Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Sơ Sinh Ra Nhiều Gỉ Mắt: Bình Thường Và Bất Thường. # Top 10 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Sơ Sinh Ra Nhiều Gỉ Mắt: Bình Thường Và Bất Thường. # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẻ Sơ Sinh Ra Nhiều Gỉ Mắt: Bình Thường Và Bất Thường. được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

by Nguyễn Phương903 Views

Ghèn, gỉ mắt là sự kết hợp của chất nhờn, dầu, tế bào da và các mảnh bụi khác tích tụ trong các góc của mắt.

Mắt của con người luôn được phủ bởi màng nước mắt 3 lớp để giúp mắt hoạt động tốt. Lớp ngoài cùng được tạo thành bởi một chất nhờn gọi là meibum vốn được tạo nên từ các axit béo và cholesterol.

Bình thường nó trong suốt nhưng khi nhiệt độ giảm xuống, nó sẽ cô đặc lại, tích tụ cùng với những thành phần khác trong mắt Nó thường là khô hoặc là một chất dịch nhày màu đục.

Nó hay xuất hiện sau khi thức dậy là vì ban đêm, nhiệt độ hạ xuống, mắt luôn nhắm, lượng meibum được tiết ra nhiều khi ngủ.

Trẻ sơ sinh ngủ khá nhiều nên có nhiều gỉ mắt, ghèn mắt là điều bình thường.

Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt là bình thường?

Nếu trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt cùng với những dấu hiệu sau thì được coi là bình thường:

Xảy ra vào những tuần đầu sau sinh.

Chảy nhiều nước mắt.

Mí mắt có thể dính với nhau bởi ghèn, gỉ.

Mí mắt có thể hơi sưng lên, ửng đỏ.

Mắt không bị đỏ hoặc sưng.

Hiện tượng này được gọi là tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, là do ống dẫn nước mắt (nasolacrimal) bị tắc nghẽn khiến cho phần nước mắt, chất nhờn và các thành phần khác không được thải đi.

Đây là một hiện tượng rất phổ biến và không có gì đáng lo lắng. Sau một thời gian nó sẽ dần biến mất và không để lại biến chứng gì.

Trường hợp này trẻ chỉ cần được lau, vệ sinh mỗi ngày hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng ống dẫn nước mắt để giúp trẻ dễ nhìn hơn, nhanh chóng hết bị tắc và phòng tránh nhiễm trùng.

Nếu sau vài tháng trẻ vẫn bị tắc, phương pháp thông tuyến lệ (trong bệnh viện) sẽ được áp dụng. Cách này khá hiệu quả, nhanh gọn và khá an toàn. Sau 1 ngày là trẻ có thể xuất viện và mắt trở lại bình thường.

Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt là bất thường?

Cũng nhiều trường hợp có nhiều gỉ mắt, ghèn mắt ở trẻ sơ sinh là do một số nguyên nhân đáng lo hơn như:

Rối loạn chức năng các tuyến meibomian làm cho mắt bị khô, từ đó bề mặt mắt không được bôi trơn dễ bị kích thích và viêm. Khô mắt càng kích thích mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn.

Viêm kết mạc: mắt bị kích thích và sưng đỏ lên do ngứa hoặc dị ứng.

Viêm kết mạc do virut: phổ biến nhất là virus simplex hoặc herpes, bệnh này rất dễ lây.

Viêm kết mạc (viêm giác mạc) do vi khuẩn, nấm hoặc kí sinh trùng.

Viêm bờ mi: một loại rối loạn mãn tính của mí mắt.

Lên lẹo: bị gây ra bởi một nang lông mi bị nhiễm bệnh, làm tắc tuyến meibomian.

Là do một vật thể lạ bị bay vào trong mắt như bụi bẩn, mảnh vụn gì đó, chất hóa học,…chúng sẽ kích ứng mắt là mắt tiết ra nhiều nước mắt hơn, từ đó trẻ có nhiều gỉ, ghèn mắt.

