Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Bị Chó Cắn: Chớ Coi Thường! # Top 12 Xem Nhiều | Dhrhm.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Trẻ Bị Chó Cắn: Chớ Coi Thường! # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Trẻ Bị Chó Cắn: Chớ Coi Thường! được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mối nguy đến từ chính vật nuôi trong nhà

Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp trẻ bị chó cắn đều là do vật nuôi trong nhà hoặc vật nuôi của nhà hàng xóm. Hầu hết, các trẻ bị chó tấn công đều trong độ tuổi từ 2 đến 6 tuổi, chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân. Tình trạng trẻ bị chó tấn công tại nhiều địa phương trên cả nước trong thời gian qua đã khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng.

Ngày 21/3, Bệnh viện (BV) Xanh Pôn đã tiếp nhập một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lo sợ, hoảng loạn sau khi bị chó cắn. BS. Nguyễn Nam Giang – Phụ trách Khoa Bỏng BV Xanh Pôn – cho biết: Bệnh nhi Nguyễn T.H.Y. 3 tuổi (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), nhập viện với nhiều vết thương ở phần mềm đùi trái kèm theo gãy xương kín. Gia đình của bệnh nhi cho biết, bé Y. là con thứ 4 trong gia đình, ở nhà bé rất ngoan. Sự việc xảy ra khi bé đang đi xe đạp trẻ em ở ngoài cổng thì bất ngờ con chó của hàng xóm đứt xích xông ra tấn công bé. Các BS đã tiến hành điều trị và ghép da tự thân cho bé ở những phần da bị thiếu hụt.

Ngày 19/4, Khoa Cấp cứu BV Trung ương Thái Nguyên đã tiếp nhận một bé trai 7 tuổi (xã Khôi Kỳ, Đại Từ) nhập viện trong tình trạng rối loạn hôn mê, rối loạn nhịp thở, có vết thương phức tạp ở vùng nách hai bên, dập nát vùng cánh tay trái và hậu môn vì bị chó cắn. Các BS chẩn đoán bé bị đa tổn thương ở nhiều vùng cơ thể nên khẩn trương cấp cứu và khâu gần 200 mũi. Tuy nhiên, do vết thương quá nặng, cháu bé đã không qua khỏi.

Trước đó, vào ngày 3/4, BV Việt Đức đã tiếp nhận trường hợp bé 7 tuổi (thị trấn Lương Bằng, Kim Động, Hưng Yên) nhập viện trong tình trạng đồng tử 2 bên giãn, không đo được huyết áp, đa vết thương do bị cả đàn chó dữ lao vào tấn công. Gia đình bé cho hay, cả chục con chó lao vào cùng lúc khiến cháu bé ngã xuống và cố gắng chạy thoát nhưng không được, đến khi người dân xung quanh phát hiện đưa bé đi cấp cứu tại BV Đa khoa Hưng Yên thì bé đã không qua khỏi vì vết thương quá nặng.

Tại Nghệ An, một bé gái 22 tháng tuổi cũng đã tử vong vì bị chó nhà hàng xóm tấn công vào ngày 11/7. Theo đó, ngày 10/7 khi bé đang chơi đùa với chị gái ở cổng nhà thì bị chó becgie của hàng xóm xổng chuồng tấn công gây thương tích nặng. Mặc dù đã được gia đình đưa vào BV Đa khoa Nghi Lộc để cấp cứu nhưng vì vết thương quá nặng nên bé đã tử vong. Các BS cho biết, bé vào viện trong tình trạng nguy kịch, đa chấn thương, bất tỉnh tại chỗ và có nhiều vết thương ở mạn sườn.

Gần đây nhất, ngày 18/7, một bé trai 10 tuổi (xã Hoà Phong, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) đã tử vong vì bị chó dại cắn. Được biết, bé Ai Thơi bị chó nhà hàng xóm cắn vào chân nhưng vì vết thương nhỏ, ít đau nhức nên gia đình không theo dõi và cũng không đưa bé đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Khi bé xuất hiện các triệu chứng sốt, mệt mỏi, không ăn uống, sợ gió, gia đình mới đưa bé đến BV Đa khoa huyện Krông Bông khám sau đó chuyển lên BV Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị. Các BS chẩn đoán bé bị bệnh dại lên cơn. Đến ngày hôm sau bé đã tử vong.

