Bạn đang xem bài viết Triệu Chứng Chó Bị Giun Và Cách Điều Trị Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bệnh giun sán là một trong những căn bệnh rất phổ biến ở cả người lẫn vật nuôi, căn bệnh này tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ làm cho cơ thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ở loài chó, giun sán thường sinh sống bên trong đường ruột nên rất khó để phát hiện để điều trị kịp thời, chúng ta chỉ có thể tìm thấy chúng bên trong phân của chó thông qua các xét nghiệm ( Khá khó để nhìn bằng mắt thường). Vậy làm thế nào để biết được chó có đang bị giun sán hay không, triệu chứng chó bị giun là như thế nào?
Triệu chứng chó bị giun và cách điều trịCó khoảng 5 loại giun sán mà chó thường mắc phải, đó là giun chỉ và 4 loại giun khác sống trong đường ruột là giun móc, giun đũa, giun tóc và sán dây. Khi đi thăm khắm thì bác sỹ thú y sẽ biết cách nhận biết được loại giun nào phổ biến xung quanh khu vực bạn sinh sống cũng như phương pháp xét nghiệm, cách điều trị hiệu quả nhất. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn biết cách nhận biết được những triệu chứng ban đầu khi cho bị mắc giun sán và cách chữa trị phù hợp.
Các triệu chứng chó bị giun sán Những cách điều trị giun sán hiệu quả
Đối với giun móc và giun đụa thì các bạn cần phải xổ giun cho chúng và trong một khoảng thời gian nhất định của tiến trình trị, chú chó của bạn cần được đưa đi tái khám để phòng ngừa nguy cơ tái phát ( Lịch khám định kỳ sau điều trị là từ 3-6 tháng).
Có khá nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị giun móc và giun đũa, trong đó có cả những loại thuốc không cần phải kê đơn. Fenbendazole và Pyrantel Pamoate là hai loại thuốc không cần phải có sự cho phép từ bác sỹ thú y có khả năng điều trị tình trạng giun sán ở chó.
Trong trường hợp chó bị nhiễm giun đũa hay giun móc, chúng cần phải được dùng thuốc để ngăn ngừa sự xâm nhập của giun chỉ hàng tháng có chứa thành phần phòng chống giun móc và giun đũa ( Kiểm soát tái nhiễm).
Nếu chó bị nhiễm sán dây thì bạn hoàn toàn có thể dùng Epsiprantel và Praziquantel để điều trị.
Còn với giun tóc thì chúng có thể bị tiêu diệt bằng một số loại thuốc nhất định như Febantel hay Fenbendazole. Quá trình điều trị giun tóc thường kéo dài trong khoảng 5 ngày và điều trị lặp lại trong khoảng 3 tuần. Ngoài ra, chó cũng có thể uống thuốc phòng ngừa giun chỉ hàng tháng để ngăn ngừa sự xâm nhiễm của giun tóc.
Hướng dẫn cách ngăn ngừa nhiễm giun sán
Trên thị trường hiện nay có khả nhiều loại thuốc phòng tránh giun chỉ khác nhau, để có thể chọn mua được sản phẩm phù hợp thì bạn nên trao đổi với người có chuyên môn như bác sỹ thú y chẳng hạn.
Thông thường những loại thuốc ngừa giun chỉ có sẵn sẽ có dạng uống và thoa bên ngoài.
Có một số sản phẩm phòng ngừa giun chỉ có khả năng phòng chống cả bọ chét và ve chó. Tuy không hề có loại thuốc nào có thể phòng chống được toàn bộ các loại giun sán nhưng bác sỹ thú y sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp với điều kiện sức khỏe của chú chó nhà bạn.
Thuốc phòng ngừa giun sán cần được sử dụng hàng tháng, mặc dù trên thị trường vẫn có loại thuốc có hiệu quả kéo dai trong vòng 6 tháng. Tuy nhiên loại thuốc này chỉ có thể ngăn ngừa giun chỉ, còn với những loại giun sán khác thì hoàn toàn không có tác dụng gì.
Nếu các bạn đang sống ở những nơi không cần thiết phải phòng chống giun chỉ thì chỉ cần cho chó dùng một số loại thuốc điều trị giun sán đường ruột như Fenbendazole, Pamoate, Praziquantel và Pyrantel là được.