Trường hợp nặng xảy ra là xuất huyết mạc, tức là chảy máu trong mắt kèm theo mủ; lúc này trẻ phải được cấp cứu ngay lập tức.

Được gây ra bởi nhiễm trùng mắt hoặc chấn thương mắt không được điều trị, tình hình kéo dài càng trở nên nghiêm trọng hơn. Rủi ro tệ nhất là trẻ có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Nếu trẻ có những dấu hiệu sau, rất có thể bé bị nhiễm trùng hoặc tổn thương mắt, bạn cần cho bé đi khám để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị:

Mắt bị ngứa, sưng, đỏ.

Gỉ, ghèn mắt hoặc nhiều chất nhầy màu vàng, xanh lá cây.

Mắt nhắm tịt, khó mở mắt.

Có mủ chảy ra.

Đau mắt.

Có vết xước, chảy máu ở mắt.

Ngoài ra bạn cũng lưu ý, lau mắt cho bé thường xuyên, rửa tay mẹ và bé, dùng thuốc nhỏ mắt, không chạm tay trực tiếp vào mắt bé để tránh lây lan (nhiễm trùng).

Trẻ sơ sinh ra nhiều gỉ mắt, ghèn mắt có thể bình thường hoặc không. Để phòng tránh nguy cơ mắt trẻ bị tổn thương, bạn hãy chú ý vệ sinh cho bé thường xuyên, nếu thấy có bất kì dấu hiệu đáng lo nào, hãy gặp bác sĩ sớm, việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Trẻ Sơ Sinh Bị Sưng Mí Mắt

Khi khóc, nước mắt sẽ tràn ngập khoang mũi rồi tạo thành dòng chảy, chảy ra ngoài. Khi đó, các tuyến nước mắt tạo ra nước mắt phải làm việc nhiều liên tục (làm việc quá mức) để tạo ra dòng chảy vô tận. Sự dư thừa trên có thể gây ra viêm các tuyến nhỏ và đó là lý do chính khiến mắt bị sưng sau khi khóc.

Trong nước dãi, nọc độc của muỗi, côn trùng đều có chứa các chất độc có khả năng làm tê liệt con mồi khi tiếp xúc, giúp chúng dễ dàng hơn trong việc tấn công và tìm kiếm thức ăn. Phần độc này khi tiếp xúc với con người, nó khá nhỏ bé để làm tê liệt 1 bộ phận hoặc cả cơ thể nên con người không cảm nhận được. Nhưng, có một hệ quả để lại rất rõ khi nhận được sự tấn công từ mỗi và côn trùng chính là biểu hiện sưng, ửng đỏ và ngứa ngáy sau đó.

Dự ứng có rất nhiều kiểu (thời tiết, phấn hoa, lông thú…) khu vực nhận tác động của dị ứng cũng vậy (một vùng nhỏ/ lớn hoặc có khi là cả cơ thể). Một khi bị dị ứng, mẩn lấm tấm, ngứa và sưng ở quanh nốt mẩn là biểu hiện đặc trưng nhất.

Mắt, có khá nhiều bệnh lý có thể gặp phải gây khó chịu hoặc thậm chí là gây hại cho mắt cũng như sức khỏe. Trong số đó, có rất nhiều bệnh lý có chung biểu hiện sưng mí mắt như là: Đau mắt, viêm mí mắt, viêm kết mạc, mọc lẹo, chắp….

Biểu hiện cụ thể và cách điều trị Biểu hiện mí mắt sưng do muỗi, côn trùng và cách khắc phục

Mẹ để ý, nếu như mí mắt của trẻ bị sưng nhưng thường chỉ sưng tại một vị trí, vết sưng có thể nhỏ hoặc lớn làm híp cả mắt, có biểu hiện ửng hồng và ở tâm vùng sưng có một vết đốt nhỏ tí đó là biểu hiện mí mắt trẻ sưng vì bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Khi gặp phải tình trạng này tại vết cắn có cảm giác rất ngứa và khó chịu, trẻ thường đưa tay lên xua qua xua lại hoặc chà gãi trực tiếp lên vùng mắt.

