Bạn đang xem bài viết Trẻ Mới Ốm Dậy: Ăn Như Thế Nào Cho Hợp Lý? được cập nhật mới nhất trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
26/11/2019 10:11
Trẻ mới ốm dậy cần bổ sung nhiều nước, chế độ ăn giàu protein, chất xơ và men vi sinh có lợi cho đường tiêu hóa. Bố mẹ cùng FamiCook tham khảo chế độ ăn dinh dưỡng dành cho trẻ mới ốm dậy như sau:
Thực đơn của bé cần được bổ sung thêm nhiều rau củ quả
Bổ sung nhiều rau củ và trái cây tươi
Trái cây tươi chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên nên cực kỳ tốt cho trẻ mới ốm dậy. Nếu bé vẫn mệt và không muốn ăn nhiều bố mẹ có thể dùng máy ép, ép lấy nước trái cây cho bé uống.
Ngoài ra, khi thực đơn có nhiều rau xanh cơ thể bé sẽ được cung cấp đầy đủ các loại vitamin cần thiết, từ đó hồi phục lại nhanh chóng sức khỏe. Đối với rau xanh mẹ thể ép lấy nước uống hoặc nấu cùng với cháo để tạo nên món cháo dinh dưỡng cho bé.
Một số thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao như: nho, việt quất, bắp cải, rau bina, cải xoăn,….
Tăng cường các nhóm thực phẩm đạm
Trẻ mới ốm dậy, cơ thể mệt mỏi, suy nhược nên mẹ cần bổ sung các nhóm thực phẩm giàu đạm: trứng, sữa, thịt bò, hải sản,…giúp cơ thể chữa lành các tổn thương gây ra khi bị ốm.
Một số dinh dưỡng khác trong các thực phẩm chứa đạm:
Thịt bò: giàu vitamin B6, 12, kẽm, sắt,… giúp bổ máu.
Thịt heo: giàu vitamin và các khoáng chất (đặc biệt là selenium và thiamin) cần thiết cho não và hệ thống miễn dịch.
Thịt gà: có tới 18 loại axit amin và vitamin các loại, các nguyên tố vi lượng có tác dụng phòng chống mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật cho cơ thể.
Lươn: thịt lươn chứa nhìu vitamin A, B1,6, natri, cali,… Theo đông y lươn có tác dụng bồi bổ khí huyết, cải thiện suy dinh dưỡng rất tốt.
Ếch: chứa nhiều vitamin và khoáng chất (protein, chất béo, đường, photpho,…) cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khoẻ cho người mới ốm dậy, cải thiện suy dinh dưỡng cho trẻ, tăng cân.
Trứng gà: thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao không thể thiếu trong thực đơn phục hồi sức khoẻ. Trong trứng có cả chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, các men và hoocmon.
Bổ sung men vi sinh chứa lợi khuẩn
Cơ thể của trẻ cần được cung cấp đây đủ các lợi khuẩn để kích thích tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Vì vậy, bố mẹ nên đưa thêm sữa chua, hoặc sữa chua uống để bổ sung thêm các lợi khuẩn cần thiết giúp bé ăn ngon hơn.
Uống nhiều nước
Khi bị ốm đa phần cơ thể đều bị mất lượng nước khá lớn, vì vậy cơ thể trẻ cần được bố sung nước kịp thời, tránh mất nước quá nhiều khiến cơ thể suy nhược. Ngoài ra, nước cùng giúp cơ thể bài tiết, thanh lọc một số chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Ăn thức ăn dạng lỏng
Khi bé mới ốm dậy cần ăn thức ăn dạng lỏng hơn so với bình thường để con dễ ăn, hệ tiêu hóa cũng dễ dàng hơn. Khi bé khỏe dần lại thì bắt đầu cho bé ăn thức ăn đặc dần.
Cơ thể của bé còn rất yếu nên mẹ hãy kiên trì nấu đa dạng món ăn khác nhau, con ăn được là mẹ mừng rồi đừng bắt con ăn quá nhiều. Trẻ vừa ốm dậy nếu bị ép ăn sẽ khiến trẻ sợ hãi và bỏ hẳn bữa ăn.
Bên cạnh đó, khi chế biến thức ăn cho trẻ, bó mẹ hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng khiến bị đầy bụng, khó tiêu.
Cùng tham khảo một số thực đơn dinh dưỡng dành cho trẻ mới ốm dậy:
1. Cháo lươn:
Nguyên liệu: Cách làm:
Bước 1: Lươn mua về đem rửa sạch nhớt với muối, sau đó luộc chín và gỡ lấy thịt cùng cục máu đông trong bụng.