Có thể thấy, chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2023, vụ việc trẻ bị chó tấn công gây thương tích, thậm chí dẫn đến tử vong đã liên tiếp xảy ra tại các địa phương trên cả nước. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp trẻ đều bị tấn công bởi chó thả rông, không có rọ mõm và không có các biện pháp bảo hộ. Nhưng đáng buồn hơn là trường hợp trẻ tử vong chỉ vì gia đình chủ quan, không quan tâm, chú ý đưa bé tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn, cho rằng đó chỉ là một vết cắn nhỏ không đáng ngại.

Không chủ quan khi bị chó cắn

Thời tiết mùa hè là điều kiện thuận lợi để nhiều dịch bệnh phát triển, đặc biệt là bệnh dại. Thực tế cho thấy, nhiều gia đình sau khi có người thân bị chó cắn, nghĩ là chó nhà nên đã không đến các cơ sở y tế để tiêm phòng. Chính sự chủ quan, thiếu hiểu biết về bệnh dại và cách xử trí khi bị chó cắn mà nhiều vụ việc thương tâm đã xảy ra.

Theo các chuyên gia y tế, bệnh dại thường gia tăng vào mùa hè, thời gian ủ bệnh kéo dài, sớm nhất là nửa tháng, đa số là vài ba tháng, có người đến vài năm. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật. Thời gian phát bệnh phụ thuộc vào vị trí bị chó cắn. Đặc biệt, chỗ bị chó cắn càng gần thần kinh trung ương thì nạn nhân càng phát bệnh nhanh. Chính vì vậy, khi bị chó cắn ở những vị trí như đầu, mặt, cổ thì cần phải tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt trong vòng 12 giờ sau khi bị chó cắn.

BS Nguyễn Trung Cấp – Khoa Cấp cứu, BV Nhiệt đới Trung ương – cho biết: Bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của con vật dại trên vùng da bị tổn thương. Bệnh dại trên cơ thể người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vaccine hay huyết thanh kháng dại. Tiêm huyết thanh là đưa vào một lượng kháng thể sẵn có vào cơ thể để trung hoà với virus dại, còn vaccine là nhằm củng cố miễn dịch lâu dài về sau.

Biểu hiện của bệnh dại trên cơ thể người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như là 100% đối với cả người và động vật. Dấu hiệu nhận biết chó dại là chó sẽ có những thay đổi trong hành vi thông thường như cắm đầu chạy không có nguyên nhân, chui rúc vào chỗ tối, hoảng sợ, né tránh, cắn khi không bị trêu chọc, tiết nhiều nước bọt hoặc sùi bọt mép. Vì đói nên chó có thể nhai mọi thứ, nhiều con bị liệt hai chân nên đi vòng tròn…

Trường hợp biết chính xác con chó bị dại, ốm hoặc cắn xong một ngày thì chết cần phải đến ngay các cơ sở y tế để tiêm huyết thanh, sau đó tiêm vaccine phòng bệnh dại. Nếu vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm cắn người con vật vẫn bình thường thì cần theo dõi chó trong vòng 10 đến 15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu phát hiện chó có dấu hiệu bỏ ăn, chết, mất tích… cần phải tiêm vaccine phòng dại ngay. Tuy nhiên, nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi bị chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng. Các BS khuyến cáo, tốt hơn hết nên tiêm vaccine ngay sau khi bị chó cắn. Cùng với đó, phải tiêm phòng đủ liều theo quy định, đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn. Khi bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hoà đặc dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn… Xử lý vết thương tại chỗ càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại sẽ càng có hiệu quả. Sau đó, người nghi bị chó dại cắn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng.

Được biết, những người có nguy cơ cao mắc bệnh dại là những cán bộ làm công tác thú y, kiểm lâm, chế biến thực phẩm, trẻ dưới 15 tuổi hay thích chơi với chó mèo… nên tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Trước tình hình nhiều trường hợp bị chó cắn để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa kỹ vết thương bằng xà phòng trong vòng 15 phút, nếu không có xà phòng thì rửa bằng nước sạch; sau đó rửa bằng cồn 70% hoặc cồn Iod, Povidone, Iodine. Hạn chế làm dập vết thương, không được băng kín vết thương và đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng ngừa mới không bị bệnh dại. Đặc biệt, người dân tuyệt đối không được dùng thuốc nam, nhờ thầy lang hoặc tự chữa khi bị chó cắn.