Vấn đề thường không quá nghiêm trọng, chỉ gây ra cảm giác ngứa và sự khó chịu cho trẻ. Khắc phục, hãy sử dụng dầu tràm bôi lên vết muỗi cắn sẽ giúp giảm sưng và làm dịu cảm giác khó chịu rất nhanh.

Biểu hiện mí mắt sưng vì khóc và cách xử lý

Trẻ khóc làm cho mí mắt bị sưng, chắc chắn mẹ gặp nhiều rồi! Thường thường sau mỗi lần hờn dỗi, khóc nhè mắt trẻ ướt nhẹp, sưng húp nhìn thấy thương. Vấn đề là một điều hết sức bình thường, khắc phục chỉ càn để trẻ nín khóc, sau vài tiếng mí mắt sẽ tự động hết sưng nề.

Biểu hiện mí mắt sưng do dị ứng và cách khắc phục

Trường hợp bị dị ứng không chỉ mí mắt sưng mà vùng sưng khá rộng bao gồm cả khuôn mặt hoặc có khi cả người trẻ. Tình trạng sưng thành từng đám, có thể có những mẩn đỏ nổi lên và trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, trẻ khóc, giãy dụa và ngãi lên vùng ngứa. Vấn đề gặp phải thực sự khó chịu nhưng không gây nguy hiểm, khắc phục chỉ cần cho trẻ bôi hoặc dùng thuốc dị ứng do bác sỹ hoặc dược sĩ kê là được.

Biểu hiện mí mắt sưng do bệnh lý và cách điều trị

Trường hợp sưng mí mắt ở trẻ sơ sinh là do bệnh lý, mẹ hãy để ý đến các biểu hiện sau:

Nếu lên chắp, lẹo mí mắt sưng tập trong tại mộ hoặc vài điểm, sưng lớn như mụn mủ, quanh vùng sưng ửng đỏ, mí mắt ngứa, đau, vướng víu…

Nếu là viêm, đau mắt… mí mắt sưng cả trên lẫn dưới, mắt ướt, có nhiều rỉ mắt, đỏ mắt, rất ngứa và khó chịu

Đặc điểm chung của các bệnh lý về mắt: Chúng không khỏi ngay mà phải rất lâu, 1 tuần đến lâu hơn thế nữa. Mức độ sưng tăng đỉnh điểm vào giữa chu kì bệnh và sẽ chỉ giảm dần khi chi kì bệnh gần kết thúc/ được điều trị.

Điều trị các bệnh lý vè mắt, tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà, cần đưa trẻ đi khám bác sỹ chuyên khoa để nhận được phác đồ điều trị đúng và tốt nhất. Tránh để tình trạng bệnh lý kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

Để tránh không bị sưng mí mắt cho trẻ, mẹ nên chủ động phòng tránh với những biện pháp hết sức đơn giản sau:

Vệ sinh và đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho mắt, cơ thể trẻ hàng ngày

Làm sạch môi trường sống xung quanh trẻ (phòng ốc, chăn màn, quần áo…)

Bôi dầu tràm hàng ngày cho trẻ

Mắc màn cho trẻ khi ngủ

Hạn chế việc để trẻ tiếp xúc với thú nuôi, mỹ phẩm, nước hoa, phấn hoa…

Bổ xung đầy đủ dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ

Sử dụng thuốc dưỡng nhỏ mắt cho trẻ

Cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Website: chúng tôi

Nguyên Nhân Chó Rụng Lông Nhiều Bất Thường

Chó thay lông 1-2 lần trong năm là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, nếu lông rụng nhiều kèm theo những biểu hiện như ngứa, mẩn đỏ, hoặc lông rụng nhiều không theo chu kỳ thì rất có thể thú cưng đang gặp vấn đề về sức khoẻ.

