Bạn đang xem bài viết Trẻ Ngủ Li Bì Sau Khi Tiêm Phòng được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Câu hỏi của bạn các Chuyên gia giải đáp như sau:
Hiện tượng trẻ ngủ nhiều sau khi đi tiêm phòng về có thể do nguyên nhân như bé đi tiêm về bị sốt hoặc bị mệt mỏi nên trẻ ngủ nhiều hơn bình thường.
Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ nhiều một cách bất thường, ngủ li bì, cơ thể mệt mỏi, tím tái, co giật hoặc khóc thét thì mẹ cũng không được coi nhẹ mà cần đưa bé đến các trung tâm để các Bác sĩ khám kiểm tra chính xác nhất. Vì đây có thể là do bé bị sốc phản vệ thuốc nếu để lâu sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho bé.
Biện pháp chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng
Có rất nhiều trẻ sau khi được mẹ đưa đi tiêm phòng về, các con có dấu hiệu bị sốt, trẻ ngủ nhiều hoặc bị nôn mửa, co giật … những điều này rất ảnh hưởng đến sức khỏe cho trẻ. Vì vậy cha mẹ cần áp dụng một số biện pháp sau để chăm sóc lấy lại tinh thần cho trẻ.
Cho trẻ được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn, giới hạn khoảng thời gian chơi của bé.
Tránh cho bé tiếp xúc trực tiếp với gió và không khí bụi bặm, tránh tiếp xúc với quá nhiều người lạ và nếu phải đưa bé ra ngoài thì không được quá lâu.
Cho bé mặc những bộ quần áo, thoáng mát để bé cử động hoặc nằm ngủ được thoải mãi và dễ chịu hơn.
Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho bé. Nếu có các dấu hiệu bất thường thì đưa bé đến gặp các Bác sĩ luôn và càng sớm càng tốt.
Trường hợp, bé đang còn bú thì nên tăng cường cho bé bú thường xuyên hơn vì sữa mẹ có tác dụng hạ sốt và tăng sức đề kháng rất tốt.
Chỉ chườm mát bằng chai nước bọc hoặc khăn vào vùng tiêm trên da của bé (nếu vùng da đó bị sưng). Không được sử dụng nước đá lạnh hoặc các loại thuốc bôi xoa trực tiếp vào vùng tiêm của bé vì như thế sẽ rất dễ bị kháng thuốc hoặc gây những phản ứng phụ với thuốc kháng sinh.
Một số lưu ý cho các cha mẹ chăm sóc trẻ sau tiêm phòng
Ngoài những cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng, thì các cha mẹ cũng quên đưa con đến khám bác sĩ hoặc cấp cứu ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:
Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng từ 39 độ C trở lên
Cơ thể bé sau tiêm bị ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt
Bé ngủ li bì, bỏ bú, chán bú, không dậy bú
Bé luôn khóc thét, co giật trong khoảng thời gian trên 3h trở lên
Bé bị nôn mửa, đại tiện ra máu
Cơ thể bị phát ban, tím tái trên da
Người Mẹ Trẻ Nghi Ngờ Giúp Việc Cho Con Nhỏ Uống Thuốc Để Ngủ Li Bì Suốt Ngày
Cách đây ít ngày, một người phụ nữ Trung Quốc mang họ Tiết vô cùng phẫn nộ tới đồn cảnh sát địa phương báo án, rằng chị nghi ngờ người giúp việc đã cho con trai mình uống thuốc lạ để đứa trẻ ngủ li bì cả ngày.
Tháng 8 vừa qua, chị Tiết sinh đứa con thứ 2 giữa lúc công việc bộn bề, vì vậy chị buộc phải tìm thuê người giúp việc để phụ giúp mình chăm con. Thông qua công ty trung gian, chị Tiết đã thuê được một người phụ nữ khá lớn tuổi họ Uông chuyên trông trẻ với mức lương 5.000 tệ (tương đương 16,7 triệu đồng)/tháng.
Tuy nhiên, những ngày gần đây, chị Tiết bỗng phát hiện ra con trai mình cứ ăn xong là lăn ra ngủ và ngủ nhiều một cách bất thường, thậm chí có lúc đứa trẻ ngủ tới 34 tiếng đồng hồ liên tiếp. Trong khi một đứa trẻ bình thường cứ 2-3 tiếng sẽ đòi ăn một lần, thì con trai chị ngủ một mạch từ tối tới 7 giờ sáng, uống sữa khoảng 5 phút rồi lại ngủ đến 6 giờ tối. Việc này khiến chị vô cùng lo lắng và nảy sinh ý nghĩ người giúp việc đã giở trò với đứa bé để được rảnh rang nghỉ ngơi.