Bước 2: Phi thơm hành tỏi, sau đó cho thịt lươn vào xào chín, nêm chút gia vị cho đậm đà.
Bước 3: Cho gạo tẻ vào nồi nước dùng, đun sôi và để lửa nhỏ liu riu cho chín nhừ. Khi nồi cháo chín, thả thịt lươn đã xào sẵn ở trên vào. Cho thêm chút rau thơm thái nhỏ khi ăn là được.
Nếu trẻ dưới 1 tuổi, không cần cho thêm các loại rau thơm. Cho trẻ ăn khi nóng để nhanh hồi phục sức khỏe.
2. Cháo cá hồi bí đỏ:
3. Súp gà nấm rơm
Nguyên liệu: Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch sơ chế toàn bộ nguyên liệu
Bước 2: Gà luộc chín, vớt gà ra rồi cho các rau củ vào đun. Thịt gà xé nhỏ thành sợi nhỏ. Khi rau củ chín thì cho thịt gà và nấm rơm vào đun
Bước 3: Nước sôi lại thì cho trứng vào khuấy đều tay, sau đó cho bột năng vào để tạo độ sánh cho súp. Thêm chút hành lá hoặc rau mùi món ăn.
Điều Dưỡng Viên Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Cho Trẻ Mới Ốm Dậy
Trẻ mới ốm dậy thường bị sút cân, cơ thể yếu ớt, lúc này trẻ cần được cha mẹ chăm sóc cẩn thận để cơ thể nhanh chóng phục hồi và khỏe mạnh.
Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc cho trẻ mới ốm dậy
Trẻ em cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc hợp lý để khỏe mạnh, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Đối với những trẻ mới ốm dậy, cơ thể và sức đề kháng của trẻ còn rất yếu, chính vì thế cần có chế độ chăm sóc đặc biệt. Những cách chăm sóc không khoa học có thể để lại những hậu quả không tốt, trong đó có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Trẻ mới ốm dậy không nên bồi bổ quá mức
Cô Nguyễn Thị Linh, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trẻ em mới ốm dậy thường bị sút cân, cơ thể xanh xao và yếu ớt, nhiều phụ huynh xót con liền mua đủ loại thực phẩm dinh dưỡng để tẩm bổ cho con với hi vọng trẻ sớm tăng cân trở lại. Khi trẻ không ăn được thì tìm mọi cách, dọa nạt, nịnh nọt để bắt trẻ ăn.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đây là một thói quen rất sai lầm trong việc chăm sóc trẻ. Thực tế trẻ mới ốm dậy vừa phải trải qua một thời kỳ khó khăn, mệt mỏi vì phải chống lại bệnh tật. Mọi cơ quan chức năng trong cơ thể trẻ còn yếu, trong đó hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Lúc này trẻ thường không có cảm giác thèm ăn, ngại ăn những loại thực phẩm rắn và lười tiêu hóa.
Cho trẻ ăn đúng cách để nhanh hồi phục
Cho trẻ ăn đúng cách để phục hồi sức khỏe
Khi trẻ bị ốm, trẻ có thể bị ho nhiều và dễ bị nôn sau khi ăn xong. Do đó trước khi ăn nên cho trẻ uống vài thìa nước. Tiếp đến, cho trẻ nằm sấp rồi vỗ về lưng bé nhằm giúp cho bé không bị đọng đờm. Không nên dùng giấy ướt lau cho bé. Vì giấy ướt khi chạm vào mũi nhiều lần sẽ khiến bé bị lạnh và kích thích nước mũi chảy liên tục. Nên dùng khăn khô, mềm để lau cho con.
Khi chăm sóc trẻ, tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn đã nguội lạnh. Thức ăn sẽ không còn ngon và làm gia tăng tình trạng viêm họng ở bé. Nếu bé trở nên biếng ăn, nên cho bé ăn lượng thức ăn ít hơn thường ngày.
Các bác sĩ tư vấn cho biết, khi trẻ bị đói và không bị sút cân, nên cho trẻ ăn chia làm nhiều bữa, có thể cho trẻ ăn các bữa cách nhau hai tiếng. Có thể sau bữa ăn chính, cho trẻ ăn thêm các loại váng sữa, phô mai.