Nguyên nhân chó rụng lông nhiều bất thường Dị ứng

Có nhiều tác nhân gây ra dị dứng. Yếu tố môi trường như phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn. Thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây dị ứng. Biểu hiện phổ biến là chó bị ngứa, thường xuyên gãi, dẫn đến vùng da đó bị ửng đỏ, trầy xước, rụng lông.

Ve rận, ký sinh trùng

Khi bị ve, rận, chó sẽ bị ngứa, thường gãi liên tục, từ đó, làm cho lông rụng nhiều hơn. Nấm cũng là nguyên nhân khiến lông rụng nhiều thành từng mảng, da ửng đỏ, thậm chí viêm loét.

Bệnh Cushing

Cushing là một bệnh về rối loạn nội tiết do sự tăng cao quá mức của hormone cortisol. Nguyên nhân của bệnh cushing có thể là do u tuyến yên, u tuyến thượng thận, hoặc dùng steroid quá nhiều. Biểu hiện của bệnh là rụng lông đi kèm với các triệu chứng: ăn nhiều, bụng phệ, thú cưng thường thở hổn hển, da mỏng, xuất hiện những đốm đen sạm trên da.

Trầm cảm

Chó là loài vật thông minh, chúng cũng có cảm xúc nên bị trầm cảm là điều có thể xảy ra. Môi trường sống thay đổi thường xuyên, đổi chủ nhiều lần, nhà có thêm người hoặc mất đi người đồng hành,… khiến cho tâm lý thú cưng thay đổi. Chúng trở nên ủ rũ, buồn, sợ sệt, hoặc có những hành vi hung dữ, cắn phá bất thường. Đi kèm với đó là lông rụng nhiều, vương vãi khắp nhà.

Cách giúp chó bớt rụng lông

Trường hợp lông rụng nhiều do môi trường, cần diệt khuẩn, khử trùng nơi ở, thường xuyên tắm rửa, chải lông cho thú cưng.

Nếu phát hiện cún bị ve, rận, tắm cho cún bằng dầu gội đặc trị ve. Không nên dùng các loại thuốc, hoá chất trị ve vì rất có hại cho sức khoẻ của thú cưng và đôi khi còn ảnh hưởng đến chính chúng ta. Bạn nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược để an toàn.

Người đẹp nhờ lụa, thú cưng đẹp nhờ bộ lông. Để chó, mèo có bộ lông đẹp, điều quan trọng là giữ vệ sinh cho thú cưng và môi trường sống. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cũng là yếu tố then chốt giúp lông chắc, khoẻ từ bên trong.

Cách Chăm Sóc Mắt Trẻ Sơ Sinh

Mắt trẻ sơ sinh còn yếu ớt và non nớt. Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng cần đúng cách với những lưu ý cần thiết để tránh gây bệnh cho bé.

Chào đời, do bị ép trong âm đạo, tiếp xúc với nước ối, mắt bé có thể bị sưng đỏ và chảy nước trong những ngày đầu. Tình trạng viêm kết mạc, nhiễm khuẩn có thể xảy ra nếu cha mẹ không chăm sóc cẩn thận.

Một số bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có thể mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng và có thể dẫn đến mù trong ngay tháng đầu sau sinh. Ba tác nhân thường gây nhiễm khuẩn mắt nhất là Neisseria gonorrhoea (vi trùng gây bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi) (bé có thể mắc phải hai tác nhân này trong khi sinh từ đường sinh dục của mẹ) và Staphylococcus aureus (mắc phải cả từ đường sinh dục mẹ hay sau khi sinh, từ người chăm sóc).

Lậu cầu Neisseria gonorrhoea gây mù nếu không được điều trị. Chlamydia, là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm khuẩn mắt sơ sinh, tuy có thể dẫn đến giảm thị lực nhưng hiếm khi gây mù.

Triệu chứng điển hình của cả ba trường hợp này là cả hai mí mắt sẽ bị sưng đỏ và chảy mủ, thường bắt đầu từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 sau sinh. 

Cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đôi mắt còn rất mong manh và yếu ớt và đặc biệt rất nhạy cảm. Để giúp mắt trẻ  phát triển một cách tốt nhất ba mẹ nên chú ý cách chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh

Cho trẻ đi khám định kỳ

Theo tài liệu của Hội Nhãn khoa Mỹ, phụ huynh nên chú ý khám mắt định kỳ cho trẻ sơ sinh. Đây là một điều quan trọng để sớm phát hiện các bệnh về mắt mà trẻ có thể gặp phải, từ đó có cách chữa trị kịp thời. Ngoài ra, phụ huynh cho bé bú đủ sữa mẹ, ngủ đủ giấc cũng là một cách bảo vệ mắt cho con.

Hạn chế ánh sáng phòng ngủ

Khi trẻ ngủ, cơ mi sẽ khép lại và đôi mắt bên trong được thư giãn. Nhưng nếu ngủ dưới ánh sáng của đèn ngủ, vẫn có kích thích ánh sáng, đôi mắt bé vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, đồng tử có thể sẽ co giãn và cơ mi cũng không được nghỉ ngơi đầy đủ.

Ban ngày bé ngủ phụ huynh cũng nên kéo rèm. Ngoài ra, đồ chơi treo ở phía trên hay cạnh giường cha mẹ cũng nên thường xuyên thay đổi vị trí để bé có thể nhìn được ở nhiều góc độ khác nhau. Nếu chỉ treo ở một phía cố định, lâu dài có thể làm cho mắt bé bị lác, giảm thị lực.

Vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh và những lưu ý Cẩn thận viêm kết mạc

Ngay sau khi sinh 1 đến 2 ngày, nhiều bé đã rơi vào tình trạng mắt đổ ghèn vàng khiến hai hàng mi chặt lại. Mỗi sáng thức dậy, phải nhọc nhằn lắm mẹ mới tách được hai hàng mi để bé mở mắt.

Đứng trước tình trạng này, nhiều người vội vã đổ lỗi cho bản thân đã không giữ vệ sinh cho con sạch sẽ. Tuy nhiên, đây chỉ là một lý do gây ra triệu chứng này. Chứng nhiễm trùng sinh lý này phần nhiều là do lúc sinh ra mắt bé bị chất lỏng (máu, dịch ối…) chảy vào mắt. Chỉ cần vệ sinh đơn giản, 1, 2 ngày sau hiện tượng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu em bé của bạn bị mắt dính ghèn gần 1 tuần. đặc biệt đổ ghèn mủ nặng, bạn nên đến bác sỹ khám. Lúc này, có thể bé đã bị viêm kết mạc.

Vệ sinh sạch mắt cho trẻ

Sử dụng nước muối sinh lý đẳng trương (tức 1 lít dung dịch nước muối chứa 9 g muối ăn) vệ sinh mũi là lựa chọn an toàn cho trẻ sơ sinh.

Đầu tiên, mẹ chuẩn bị khăn mềm, bông gòn vô trùng, nước ấm. Tiếp theo phụ huỵnh lấy bông gòn vô trùng với nước muối lau theo chiều từ đầu mắt ra đuôi mắt, thực hiện khoảng 2 lần hoặc lau khi có gỉ xuất hiện. Cuối cùng, mẹ nhúng khăn trong nước ấm lau quanh toàn bộ mặt của bé.

Sau khi thực hiện xong, mẹ nên giặt khăn mặt phơi ngoài nắng, không dùng khăn vệ sinh các vùng cơ thể khác. Trước và sau khi vệ sinh, nhỏ mắt cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Khi vệ sinh mắt, mẹ nên nhẹ để bé không cảm thấy đau. Trong trường hợp mắt có gỉ khô, chỉ cần nhỏ thêm nước muối và dùng bông gòn lấy nhẹ nhàng, không tì mạnh gây tổn thương cho trẻ.

Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh

Bước 1: Rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt cho trẻ

Bước 2: Chuẩn bị nước muối sinh lý chuyên biệt cho vệ sinh mắt trẻ sơ sinh, 2 miếng gạc vô khuẩn để vệ sinh riêng từng mắt.