Theo dõi tình trạng sức khỏe của chó thương xuyên và liên hệ ngày khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Môi trường sống xung quanh cần được dọn dẹp thường xuyên hơn để loại bỏ đi những yếu tố thúc đẩy sự xâm nhập của giun, sán hay vi khuẩn.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị giun sán nào cũng phải xin ý kiến bác sỹ thú y dù là loại thuốc đó có cần kê đơn hay không.
Trung bình cứ 6-12 tháng thì bạn đưa chó đi xét nghiêm giun sán và sức khỏe toàn diện một lần, bao gồm cả những xét nghiệm phân và máu.
Cả giun sản đường ruột và giun chỉ đều có khả năng khiến chó tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nếu chú chó của bạn bị nhiễm giun móc nặng thì phải đưa chúng đến cơ sở thú y để truyền dịch vào tĩnh mạch, thậm chí là truyền máu nếu chúng mất máu quá nhiều.
Khi xử lý phân chó các bạn nhớ lưu ý cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với phân chó để hạn chế giun sán có thể lây sang người.
Giun móc có khả năng lây lan sang chó chưa sanh, nếu chú chó của bạn đang mang thai thì nhớ cảnh giác với bất kỳ dấu hiệu nhiễm giun sán nào.
—
Triệu Chứng Mèo Bị Nấm Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Mèo bị nấm toàn thân, ngứa ngáy, lông rụng từng mảng,…. bệnh phát triển nhanh chóng ảnh hưởng đến sức khỏe và sắc đẹp của vật nuôi. Phát hiện sớm các triệu chứng bệnh nấm ở mèo sẽ giúp người nuôi có phác đồ điều trị hiệu quả.
Bệnh nấm ở mèo là gì?
Bệnh nấm mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da. Nấm được tìm thấy trong đất và trong phân của động vật bị nhiễm bệnh. Mèo mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, có một số loại nấm chỉ tấn công mèo bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số loại nấm không gây ra hậu nghiêm trọng và dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số loại nấm có khả năng làm hỏng da và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó.
Hình ảnh mèo bị nấm
MÈO BỊ GHẺ BÔI THUỐC GÌ?
Triệu chứng mèo bị nấm
Bệnh nấm ở mèo có thể gây ra một loạt các triệu chứng thường gặp như:
Mèo ngứa, khó chịu và thường xuyên gãi vùng da bị nấm.
Da đỏ có vảy, mủ nhày.
Mèo bị nấm rụng lông
.
Bề mặt da có lớp dịch nhờn có mùi hôi.
Da dầy lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị tổn thương.
Hạch bạch huyết sưng.
Những dấu hiệu nhận biết bệnh nấm mèo
Một số loại nấm ở mèo
Mèo bị nấm có thể nhiễm một số loại nấm sau:
Malassezia pachydermatis.
Cutaneous sporotrichosis.
Disseminated sporotrichosis.
Rhinosporidiosis.
Phaeohyphomycosis.
Mycetomas.
Cryptococcosis.
Coccidioidomycosis.
Candidiasis.
Nguyên nhân mèo bị nấm
Do bọ chét cắn đốt gây ra vết thường trên da.
Ung thư tuyến tụy hoặc gan, cơ thể suy giảm miễn dịch.
Mèo không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên đúng cách. Đặc biệt ở những giống mèo lông dài. Sấy lông không khô hoàn toàn, độ ẩm trên da cao, lông bết lại tạo điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm nảy mầm nhất là trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta.
Tiếp xúc với mầm bệnh.
Nhiễm nấm qua các vết thường hở trên da.
Bọ chét đốt gây nấm mèo
Chẩn đoán bệnh nấm mèo
Việc chẩn đoán bệnh nấm mèo thông qua các triệu chứng đầu tiên của chúng. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra dáng đi, chức năng thần kinh, nhịp tim, hô hấp và nhiệt độ cơ thể của mèo. Trường hợp cần sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra.
Nếu mèo của bạn có vùng da bị tăng sinh, rụng lông bác sĩ có thể cạo da và kiểm tra nó bên dưới kính hiển vi để xác định có ghẻ hay không. Điều quan trọng là chẩn đoán chính xác loại nấm da vì một số loại nấm sẽ lây sang người.
