêng mình nhặt lấy cây cung được làm từ gỗ giáng hương, vận hết sức quật vào đầu của con chó rừng trọc đuôi. “Ầm” một tiếng, máu đen và não trắng như đậu phụ của con vật vương đầy trên mặt đất. Con chó rừng trọc đuôi không kịp kêu lên tiếng nào, ngã lăn ra đất. Nhưng đáng tiếc do cú đánh quá mạnh, nên chiếc cung cũng bị gãy làm ba đoạn. Giờ thì ông lão chỉ còn lại tay không.
Đám chó rừng lại được một phen kinh dị, không dám xông lên. Một con chó rừng mẹ cầm đầu, tru lên một tiếng dài, những con khác bắt đầu tru theo. Tiếng tru này rất lạ, nó giống như tiếng khóc của một gã trai lỗ mãng, có cái gì đó khàn khàn nhưng cũng rất chói tai. Tiếng tru lập tức kéo dài, chấn động cả một vùng núi. Ngay cả một người nghe nhiều tiếng tru của hổ báo như Thiệu Bàn Ba cũng thấy nổi da gà. Hai con bò cái khiếp sợ đến mức khuỵu cả chân xuống. Ngải Tô Tô cũng sợ hãi khóc thét lên.
Sau những tiếng tru đó, một tiếng động lớn phát lên từ những đám mây lưng chừng núi, một bóng đen vụt xuất hiện, chạy như bay xuống núi, khi cách vị trí của Thiệu Bàn Ba chừng không xa, nó chợt đứng sững lại.
Con vật vừa đến dường như rất quen thuộc. Ngoại hình của nó không giống với loài chó rừng, mà giống với một chú chó săn dũng mãnh hơn.
Thiệu Bàn Ba đưa tay dụi mắt, quan sát kỹ con chó cao to đang đứng ngay trước mặt. Màu lông vàng với hai dải đen trên lưng đối xứng. Đúng là Xích Lợi, con chó đã bỏ trốn hơn nửa năm trước.
Thiệu Bàn Ba vô cùng tức giận. Đồ súc sinh vong ân bội nghĩa, nó dám xúi giục đám chó rừng đến tấn công chủ nhân. Nếu trong tay vẫn còn một mũi tên độc, lão nhất định phải bắn thủng tim Xích Lợi. Nhưng trong tay lão không còn lấy một mẩu sắt, làm sao đọ được với một con chó còn hung dữ hơn cả hổ đây? Lão đã già, có chết cũng không đáng tiếc, nhưng đáng thương là đứa cháu yêu và đội bò của tập thể cũng phải liên lụy theo. Hơn thế, phải chết dưới hàm răng sắc nhọn của con chó mà một thời lão đã hết mực thương yêu, nó giống như một sự sỉ nhục, lưu truyền đến tận 99 đời sau. Gương mặt của lão thợ săn già, lúc thâm tím lại, lúc lại xám ngoét.
Ngồi trên lưng ông, Ngải Tô Tô cũng nhận được đó là Xích Lợi. Nó không hề tỏ ra sợ hãi khi phải đối mặt với con chó hung hãn đó, thậm chí còn rất vui mừng reo lên: “Xích Lợi, mau cắn chết đám chó rừng đó đi.”
Thiệu Bàn Ba quay mặt về phía sau quát đứa cháu mình: “Cháu hãy im đi”, sau đó đưa bàn tay run rẩy chỉ thẳng vào Xích Lợi và quát: “Đồ súc sinh trời đánh kia, mày là do sói dữ đầu thai, mang linh hồn của quỷ trong mình, sẽ có một ngày mày phải trở thành món ngon trong nồi của đám thợ săn.”
Xích Lợi vẫy vẫy cái đuôi chào mừng Ngải Tô Tô, rồi thè lưỡi liếm hàng răng. Thiệu Bàn Ba cho rằng, Xích Lợi đang chọc tức mình một cách rất tàn nhẫn. Lão giận run lên, rồi đột nhiên thấy như mình đang bước trên mây, toàn thân mềm nhũn. Lão già rồi, sức cùng lực kiệt, chỉ muốn bớt chút cảnh bị hành hạ tinh thần trước khi chết. Lão ngồi phệt xuống đất, hổn hển nói với Xích Lợi: “Muốn cắn thì ngươi hãy nhanh chóng cắn đứt cổ ta đi”. Rồi nhắm mắt lại, hai dòng lệ ứa ra từ cặp mắt già nua.
Thế nhưng, lão đợi rất lâu mà vẫn không thấy động tĩnh gì. Thiệu Bàn Ba cảm thấy rất lạ, mở to mắt nhìn, Xích Lợi vẫn đứng trước mặt và vẫy vẫy đuôi. Đám chó rừng không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi nữa, chúng tru lên từng hồi.
Xích Lợi vẫn không hề nhúc nhích. Một lát sau, 12 con chó rừng chia làm hai nhánh áp sát vào Thiệu Bàn Ba.
Đột nhiên, Xích Lợi trừng mắt nhìn lũ chó rừng, và sủa lên ba tiếng. Đám chó rừng như chạm phải điện, ném cho Xích Lợi cái nhìn vừa ấm ức, vừa tức giận.