Cho trẻ uống nhiều nước, có thể nước lọc hoặc các loại nước hoa quả, sữa… giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Phụ huynh có thể cho trẻ ăn khoai tây nghiền, mang lại hiệu quả rất tốt cho bé. Có thể cho bé ăn thêm các loại bánh ngọt có nhân kem, nhân sữa cung cấp thêm dinh dưỡng và năng lượng cho bé. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, lê và táo đỏ là hai loại trái cây rất tốt cho bé bị mắc bệnh hô hấp.
Cho Trẻ Ăn Quả Óc Chó Như Thế Nào Là Tốt
Ngay từ khi mới sinh ra, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho trẻ thường đến từ sữa mẹ. Trẻ nhỏ dùng sữa mẹ cho đến thời điểm bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn ăn dặm của trẻ thường bắt đầu từ tháng thứ 6 trở lên đến 1 tuổi. Và thời điểm khi trẻ đã được hơn 1 tuổi (hơn 12 tháng tuổi) chính là thời điểm tốt nhất để bổ sung thêm quả óc vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé đó các mẹ à.
Khi cho trẻ ăn dặm kết hợp nguyên liệu quả óc chó, Hùng khuyên các mẹ nên cân nhắc kỹ càng cũng như tham khảo các cách chế biến hạt óc chó đúng cách để hạn chế tình trạng bị hóc, sặc,… Bởi vì trẻ nhỏ vẫn chưa thể nhai được các hạt cứng như hạt óc chó, hệ tiêu hóa còn non nớt nên mẹ cần chú ý kỹ hơn khi chế biến thực phẩm cho trẻ.
Từ 3 tuổi trở lên, bộ phận răng và hệ tiêu hóa của trẻ cũng bắt đầu phát triển hoàn thiện hơn. Lúc này, mẹ có thể thêm khoảng 1-2 quả óc chó vào thực đơn mỗi ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Giúp trẻ phát triển hoàn thiện cả thể chất và trí tuệ. Sau khi trẻ đã quen thì mẹ có thể tăng lên khoảng 4-6 quả óc chó nhé.
Đối với những trẻ trong giai đoạn bắt đầu ăn dặm thì bạn nên bổ sung thêm quả óc chó vào thực đơn của bé bằng cách nghiền mịn rồi đem nấu thành cháo cho trẻ hơn. Lời khuyên của Hùng là mẹ nên nghiền thật nhỏ, không nên sử dụng nguyên hạt để nấu bởi trẻ rất dễ bị hóc do chưa nhai nhuyễn thức ăn được.
Bên cạnh đó, khi cho trẻ tiếp xúc lần đầu tiên với quả óc chó, mẹ cần phải theo dõi trẻ thật cẩn thận. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng thì nên ngừng ngay chứ không nên cho trẻ ăn tiếp nhé. Hùng muốn chia sẻ thêm là nếu trẻ đã có cơ địa dị ứng với quả óc chó thì mẹ cũng nên cẩn trọng với các loại hạt dinh dưỡng khác như hạnh nhân, lạc, điều….
Đối với những trẻ lớn hơn thì bạn có thể cho trẻ ăn hạt quả óc chó thường xuyên với nhưng vẫn nên cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Hoặc bạn có thể nghiền hạt óc chó rồi rắc lên bánh quy, kem, trộn sinh tố hoặc trộn với món ăn yêu thích của trẻ. Kích thích trẻ ăn ngon miệng, hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
Lưu ý khi cho trẻ ăn quả óc chó, bạn nên cho trẻ ăn với số lượng vừa đủ. Ban đầu sẽ thử 1-2 hạt/ngày, tiếp theo thì nâng lên khoảng 4 hạt mỗi ngày. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Bởi vì quả óc chó có nhiều dưỡng chất, có thể khiến trẻ có cảm giác chướng bụng, ăn không tiêu hoặc thừa cân. Ngược lại, ăn quả ít quả óc chó thì không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đâu nhé.
Đầu tiên, mẹ cần nấu cháo như các loại cháo ăn dặm thông thường. Cho 1 nắm gạo và nửa lít nước vào nồi đun sôi chừng 1 tiếng. Tiếp đến, mẹ nghiền vụn quả óc chó rồi cho vào nồi cháo, ninh thêm 15 phút để hạt óc chó nhừ hẳn, mềm hơn. Sau khi cháo chín hẳn thì mẹ múc ra tô, để nguội trước khi bón cho trẻ ăn.