Sau đó, chị Tiết đã trực tiếp nói chuyện phải trái với người giúp việc. Mặc dù người giúp việc một mực chối tội, nhưng chị vẫn kiên quyết kiểm tra hành lý của bà ta để xác minh sự thật. Trước sự chứng kiến của người giúp việc, chị Tiết tìm được trong hành lý của bà ta một lọ thuốc rất khả nghi cùng một số vỉ thuốc cảm cúm.
Bên cạnh đó, chị Tiết còn cẩn thận lấy nước tiểu của con trai đem đến bệnh viện xét nghiệm, nhưng đáng tiếc là không thể xác định được con trai chị có bị cho uống thuốc an thần hoặc thuốc ngủ hay không.
Người giúp việc họ Uông khẳng định những vỉ thuốc trong hành lý của mình là thuốc sỏi thận. Bà ta thừa nhận bị sỏi thận nặng nhưng không ghi trong hồ sơ sức khỏe. Ngoài những vỉ thuốc viên nén, trong túi bà Uông còn có một lọ thuốc lạ, bên ngoài ghi tên một loại thuốc an thần nhưng bị gạch xóa và sửa thành thuốc giảm đau. Bà ta khai nhận là do bác sĩ kê đơn nhưng lại “tiện tay lấy một chiếc lọ khác để đựng”.
Về phía cảnh sát, họ đã tiến hành lấy khẩu cung, nhưng cũng không thể xác minh được liệu đứa bé đã bị người giúp việc cho uống thuốc lạ hay là tự ngủ theo như lời khai của bà ta.
Hiện các cơ quan chức năng vẫn đang tích cực phối hợp với các bên để điều tra làm rõ vụ việc.
Sau Khi Tiêm Phòng Cho Chó Bạn Cần Làm Gì ?
Những việc bạn cần làm sau khi tiêm phòng cho chó con ở MŨI TIÊM ĐẦU TIÊN là sự cách ly an toàn. Trong thời gian này cơ thể chó con bắt đầu kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể và sinh ra những phản ứng phòng vệ (chuyên môn gọi là: Đáp ứng miễn dịch). Nói dễ hiểu là cơ thể chó con đang tổ chức chiến đấu chống lại tác nhân bên ngoài. Do đó, trong thời gian này bạn cần phải tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho boss của mình. Nhớ là sau khi tiêm phòng cho chó con không được tắm khoảng 3 ngày.
CHỨC NĂNG HỆ THỐNG MIỄN DỊCH
Nguồn gốc miễn dịch
Nguồn gốc của các tế bào hệ thống miễn dịch xuất phát từ tế bào tủy xương. Khi tủy xương phát triển tức là các tế bào có chức năng miễn dịch được hình thành. Các tế bào này gồm có: đại thực bào, tế bào lympho, tế bào NK, tế bào ưa acid, tế bào ưa base. Các tế bào này được canh gác tại các cửa khẩu của cơ thể. Cửa khẩu của cơ thể chính là các hạch bạch huyết, lách, tuyến ức, các mảng Peyer’s ở ruột.
Chức năng – nhiệm vụ
Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân bên ngoài. Các tác nhân bên ngoài là các mầm bệnh, các “vật lạ” (những chất hay tế bào không tự sinh ra trong cơ thể như: Vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…).
Hệ thống này hoạt động như sau: vật lạ sẽ bị bắt bởi đại thực bào. Đại thực bào phân tích các yếu tố nhận diện vật lạ cho tế bào lympho nhận diện. Tế bào lympho sẽ nhớ những yếu tố nhận diện vật lạ này. Sau đó tế bào lympho tạo kháng thể bắt lấy yếu tố nhận diện vật lạ. Cuối cùng, tế bào ưa acid, ưa base sẽ tiêu hủy yếu tố vật lạ này.
Trong quá trình hình thành kháng thể cần có thời gian và sinh ra nhiều phản ứng sinh hóa. Đó chính là thời gian hoạt động của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó cơ thể chó sẽ có những cơn sốt nhẹ. Những phản ứng phụ sau khi tiêm phòng cho chó như: vùng tiêm sưng đỏ tấy lên, lười vận động, kén ăn, sốt, bồn chồn,… Những biểu của cơ thể chó phản ứng phòng vệ với tác nhân vật lạ.
SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ – HỆ THỐNG MIỄN DỊCH KÍCH HOẠT
Sau khi tiêm phòng nên cách ly chó con với các loài động vật khác khoảng 21 ngày. Sau thời gian này cơ thể đã hình thành các kháng thể bảo hộ. Cơ chế tiêm phòng chủ động sẽ tạo cho cơ thể chó con dòng tế bào ghi nhớ các tác nhân gây bệnh.