Xích Lợi chạy về phía con đường mòn dẫn về trại Ba Tiêu, đuổi hết ba con chó rừng đang chặn đường ở đó. Sau đó, chạy lên phía trước mặt Thiệu Bàn Ba, cắn vào ống tay áo của ông và dẫn ông đi theo “lối thoát hiểm” đó.
Thiệu Bàn Ba vẫn chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì ba con chó rừng đã ngửi thấy mùi máu tanh từ thi thể của đồng loại, đột nhiên chúng tru lên những tiếng kêu điên dại, rồi dẫn theo chín con chó rừng con cùng xông lên, tấn công Thiệu Bàn Ba và đàn bò.
Xích Lợi ném ánh nhìn tức giận về phía bầy chó rừng và tru lên, nhưng chúng vẫn không dừng lại, thế nên nó đã phi thẳng người về phía trước, giống như một mũi tên vừa bật khỏi cung, hết tung người sang bên trái, lại sang phải, dùng đầu húc ngã từng con chó rừng đang nhe nanh vuốt.
Ba con chó rừng mẹ tuyệt vọng bao vây Xích Lợi và cắn xé, nhưng không may hai con chó rừng mẹ còn lại đã cắn chặt được hai chân sau của Xích Lợi, không chịu buông lơi. Hai chân trước của Xích Lợi quỳ xuống, nó không làm gì được, ba con chó rừng con nhân cơ hội đó nhảy phắt lên lưng Xích Lợi và bắt đầu cắn xé.
Xích Lợi kêu lên một tiếng, rồi ngẩng cao đầu, rướn thẳng lưng, hai chân trước bay lên không trung hất tung ba con chó rừng con xuống đất. Nhanh như cắt, hai chân trước của nó đè bẹp hai con chó rừng con, đồng thời miệng cắn đứt chân sau của con còn lại. Sau đó lại tiếp tục moi bụng hai con chó rừng đang nằm dưới chân. Tiếng kêu bi thảm của ba con chó rừng kinh động cả một góc rừng, chúng tháo chạy vào bụi rậm, máu vương vãi khắp nơi.
Thế nhưng, khắp mình mẩy Xích Lợi cũng bị cắn mấy nhát, máu tứa ra từ những vết thương đó. Đặc biệt, hai con chó rừng mẹ vẫn đang cắn chặt đôi chân sau, những chiếc răng sắc nhọn vẫn còn đang nghiến ngấu gặm vào đến tận xương của nó. Xích Lợi không thể quay mình lại, cũng không còn sức để mà chạy nữa, nó chỉ có thể nằm bẹp trên nền đất, đưa mắt ngước nhìn Thiệu Bàn Ba và không ngừng sủa, hy vọng người chủ cũ của mình sẽ nhanh chóng đi khỏi đây.
Thiệu Bàn Ba nhận thấy trước mặt mình chỉ còn lại hai con chó rừng mẹ, dũng khí quay trở lại với lão. Lão nhỏm dậy, chạy đến chỗ hai con chó rừng, dùng hết sức bình sinh tóm lấy hai chân sau của con bên trái, quay nửa vòng rồi quăng nó vào phiến đá cạnh đó. Con chó rừng mẹ chết ngay lập tức.
Con bên phải thấy vậy lập tức thả ngay Xích Lợi, nhảy chồm lên vai của Thiệu Bàn Ba. Do không phòng bị, nên ông lão bị con vật đè ngửa xuống đất. Con thú giơ cao móng vuốt và nhe hàm răng nhuốm máu, chuẩn bị xông vào cắn yết hầu của Thiệu Bàn Ba. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc đó, Xích Lợi lết đôi chân sau đã lòi cả xương trắng vận hết sức bình sinh lao vào con chó rừng mẹ, nghiến răng cắn mạnh vào cổ nó.
Khi Thiệu Bàn Ba tách được chúng ra, thì con chó rừng mẹ đã chết. Xích Lợi toàn thân cũng mềm nhũn và bất động, hắt ra những hơi thở yếu ớt. Ngải Tô Tô khóc nức nở, nó vòng vào cổ Xích Lợi cái vòng hoa mà ông đã kết cho mình, rồi cởi áo ngoài ra, cùng ông giúp Xích Lợi băng bó vết thương.
Mặt trời đã lên tới đỉnh, sương mù cũng đã tan hết, Thiệu Bàn Ba đuổi đàn bò tấp tểnh vì bị thương, dắt theo Ngải Tô Tô, còn tay kia ôm chặt Xích Lợi đã hôn mê bất tỉnh, bước từng bước nặng nhọc về phía trại Ba Tiêu.
Suốt dọc đường, Ngải Tô Tô không ngừng khóc lóc và kêu gọi thảm thiết: “Xích Lợi, Xích Lợi”. Những hình ảnh dưới gốc cây cau trong ngày lễ té nước như đang nhảy múa trước mặt Thiệu Bàn Ba. Nước mắt ứa ra từ đôi mắt già nua trên khuôn mặt lão.
Chó Ngao Độ Hồn Chương 15: Con Chó Rừng Bị Ép Đến Đường Cùng,
Khi tôi đang đeo súng trên vai, vừa gặm đùi gà vừa rẽ vào khúc quanh trên núi, liền thấy ngay một con chó rừng nhỏ đang đứng bơ vơ bên một gốc cây ven đường. Con chó rừng này vẫn còn đang trong thời kì bú mẹ, lông tơ trên mình nó chỉ mảnh như những cánh hoa bồ công anh.