Ngứa Thường Xuyên, Coi Chừng Bị Nhiễm Sán Chó

ThS.BS Trần Thanh Long (Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chúng tôi thăm khám bệnh nhân nhiễm giun đũa chó vào sáng 11-9 – Ảnh: XUÂN MAI

Nhiều người bị ngứa không rõ căn nguyên. Những cơn ngứa này ngày một nghiêm trọng đến mức mất ngủ. Với kết quả xét nghiệm dương tính giun sán, nhiều người mắc sán chó, họ bàng hoàng khi biết nguyên nhân chỉ là do ăn rau sống, thực phẩm sống chứ họ không chơi với cả chó lẫn mèo…

Tôi không nuôi chó, nhưng thỉnh thoảng ôm nựng chó của những nhà lân cận. Từ khi biết mình nhiễm sán chó, tôi dần từ bỏ thói quen này.

Ngứa không rõ căn nguyên

ThS.BS Trần Thanh Long, trưởng khối điều trị phòng khám bệnh chuyên khoa ký sinh trùng Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chúng tôi cho hay các bệnh giun sán như giun đũa chó, sán lá gan… rất phổ biến trong cộng đồng. Bệnh gặp ở mọi đối tượng, độ tuổi và nguy hiểm nếu điều trị không kịp thời.

Cách đây khoảng 4 năm, chị N.T.T. (38 tuổi, ngụ quận 11, chúng tôi bắt đầu cảm thấy ngứa ở cánh tay, ở đùi nhưng chỉ ngứa khoảng 1-2 ngày rồi hết. Công việc bận rộn nên chị T. cũng không chú ý đến những cơn ngứa này lắm nhưng sau này cơn ngứa đến ngày một nhiều hơn.

Gần đây, cơn ngứa đến với mức độ chị không thể chịu đựng được nữa. Cứ đi làm về, tắm rửa xong, chị phải ngồi gãi liên tục. Những chỗ chị gãi đỏ ửng lên như dị ứng, có nhiều đêm chị phải thức giấc vì ngứa. Thấy bất thường, chị lên Internet tìm kiếm xem triệu chứng của mình là bệnh gì thì chị nghi mình có thể bị nhiễm ký sinh trùng.

Mới đây, chị đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới chúng tôi khám thì được xét nghiệm tìm ký sinh trùng. Kết quả xét nghiệm chị nhận được là bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó với mức độ nhiễm khá cao. Bác sĩ kê đơn thuốc cho chị uống trong 28 ngày nếu xét nghiệm lại thấy hết sán chó thì sẽ không phải uống thuốc nữa, còn không sẽ phải tiếp tục uống. Chị T. cho biết chị không chơi với chó mèo nhưng chị thường ăn rau sống.

Vào những ngày đầu tháng 8, hai bàn chân của chị M. (25 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bỗng ngứa ngáy rất khó chịu. Bên cạnh đó, chị M. luôn có cảm giác nhồn nhột như có con vật gì đó đang “ngự trị” dưới lớp da thịt tại hai bàn chân.

Lo lắng, chị M. đến Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chúng tôi làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả chị M. dương tính ấu trùng giun đũa chó. Hiện chị M. được điều trị theo phác đồ và dùng thuốc đặc trị giun sán nhưng tình trạng ngứa vẫn còn.

Theo thống kê từ phòng khám bệnh chuyên khoa ký sinh trùng Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chúng tôi trong tháng 7 phòng khám tiếp nhận 1.743 ca khám các bệnh giun sán. Tuy nhiên, đến tháng 8 số ca này lên đến 2.150 ca, trong đó có 112 ca dương tính sán lá gan lớn và 640 ca dương tính ấu trùng giun đũa chó (gọi tắt là giun đũa chó, người dân thường gọi là sán chó).

Bàn tay nhiễm giun lươn – Ảnh: Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chúng tôi cung cấp

Dễ nhầm lẫn với bệnh khác

Chị L.T. (46 tuổi, ngụ tỉnh Bình Định) cho hay 6 tháng trước chị bỗng nhận ra cơ thể mình ngày càng mệt. Trước đây, chị đi cầu thang hoài không sao nhưng giờ phải cố gắng lắm mới lên được cầu thang. Ngoài ra, làn da chị ngày càng sậm màu, đặc biệt chị bị ngứa ở bụng và mông. Lúc đầu chị tưởng bị dị ứng nhưng uống thuốc dị ứng vẫn không hết. Đi khám bệnh, các bác sĩ cho chị xét nghiệm và kết quả là chị bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như giun đũa chó, sán lá gan… trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng thiếu máu.

