Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Của Bệnh Dại Và Cách Xử Lý Khi Bị Chó Dại Cắn. được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh dại lây truyền qua các vết cắn, vết liếm từ động vật mắc bệnh dại. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Vậy những biểu hiện của bệnh dại và cách xử lý khi bị chó dại cắn như thế nào?Những điều cần biết về bệnh dại
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên bộ môn truyền nhiễm Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn.
Hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh dại là bệnh như thế nào ạ!Trả lời: Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ. Bệnh lây truyền từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại.
Bệnh dại có 2 thể lâm sàng: Là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt), trong đó thể điên cuồng là phổ biến nhất.Thời gian phát bệnh kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.
Hỏi: Vậy bệnh dại lây truyền cụ thể qua những con đường nào ạ?Trả lời: Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loài động vật bị dại sang người qua vết cắn, vết cào trên cơ thể con người. Hoặc bị động vật dại liếm vào vết thương, những chỗ da bị trầy xước, niêm mạc miệng, mũi của người.
Thường gặp nhất là bệnh dại do chó cắn, mặc dù vậy bệnh vẫn lưu hành trong các loài động vật có vú: Mèo, trâu, bò, ngựa, dơi…
Một số trường hợp đặc biệt:
Những người giết mổ chuyên nghiệp có thể bị nhiễm bệnh khi giết động vật bị dại và xử lý phần não, các bộ phận bị nhiễm virus khác. Dù vậy, chưa có trường hợp nào lây bệnh trên người do ăn thịt đã nấu chín.
Việc lây truyền bệnh dại từ người sang người thông qua việc cấy ghép giác mạc hoặc các nội tạng khác là tương đối hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra
Bệnh nhân mắc bệnh dại rất hiếm khi cắn người khác, tuy nhiên những người chăm sóc bênh nhân cũng nên thận trọng và cảnh giác khi chăm sóc bệnh nhân bị dại, đặc biệt tránh tiếp xúc với nước bọt của bệnh nhân bị dại.
Triệu chứng của bệnh dại là gì?
Hỏi: Thưa bác sĩ, các triệu chứng của bệnh là gì ạ?Theo Bác sĩ Chu Hòa Sơn – Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Bệnh nhân và động vật sau khi bị nhiễm virus dại sẽ có thời gian ủ bệnh kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Trong thời gian này hầu như không có biểu hiện gì. Giai đoạn phát bệnh ( lên cơn dại) kéo dài từ 2 – 6 ngày với những triệu chứng lâm sàng rầm rộ:
1. Ở người:Đau hoặc ngứa ở vết cắn
Sốt, mệt mỏi, đau đầu.
Sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, sợ chết.
Tức giận, bứt rứt, tăng động hoặc trầm cảm.
Bệnh nhân có thể gầm gừ, cào cấu, sủa.
Ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng. Bệnh nhân tử vong do co giật, co thắt cơ hô hấp trong cơn dại.
2. Ở chó dại:Các biểu hiện ở chó dại là những sự thay đổi trong hành vi thông thường của nó, chẳng hạn như:
Cắn khi không bị trêu chọc
Ăn những thứ khác thường như gậy, móng tay …
Chạy mà không có lý do rõ ràng
Thay đổi trong tiếng sủa: Sủa khàn và gầm gừ hoặc sủa không ra tiếng
Tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép – nhưng không sợ nước.
Chết.
Hướng dẫn cách sơ cứu khi gặp người bị chó dại cắn
Hỏi: Vậy có thể điều trị khỏi bệnh dại hay không?Trả lời:
Bệnh dại do virus dại cổ điển gần như gây tử vong 100% trên người. Không có biện pháp điều trị đặc biệt nào một khi đã phát bệnh. Hầu như không thể làm được gì ngoài việc giữ cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái, giảm đau đớn và lo lắng bồn chồn.
Giữ bệnh nhân trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu và tránh các tác nhân kích thích như: Tiếng ồn lớn, không khí lạnh…
Uống thuốc an thần hoặc tiêm morphine vào tĩnh mạch nếu cần thiết sẽ giúp kiểm soát được các cơn co thắt cơ và hiện tượng dễ bị kích thích.
Truyền dịch tĩnh mạch nuôi dưỡng vì bệnh nhân thường không ăn được qua đường miệng.
Người chăm sóc bệnh nhân cần sử dụng thiết bị phòng hộ cá nhân để tránh xa vết cắn hoặc nước bọt nhiễm bệnh từ màng nhầy và vết thương.
Hỏi: Vậy thưa bác sĩ, khi bị chó dại cắn cần xử trí như thế nào ạ?Trả lời
Nếu một người bị động vật bị dại hoặc nghi ngờ bị dại cắn thì cần thực hiện như sau:
Vết thương cần được rửa kỹ với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút.