Bước 3: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

Bạn nên vệ sinh mắt 3 lần cho trẻ một ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, sau khi tắm và buổi tối trước khi đi ngủ. Đừng quên rửa mặt cho trẻ bằng khăn sạch và nước ấm. Cần chuẩn bị cho bé khăn riêng, dùng xong giặt sạch, phơi nắng, thay khăn định kỳ và không dùng để lau người. Đặc biệt mẹ cần phải lựa chọn nước muối sinh lý chuyên biệt cho trẻ, nên sử dụng loại đơn liều, vô trùng tránh lây nhiễm chéo được các chuyên gia Nhi khuyên dùng.

Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh

Khi cho trẻ đi ra ngoài nên đeo kính chống bụi, chống nắng để bảo vệ và tránh những tổn thương cho mắt trẻ từ các tác nhân bên ngoài như khói, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời…..tác động vào sẽ làm giảm thị lực của trẻ.

Hãy xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, bổ sung các thực phẩm, dinh dưỡng cần thiết và tốt cho mắt trẻ. Đặc biệt là cho trẻ ăn nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, sữa đậu nành, dầu mè, hoa quả các loại có lợi cho mắt…

Thêm vào đó, các mẹ cần phải cho trẻ ăn, ngủ đủ giấc, đúng thời gian quy định cũng là một cách bảo vệ mắt trẻ.

Ngoài ra, khi xảy ra thời điểm dịch đau mắt đỏ, chúng ta cần cách ly trẻ khỏi những người bị nhiễm bệnh kẻo nguy cơ trẻ bị lây bệnh là rất cao, vì nếu trẻ bị lây nhiễm thì sẽ gây những ảnh hưởng nhất định tới thị lực của trẻ sau này.

Hãy chủ động trong việc chăm sóc mắt cho trẻ sơ sinh, giúp con có được hành trang tốt nhất để bước vào cuộc sống.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bs.Nguyễn Thị Thu Thủy

Sự Phát Triển Bất Thường Ở Mí Mắt Của Loài Chó

Quặm mắt là một căn bệnh di truyền. Trong đó, một phần của mí lộn ra ngoài hoặc vào trong. Bệnh này có thể làm cho lông mi hoặc mi mắt cọ xát vào bề mặt của mắt, dẫn đến loét hoặc thủng màng sừng. Bệnh này cũng có thể gây ra mô sẹo màu tối bao phủ lên trên vết thương (chứng viêm giác mạc sắc tố). Các yếu tố này có thể gây ra tăng hoặc giảm thị lực.

Quặm mắt khá phổ biến ở loài chó và thường gặp ở rất nhiều giống chó, bao gồm giống chó mũi ngắn, giống chó to, và giống cho thể thao. Quặm mắt thường dễ phát hiện nhất ở chó con cho đến khi được một năm tuổi.

Triệu chứng và phân loại

Ở những giống chó đầu ngắn và giống chó cảnh, chảy nước mắt nhiều và liên tục (chứng chảy nước mắt sống) và/ hoặc sưng bên trong mắt (chứng viêm giác mạc) là các biểu hiện thường gặp của chứng quặm mắt. Tuy nhiên, ở các giống chó to, ta thường thấy nước nhầy và/hoặc chảy mủ từ đuôi mắt. Ở các giống chó to khác, triệu chứng giật giật mắt, chảy mủ, sưng mắt, hoặc thậm chí thủng giác mạc cũng là dấu hiệu thường gặp của chứng quặm mắt.

Nguyên nhân

Hình dáng khuôn mặt là nguyên nhân di truyền hàng đầu của chứng quặm mắt. Ở các giống chó đầu ngắn, mũi ngắn, các dây chằng mắt bên trong thường căng hơn các giống thường gặp khác. Đặc điểm này, cùng với hình dáng (hình dạng) của mũi và mặt có thể dẫn đến mi mắt trên và mi mắt dưới bị cuộn vào bên trong nhãn cầu. Các giống chó to lại gặp phải vấn đề ngược lại. Các dây chằng xung quanh đuôi mắt của chúng có khuynh hướng chùng xuống quá nhiều dẫn đến rìa ngoài mắt của mí mắt gập vào phía trong.