ThS.BS Trần Thanh Long cho hay từ trước đến nay, các bệnh giun sán thường bị người dân lãng quên, thậm chí kể cả bác sĩ. Bên cạnh đó, bệnh còn bị chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Đã có nhiều bệnh nhân nhiễm giun đũa chó mà chẩn đoán mắc bệnh da liễu, hay những bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn thành đau dạ dày.

Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng chúng tôi đã từng tiếp nhận các trường hợp nhiễm sán lá gan nặng, cần phải can thiệp ngoại khoa như xuất hiện ổ áp gan kích thước lớn, thậm chí u gan. Thế nhưng các trường hợp này đều diễn tiến âm thầm, tình cờ phát hiện qua thăm khám.

Xâm nhập và tàn phá

BS Trần Thanh Long cho hay giun sán thường đi vào cơ thể thông qua da hay miệng. Người bị nhiễm giun sán có thể từ một loại hay nhiều loại. Theo đó, thói quen ăn rau sống không rửa sạch, thịt tái, nuôi thú cưng… là những tác nhân chính gây nhiễm giun đũa chó, sán lá gan lớn nói riêng và các bệnh giun sán nói chung.

Đối với giun đũa chó, người nhiễm chúng khi nuốt trứng giun từ phân chó đi vào cơ thể. Sau đó, các ấu trùng giun phóng thích, đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến các bộ phận trên cơ thể. Tại đây, các ấu trùng có thể sống sót trong cơ thể người trong nhiều tháng và sau đó bị phản ứng viêm của cơ thể tiêu diệt các ấu trùng di chuyển hoặc khiến chúng ngưng phát triển, nhưng chỉ sau khi các ấu trùng này đã gây tổn thương tại các mô. Khi nhiễm giun đũa chó, người bệnh sẽ có triệu chứng đầu tiên là ngứa, nổi mề đay. Ngoài ra, người bệnh có thể biểu hiện những triệu chứng kèm theo như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, ăn kém, đau bụng, bạch cầu ái toan tăng…

Đối với sán lá gan lớn, BS Long cho biết khi ăn, uống thức ăn có nhiễm ấu trùng sán thì chúng sẽ vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan, gây tổn thương gan. Trong giai đoạn xâm nhập, sán có thể di chuyển lạc chỗ và gây tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày, thành bụng, đôi khi có trong bao khớp… Về biểu hiện lâm sàng của bệnh do sán lá gan lớn, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, đau hạ sườn phải, biếng ăn, gầy sút, đau bụng, buồn nôn, sốt, thiếu máu (da xanh, niêm mạc nhợt nhạt)…

Chủ yếu do tập quán ăn cá nước ngọt sống

Theo ông Phạm Ngọc Minh – trưởng bộ môn ký sinh trùng, ĐH Y Hà Nội, từ 10 năm trở về trước sán lá gan là bệnh hay gặp, đặc biệt ở những vùng người dân có tập quán ăn gỏi cá nước ngọt và sau này thêm món lẩu cá nước ngọt nhưng nhúng chưa kịp chín đã ăn.

Điều nguy hiểm ở căn bệnh này, theo ông Minh, là mắt thường không dễ phân biệt cá nhiễm ấu trùng sán và cá sạch, không như heo gạo hay bò nhiễm sán dây bò, vì thế người ăn cá nghĩ là cá sạch, cá nuôi nhưng thực chất có thể đã nhiễm ấu trùng sán.

“Những người đã nhiễm bệnh thì hay ăn và lại ăn nhiều cá do thích món này nên lại nhiễm nhiều sán, bệnh này không dễ chữa và sau khi nhiễm sán, tẩy sán không hiệu quả thì chứng sán lá gan có thể dẫn đến rất nhiều căn bệnh nguy hiểm như xơ gan, viêm nhiễm, ápxe gan, hỏng đường mật” – ông Minh cho biết.

Ngoài con người, ông Minh chia sẻ chó mèo nhà nuôi cũng có thể là vật chủ mang sán lá gan, khi chó mèo ăn cá sống nhiễm ấu trùng sán, rồi nhiễm sán, thải mầm bệnh ra môi trường, lại tiếp tục làm cá nhiễm ấu trùng và nguy cơ lây sang người. “Nếu không ăn cá nước ngọt sống thì không có nguy cơ mắc bệnh”- ông Minh nói. (L.ANH)

Phòng bệnh giun sán như thế nào?