Sát khuẩn với cồn iod, không khâu, không băng kín, gây tê quanh vết cắn.
Nhốt và theo dõi con vật cắn
Tiêm vắc-xin dự phòng dại, huyết thanh kháng dại.
Triệu Chứng Bệnh Dại Khi Bị Chó Cắn
Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngày nạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.
Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:
Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.
Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Cách phòng chống chó cắn và bệnh dại
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với chó mèo, nhất là vào mùa nắng nóng
-Nhà có trẻ em nên hạn chế nuôi chó.
-Tuân thủ lịch tiêm phòng dại cho chó mèo đầy đủ.
-Khi nuôi chó cần dùng xích hoặc chuồng để nhốt lại, hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo nhất là vào mùa nắng nóng.
-Chó đi dạo hoặc ra đường cần đeo rọ mõm.
-Không dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn.
-Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ khi bị chó dại cắn.
-Khi bé bị chó cắn, phải xử lý như theo các bước ở trên, tuyệt đối không vì tức giận quá mà đánh chết chó.
Triệu Chứng Bệnh Dại Ở Người Và Cách Sơ Cứu Khi Bị Chó Cắn
Làm sạch vết thương do chó cắn: Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.
Dùng thuốc sát trùng: Bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Nâng cao vùng bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn cần giơ cao vùng bị thương lên. Việc này rất quan trọng vì khi bị chó cắn bạn có thể bị chảy máu nhiều và cách làm này sẽ giúp cầm máu.
Cầm máu: Nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 -15 phút sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong vòng 7 phút nếu máu vẫn tiếp tục ra nhiều đặt thêm vài miếng gạc lên nữa lên trên. Chú ý không gỡ miếng gạc trước đó vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Và chờ cho đến khi máu ngừng chảy thì băng lại vết thương.
Trong trường hợp nếu vết thương sâu và bị ra nhiều máu, máu phun thành tia bạn dùng dây thun để garô xung quanh vết thương và chi. Sau đó nhanh chóng đưa người bị chó cắn đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời tránh mất quá nhiều máu.
Tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại
Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Không tiêm ngay mà cần theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:
Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vacxin phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.
Người bệnh có thể đến viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng, đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để tiêm phòng dại. Tuy nhiên, riêng huyết thanh kháng dại chỉ viện Pasteur và bệnh viện Nhiệt đới mới có.
Triệu chứng bệnh dại do chó cắn
Trước khi phát bệnh 2-4 ngày: Trước khi phát bệnh khoảng 2-4 ngàynạn nhân thường có biểu hiện như: đau đầu, bồn chồn, khó chịu, chán nản, sợ sệt vô cớ. Một số khác bị sốt, cảm, sưng đau tại vị trí bị cắn và lan dọc theo dây thần kịch của hệ bạch huyết.
Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:
Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại ( co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
Thể liệt: Ở dạng này người bệnh không bị kích thích quá độ thường chỉ bị co thắt và liệt.
Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Theo Infonet
Những Triệu Chứng Của Bệnh Dại
Hỏi Bác Sĩ – Dại là virus ái thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp lên não, một khi các triệu chứng xuất hiện gần như luôn gây tử vong nên phòng ngừa và tiêm chủng của các bệnh nhân tiếp xúc với động vật bị nghi ngờ mắc bệnh dại là rất quan trọng.
Chân tay run, rát họng có phải bị bệnh dại?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ!
Cách đây khoảng 3 tháng em bị chó cắn ở gót chân làm chảy máu. Em chưa đi tiêm vắc-xin dại nhưng theo dõi con chó hiện tại vẫn sống khỏe bình thường. Mấy hôm qua em thấy cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, nhiều khi co giật các cơ dưới da. Vết cắn thì không đau nhưng cảm giác vết cắn mát mát và chân tay hơi run. Em thì không sợ nước, chỉ hơi rát họng thôi. Biểu hiện như vậy có phải bệnh dại không?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Chúc em mạnh khỏe!
Bệnh dại ở mèo biểu hiện thế nào?
Câu hỏi bởi: hằng nguyễn
Chào bác sĩ!