Điều trị nấm cho mèo
Mèo bị nấm có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm cho mèo như: thuốc mỡ, thuốc kháng nấm đường uống. Trường hợp da có u nang, apse cần can thiêp phẫu thuật để cắt bỏ. Trong một số trường hợp, các u nang này tái phát lại và khó điều trị.
Những con mèo bị bệnh nặng cần được điều trị nội trú trong bệnh viện cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về cách tránh bị nhiễm bệnh trước khi bạn đưa mèo về nhà.
Sử dụng thuốc trị nấm cho mèo
Chăm sóc mèo bị nấm
Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm có trong da. Một số loại thuốc điều nấm phải mất vài tuần mới thấy sự cải thiện các triệu chứng.
Bạn có thể mang mèo về nhà tự điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ thú y, nhưng cần định kỳ thăm khám bác sĩ thú y hàng tuần để kiểm tra.
Nếu con mèo của bạn phải phẫu thuật để loại bỏ các u nang, ổ apse quá trình phục hồi của nó có thể mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc vết mổ, cách sử dụng thuốc và cách cho mèo uống thuốc, bôi thuốc. Mèo của bạn sẽ được chỉ định tháo chỉ khâu sau khoảng 7 – 10 ngày.
Trong một số ít trường hợp, bệnh nấm da ở mèo có thể bị nhiễm trùng thứ phát gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc không thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đề nghị quá trình điều trị tốt nhất trong những trường hợp này.
Chăm sóc theo sự chỉ định của bác sĩ
XEM THÊM: CÁCH CHỮA TRỊ MÈO BỊ TIÊU CHẢY
— Mèo bị nấm kiêng ăn gì?
Mèo bị nấm rụng lông cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau: cua, mực, cá, tôm, bơ, trứng, nấm hương, măng, những loại thức ăn giàu đạm,…. Cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho mèo hàng ngày để chúng có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.
— Mèo bị nấm có lây cho người không?
Nhiều loài nấm mèo có thể lây sang người, do đó trong quá trình điều trị cho thú cưng người nuôi không nên tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh.
— Làm gì khi mèo bị nấm?
Khi phát hiện bệnh nấm ở mèo cần phải đưa ngay đến bác sĩ thú y để được thăm khám và tư vấn thuốc trị nấm cho mèo tốt nhất.
– Bị nấm mèo ở người
– Trị nấm cho mèo bao lâu
– Mèo bị ghẻ
Nguyên Nhân Chó Bị Nhiễm Giun Tròn Và Cách Điều Trị Hiệu Quả
Những con chó dành nhiều thời gian chơi đùa trong nước bẩn mất vệ sinh có chứa ký sinh trùng có nguy cơ cao bị nhiễm giun.
Cách duy nhất để tránh lây nhiễm là để con chó tránh nguồn nước nhiễm hoặc có thể có kí sinh trùng giun tròn
Ngứa và kích ứng da
Tiêu chảy (có thể phân toàn là máu)
Nôn
Giảm cân
Thiếu máunhẹ
Tăng protein trong máu
Tăng canxi trong máu
Chẩn đoán chó bị nhiễm kí sinh trùng giun tròn
Một xét nghiệm máu sẽ được tiến hành cho thú cưng của bạn, nhưng cách chuẩn xác nhất để tìm ra ký sinh trùng là lấy một mẫu phân của con chó và kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm kí sinh trùng.
Con chó bị nôn mửa, đi ngoài
Mất nước nặng
Xét nghiệm máu không bình thường
Con chó của bạn có lẽ sẽ phải nhập viện nếu có những triệu chứng nặng về đường tiêu hóa như
Đặc biệt, thú cưng cần được tẩy giun và theo dõi tiến triển bệnh dưới sự giám sát của bác sĩ thú y
Sau khi thú cưng được tẩy giun, bác sĩ thú y sẽ lập kế hoạch theo dõi khám lại cho chúng và tiến hành xét nghiệm phân một đến hai tháng sau điều trị để đảm bảo rằng kí sinh trùng được diệt tận gốc
Giun tròn là một loài kí sinh trùng gây nguy hiểm cho động vật đặc biệt là chó, chúng có thể gây nên viêm ruột cấp tính cho động vật nặng hơn có thể gây tử vong do giun bít kín đường ruột gây tắc và xuất huyết. bởi vậy việc tẩy giun sán định kì cho thú cưng là thủ tục thú y bạn không nên bỏ qua giúp thú cưng phòng ngừa các bệnh do giun sán gây nên
Bệnh viện thú ý Số 1 Việt Nam về Uy tín, chuất lượng, cùng đội ngũ bác sỹ thú y giỏi, yêu nghề !