Để phòng tránh bệnh sán lá gan lớn, giun đũa chó nói riêng và các bệnh giun sán nói chung, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần ăn chín, uống nước đun sôi để nguội; rửa tay trước khi ăn hay sau khi nô đùa với chó, mèo; dọn dẹp phân chó, mèo vào túi và vứt vào thùng rác; chích ngừa, tẩy giun định kỳ cho thú nuôi…

Hiện nay tại ĐăkLăk, nếu mọi người có nhu cầu xét nghiệm bệnh sán chó, xét nghiệm giun sán tại Đăklăk hoặc xét nghiệm sán cho tại BMT có thể đến trực tiếp các cơ sở của Trung tâm xét nghiệm BMT để được tư vấn và làm xét nghiệm cụ thể. 

Đến với Trung tâm, mọi người sẽ được Bác sĩ tư vấn trước và sau xét nghiệm, lấy máu 1 lần có thể xét nghiệm hết được 11 loại ký sinh trùng trong máu. Có kết quả nhanh chỉ sau 2h xét nghiệm.

Tag: Xét nghiệm giun sán, xét nghiệm bệnh sán chó tại ĐăkLăk, xét nghiệm sán chó tại BMT

Nguồn bài viết: https://tuoitre.vn/ngua-hoai-coi-chung-nhiem-san-cho-20230919084209134.htm

Chớ Coi Thường Khí Hư Ra Nhiều Kèm Mùi Hôi Khi Mang Thai Kẻo Hối Không Kịp!

Khi mang thai, lượng hormone estrogen cơ thể đạt mức cao nhất, vì thế mà khí hư cũng xuất hiện nhiều hơn. Song mẹ bầu đừng chủ quan với những hiện tượng khí hư mang thai ra nhiều bất thường, kèm các triệu chứng bệnh khác.

1. Đặc điểm khí hư khi mang thai

Nhiều mẹ bầu khi nhận thấy vùng kín xuất hiện khí hư bất thường có chung nỗi lo lắng về viêm nhiễm hay vấn đề thai nhi. Tuy nhiên nếu khí hư ra nhiều nhưng không kèm theo mùi hôi hay có màu sắc lạ, vùng kín không có triệu chứng bất thường thì chị em không nên lo lắng.

Nguyên nhân của tình trạng ra nhiều khí hư khi mang thai là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, lượng estrogen tăng để phù hợp với sự phát triển thai nhi. Thông thường khí hư sẽ có màu hơi ngả vàng với số lượng nhiều vào những tháng đầu và cuối thai kỳ. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên mẹ bầu nên chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ bị viêm phụ khoa khi mang thai.

2. Khí hư bất thường khi mang thai

Mẹ bầu cần chú ý đến khí hư bất thường khi mang thai với các dấu hiệu sau:

Khí hư ra nhiều và có mùi hôi: khí hư sinh lý khi mang thai ra nhiều nhưng không có mùi và không gây ngứa, còn khi khí hư ra nhiều, có mùi hôi khó chịu thì có thể do mẹ bầu đã bị viêm nhiễm phụ khoa, thường gặp nhất là viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, nhiễm vi khuẩn.

Khí hư màu xanh khi mang thai: đây có thể là dấu hiệu viêm âm đạo nặng do bị nhiễm nấm, viêm lộ tuyến cổ tử cung hoặc mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Những triệu chứng thường gặp có thể thấy như khí hư ra nhiều, có màu xanh, trắng đục và mùi hôi tanh… Trường hợp này khá thường gặp ở chị em mang bầu. Trong hầu hết các trường hợp, khí hư có màu xanh lá cây xuất hiện là do sự hiện diện của loại ký sinh trùng Trichomonas vagis. Ngoài ra, bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng có thể dẫn đến vấn đề khí hư xanh như: viêm vùng chậu, viêm âm đạo do vi khuẩn, có dị vật lạ, bệnh lậu, nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu, rỉ nước ối…

Khí hư có màu vàng khi mang thai:Triệu chứng bất thường này cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng chị em đã bị viêm phụ khoa nặng.

Khí hư màu nâu hay khí hư có lẫn máu khi mang thai: là hiện tượng mà chị em cần đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai, mang thai ngoài tử cung. Đồng thời, hiện tượng bất thường này cũng có thể là dấu hiệu sinh non, thai chết lưu và những biến chứng thai nhi khác ở những tháng cuối của thai kỳ. Trong các trường hợp khác, mẹ bầu thấy khí hư ra có chứa nhiều chất nhầy, khí hư có màu đỏ sậm vào những tuần cuối thai kì thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.