Mèo nhà em chưa được tiêm phòng dại, trước đây cũng không hề triệu chứng biểu hiện bệnh gì cả. Sáng nay nhà em nghe mèo giãy dụa và tiếng kêu không bình thường nên ra xem thì thấy mèo nhà cứ nằm một chỗ kêu suốt, cả ban chân của mèo không thể đứng lên được dù vẫn còn cử động. Nhà em đã đem ra bác sĩ thú y nhưng không biết biểu hiện bệnh gì cả, đem về nhà thì thấy mèo nhà cứ lên cơn co giật suốt. Mèo không thể đứng lên nhưng cứ giãy dụa và gồng cứng cả người, lăn lộn mặc dù đầu đập xuống gạch rất mạnh. Trong lúc ôm giữ mèo em đã bị nó cào chảy máu, lúc đầu nhà em cứ nghĩ mèo ăn trúng bã chó nên mới bị như vậy nhưng giờ em đang rất hoang mang không biết mèo nhà em có bị bệnh dại không nữa. Mèo nhà em không bị chảy nước dãi. Xin bác sĩ giải đáp giúp em, em nên làm gì bây giờ?
Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Mèo cũng có thể bị dại tuy nhiên ít gặp hơn ở chó. Mèo triệu chứng dại cũng tương tự như chó; con vật có thể hung dữ, cắn xé đồ vật hoặc trốn vào góc tối, thay đổi thói quen và nếp sinh hoạt… Mèo bị dại cuối cùng dẫn đến liệt, nên mất khả năng vận động, hàm dưới trễ ra không ngậm được miệng, nước dãi chảy ra do mèo không còn nuốt được và sau đó con vật sẽ tử vong.
Triệu chứng không phù hợp với bệnh dại là không có mèo bị chảy nước dãi, có thể mèo chưa có triệu chứng liệt hàm và còn phản xạ nuốt, cần theo dõi thêm. Em đã đưa mèo đến bác sĩ thú ý thì cần nhờ bác sĩ theo dõi con vật đó. Với các biểu hiện em mô tả thì không loại trừ được con vật có nguy cơ bị dại, chúng tôi không thấy chuyên môn về lĩnh vực thú ý nên không thể khẳng định chắc chắn những lí do gây nên tình trạng bệnh của con vật.
Người ta khuyến cáo rằng với vết thương do vết cào của động vật nghi dại (chó, mèo) nên được tiêm phòng vắc-xin phòng dại vì chó/mèo có thể liếm chân và có thể có vi-rút dại tồn tại trong nước bọt và bám vào móng vuốt của động vật. Do tính chất nguy hiểm của bệnh dại, khuyên em đến cơ sở Y tế dự phòng để được giải đáp thêm và tiêm phòng vắc-xin phòng dại.
Chúc em và gia đình mạnh khỏe!
Đau nhói sau khi tiêm ngừa vì bị chó cắn có phải dấu hiệu bệnh dại không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Chào bác sĩ.
Em bị răng chó làm xước ở bắp chân và đã tiêm ngừa ngay sau đó, trong khi tiêm đến mũi thứ hai em đổi tay tiêm (từ phải sang trái rồi tiêm lại ở tay phải cho đến mũi thứ năm), nay vết thương của em lâu lâu lại nhói lên, em hơi lo em muốn hỏi lại bác sĩ là biểu hiện đó có là bệnh dại không ạ? Con chó cắn em còn sống đến giờ.
Cám ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Nếu em đã hoàn thành tiêm phòng dại đủ 5 mũi, hiện tại con chó cắn em vẫn còn sống, có nghĩa là em bị chó cắn ít nhất cũng đã 28 ngày. Trường hợp này thì đau nhói vết cắn không phải là biểu hiện của bệnh dại. Em cũng không có nguy cơ lây nhiễm với bệnh dại nữa. Khuyên em yên tâm, không nên lo lắng.
Chúc em khỏe.
Đã tiêm phòng đủ vắc xin bệnh dại, cổ họng vẫn khó chịu , có đờm, có phải biểu hiện dại không?
Câu hỏi bởi: Giấu tên
Thưa bác sĩ.
Em bị chó cắn hôm 27/7 đến 25/8 thì em tiêm xong mũi cuối, nhưng bây giờ em cảm thấy khó chịu trong cổ họng và có đờm (cổ họng hơi rát). Bác sĩ cho em hỏi biểu hiện này có phải của bệnh dại hay không ạ?
Cảm ơn bác sĩ.
Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường
Triệu chứng của em phần lớn là biểu hiện của viêm mũi họng. Triệu chứng đó không phải là biểu hiện của bệnh dại. Em đã đi tiêm phòng sớm sau khi bị chó cắn, em có thể yên tâm.
Chúc em mạnh khỏe.
Triệu Chứng Của Bệnh Dại Và Cách Sơ Cứu Để Thoát Hiểm Khỏi Tình Trạng Nguy Hiểm Khi Bị Chó (Dại) Cắn
Làm sạch vết thương do chó cắn: Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng chứ đừng chà xát mạnh.