Thay vì nấu cháo trắng với hạt óc chó thì mẹ có thể thêm cà rốt, thịt băm nhuyễn hoặc các loại củ quả khác nhau để thay đổi khẩu vị, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
Với giải đáp thắc mắc cho trẻ ăn quả óc chó như thế nào trong bài viết, Hùng hy vọng sẽ giúp các mẹ có con nhỏ cảm thấy thoải mái, không còn gặp khó khăn khi phải bổ sung quả óc chó vào thực đơn hàng ngày của trẻ. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đáp hoặc tư vấn thêm thì hãy liên hệ với Hùng qua thông tin sau nhé.
( Giao hàng tận nơi trên Toàn Quốc, Nhận Hàng rồi mới Trả Tiền, Cam kết Hàng Mới, Không hôi dầu, Giá rẻ bất Ngờ, Bảo hành, đổi trả Miễn Phí, Bạn không mất gì cả. Bấm Vào Xem Ngay )
Thực Đơn Cho Người Mới Ốm Dậy Trong 1 Tuần
1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người mới ốm dậy
3 nguyên tắc giúp việc xây dựng thực đơn trở nên dễ dàng mà vẫn đáp ứng đủ chất, đủ năng lượng cho người bệnh.
Lựa chọn những thực phẩm phù hợp với khẩu vị người dùng
Bên cạnh việc lựa chọn thức ăn bổ dưỡng cho người mới ốm dậy thì những thức ăn này cũng cần hợp với khẩu vị người dùng.
Người mới ốm dậy thường có cảm giác chán ăn. Thực đơn cho người mới ốm dậy nên ưu tiên những thực phẩm hợp khẩu vị người dùng để tạo cảm giác ngon miệng ăn được nhiều hơn. Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn các loại gia vị kích thích như ớt, hạt tiêu hoặc đồ ăn muối chua, lên men, đồ sống.
Người mới ốm dậy cần được bổ sung chất điện giải nên các món nhiều nước rất phù hợp. Ngoài ra, do hệ tiêu hóa còn chưa hoạt động ổn định, các món dễ tiêu hóa sẽ không gây áp lực cho việc tiêu hóa.
Bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết
Thực đơn cho người mới ốm dậy cần có sự cân đối của các nhóm chất đa dạng và tốt cho cơ như:
Chất đạm: Cung cấp năng lượng cho cơ thể, tham gia hỗ trợ trao đổi chất và hỗ trợ dẫn truyền dây thần kinh bớt cảm giác mỏi mệt và hỗ trợ các cơ quan khác hoạt động bình thường. Các thực phẩm giàu đạm như đậu, đỗ, ngũ cốc, thịt, trứng, sữa, cá… .
Chất bột đường: Cung cấp năng lượng và tăng cường hoạt động trao đổi chất. Chất bột đường có nhiều trong cơm, bánh mì, bánh quy, các loại đậu… .
Chất béo tốt: Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn vì không bị quá tải, giúp duy trì lượng đường trong máu cũng như là lớp đệm bảo vệ các cơ quan quan trọng. Các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh như trứng, hạnh nhân, hạt điều, hạt phỉ, quả bơ… .
Vitamin và khoáng chất: Đóng vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của cơ thể, tạo năng lượng cần thiết cho tế bào.
2. Thực đơn 1 tuần cho người mới ốm dậy
Ngoài bữa ăn chính, bạn nên bổ sung thêm các bữa ăn phụ nhẹ xen kẽ các bữa chính trong thực đơn giúp tăng cường chất dinh dưỡng bổ sung cho cơ thể cho người mới ốm dậy. Các món phụ có thể là: Nước ép cam gừng, khoai lang, sữa, sinh tố hoa quả… .
Bên cạnh việc xây dựng thực đơn cho người mới ốm dậy thật đủ dinh dưỡng. Người sau ốm cũng nên lưu ý:
Có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, làm việc hợp lý.
Tránh làm việc quá sức và có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Hạn chế thức khuya và ngủ không đủ giấc.
Giữ cho đầu óc, tinh thần thoải mái, tránh stress.
Bổ sung thêm TPCN, thuốc bổ cho cơ thể để tăng cường sức khỏe từ bên trong. Các sản phẩm có thành phần bổ dưỡng như viên nhung hươu của Dược phẩm TW3 nên được ưu tiên sử dụng giúp:
Bổ huyết, ích huyết.
Tăng cường sức khỏe tổng thể.
Tăng sức đề kháng.
Thực đơn cho người mới ốm dậy cần có sự đa dạng và phù hợp với từng giai đoạn hồi phục của cơ thể. Tùy từng tình trạng và khẩu vị mà bạn nên điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Mới Ốm Dậy: Ăn Như Thế Nào Cho Hợp Lý? trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!