Tình trạng tái diễn bệnh nhiễm trùng mắt (viêm kết mạc) nhiều lần có thể gây ra liệt dây thần kinh, có thể dẫn đến quặm mắt chức năng. Bệnh này cũng có thể do các loại chất gây kích thích cho mắt khác gây ra và thường là trường hợp xảy ra ở các giống mắc chứng quặm mắt không bình thường. Cuối cùng, tình trạng viêm cơ nhai hoặc sụt cân nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm lượng mỡ và cơ xung quanh hốc mắt, có thể là nguyên nhân khác gây ra quặm mắt.

Chẩn đoán

Chẩn đoán quặm mắt khá đơn giản, và thường được phát hiện thông qua thăm khám, kiểm tra. Bất kỳ nguyên nhân hoặc chất kích thích tiềm ẩn nào đều phải được xử lý trước khi tiến hành phẫu thuật. Các nhà lai tạo nên chú ý đến các chú chó con, đặc biệt là những con dễ bị mắc bệnh, và mang chúng đi kiểm tra quặm mắt nếu mí mắt của chúng không mở được khi được bốn hoặc năm tuần tuổi.

Điều trị và chăm sóc

Ở những chú chó nhỏ, vấn đề thứ cấp sẽ được giải quyết trước. Chứng loét giác mạc có thể được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh liều nặng gấp ba lần. Nếu bệnh chỉ ở mức độ nhẹ và giác mạc không bị loét, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để bôi trơn mắt. Tuy nhiên, thường vẫn phải tiến hành phẫu thuật. Bệnh quặm mắt sẽ được xử lý bằng cách tạm thời lộn mí mắt vào trong hoặc ra ngoài (lộn/lật) bằng phương pháp khâu. Phẫu thuật này áp dụng với các trường hợp bệnh ở mức độ vừa phải và khi chú chó trưởng thành không có tiền sử bị bệnh quặm mắt. Đối với trường hợp bệnh nghiêm trọng, cần phải tái tạo khuôn mặt, nhưng thường phải chờ cho đến khi chú chó đã trưởng thành.

Sinh hoạt và chăm sóc

Quặm mắt yêu cầu cần được theo dõi định kỳ, dù bạn có đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào được bác sĩ thú y kê. Đơn thuốc có thể bao gồm thuốc kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng, và thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ. Đối với trường hợp chỉ sử dụng các giải pháp tạm thời không có sự can thiệp của phẫu thuật, có thể cần phải lặp lại quy trình điều trị này cho đến khi bệnh được chữa trị triệt để, hoặc cho đến khi chú chó của bạn đủ lớn để thực hiện giải pháp lâu dài hơn. Nếu chú chó của bạn bị đau, hoặc bị ngứa bên mắt bị quặm, bạn có thể sử dụng loa đeo cổ chống liếm để tránh chú chó của mình cào trầy xước mắt, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa

Vì quặm mắt thường do yếu tố di truyền, nên bệnh này thực sự không thể phòng ngừa được. Nếu chú chó của bạn thuộc giống có tiền sử mắc bệnh này, nó cần được điều trị ngay khi phát hiện bệnh.

Lý Do Khiến Chó Uống Nhiều Nước Hơn Bình Thường

Nếu một ngày bỗng dưng chú chó của bạn uống nhiều nước hơn bình thường, có thể chúng đã gặp phải một số vấn đề về sức khỏe. Bạn cần quan sát để đưa ra phương án hợp lý như đưa chúng đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt.

Cách xác định lượng nước vừa đủ của chó cưng

Giống như con người, chó cũng cần được cung cấp một lượng nước sạch đầy đủ mỗi ngày và thường xuyên. Trung bình chó cần khoảng 60ml nước cho 1 kg trọng lượng. Đối với những chó hoạt động nhiều, hoặc đang cho con bú và chó con thường uống nhiều nước hơn chó trưởng thành. Nếu con chó của bạn uống nhiều hơn thế nữa, nó có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe.