BỆNH VIỆN THÚ Y DREAMPETĐịa chỉ : Số 44 – Lô B1 – Nguyễn Cảnh Dị – KĐT Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội
0901.203.999 Đặt lịch khám
Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Chó Bị Gãy Móng Chân
Nguyên nhân và triệu chứng của móng chân gãy ở chó
Móng chân lôi thôi của chó có thể khiến nó gặp phiền phức khi chạy nhảy. Nếu nó vô tình bị vướng vào thảm, rễ cây mà vẫn cố lao về phía trước, móng chân sẽ dễ bị gãy.
Bạn có thể sẽ biết khi nào móng chân chó của bạn bị hỏng, vì loại chấn thương này khá đau đớn.
Con chó của bạn có thể kêu la, khập khiễng và liên tục liếm vào vết thương.
Nếu một phần của móng bị treo, con chó của bạn có thể nhai nó.
Bạn sẽ thấy chảy máu rộng. Các vết bẩn có thể trên thảm hoặc trên sàn gạch.
Phần thịt màu hồng thường được bao phủ bởi móng sẽ thường xuyên bị lộ và chảy máu.
Mẹo phục hồi: Cách giúp chó của bạn chữa lànhSơ cứu cún cưng nhanh nhất có thể. Việc điều trị bao gồm bốn bước riêng biệt: kiểm tra móng, loại bỏ bất kỳ phần nào bị hỏng của móng, cầm máu và khử trùng. Sau khi bạn đã thực hiện các bước này hoặc thậm chí trước đó, tùy từng trường hợp, tốt nhất bạn nên đưa đến gặp bác sỹ thú y nếu cảm thấy không tự tin. Vì móng chân bị thương rất đau, dính máu và dễ bị nhiễm trùng, bạn phải can thiệp và sơ cứu. Đây là những gì các bác sĩ thú y khuyên dùng.
Lưu ý quan trọng: Chó thường phản ứng với cơn đau. Ngay cả những con chó thanh thản và đáng yêu nhất cũng có thể phản ứng và có khả năng cắn chủ khi bị căng thẳng. Trước khi áp dụng mõm, hãy chắc chắn rằng con chó của bạn không bị suy hô hấp. Trong trường hợp thở nặng nhọc, giảm thông khí, thay đổi màu nướu, nôn mửa, không nên áp dụng mõm vì điều này có thể làm chú chó bị ngạt.
Nói chung, chó bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vòng 48 giờ. Phục hồi hoàn toàn mất một thời gian, vì móng cần mọc lại để hoàn toàn che phủ những điểm yếu dễ bị tổn thương. Nói chung, điều này mất 2 tuần.
Khi con chó của bạn hồi phục, cố gắng tránh đi trên đá, cát, tuyết hoặc bùn trong khoảng hai tuần.
Bởi vì chó có xu hướng liếm và nhai vùng này nhiều lần.
Các biện pháp cầm máu và khử trùng bạn có thể làm theo cách thông thường như đối với việc bị đứt tay. Dùng vải sạch hoặc bông quấn nhẹ nhàng vào vết thương, sau đó nên đưa đến trung tâm chăm sóc chó để nhận được sự chăm sóc kỹ càng.
Chúng tôi khuyên các bạn nuôi cún cưng nên sắm những dụng cụ cắt tỉa móng và thực hiện đúng quy cách. Bên cạnh đó trong nhà cần chuẩn bị sẵn những dụng cụ y tế để sơ cứu vết thương phòng khi cần dùng đến.