Tôi vội vàng vứt cái đùi gà mới gặm vài miếng xuống đất, lôi súng ra, lách cách mở chốt an toàn. Tôi biết chó rừng là loài động vật có tình mẫu tử hết sức sâu sắc, chó rừng mẹ luôn luôn cẩn thận canh chừng bên cạnh chó rừng con, một khi phát hiện đứa con yêu của mình bị uy hiếp, nó sẽ xông lên cắn người vô cùng hung dữ.
Tôi cầm súng đợi một lúc lâu nhưng không thấy bóng dáng chó rừng mẹ. Chỉ thấy chó rừng nhỏ ngửi thấy mùi thơm từ chiếc đùi gà nướng, không ngừng rung rung hai cánh mũi, liếm môi liếm mép, điệu bộ thèm rỏ dãi, ngó tôi một cái rồi từ từ đi về phía chiếc đùi gà. Lúc này, tôi mới nhìn rõ, con vật bé nhỏ gầy giơ xương, cái bụng lép kẹp gần như dính sát vào sống lưng, trên người dính đầy lá chua me, trông lôi thôi bẩn thỉu. Xem ra đây là một con chó rừng mồ côi đã mất đi sự chở che của chó rừng mẹ.
Có thể chó rừng mẹ đã giẫm phải bẫy sắt được giấu trong đám cỏ dại; có thể chó rừng mẹ bị sa vào lưới mắc trên cây; có thể một thợ săn nấp sau vách đá đã bắn vỡ sọ chó rừng mẹ bằng viên đạn rực lửa; có thể hổ, báo đã ăn tươi nuốt sống chó rừng mẹ rồi… Rốt cuộc nguyên nhân gì đã khiến chó rừng nhỏ này trở nên mồ côi, tôi chẳng thế nào biết được.
Chiếc đùi gà đã dính đầy đất, tôi không thể ăn được nữa. Tôi thu súng lại, xé nhỏ đùi gà, bày thịt trong lòng bàn tay. Con vật bé nhỏ bò đến, nhìn tôi với ánh mắt tin tưởng và cảm kích, đôi mắt nó ngây thơ vô tội, trong sáng không một tì vết. Nó lấy lưỡi liếm nhẹ lên ngón tay tôi, sau đó mới bắt đầu ngấu nghiến những miếng thịt trên tay tôi. Chẳng hiểu vì sao trong lòng tôi bỗng dâng lên một thứ tình cảm kì lạ, tôi quyết định sẽ nuôi dưỡng con chó rừng nhỏ này.
Theo phân loại động vật học, chó rừng và chó đều thuộc họ Chó, người dân miền núi nơi đây đều quen gọi chúng là chó rừng. Chó rừng và chó không những hình dáng giống nhau, mà còn gần gũi về cả mặt huyết thống, trước đây trong thôn từng xảy ra chuyện một con chó bị chủ đuổi đã gia nhập đàn chó rừng. Tôi nghĩ, chỉ cần biết cách huấn luyện, có thể cải tạo con chó rừng nhỏ này thành chó săn.
Tôi đem con chó rừng nhỏ về nhà, bắt đầu nuôi dưỡng nó theo cách nuôi chó săn. Tôi đặt tên cho nó là Gâu Gâu, một cái tên hoàn toàn mang phong cách của chó; loài chó ăn thức ăn chín, nên để củng cố tính chó của nó, tôi không bao giờ cho nó ăn thức ăn sống; chó rất giỏi kiềm chế bản tính hoang dã của động vật ăn thịt, chung sống hòa bình với các loại gia súc, gia cầm khác, cho nên tôi để Gâu Gâu ở nhà làm bạn cả ngày với bò, dê, gà, vịt, nhằm xóa bỏ bản tính tàn bạo của chó rừng vốn có trong nó; chó thích ngủ ngoài cửa phòng của chủ, tôi bèn làm cho nó một cái chuồng chó trước cửa phong ngủ của tôi… Gâu Gâu nhanh chóng làm quen với cuộc sống của chó, thậm chí còn học được cách sủa gâu gâu như chó.
Mười tháng sau, Gâu Gâu lớn lên trở thành một con chó rừng cái xinh xắn, bốn chân vừa nhỏ vừa dài, thân hình thon thả, sống lưng thẳng, từ eo đến mông hình thành một đường cong mềm mại, lông trên đầu, đuôi và lưng nó vàng óng, lông ngực và bụng đều trắng tinh như tuyết, cái mõm đen nhánh, nom tràn trề sức sống. Nó biết sà vào lòng tôi, nhiệt tình liếm má tôi; biết phát ra những tiếng gầm gừ như chó; biết dùng ánh mắt bình tĩnh nhìn những con gà mái béo mượt đang kiếm ăn ở xung quanh; biết theo lệnh tôi gọi đàn dê đang ăn cỏ trên sườn núi quay về; biết kiên nhẫn ngồi trước cửa hàng tiếng đồng hồ khi tôi làm việc nhà, khiến tôi thấy ngại để rồi phải dẫn nó ra ngoài đi dạo.
Từ tận đáy lòng, tôi tin rằng Gâu Gâu đã được huấn luyện trở thành một con chó săn chân chính, ngoại trừ cái đuôi ra còn trên mọi phương diện nó hoàn toàn chẳng khác gì chó săn.