Dùng thuốc sát trùng: Bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già. Những thuốc này sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết cắn. Hãy thổi nhẹ vào vết thương khi bôi thuốc vì nó sẽ rất xót.
Sau khi vết thương được sơ cứu:Cần tiêm ngay vacxin phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:
Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vacxin phòng dại kịp thời.
Khi trẻ bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Nếu đưa nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được bác sĩ chỉ định.
Những bệnh viện có vacxin phòng bệnh dại là viện Pasteur, bệnh viện Nhiệt đới, bệnh viện Nhi đồng, trung tâm y tế dự phòng, đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện.
Huyết thanh kháng dại thì lại hơi hiếm, chỉ có ở viện Pasteur và bệnh viện Nhiệt đới.
Khi phát bệnh dại: Nạn nhân bị sốt cao lên đến 40,6 độ C, cơ thể mệt mỏi, khản tiếng, ho với ba mức độ nặng nhẹ khác như sau:
Thể co thắt: Thể này chiếm phần đa, nạn nhân sẽ có biểu hiện sợ nước, sợ ánh sáng và gió. Vì đây là những tác nhân chính gây ra cơn dại (co cứng, co thắt, co giật và run) và khiến các cơn co giật ngày càng nặng hơn. Bên cạnh đó, các cơn co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở, dễ bị ngạt. Nạn nhân sẽ bị tăng kích thích thần kinh, dẫn bị mất ý thức, ngất xỉu và hôn mê có thể tử vong trong vòng từ 2-6 ngày.
Thể cuồng: Ở thể này nạn nhân bị tăng kích thích thần kinh dẫn đến thái độ hung dữ, thời gian phát bệnh dại và tử vong nhanh.
Đặc Điểm Và Triệu Chứng Của Bệnh Dại
Đặc điểm của bệnh Dại
Bệnh Dại là bệnh của động vật, có thể là động vật hoang dại (thường là động vật ăn thịt: cáo, chó sói, chó rừng, dơi hút máu, dơi ăn côn trùng) hoặc động vật nuôi như chó, mèo, trâu, bò.
Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Ở một số súc vật ăn thịt trong nước bọt của chúng có nhiều enzym hyaluronidaze là yếu tố có thể giúp cho virus dại lan toả nhanh hơn tới hệ thần kinh.
Là virus ái thần kinh. Dau khi xâm nhập nó tồn tại nhân lên tại vết thương từ vài giờ tới vài tuần. Sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên. Cuối cùng chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương.
Vì thế virus dại chỉ tiếp xúc thoáng qua với hệ miễn dịch mặc dù gần đây có công trình cho rằng sự âm hoá virus dại khỏi hệ thần kinh qua kháng thể trung gian là có thể xảy ra. Khi đã có mặt ở trong nơron của hệ thần kinh ngoại biên, virus được vận chuyển trong acxon bằng dòng phản hồi của tế bào sợi acxon với tốc độ 0.3 mm/giờ tới hệ thần kinh trung ương, nơi nó tiếp tục được nhân lên. Phần cuống não bị nhiễm trước tiên, sau đó tới vùng dưới đồi và cuối cùng đến phần vỏ não bị tổn thương.
Tuy nhiên vào giai đoạn nhiễm cuối thì toàn bộ hệ thần kinh trung ương cũng như một số mô ngoài như tuyến nước bọt cũng bị nhiễm virus, nhưng cơ chế nhân lên cũng bắt đầu vào thời điểm nào thì chưa rõ. Khi xâm nhập và nhân lên trong tế bào thần kinh, virus dại gây tổn thương não tủy ở các mức độ nặng nhẹ mà biểu hiện lâm sàng sẽ khác nhau.
Một số đặc điểm thường gặp của bệnhLúc đầu người bệnh có cảm giác đau đầu, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ, sợ hãi, sốt, khó chịu và những thay đổi cảm giác dị thường tại vết thương nơi bị súc vật cắn. Bệnh tiến triển đến liệt hoặc bị liệt. Các cơ nuốt của thực quản bị co thắt khi thử nước, nên người bệnh sợ nước, người bệnh mê sảng và co giật. Bệnh thường kéo dài từ 2 – 6 ngày rồi chết do liệt cơ hô hấp.
Chẩn đoán xác định bệnh bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang đặc hiệu của tổ chức não hoặc phân lập virus trên chuột nhắt trắng, trên hệ thống tổ chức tế bào nuôi cấy.
Triệu chứng của bệnh DạiBệnh dại do virus thuộc họ Rhabdo viridae, giống Lyssavirus gây nên.