Mọi thắc mắc Quý khách vui lòng liên hệ:
TRƯỜNG HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN DTC
Hotline: 0972 944 624
Website: chúng tôi
Email: huanluyenchosaigon@gmail.com
5
/
5
(
1
bình chọn
)
Giun Đũa Chó Nguyên Nhân Triệu Chứng Điều Trị Giun Đũa Chó
BS: Lê Giang – Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng, 76 Trần Tuấn khải
Giun đũa chó Toxocara là loại giun tròn lây nhiễm cho con người từ chó, mèo và một số loài động vật khác. Phần lớn do lây nhiễm từ chó nên mọi người thường gọi là bệnh sán chó, hay toxcara canis.
Thông tinh chung về bệnh giun đũa chó ToxocaraKhái niệm “ấu trùng di chuyển nội tạng” là chỉ sự di chuyển trong cơ thể người của một loại ấu trùng giun sán thường sống trong cơ thể thú nuôi hoặc thú hoang, đặc biệt là chó nhà; trong đó Toxocara canis chiếm đa số, tiếp theo là Toxocara cati ở mèo, Ascaris suum ở heo và Toxocara vitulorum ở trâu bò.
Bệnh giun đũa chó mèo được Beaver, 1952 ghi nhận lần đầu tiên ở trẻ em có hội cứng gan và/hoặc phổi; ấu trùng Toxocara canis được tìm thấy sau khi giải phẫu tử thi, sinh thiết gan hay phổi. Bệnh biểu hiện ở mắt được ghi nhận vào khoảng năm 1950 – ấu trùng được tìm thấy trong mắt của các bệnh nhân bị viêm nội nhãn hay nghi ngờ ung thư võng mô.
Bệnh giun đũa chó mèo hay ấu trùng di chuyển trong nội tạng, gây ra do sự di chuyển giai đoạn ấu trùng của giun đũa chó Toxocara canis ở nhiều cơ quan khác nhau. Những nghiên cứu gần đây với phương pháp xét nghiệm ELISA đã cho biết tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng này trong cộng đồng dân cư ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam là gần gần 20%.
Chu kỳ phát triển của bệnh giun đũa chó diễn ra như thế nào?Quá trình nhiễm bệnh giun đũa chó ở trên người
Người là ký chủ ngẫu nhiên, nhiễm do nuốt trứng có ấu trùng giai đoạn 3 của giun đũa chó , ấu trùng giun đũa chó xâm nhập thành ruột và được chuyên chở theo đường máu đến gan, phổi và những cơ quan khác.
Ở những cơ quan này, ấu trùng lang thang hàng tuần hay hàng tháng hoặc nằm im, thành những vật lạ gây viêm và kích thích tạo u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan. Rồi gây nên tình trạng mẩn ngứa da dị ứng mạn tính giống như bệnh da liễu.
Ngoài người, những loài vật khác như : nhím, cừu, gà, heo, thỏ, chim, côn trùng và ngay cả giun đất cũng có thể mang ấu trùng của giun Toxocara spp. Tất cả những ký chủ này được gọi là ký chủ ngẫu nhiên, ký sinh trùng không bao giờ phát triển đến giai đoạn trưởng thành. Vì vậy, ở những người bị nhiễm không bao giờ tìm thấy trứng trong phân.
Những ai có thể nhiễm bệnh giun đũa chó?Ở trẻ em, các hành vi nguy cơ có thể nuốt phải trứng có ấu trùng của Toxocara canis bao gồm : Trẻ nhỏ (tuổi nhà trẻ, mẫu giáo) : Trẻ hay nghịch đất, ăn đất, ngậm liếm đồ chơi, mút tay, 30% trẻ em ở lứa tuổi này thường xuyên đưa tay vào miệng.
Trẻ em tuổi cấp I : Nghịch đất, chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như : bắn bi, bán đồ hàng, bồng bế chó mèo.
Trẻ em tuổi cấp II : Không nghịch đất nhiều như hai nhòm trên, nhưng thường hay chơi những trò chơi tiếp xúc với đất như bắn bi, bán đồ hàng, nhảy lò cò, đá banh, bồng bế chó mèo, một số trẻ ở lứa tuổi này hay ăn hàng rong, ăn rau sống, tiếp xúc với chó mèo.