Đuôi chó rừng to và thô hơn nhiều so với đuôi chó, đồng thời dài hơn, lông lá bù xù, giống như một dòng thác chảy từ sống lưng xuống. Có lẽ chính vì cái đuôi vừa thô, vừa dài, vừa nặng, nên chó rừng chỉ có thể dựng đuôi lên hoặc cụp đuôi xuống, cùng lắm cũng chỉ có thể ve vẩy sang hai bên như cái cần gạt mà thôi, chẳng thể nào làm được như chó, vẫy đuôi theo khắp mọi hướng, vừa linh hoạt đẹp mắt lại vừa thể hiệu được tình cảm thân thiết trong đó. Để phân biệt chó và chó rừng, người dân địa phương chủ yếu nhìn vào cái đuôi.
Chính vì cái đuôi chó rừng rõ rành rành ấy mà trong làng chẳng ai công nhận Gâu Gâu đã được tôi thuần hóa trở thành một con chó săn. Nó đến gần ai, người đó liên dùng chân đá, dùng đất ném, dùng gậy đuổi nó ra xa. Có khi Gâu Gâu nhìn thấy một đám trẻ con đang chơi trốn tìm, nó hứng chí chạy đến định góp vui, nhưng nó chưa kịp đến gần, bọn trẻ đều sợ hãi hét ầm lên rồi bỏ chạy, còn kêu to: “Chó rừng đuôi xù đến kìa, chó rừng đuôi xù đến kìa!” Những đứa nhát gan liền chạy về nhà, thêm mắm thêm muối vào, vừa khóc vừa mách người lớn, những đứa dũng cảm hơn một chút thì dùng súng cao su tấn công Gâu Gâu dữ dội.
Một lần làng tổ chức hoạt động tế thần núi rất rầm rộ, tất cả trai gái già trẻ trong làng đều được huy động tham gia. Sau khi nghi thức tế lễ kết thúc, liền đến phần nấu cơm dã ngoại, nấu được một nồi lớn đầy thịt bò măng chua, trước tiên mỗi người được một bát to, sau đó mỗi con chó được một muôi lớn. Đến lượt Gâu Gâu, người cầm muôi là Nham Tung liền giơ muôi lên gõ chan chát vào đầu Gâu Gâu, lơn tiếng quát: “Con chó rừng đuôi xù kia, cút ngay! Tao chưa lột tấm da chó rừng của mày, rút gân chó rừng của mày, ăn thịt chó rừng của mày đã là may cho mày lắm rồi, mày lại còn đòi ăn thịt bò nữa à, đừng hòng!”
Trong đàn chó, cảnh ngộ của Gâu Gâu lại càng thảm hại hơn. Chẳng có con chó nào chịu kết bạn với nó, mặc dù nó xinh xắn đáng yêu, lại chưa từng có bạn tình, nhưng ngay cả trong thời kì động đực, cũng chẳng có bất kì con chó đực nào tỏ ra thân thiết hay có cảm tình với nó. Tất cả lũ chó dường như đều ghét nó, nói chính xác là ghét cái đuôi to tướng bù xù của nó.
Có lần, lũ chó phát hiện ra một con chồn ở chỗ máy lọc nước, liền tập trung thành bầy để tấn công, mở một cuộc truy đuổi gay gắt. Gâu Gâu đứng xem mà lòng như lửa đốt, cũng sủa lên rồi gia nhập vào đội chó săn, cùng đuổi theo con chồn. Lũ chó sau khi phát hiện ra, chẳng những mặc kệ không đuổi theo con chồn nữa, mà còn thay đổi mục tiêu, quay lại cắn Gâu Gâu. Hai con chó chạy phía trước rất quái dị, cứ nhìn chằm chặp vào cái đuôi của Gâu Gâu. Nếu tôi không kịp thời chạy đến nơi, chắc Gâu Gâu thành chó rừng cụt đuôi rồi.
Mọi chuyện cứ thế tiếp diễn, đến mức sau này chỉ cần Gâu Gâu bước ra khỏi cửa, lập tức sẽ bị lũ chó tấn công.
Tôi rất buồn phiền, Gâu Gâu cũng rất buồn phiền, tôi không biết phải làm thế nào mới phải.
Hôm đó, tôi đang ngồi cắt cỏ trong sân, lưỡi liềm sắc lẻm cứ đều đều cắt những bó rơm to thành từng đoạn dài chừng một thước. Gâu Gâu ngồi xổm trước mặt tôi, mắt nhìn chăm chăm vào cái liềm, dường như rất hứng thù với thứ công cụ có thể cắt rơm ngọt xớt này.
Tôi cầm chuôi liềm, cánh tay cứ đưa lưỡi liềm chuyển động từ trên xuống dưới như một cái máy. Bỗng nhiên, Gâu Gâu vui mừng khẽ sủa lên một tiếng, hai mắt phát sáng, như thể gặp được chuyện gì vui mừng, tôi nhìn quanh bốn phía, chẳng thấy có bất kì điều gì khác thường đáng chú ý cả. Khi tôi đưa mắt nhìn quanh, hai tay vẫn không ngừng làm việc, vẫn tiếp tục cắt cỏ đều đều.