3. Mẹ bầu ra khí hư bất thường khi mang thai nên làm gì?

Hầu như trong suốt quá trình thai kỳ, bác sỹ luôn khuyên mẹ bầu cần chú ý theo dõi những dấu hiệu khí hư bất thường cũng như những thay đổi khác của cơ thể để chủ động thăm khám trong thời gian sớm nhất, phòng ngừa biến chứng. Đây là cách mẹ bầu bảo vệ sức khỏe bản thân trong thời kỳ nhạy cảm cũng như chăm sóc và bảo vệ con yêu tốt nhất.

Khi xuất hiện những dấu hiệu khí hư bất thường khi mang thai, mẹ bầu nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, khi mang thai, các mẹ cần lưu ý những điều khi thấy khí hư bất thường sau:

Khí hư khi mang thai có màu gì thì mẹ cũng không nên tùy tiện mua và sử dụng thuốc uống, thuốc đặt khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng thuốc ở thời điểm thai kỳ này cần hết sức thận trọng vì nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Sử dụng thuốc đúng liều lượng, tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Thăm khám phụ khoa tại cơ sở y tế uy tín, điều trị và khắc phục hiện tượng khí hư bất thường sớm trước khi sinh để tránh lây nhiễm sang em bé.

Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, không tùy tiện áp dụng những mẹo chữa dân gian không khoa học.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh phụ nữ có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên.

Các chuyên gia tư vấn và chăm sóc sức khỏe luôn khuyến cáo chị em có thể tự “giữ mình” bằng chế độ sinh hoạt điều độ, vệ sinh hằng ngày đúng cách. Một số chị em cho rằng việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ thi thoảng mới làm một lần hoặc chỉ dùng khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Nhưng theo các chuyên gia, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm, gội), vùng kín lại càng phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên do nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Hoặc một số phụ nữ lại sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh, các chất có tính kiềm mạnh, rồi thụt rửa sâu âm đạo gây phá vỡ cân bằng PH âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây viêm nhiễm.

99% dung dịch vệ sinh thông thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, không có công dụng dưỡng ẩm vùng kín. Trường hợp, có công dụng, thì cũng không hoạt chất dưỡng ẩm đảm bảo hiệu quả cao.

99% dung dịch và gel vệ sinh hiện tại, không minh bạch độ pH của sản phẩm và phần lớn, đều chỉ đạt độ pHp ở mức 5-6, mức mà theo các chuyên gia y tế, là không đủ ức chế các vi sinh vật gây viêm.

Chính vì thế, chị em cần lựa chọn sản phẩm vệ sinh phụ nữ an toàn và hiệu quả giữa vô vàn các sản phẩm có mặt trên thị trường. Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hằng ngày để hỗ trợ chăm sóc vùng kín, tốt nhất là sản phẩm có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5 với thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic, không có chất kích ứng và không gây tác dụng phụ.

4. Giải pháp tối ưu điều trị hiệu quả, an toàn, KHÔNG KHÁNG SINH, tránh tái phát khí hư ra nhiều, có mùi hôi cho phụ nữ mang thai

Khí hư giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết, sức khỏe của người phụ nữ. Nhưng môi trường ẩm ướt mà khí hư tạo ra lại là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ.

Được kiểm duyệt kỹ lưỡng từ thành phần cấu tạo đến dây chuyền sản xuất trên công nghệ hiện đại bậc nhất cho đến khi thành sản phẩm hoàn chỉnh và được cấp phép bởi bộ Y tế Séc và chứng nhận bởi các Hiệp hội Y tế Châu Âu, bộ sản phẩm Hyalosan (châu Âu) của hãng dược mỹ phẩm nổi tiếng hàng đầu Châu Âu, đứng số 1 toàn Séc – Dr. Muller Pharma đã được khách hàng tin dùng bởi sự an toàn, lành tính với cơ chế chăm sóc toàn diện và đem lại hiệu quả tối ưu.

Hyalosan không chỉ được sản xuất tại châu Âu, mà còn là sản phẩm đạt chứng nhận EC (European Conformity) khẳng định đã đáp ứng mọi tiêu chuẩn khắt khe để lưu hành tự do trong toàn khối liên minh châu Âu.

Hyalosan Vaginal Gel – Giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ra khí hư nhiều, có mùi hôi tối ưu nhất đầu năm 2023 được các chuyên gia, bác sĩ khuyên dùng bởi cơ chế tác dụng ưu việt, hiệu quả, an toàn, ngừa tái phát.