Trẻ xuất thân từ gia đình có tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc chính thấp dễ nhiễm hơn những trẻ xuất thân từ gia đình có tình trạng kinh tế và trình độ học vấn của cha mẹ hay người chăm sóc chính khá; trẻ ở nông thôn nhiễm nhiều hơn trẻ ở thành thị
Các nghiên cứu cho thấy do vùng nông thôn nuôi chó mèo thả rong nhiều, đất dễ ô nhiễm phân chó mèo. Tuy nhiên, nếu trẻ ở thành thị nhưng có dịp về quê ở vùng nông thôn thì khả năng nhiễm như trẻ sống ở vùng nông thôn.
Trẻ xuất thân từ gia đình khá giả, thường nuôi chó mèo nhiều, chó mèo được xem là con vật cưng, trẻ thường xuyên bồng bế, ngủ chung với chó mèo.
Ở người lớn, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là độ tuổi cao, tỷ lệ bệnh ở nam và nữ gần bằng nhau, bệnh gặp ở những người sống ở nông thôn nhiều hơn ở thành thị, nhiều người có trình độ học vấn thấp, tình trạng kinh tế nghèo, có những hành vi nguy cơ như tiếp xúc đất, vệ sinh cá nhân kém, tiếp xúc thường xuyên với chó mèo, nuôi chó mèo như những con vật cưng, ăn rau sống không rửa kỹ…
Dấu hiệu nào nhận biết bệnh giun đũa chó?Dấu hiệu mẩn ngứa da ở bệnh nhân nhiễm giun đũa chó
Ở trẻ em bệnh biểu hiện hai hội chứng
Hội chứng chương trình di chuyển nội tạng và hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt.
Chu trình phát triển của Toxocara canis và những biến chứng nguy hiểm
Hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng bao gồm những biểu hiện lâm sàng sau : Trẻ đi khám bệnh vì những biểu hiện:
Thần kinh như : Đau đầu, động kinh, cử động bất thường, rối loạn hành vi, yếu liệt.
Ở da như : ngứa da, dị ứng, nổi mề đay, nổi cục u ở da, sung phù một vùng da. Đôi khi có xuất huyết, các biểu hiện mẩn ngứa giống như bệnh da liễu
Về hô hấp như : ho kéo dài, điều trị theo phác đồ thông thường không thuyên giảm, thường kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hay đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, kèm gan lá lách to, công thức máu thường có bạch cầu ái toan tăng cao.
Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân , tất cả các xét nghiệm thông thường đều âm tính, kèm công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao.
Đau khớp, sốt, ói, kèm bạch cầu ái toan tăng cao.
Gầy ốm, xanh xao, mệt mỏi, chán ăn, kém tập trung.
Ở thận: hội chứng thận hư, viêm cầu thận cấp.
Một số trường hợp bệnh biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau, dễ nhầm lẫn với những bệnh nội khoa khác.
Thường đa số bệnh nhân có công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao và kéo dài nên nghĩ đến nhiễm KST gây bệnh nội tạng, thường gặp nhất là Toxocara spp.
Hội chứng ấu trùng di chuyển ở mắt Triệu chứng bệnh nhân than phiền là mờ mắt, khi khám thường gặp là :Hình ảnh ấu trùng giun đũa chó Toxocara di chuyển đến mắt
Viêm màng bồ đào, bệnh thường biểu hiện trên lâm sàng với 3 hình ảnh : viêm mủ nội nhãn nội sinh, u hạt cực sau vùng hoàng điểm hoặc giữa gai thị – hoàng điểm và u hạt ở võng mạc chu biên. Phải nghĩ đến bệnh ngay ở một trẻ viêm màng bồ đào một mắt, với hình ảnh đáy mắt có ổ tổn thương ở hoàng điểm hoặc ở võng mạc chu biên.
Triệu chứng chính là mờ mắt, không đau, không viêm đỏ, nên khó phát hiện sớm. Chẩn đoán phân biệt đáng ngại nhất trên lâm sàng của bệnh này là u nguyên bào võng mạc, cần xác định sớm nhờ hình ảnh siêu âm và Doppler hoặc CT – Scan để có hướng điều trị thích hợp.
Viêm kết mạc : Kết mạc viêm sung huyết đỏ thường kèm ngứa, thường được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán là viêm kết mạc dị ứng.