Đột nhiên, tôi chợt liếc thấy một thứ màu vàng óng lướt qua, rồi có thứ gì đó được đặt dưới lưỡi dao. Tôi muốn dừng tay lại, nhưng đã không kịp nữa, chỉ nghe thấy tiếng kêu răng rắc, cổ tay tôi rung lên vì lưỡi dao chém phải vật gì cưng cứng. Cái đuôi xù của Gâu Gâu rơi xuống đất, nó đau đớn giãy lên giữa đám cỏ; tôi giật mình kêu lên một tiếng, thấy vừa có lỗi, vừa thương, vừa xót vì trót lỡ tay làm bị thương con chó yêu quý của mình.
Tôi nghĩ, Gâu Gâu chắc là đau quá nên mới nhảy lên như thế, cứ nhìn tôi mà gầm gừ. Nhưng hoàn toàn trái ngược với dự liệu của tôi, Gâu Gâu nhìn cái đuôi bị dao cắt đứt, trong mắt không hề tỏ vẻ gì đau đớn hay buồn rầu, cũng chẳng hề trách móc hay oán giận gì tôi; nó không cầm được nước mắt, nhưng hai tai vẫn dựng lên, tỏ vẻ vui mừng. Thấy tôi vội vàng nhặt cái đuôi lên, nó chạy lại dịu dàng liếm tay tôi, rồi ngoạm lấy chiếc đuôi, kiên quyết rút ra khỏi tay tôi, đem vứt vào trong đống rác ở góc phòng.
Trái tim tôi chợt run lên, tôi đã hiểu, là tự nó muốn cắt đứt cái đuôi của mình! Nó hiểu rằng cái đuôi xù không biết vẫy của nó khiến người ta căm ghét, cũng là nguyên nhân cơ bản khiến đàn chó đuổi đánh nó, nó cắt đứt chiếc đuôi của mình, quyết tâm làm một con chó ngoan được mọi người yêu quý.
Một con vật mới thông minh làm sao? Mắt tôi thấy hơi ươn ướt, tôi ôm nó vào lòng, dùng bàn tay run rẩy vuốt ve sống lưng nó. Nó thè lưỡi ra, không ngừng liếm vào mi mắt tôi. Chà, nó lại còn an ủi tôi nữa.
Tôi đi hái rau má chuyên dùng để chữa vết thương, giã nhỏ, đắp lên chỗ đuôi của Gâu Gâu. Nửa tháng sau, vết thương của nó mới hoàn toàn lành lặn.
Tôi mãi mãi không thể quên được tình cảnh lần đầu tiên Gâu Gâu ra khỏi cửa sau khi chữa khỏi vết thương. Nó nhảy nhót, sà vào lòng tôi, chân sau đứng thẳng, chân trước đặt lên lưng tôi, thè lưỡi ra, hết sức đòi liếm mặt tôi. Tôi xoa trán nó, thấy nó hồi hộp đến mức run bắn lên. Nó nghĩ một cách đương nhiên rằng, nó đã cắt đuôi đi rồi, đã thay da đổi thịt mà trở thành một con chó chân chính, từ này sẽ không còn bị mọi người ghét bỏ, bị đàn chó đuổi đánh nữa. Tôi cũng thấy vui mừng cho nó, nó đã chọn cách tự hi sinh để tiếp nhận thách thức của số phận, cái đuôi của nó đã đứt rồi, tuy vẻ ngoài có xấu đi đôi chút nhưng niềm tin kiên định vào việc xây dựng một hình tượng mới cho bản thân của nó là vô cùng cao đẹp.
Tôi mừng rỡ dắt nó đi ra sân tuốt lúa ở giữa trại. Một đàn chó đang tranh nhau khúc xương, Gâu Gâu hứng chí sủa một tiếng, chui vào giữa đàn chó, muốn tham gia trò chơi tranh giành khúc xương này. Khi nó vừa mới đến gần, đàn chó đang tranh giành nảy lửa bỗng sững cả lại như thế gặp ma, trợn mắt lên nhìn, nghiến răng ken két lộ hết vẻ hung dữ ra ngoài. Gâu Gâu vẫn không lùi bước, nó bình tĩnh quay lưng về phía đàn chó, giơ mông cho chúng xem, lắc mạnh cái hông, cất tiếng sủa gâu gâu. Nó ngẩng cao đầu, tiếng kêu lanh lảnh, đầy vẻ kiêu hãnh và tự tin. Tất cả những ngôn ngữ cử chỉ của nó đều đã quá rõ ràng, đó là tuyên bố quy thuận, là tuyên ngôn đầu hàng, nó đang dùng ngôn ngữ của loài chó để nói với lũ chó còn đang mang ý đối địch với nó rằng: Các cậu đừng nhìn tôi bằng con mắt cũ nữa, hãy nhìn phần đuôi của tôi mà xem, cái đuôi khiến các cậu căm ghét kia đã không còn nữa rồi! Tôi đã trở thành một con chó chân chính, là đồng loại của các cậu, các cậu đừng coi tôi là kẻ khác loài nữa!