Có nhiều yếu tố quyết định lượng nước uống của chó, từ thời tiết đến mức độ hoạt động và chế độ ăn uống và tình trạng cơ thể của chúng. Để biết được điều này cần có sự theo dõi và ghi nhận của chủ nuôi, nếu cho rằng điều gì đó bất thường, nên hỏi ngay ý kiến bác sĩ thú y.

1. Mất nước

Ngày nóng mùa hè, vui chơi, tập luyện nhiều, bệnh tật, nhiễm trùng… tất cả đều có thể dẫn đến mất nước ở chó và thúc đẩy chúng tìm kiếm nước uống. Cùng biểu hiện hay khát nước, cún cưng của bạn còn có thể thờ ơ, mệt mỏi, nướu và lưỡi khô và dày…

Mất nước có thể gây nguy hiểm cho chó, vì vậy nếu nghi ngờ con chó của bạn là mất nước nặng, nên cho chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu chó mất nước ở mức độ nhẹ, và không có dấu hiệu nôn mửa, bạn có thể cấp nước cho chúng bằng cách cho uống từng muỗng nhỏ nước sạch, chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên cho uống quá nhanh, hoặc quá nhiều nước một lúc, vì có thể gây nôn mửa cho chó.

2. Chó bị bệnh nặng

Mất nước thường gặp trong các bệnh: Gan, tiểu đường, bệnh Cushing, ung thư, tiêu chảy, sốt, nhiễm trùng, và bệnh thận. Tuy nhiên đôi khi bệnh có thể không phải là nguyên nhân chính, nhưng thuốc dùng để điều trị bệnh lại có thể gây khát nước quá mức ở chó. Bạn nên trao đổi bác sĩ thú y uy tín về thuốc điều trị và tác dụng phụ của nó, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp.

3. Do thuốc

Cũng như trên người, thì một số loại thuốc có thể dẫn đến khát nước quá mức cho chó của bạn, bao gồm:

Thuốc kháng viêm như prednisone.

Thuốc lợi tiểu, ví dụ như furosemide.

Thuốc an thần như phenobarbital có thể có tác dụng phụ bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, cũng như sự thèm ăn quá mức.

4. Chế độ ăn kém khoa học

Chó ăn nhiều thức ăn cho chó dạng khô cũng có thể dẫn đến những cơn khát đáng chú ý trên chó. Thực phẩm có lượng muối cao cũng làm chó khát nước nhiều hơn. Không nên cho chó ăn khẩu phần nhiều muối, sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng. Một số dấu hiệu cho thấy chó của bạn có thể đã ăn quá nhiều muối bao gồm run, tiêu chảy, trầm cảm, và nôn mửa.

Một số điều cần lưu ý khi cấp nước cho chó

Chủ nuôi cần quan sát và chú ý đến lượng nước thay cho chó mỗi ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường về lượng nước mà chó uống bằng cách:

Thay nước sạch cho chó mỗi ngày.

Đổ cùng một lượng nước ở mỗi lần cấp.

Chú ý đến lượng nước bạn cấp cho chó mỗi ngày và ghi nhận nếu có sự bất thường.

Khi cần chăm sóc thú cưng của bạn đừng quên tới Bệnh Viện Thú Y Thi Thi.

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

Cơ sở 1: Số 62B, Đường Hòa Bình, P.5, Q.11, TP.HCM.

Cơ sở 2: 651 Lạc Long Quân, P.10, Q. Tân Bình, TP.HCM.

Cơ Sở 3: 96 Bạch Đằng , P.24 , Q. Bình Thạnh, TP. HCM

Hotline: 0978899004 Email: vovietlinh@gmail.com

Hạnh Nguyễn

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Sơ Sinh Ra Nhiều Gỉ Mắt: Bình Thường Và Bất Thường. trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!