Ở người lớn chủ yếu là hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng, bệnh ở mắt rất hiếm.
Các thể lâm sàng ở người lớn được chia theo cơ quan bị tổn thương, bao gồm các thể : Thần kinh – cơ, ngoài ra, tiêu hóa, hô hấp, giả hệ thống*, thể khác**.
Nhiễm giun đũa chó thể giả hệ thống : Bệnh có biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan, giống bệnh toàn thân.
Nhiễm giun đũa chó thể khác : Bệnh nhân có biểu hiện thiếu máu, xanh xao, mệt, gầy ốm, công thức máu có bạch cầu ái toan tăng cao, huyết thanh chẩn đoán (+) với Toxocara. Trong các thể bệnh, thể thần kinh – cơ chiếm đa số.
Dấu hiệu lâm sàng bệnh giun đũa chóThể thần kinh – cơ (theo thứ tự tỷ lệ giảm dần): Nhức đầu, sưng đau cơ, yếu nửa người, liệt, co giật, chóng mặt, động kinh, viêm não – màng não.
Thể ngoài da : Nổi cục u dưới da, nổi mề đay, sưng phù một vùng da.
Thể tiêu hóa : Đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa dễ nhầm với viêm đại tràng mạn.
Thể hô hấp : Tràn dịch màng phổi, ho kéo dài.
Trong thể thần kinh – cơ, bạch cầu ái toan trong 1/3 các trường hợp; trong khi các thể không phổ biến, bạch cầu ái toan là một triệu chứng gợi ý để cho y lệnh huyết thanh chẩn đoán KST nội tạng trong đó có huyết thanh chẩn đoán Toxocara.
Ấu trùng giun đũa chó di chuyển đến não
Chẩn đoán bệnh giun đũa chóDựa vào lâm sàng : nghi ngờ cho làm công thức máu, công thức bạch cầu, chú ý bạch cầu ái toan, tốc độ lắng máu, CRP.
Xét nghiệm đặc thù Để loại trừ hoặc hỗ trợ cho chẩn đoán nếu có điều kiện.
Huyết thanh chẩn đoán Toxocara spp. Lấy 1-2 ml máu. Sử dụng kỹ thuật ELISA với kháng nguyên ES (ngoại tiết-phân tiết) từ ấu trùng giai đoạn 2 của Toxocara canis. Kết quả dương tính khi hiệu giá kháng thể từ 1/800 trở lên, thường dương tính ở các hiệu giá 1/800, 1/1.600, 1/3.200.
Điều trị bệnh giun đũa chóBệnh giun đũa chó nên được khám và trị bệnh tại phòng khám chuyên khoa, nơi có đủ trang thiết bị, có bác sĩ chuyên khoa cũng như có thuốc chuyên khoa đầy đủ, giúp bệnh nhân trị triệt để bệnh giun đũa chó trong thời gian sớm nhất
Các phác đồ điều trị bệnh Toxocara spp ở trẻ em. Liều ở người lớn được đề nghị đối với thuốc diệt ký sinh trùng thông dụng là 800 mg/ngày chia 2 lần. thời gian điều trị thay đổi tùy theo thể lâm sàng và đáp ứng thuốc của từng cá thể, tương tự như ở trẻ em.
Kết hợp thuốc kháng viêm và điều trị triệu chứng khi cần thiết, tái khám xét nghiệm lại sau 2 đến 3 tháng
Phương pháp dự phòng bệnh giun đũa chóDự phòng bệnh giun đũa chó đối với trẻ em : Không cho trẻ nghịch đất, ăn đất, mút tay. Nếu không thể, chỉ nên cho trẻ chơi ở những nơi không có chó mèo lui tới. Giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ, rửa tay trước khi ăn.
Dự phòng bệnh giun đũa chó đối với gười lớn
Sau khi tiếp xúc đất nên rửa tay thật kỹ.
Rửa rau hay trái cây thật kỹ trước khi ăn.
Không nên ăn sống hay tái các món lòng heo, gà, thỏ, cừu…
Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
PK CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG
Chó Bị Ong Đốt, Triệu Chứng, Cách Phòng Và Cách Điều Trị
Hiểu về mức độ nguy hiểm khi chó bị ong đốt.