Ánh mắt của cả bầy chó đều tập trung nhìn vào cái đuôi của Gâu Gâu, chẳng con nào sủa, cũng chẳng con nào động đậy, cứ như một lũ tượng đất hay tượng gỗ vậy. Đứng đầu đàn chó là một con chó đen có tên Ô Long của nhà trưởng thôn, mất một lúc, Ô Long mới cẩn thận tiến đến gần Gâu Gâu, rung rung cánh mũi, bắt đầu ngửi. Tôi đứng một bên quan sát, thấy vẻ mặt của Ô Long thay đổi liên tục, từ ngạc nhiên, nghi hoặc đến tức giận. Đột nhiên, lông gáy của Ô Long dựng đứng cả lên, nó gâu gâu sủa lên một tràng, giống như đang thông báo cho cả đàn chó, nó đã kiểm nghiệm xong con vật cụt đuôi đang đứng trước mắt không phải là chó, mà là chó rừng! Chớp mặt cả đàn chó tỉnh mộng, con nào con nấy ánh mắt nảy lửa căm thù, sủa ầm ĩ xông về phía Gâu Gâu.
Gâu Gâu rối rít lắc hông, mong có thể thay đổi tình hình, nhưng vô ích. Đàn chó đua nhau xông tới, cắn xé nó, nó một mình không thể chống lại được số đông, nghẹn ngào bỏ chạy về bên cạnh tôi, nhìn tôi sủa ấm ức. Ôi, tôi cũng chẳng thể làm gì được!
Khó khăn lắm tôi mới đuổi được đàn chó hung hãn kia đi, đưa Gâu Gâu rời khỏi sân tuốt lúa, rẽ qua chỗ giếng nước mang tên Dấu Chân Tiên ở trong trang trại, vừa hay gặp mấy người thợ săn đang ngồi cạnh giếng chia nhau một con hươu mới săn được, tiếng người nói, tiếng chó sủa ầm ĩ váng cả một góc. Gâu Gâu tiến về phía những người thợ săn, bước đi nặng nề, như đang nhấc từng bước trong đống bùn, đi một cách khó khăn, có thể thấy trong lòng nó đã đề phòng, e rằng sẽ lại bị tấn công, nó rụt rè, chậm rãi đến trước mắt đám thợ săn, khẽ sủa lên một tiếng như đang thở dài, tiếng “gâu” nghe thật thê lương, lộ ra vẻ đau khổ tột cùng.
Một người đàn ông trung niên tên là Nham Tùng ngẩng đầu nhìn Gâu Gâu, bức mình vung tay xua đuổi: “Cút, cút ra chỗ khác, cái con chó rừng đội lốt chó này, cứ nhìn thấy mày là tao khó chịu!”
Gâu Gâu lại quay lưng về phía đám thợ săn, giơ cái đuôi đã bị cắt cụt ra. Lần này, nó không còn kiêu hãnh và tự tin nữa, cứ rụt rè như kẻ có tội; tiếng kêu của nó không còn lanh lảnh, mà khàn khàn như bị sốt; mắt nó long lanh ngấn nước, vừa giơ mông lên vừa gục xuống dưới chân, nhìn ra phía sau, trong mắt đầy vể khẩn cầu sự thương xót.
Nó cầu xin những người thợ săn kia có thể nể tình nó đã tự cắt đuôi mà tha thứ cho xuất thân của nó, có thể bố thí cho nó một chút tình thân.
Tim tôi đau nhói như bị kim châm.
Đám thợ săn đều ngẩng đầu nhìn Gâu Gâu để xem chuyện lạ. Trên mặt Nham Tùng lộ ra một nụ cười bí hiểm, hắn nhổ toẹt vào Gâu Gâu, quát: “Con chó rừng khốn kiếp, mày tưởng mất cái đuôi rồi thì mọi người sẽ không nhận ra mày là cái giống gì nữa hay sao, đúng là đồ ngu! Đừng nói là mày chỉ cắt cái đuôi đi, cho dù mày có lột da chăng nữa, thì vẫn cứ là một con chó rừng đáng ghét!”
Nham Tùng vừa quát mắt vừa nhặt một cục đất lên ném về phía Gâu Gâu, trúng ngay vào chỗ cái đuôi cụt của nó. Công bằng mà nói, cái ném này không gây thương tổn gì trên người Gâu Gâu, cục đất rất mềm, thậm chí còn chẳng trầy da. Nhưng Gâu Gâu bị giật điện, hai mắt đờ đẫn, toàn thân run rẩy, nằm phục xuống đất, mãi mà không động đậy gì.
Bỗng nhiên, nó ngẩng đầu lên, hướng về những đám mây trắng đang trôi trên nền trời xanh mà hú dài một tiếng, nghe như tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh, khiến người ta phải dựng tóc gáy. Tôi nuôi nó đã được gần một năm nay, lần đầu tiên mới nghe thấy nó phát ra tiếng kêu ảo não như thế. Đó là tiếng hú của một con chó rừng đích thực. Tôi muốn ôm nó về nhà, nhưng nó vùng vẫy giằng ra khỏi vòng tay tôi, chạy như điên ra khỏi trại, mất hút trong cánh rừng xanh.
Tôi tìm mất mấy ngày, vẫn không thấy Gâu Gâu đâu cả.
Hai tháng sau, làng Man Quảng Lộng xảy ra nạn chó rừng, một đàn chó rừng hung dữ tấn công bò dê chăn thả trên núi, còn cắn chết mấy con chó chăn dê. Có một lần, đàn chó rừng to gan này còn xông vào giữa trại ban ngày, quét sạch đàn gà hai mươi mấy còn của nhà Nham Tùng. Thợ săn trong trại đã tổ chức mấy đợt phục kích, giăng lưới và lên núi đi săn, nhưng đàn chó rừng rất tinh khôn, luôn luôn trốn thoát khỏi sự truy đuổi của họ.