Cơ chế tác dụng của Hyalosan Vaginal Gel giúp giảm nhanh triệu chứng do diệt khuẩn, giúp hồi phục nhanh bề mặt bị tổn thương tại vùng kín nhưng đồng thời làm lợi khuẩn tại vùng kín khỏe lên, lập lại cân bằng hệ vinh sinh vùng kín, nên hiệu quả cao trong ngăn ngừa tái phát viêm nhiễm. Người đang bị viêm, sử dụng Gel ngừa viêm Hyalosan Vaginal Gel sẽ cảm nhận được hiệu quả giảm ngứa ngay sau ngày sử dụng dầu tiên, hết gần như toàn bộ các triệu chứng sau 03 ngày liên tiếp sử dụng.

Acid lactic là acid ưa thích của dòng lợi khuẩn lactobacillus. Khi đưa Hyalosan vaginal gel vào vùng kín, acid lactic kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn lactobacillus, tăng cường lớp phòng vệ tự nhiên của lợi khuẩn trong vùng kín, chống lại các vi sinh vật gây viêm.

Tạo môi trường acid với độ pH 4.5 cho vùng kín, ức chế các loại vi khuẩn, nấm, vi sinh vật gây viêm xấm lấn và phát triển.

pH 4.5 là độ acid lý tưởng ở vùng kín để ức chế sự phát triển của sinh vật gây viêm, thường chỉ có ở vùng kín khi phụ nữ đang ở thời kỳ trẻ, như dậy thì, trước khi lập gia đình, sinh con.

Acid hyaluronic dưỡng ẩm, tái tạo lại các vùng da trên vùng kín bị tổn thương do viêm nhiễm.

Acid hyaluronic là chất siêu giữ nước trong tự nhiên, có khả năng hút ẩm và giữ một lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của chính nó. Khi làn da vùng kín được dưỡng ẩm, sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới, dẩy nhanh quá trình tái tạo những vùng da của vùng kín, thậm chí khiến vùng kín sáng hồng hơn.

Các thành phần khác đều có vai trò bổ trợ cho tác dụng dưỡng ẩm, kháng viêm, ức chế vi sinh vật gây viêm, khí hư ra nhiều, có mùi hôi

Đặc biệt, thành phần sodium benzoate khi sử dụng, sẽ chuyển hóa thành aicd benzoic, có khả năng chống lại nhiều loại nấm và các loại vi khuẩn hoạt động bề mặt.

Sử dụng Hyalosan Vaginal Gel kết hợp với Hyalosan Wash Foam để vĩnh biệt khí hư bệnh lý

Bạn nên thay ngay dung dịch vệ sinh hiện tại (không có yếu tố dưỡng ẩm, không có độ pH phù hợp chuẩn, bất lợi cho hệ vi sinh vùng kín) bằng Gel vệ sinh vùng kín hàng ngày Hyalosan Wash Foam.

Sử dụng Gel vệ sinh vùng kín hàng ngày Hyalosan wash foam không chỉ giúp mẹ bầu vệ sinh, làm sạch, tạo mùi thơm dịu nhẹ cho vùng kín, mà còn giúp vùng kín hàng ngày được dưỡng ẩm, cân bằng hệ vi sinh, ức chế các vi sinh vât gây viêm xâm lấn và phát triển.

Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên đã tính toán tối ưu nhất với phụ nữ mang thai, phụ nữ mới sinh, kết hợp với thành phần chiết xuất từ vỏ cây sồi châu Âu, Hyalosan Wash Foam đương nhiên hiệu quả với công dụng là dung dịch vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ đang ở giai đoạn đặc biệt này.

– Điểm đặc biệt của sản phẩm là bên cạnh tác dụng làm sạch, sản phẩm còn mang đến thêm đồng thời 2 công dụng tuyệt vời, điều mà hầu như không có bất cứ sản phẩm vệ sinh vùng kín nào có được:

+ Thứ nhất, với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên, có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của hyaluronic, giúp cho sản phẩm khi sử dụng, ngoài làm sạch, còn có tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín.

+ Thứ hai, với thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan wash foam đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín, thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, để kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển, đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa. Bên cạnh đó, sản phẩm còn được thiết kế với độ pH siêu chuẩn quốc tế là pH 4.5, tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây khí hư bệnh lý, viêm nhiễm phụ khoa.

Dạng thiết kế sản phẩm là dạng bọt, là sự cực kỳ tinh tế và thuận tiện cho phụ nữ với vùng kín nhạy cảm là giai đoạn sau sinh, đang mang thai.