Chó cũng giống như người, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể và cách phản ứng của từng thể trạng mà mức độ của sự nguy hiểm khác nhau. Bên cạnh đó, mức độ của sự nguy hiểm còn phụ thuộc vào loại ong đốt, có những loại ong nọc ít độc chẳng hạn như ong mật, ong ruồi thì khi chó bị đốt sẽ không quá nguy hiểm, chỉ bị sưng tấy, đau nhức cục bộ.
Nhưng khi bị những loại ong có nọc độc mạnh như ong vò vẽ, ong bắp cày đốt thì vô cùng nguy hiểm, không những làm sưng tấy, đau nhức mà còn làm chó khó thở, suy hô hấp, nôn mửa,… và nếu không phát hiện, xử lý kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng của chó.
Các triệu chứng khi chó bị ong đốt.Khi chó bị ong đốt, mỗi triệu chứng khác nhau sẽ tương ứng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có thể được chia thành 4 cấp độ.
Cấp độ 1: chó của bạn sẽ có triệu chứng bị sưng tấy, đau nhức và ngứa ngáy ở vùng bị đốt. Khi bị vậy, chúng thường rên rỉ, sủa và gãi lên vết thương ấy, nên chỉ cần chú ý bạn có thể phát hiện ra ngay. Đây là một triệu chứng cơ bản và hết sức bình thường vì nó là phản ứng tự nhiên của cơ thể.
Cấp độ 2: triệu chứng xuất hiện là vết sưng tấy không chỉ ở chỗ đốt mà còn lan rộng ra vùng lân cận, khiến cảm giác đau nhói và ngứa ngáy theo đó lan ra. Đây là một dấu hiệu dị ứng cấp nhẹ và có thể nguy hiểm hơn nếu xuất hiện biến chứng tắc nghẽn đường hô hấp.
Cấp độ 3: triệu chứng dị ứng toàn thân (ngay tức thì). Nếu nhẹ (không nguy hiểm đến tính mạng). Thì cơ thể của chó sẽ có dấu hiệu sưng tấy, đau nhức, nổi mề đay còn nếu nặng hơn. (nguy hiểm đến tính mạng), thì sẽ xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Như khó thở, nôn mửa, tiêu chảy và chảy nước bọt.
Cấp độ 4: triệu chứng dị ứng toàn thân (sau vài ngày). Sau khi bị ong đốt vài ngày, ngoài những vết sưng tấy và sự đau nhức thì cơ thể của chó. Bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như đau các khớp, phát ban và sốt. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Cách xử lý khi chó bị ong đốt.Khi bạn thấy những dấu hiệu, và triệu chứng như trên. Xuất hiện thì việc đầu tiên nên làm, đó chính là xử lý tạm thời. Và nhanh chóng đưa tới bác sĩ thú y, để được chữa trị và lấy thuốc.
Lấy ngòi ong: Khi thấy trên cơ thể chó, có phần nào sưng lên. Thì hãy kiểm tra vùng da bị đốt và cố gắng loại bỏ ngòi ong ra ngoài. Bằng cách dùng móng tay, hoặc một vật nào đó. Có cạnh sắc gạt ngòi ong ra ngoài thật dứt khoát. Tránh sử dụng nhíp gắp hoặc nặn ngòi vì như thế sẽ làm nọc độc lan ra.
Giảm sưng tấy, giảm đau nhức: để giảm đau cho chó, bạn có thể pha hỗn hợp. Gồm nước và bột baking soda, thoa hỗn hợp lên vùng bị đốt. Phương pháp này, sẽ giúp cơn đau giảm bớt khá nhanh. Bên cạnh đó, thêm một cách nữa dễ thực hiện hơn đó là chườm đá, bỏ đá vào chiếc khăn mỏng và áp nhẹ vào vết thương, cách này vừa giúp giảm sưng và giảm đau rất tốt.
Đưa chó tới bác sĩ thú y: Sau khi xử lý tạm thời vết đốt, cách tốt nhất. Bạn nên nhanh chóng đưa chó tới bác sĩ thú y, để chữa trị và lấy thuốc.
Tổng kết:Cập nhật thông tin chi tiết về Triệu Chứng Chó Bị Giun Và Cách Điều Trị Hiệu Quả trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!