Điều kì lạ nhất là, trong trại hầu như gia cầm, gia súc của nhà nào cũng đều bị đàn chó rừng tấn công, chỉ có mỗi hai con lợn và đàn gà nhà tôi, cả ngày đều thả rông ở ngoài mà chẳng hề hấn gì; nhà tôi chỉ là căn nhà dột nát lung tung, nhưng cũng chưa từng bị chó rừng phá hoại.
Một hôm, trưởng thôn đã trực tiếp đối mặt với đàn chó rừng ấy trong khe núi phía sau trại, ông nhìn thấy rất rõ ràng, con chó đầu đàn không có đuôi.
Tin tức truyền ra, nhà nào nhà nấy trong trại liền mời tôi đến ăn cơm, cố ép tôi ăn thật nhiều canh gà, rồi dùng nước tiểu của tôi tưới lên hàng rào quanh nhà mình. Suốt nửa tháng trời, nước tiểu của tôi rất đắt hàng, tôi cũng thành cái máy đi tiểu, đến khắp nơi phân phát mùi nước tiểu.
Kể cũng lạ, từ đó về sau, đàn chó sói rừng ấy không còn đến gây rắc rối cho trại Man Quảng Lộng nữa.
Truyện: Huyền Thiên Hồn Tôn
– Ha ha, để cho người ngoài ra mặt giùm, Diệp gia các ngươi chỉ có chút tiền độ ấy thôi, bọn quê mùa quả nhiên chính là quê mùa, không lên nổi mặt bàn.
Vương Quân khinh thường cười lạnh.
– Đây là vãn yến của thành chủ đại nhân đúng không? Sao ta lại nghe thấy chó điên sủa bậy trong này thế này?
Diệp Huyền gắp một con tôm, bỏ vào trong miệng từ từ nhấm nháp, ngữ khí nhẹ tênh.
– Ngươi nói cái gì?
Vương Quân chỉ tay về phía Diệp Huyền, tức giận quát:
– Đám mọi rợ quê mùa, quả nhiên thô bỉ…
Lúc gã đang nói chuyện thì chỉ thấy Diệp Huyền lấy một viên thịt ở trên bàn, vẫy nhẹ cái nĩa trong tay quăng viên thịt ra, viên thịt vèo một cái phá không mà đi, giống như có mắt vậy, bay tọt vào trong miệng Vương Quân đang há ra mắng chửi.
Vương Quân đang mắng hăng say, sau đó nhìn thấy một bóng đen nho nhỏ bay tới, lập tức hoảng sợ, vội vàng lùi lại muốn tránh đi.
– Ực!
Chợt thấy bóng đen này đột nhiên tăng tốc, vèo một tiếng bay tuột vào trong cổ họng của gã.
– Không xong… là thuốc độc, ngươi dám mưu hại ta….
Vương Quân sợ tới mức hồn phi phách tán, hai tay bưng lấy cổ họng, không ngừng lùi lại sau, hai mắt trừng lớn, mặt mũi đỏ bừng lên, không ngừng nôn khan.
Phụt!
Viên thịt rốt cuộc cũng bị đẩy ra rơi xuống đất.
Diệp Huyền thản nhiên nhấp một ngụm rượu ngon, lạnh giọng nói:
– Ha ha, hoá ra là chó điên tới xin ăn, sao hả, lẽ nào thịt viên không ngon? Hay là muốn để dành mang về cho chủ của ngươi ăn? Quả nhiên là chó ngoan.
– Ngươi muốn chết!
Vương Quân tức giận tới mức cả người đều run lên, siết chặt nắm đấm kêu răng rắc, khí tức võ sư nhị giai trên người gã nháy mắt dâng lên, giống như sóng biển cuồn cuộn, áp xuống người Diệp Huyền.
Gã đã chuẩn bị tốt để ra tay rồi, nhất định phải đánh gãy hai chân Diệp Huyền, khiến cho Diệp Huyền quỳ xuống xin lỗi gã.
Diệp Huyền bưng ly rượu, bị khí thế của Vương Quân áp xuống nhưng không hề hấn gì, hắn nhướng mắt một cái, khinh thường cười lạnh:
– Ái chà, chó điên tức giận rồi, đúng là có chút máu điên đó. Bất quá nơi này là yến hội của phủ thành chủ, không phải là ta xem thường ngươi, có gan thì ngươi thử động thủ với ta xem.
Trong đầu Vương Quân chỉ còn mỗi cơn giận ngút trời, mắt đỏ bừng, tay phải hung hăng đánh tới.
– Quân nhi, dừng tay!
Gia chủ Vương gia nhìn từ đầu chí cuối đột nhiên mở miệng quát lạnh một tiếng, gọi Vương Quân lại.
– Gia chủ, để ta dạy cho tên tiểu tử ngông cuồng này một bài học.
Vương Quân tức giận hét lên.
– Đồ vô dụng, cút đi cho ta.
Vương Hải quát lạnh một tiếng, uy áp khủng bố đột nhiên phóng thích qua, ngăn cản hành động của Vương Quân, đồng thời ra hiệu cho Vương Thông đang ngồi bên cạnh.
Vương Thông khẽ gật đầu, ra khỏi đại sảnh yến hội, một lát sau lại lặng lẽ trở về chỗ ngồi của mình.