Bạn có biết khi mua chó, người bán chó đã tiêm phòng rồi mà chó vẫn bị mắc bệnh không? Mặc dù trong sổ khám bệnh họ có dán tem tiêm phòng bệnh nhưng chó vẫn mắc bệnh là do họ thiếu kiến thức về miễn dịch.
Với số lượng chó nhiều, khi chó con đến tuổi họ tiêm phòng cho chúng nhưng không có sự cách ly. Khi chó con tiếp xúc với nhau, nếu chẳng may có một con bệnh thì sẽ lây bệnh cho cả đàn. Đôi khi chính bác sỹ thú y cũng quên nhắc nhở khách hàng có biện pháp bảo vệ sau khi tiêm. Con số 21 ngày là ngưỡng an toàn. Chó của bạn vượt qua được giai đoạn này sẽ tránh được một số bệnh nguy hiểm.
NHỮNG ĐIỀU NÊN LÀM SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO CHÓ
Massage vùng da bị tiêm để tránh áp xe.
Nên để chó cách ly với các động vật khác trong 21 ngày. Để tránh tiếp xúc mầm bệnh với chó khác hay khu vực có chứa mầm bệnh.
Chỗ ở yên tĩnh, tránh tiếng ồn.
Có nhiều nước cho chó uống giải nhiệt.
Chế độ ăn uống bình thường. Nếu được bổ sung thêm các dinh dưỡng, khoáng chất để tái tạo lại tế bào.
Tránh vận động mạnh trong 3 ngày.
Trường hợp hiếm với những chó bị dị ứng vaccine. Sau khi tiêm vaccine chó phản ứng mạnh như: thở khó và mạnh, nôn ói, ngứa nổi mề đay, huyết áp thấp (nhìn qua màu sắc của lưỡi thấy nhợt nhạt),… Lập tức đưa đến bác sỹ thú y để tiêm thuốc chống dị ứng như: Cortisone, Epinephirine…thuốc kháng viêm NASIDs. Nếu bạn ở vùng sâu vùng xa thì nên đến nhà thuốc hoặc trạm xá của người để xin mua thuốc có chứa thành phần trên, rồi nghiền ra pha với nước. Dùng phần nhựa ống tiêm bơm trực tiếp vào miệng chó. Sau đó chuyển đến phòng khám thú y để tiếp tục truyền dịch điều trị.
CÂU CHUYỆN THỰC TẾ Ở TRẠI CHÓ HÓC MÔN – TPHCM
Mình xin chia sẻ câu chuyện xảy ra ở trại chó Hóc Môn. Chó trong trại đến tuổi chích ngừa và nhân viên kỹ thuật chăm sóc chó tại trại đó thực hiện tiêm phòng cho đàn bec giê.
Sau khi tiêm phòng không có cách ly giữa các con chó với nhau. Nhân viên kỹ thuật này nói với chủ trại: ”Chó con cùng một lứa đẻ không cần phải cách ly với nhau”. Kết quả là cả đàn chó bec giê nhiễm bệnh và chết cả đàn. Nhân viên kỹ thuật này lại đổ lỗi là do vaccine bảo quản không tốt nên mới có thiệt hại này. Là do chất lượng vaccine kém.
Tôi đồng ý vaccine có tỷ lệ sai xót. Nhưng tỷ lệ này rất thấp, xác suất xảy ra là không quá lớn. Với lại vaccine trước khi ra thị trường đều do chi cục thú y kiểm tra. Họ lấy mẫu kiểm định rồi xuất giấy thông hành cho phép bán trên thị trường. Hầu hết các công ty nhập vaccine là công ty nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và được nhà nước quản lý.
Qua đó cho thấy, tiêm phòng vaccine cần có thời gian để hình thành kháng thể bảo hộ. Sự cách ly rất quan trọng trong giai đoạn sau khi tiêm phòng. Cách ly không phải là nhốt tất cả chó chung một chuồng mà là hạn chế tiếp xúc giữa mỗi con chó với các khu vực có chứa nguồn bệnh. Có nghĩa là không nhất thiết phải bỏ vô chuồng, chỉ cần đặt chúng ở trong khu vực an toàn.
Bài viết “sau khi tiêm phòng cho chó bạn cần làm gì?” sẽ đem lại giá trị cho cộng đồng. Bài viết này mình xin chia sẻ kiến thức cho mọi người góc nhìn của y học. Mục đích truyền tải cho người nuôi chó và người kinh doanh lĩnh vực thú cưng hiểu được tầm quan trọng của việc tiêm phòng đúng cách. Góp phần xây dựng văn hóa yêu thương cho động vật ở Việt Nam.