Thời kỳ này tương ứng với sự di chuyển và nhân lên của virus. Thời gian ủ bệnh dại dài hay ngắn tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí vết cắn đến thần kinh trung ương xa hay gần , vết cắn càng gần thần kinh trung ương thi thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thời gian ủ bệnh trung bình là 30 – 90 ngày (80% trường hợp), có những trường hợp nhanh dưới 20 ngày (5 – 10% trường hợp) hoặc chậm hơn 3 tháng (7 -20% trường hợp). Thậm chí kéo dài hơn cả năm (1,8% trường hợp). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất được tìm thấy khi vết cắn ở đầu, mặt, tay và đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng của bệnh dại thời gian này không rõ ràng hoặc gần như không tìm được
Từ 2 – 4 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời người bệnh còn có các triêu chứng: bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.
Có 3 thể lâm sàng
Đây là thể thường gặp nhất. Triệu chứng của bệnh Dại thể co thắt gồm: co cứng, co thắt, co giật, run các cơ kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản khiến bệnh nhân khó thở là biểu hiện tổn thương hành tủy và là triệu chứng đặc trưng của bệnh. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là nhân lên cơn dại:
Sợ nước: bệnh nhân thường rất khát nhưng khi uống nước họ bị co thắt lồng ngực, bị run câm cập. Trạng thái này qua mau nhưng để lại ân tượng kéo dài cho bệnh nhân, vì vậy họ không muốn uống nước mặc dù rất khát. Từ đó dẫn đến chỉ cần nhìn thấy 1 ly nước hoặc nghe tiếng nước chảy cũng sợ.
Sợ ánh sáng: được mô tả tương tự như biểu hiện sợ nước.
Tính cách bệnh nhân không bình thường. Bệnh nhân bị phấn khích quá độ khi bị kích thích. Không phát hiện thấy dấu hiệu mất tri thức.
Những cơn co thắt đầu tiên còn xa nhau, càng ngày càng dày hơn và người bệnh thường tử vong sau 3 – 4 ngày do ngất hoặc ngạt trong một cơn co thắt sợ nước hoặc sau một cơn hôn mê.
Thể này hiếm hơn, kém điển hình hơn, không có dấu hiệu phấn khích quá độ. Bệnh xuất hiện rất nhanh sau giai đoạn co thắt, run. Liệt có thể tiên phát và bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới rồi lan lên trên (hội chứng Landry) hoặc xuống dưới. Người bệnh thường bị tử vong do ngạt nước hoặc ngất vào ngày thứ 4. Diễn tiến bệnh thường không quá 4 -10 ngày.
Thể liệt
Bệnh nhân bị kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo.Vì vậy bệnh nhân thường có những hành vi không bình thường như chống lại y, bác sĩ và những người quanh mình. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.
Thể cuồng
Phương thức và thời gian lây truyền bệnh DạiNước dãi mang virus bệnh Dại của động vật truyền vào người qua vết thương hở
Nước dãi mang virus của súc vật bị dại được truyền sang súc vật hoặc người cảm nhiễm qua vết cắn, có thể qua vết cào, vết rách, xước trên da hoặc rất hiếm có thể qua niêm mạc còn nguyên vẹn.
Lây truyền từ người sang người có thể xảy ra từ nước dãi của người bị bệnh có virus dại. Nhưng cần lưu ý rằng sau khi bị chó dại cắn, nếu người bị cắn chưa lên cơn dại (nghĩa là người đó đang ở thời kỳ ủ bệnh) thì không có khả năng làm lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên việc lây truyền bệnh từ người sang người mới chỉ có tài liệu công bố và nguyên nhân của trường hợp này là do cấy ghép giác mạc lấy từ người bị chết vì dại mà không được chẩn đoán.
Thời gian lây truyền bệnh ở chó hay các súc vật khác là 3 – 5 ngày trước khi có triệu chứng biểu hiện bệnh và trong suốt thời gian súc vật bị dại.
Xử trí sau khi bị súc vật cắnNgười bị chó, mèo cắn, kể cả khi con vật đã được tiêm phòng dại, cần xử lý ngay vết cắn bằng xà phòng hoặc chất sát trùng. Sau đó đến phòng tiêm vác xin dại tại viện Pasteur hoặc các trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và nhận điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vắc xin dại theo thường quy.
Chú ý theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 – 15 ngày. Mục đích để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 -7 ngày sau khi cắn. Những biểu hiện ở súc vật như thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc liệt và chết.
Tìm hiểu thêm về bệnh dại và cách phòng ngừa
Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Của Bệnh Dại Và Cách Xử Lý Khi Bị Chó Dại Cắn. trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!