Một trung niên nam tử mặc đồ quản sự của phủ thành chủ đi vào bên trong yến hội sảnh, trực tiếp đi tới trước mặt mấy người Diệp Huyền.
– Thật xin lỗi, đây là chỗ ngồi của gia tộc khác, chỗ ngồi của các ngươi là ở bên kia.
Trung niên nam tử nhìn thoáng qua một cái, sau đó lạnh lùng mở miệng, lời gã nói giống hệt như lời Vương Quân đã nói, chỗ gã chỉ vào cũng là nơi mà ban nãy Vương Quân đã chỉ vào.
Mấy người Diệp Triển Hùng lập tức biến sắc.
Người này rõ ràng là người của phủ thành chủ, nhưng lại cùng một giuộc với Vương gia.
Người của gia tộc khác cũng hơi kinh ngạc nhìn về phía Vương gia và trung niên nam tử kia, trung niên nam tử kia tất cả mọi người đều biết, là một trong những quản sự phụ trách yến hội của phủ thành chủ, tên là Mạnh Sơn.
Không ngờ Vương gia này lại có thể chỉ huy được Mạnh Sơn để chèn ép Diệp gia, xem ra xúc tua của Vương gia đúng là trải rộng khắp Lam Nguyệt thành, ngay cả phủ thành chủ cũng có thể với tới, không hổ là một trong tam đại gia tộc.
Nếu vậy thì Diệp gia gặp xui xẻo rồi.
Trong lòng mọi người nghĩ vậy nên đều đợi xem tiếp trò hay này sẽ đi tới đâu.
Chỉ thấy Diệp Huyền còn không thèm ngước mắt lên nhìn:
– Ngươi lại là cái thá gì?
– To gan!
Sắc mặt của Mạnh Sơn đột nhiên trầm xuống.
– Đám quê mùa ở đâu tới đây, ta chính là quản sự Mạnh Sơn ở phủ thành chủ này, nơi này là sảnh yến hội của phủ thành chủ, không cho phép các ngươi làm bậy ở đây.
– Làm bậy, người làm bậy phải là ngươi mới đúng, vừa tới đã uy phong lẫm lẫm như vậy, uy phong thật đấy.
Ánh mắt của Mạnh Sơn trở nên lạnh lẽo, tức giận vô cùng, cuối cùng hít sâu vào một hơi, lạnh lùng nói:
– Miệng lưỡi lươn lẹo, mặc kệ các ngươi nói gì, nơi này là chỗ ngồi của gia tộc khác, nơi của các ngươi ở bên kia, xin các ngươi đi qua.
Diệp Huyền rốt cuộc ngẩng đầu lên, lạnh giọng nói:
– Ngươi chắc không!
– Ta chính là phủ chủ quản sự an bài vị trí của yến hội hôm nay, sao lại không chắc, ngươi còn muốn hỏi?
Mạnh sơn cười lạnh.
– Người trẻ tuổi, đừng tưởng rằng nổi bật một chút thì rất giỏi, ở Lam Nguyệt thành này các ngươi chẳng là gì hết.
– Các hạ đừng có khinh người quá đáng.
Diệp Triển Hùng rốt cuộc lạnh lùng mở miệng, ánh mắt sắc bén như dao:
– Lần đầu tiên ta nghe nói vãn yến còn có chuyện xếp chỗ ngồi thế này.
Chỗ ngồi trong sảnh yến hội quả thực có vài quy tắc ngầm, Diệp gia là một gia tộc mới, đúng là không thể ngồi trong ghế chủ thính được, nhưng cũng không tới mức phải ngồi vào trong góc xó như tuỳ tùng được.
– Hừ, ngươi chưa nghe qua cũng không sao, hôm nay xem như nghe rồi.
Diệp Huyền nhìn Mạnh Sơn một cái, cười lạnh:
– Không biết nên nói ngươi ngu dốt hay là thông minh nữa, thân là chủ quản sự của phủ thành chủ, lại cam lòng làm một con chó cho Vương gia, thật đúng là khiến ta mở rộng tầm mắt.
– Ngươi…
Mạnh Sơn biến sắc.
– Có một vài gia tộc đúng là uy phong lẫm lẫm, ngay cả chủ quản sự của phủ thành chủ cũng có thể tuỳ ý chỉ huy, ha ha, hoá ra Lam Nguyệt thành này là thiên hạ của họ Vương, Diệp Huyền ta hôm nay xem như rốt cuộc cũng biết rồi.
Lắc đầu, Diệp Huyền thản nhiên nói:
– Phụ thân, loại yến hội thế này không tham gia cũng được.
– Một gia tộc nho nhỏ mà thôi, ngươi cho rằng phủ thành chủ chúng ta cần ngươi tới sao?
Mạnh Sơn không khỏi cười nhạo một tiếng.
– Mạnh Sơn đại nhân, hoá ra tố chất của quản sự phủ thành chủ các ngươi chính là như vậy sao, Lâm mỗ ta hôm nay xem như được mở rộng tầm mắt rồi.
Đột nhiên một đạo thanh âm truyền tới từ bên ngoài đại sảnh, mọi người quay đầu nhìn lại, chỉ thấy hai người cùng nhau sãi bước đi vào.
Cập nhật thông tin chi tiết về Truyện: Chó Ngao Độ Hồn trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!