Với thông điệp: “Góp phần xây dựng văn hóa yêu thương thú cưng cùng xây dựng tính nhân văn trong cộng đồng”
Bài viết số:11
BSTY – Hồ Minh Hoàng
7 Lưu Ý Quan Trọng Khi Đưa Trẻ Đi Tiêm Phòng
Trước khi tiêm chủng
Cần để trẻ ở bệnh viện ít nhất 30 phút sau khi tiêm. Bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn hoặc bú quá no, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà để trẻ đói bởi điều này có thể sẽ khiến trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ hãy cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác hơn trong quá trình tiêm phòng. Mẹ cần mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ của trẻ, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
Trước khi tiêm, ba mẹ đừng quên trao đổi với bác sĩ tình trạng sức khỏe của trẻ, có bị suy dinh dưỡng, có mắc bệnh cấp tính (như sốt, viêm phổi, viêm phế quản…), tiền sử bệnh tật, dị ứng với thuốc, hóa chất, thức ăn…
Nếu ở những mũi tiêm trước trẻ có dấu hiệu dị ứng, sốt…, mẹ nên báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời trong tình huống khẩn cấp.
Sau khi tiêm
Sau khi trẻ tiêm chủng xong, mẹ không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ.
Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, mẹ có thể đưa con về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm. Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc xin 5 trong 1.
Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.
Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra, hiện nay cũng có một số mẹ truyền tai nhau kinh nghiệm xát chanh hoặc đắp một lát khoai tây mỏng vào chỗ tiêm nhằm mục đích giảm đau, sưng tấy cho trẻ. Tuy nhiên, cách làm này không được các chuyên gia y tế khuyến khích vì làn da của trẻ vô cùng nhạy cảm, làm vậy có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn cho vết tiêm.
Trường hợp trẻ sốt nhẹ, sốt 37-38 độ C, mẹ có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.
Trường hợp không nên tiêm phòng cho trẻ
Mỗi loại vắc xin chống chỉ định với từng nhóm trẻ khác nhau. Chẳng hạn với vắc xin phòng lao, những trẻ sinh non, cân nặng dưới 2,5 kg phải tạm thời lùi thời điểm tiêm. Vắc xin được tiêm trong tháng đầu tiên đến 2 tháng tuổi. Do đó, trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, mẹ cần tìm hiểu xem trẻ có thuộc đối tượng tiêm phòng hay không, đồng thời trao đổi với bác sĩ về tình hình hiện tại của trẻ.
Liều lượng tiêm cho trẻ trong mỗi lần tiêm phòng
Hai loại bắc xin sống không nên tiêm gần nhau trong khoảng thời gian 4 tuần. Ngoài ra có thể tiêm chủng nhiều loại vắc xin khác nhau trong một lần tiêm. Vắc xin sống bao gồm vắc xin phòng các bệnh như lao, sởi, thủy đậu…
Việc tiêm nhiều mũi tiêm trong một lần tiêm phòng có thể khiến trẻ bị phản ứng, dị ứng và khó theo dõi do không biết cơ thể trẻ phản ứng với loại vắc xin nào. Do đó, tốt nhất nên tiêm một loại vắc xin cho một lần tiêm chủng. Có thể tiêm từ 2 loại vắc xin trở lên trong trường hợp điểm tiêm chủng ở xa nhà, trẻ ghép tạng…
Một số phản ứng sau khi tiêm ngừa
Sốt nhẹ: Sốt là phản ứng phổ biến nhất ở trẻ sau khi tiêm phòng. Đây là cách cơ thể trẻ phản ứng với thuốc và thường tự khỏi sau 1-2 ngày tiêm phòng. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp trẻ có thể sốt cao trên 39 độ C, khi đó bố mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay để được điều trị kịp thời.
Vết tiêm bị sưng đỏ, đau: Vấn đề này có thể tồn tại đến vài ngày nhưng đây hoàn toàn là phản ứng bình thường và sẽ tự khỏi, không đáng ngại. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh ở chỗ tiêm để giảm đau cho trẻ.
Dị ứng: Trẻ có thể nổi các vết ban mề đay hoặc ngứa toàn thân… Thông thường, các biểu hiện dị ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày, nhưng nếu trẻ thấy khó chịu nhiều thì phải dùng một số thuốc chống dị ứng.
Một số phản ứng khác: Ở một số trường hợp, trẻ sẽ gặp phải các phản ứng hiếm gặp như tai biến thần kinh, viêm hạch, viêm não…Đây là những phản ứng nặng, có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu bố mẹ không kịp thời đưa con đến bệnh viện.
Khi nào đưa trẻ đến bệnh viện: Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như trẻ sốt trên 39 độ C, sốt cao quá 2 ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm…, bố mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Trích nguồn: Sức khỏe toàn dân
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Ngủ Li Bì Sau Khi Tiêm Phòng trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!