Khi điều trị ra nhiều khí hư bất thường cho mẹ bầu không ảnh hưởng đến thai nhi, nên kết hợp combo Gel Hyalosan Wash Foam để đạt hiệu quả nhanh nhất, ưng ý nhất. Sau khi điều trị, rất nên dùng kết hợp Hyalosan Vaginal gel (2 lần/tuần) và Hyalosan Wash Foam (hàng ngày) để vĩnh biệt bệnh phụ khoa, bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi.

Cứ Coi Như Là Bị Chó Cắn

Mặc Diệu Dương nhìn bóng ảnh vội vàng chạy ra cửa, cũng nhìn thấy cô ôm lấy chiếc ga giường bị quấn lại lộn xộn đem đi vứt sọt rác.

Đôi lông mày của người đàn ông tuấn dật khẽ cau lại, cô ấy đây là có ý gì?

Tối hôm qua, anh đã đem tặng’ cô món đồ quý giá và sức lực cơ thể của mình, làm mọi thứ để giải trừ chất độc trong người cô, nhưng cô thì hay rồi, còn ghét bỏ nữa sao?

An Đình Đình lê lết đôi chân run rẩy đi ra khỏi cổng biệt thự.

Cũng không biết tại sao mà cô luôn cảm thấy sau lưng mình luôn có một ánh mắt âm thầm nhìn chằm chằm vào cô vậy chứ. Nhưng khi cô quay đầu lại nhìn thì lại không phát hiện ra điều gì kỳ lạ cả.

Không lẽ là do cô nghĩ nhiều rồi sao?

Cô dùng sức lắc đầu, cố gắng ép mình không nghĩ đến vấn đề này nữa. Lúc nãy gặp người làm trong biệt thự, từ miệng của họ thì cô được biết, tối hôm qua mình được Mặc Diệu Dương đưa về, hơn nữa còn thần trí bất minh.

Cũng chính là nói, trước khi cô về thì không có ai ‘đụng’ cô cả.

Trên đường đến công ty, đầu óc cô đột nhiên lóe lên, bên tai vang lên một câu nói tối qua của Mặc Diệu Dương.

“…Tôi tìm một người đàn ông tới giúp cô hoá giải thuốc trong cơ thể…”

Bây giờ có hối hận thì cũng không còn ích gì nữa rồi, sớm biết như vậy thì cô mắc gì phải đáp ứng lời tham gia bữa tiệc của Lâm Tiêu Tương tối qua chứ? Còn bây giờ, ngay cả người đã ‘cướp đi’ lần đầu tiên quý giá của mình là ai cô cũng không biết nữa!

An Đình Đình hung hăng bốp vào đầu mình, một sai lầm để hận mãi mãi!

Cho dù đã cố “an ủi’ mình rồi, cũng may mà âm mưu của Lâm Tiêu Tương vẫn chưa thành, nhưng mà…nước mắt vẫn bất tri bất giác chảy xuống, đau lòng khó chịu đến mức hoàn toàn không thể mở miệng nói gì được…

“…Cô gái cô không sao chứ?” Anh tài xế nghe thấy cô gái đằng sau đang che mặt khóc thút thít nên quan tâm hỏi.

An Đình Đình đưa tay quệt vệt nước mắt của mình, dùng sức lắc đầu nói: “Tôi không sao.”

Tài xế mỉm cười, nói: “Cô gái, cô chắc là thất tình rồi đúng không? Bỏ đi, từng tuổi này ai mà chả từng bị chó cắn qua chứ? Cuộc sống này vẫn cần phải dũng cảm đối mặt với phía trước nữa, không phải sao?”

Đúng a! Nếu chuyện đã xảy ra rồi thì cô có khóc đến mù mắt cũng không có ích gì nữa, tất cả những chuyện xảy ra đêm qua cứ coi như là bị chó cắn đi, cô phải kiên cường, phải dũng cảm, không thể cứ vậy mà chán nản được.

An Đình Đình siết chặt bàn tay mình lại, hàm răng nhỏ cắn lấy môi, món nợ của Lâm Tiêu Tương cô đã ghi lại rồi!

Tập đoàn *** Tháp.

An Đình Đình vừa đến thì được thông báo, giám đốc “mời’ cô tới một chuyến.

Trong phòng giám đốc, Lâm Tiêu Tương ném “báo cáo sa thải’ vào mặt của cô, rồi chỉ vào mặt cô, mắng: “Hay cho kẻ vong ân bội nghĩa, ăn cây táo rào cây sung như cô, tôi có lòng tốt bồi dưỡng cô, nhưng cô thì hay rồi, không những làm hỏng bữa tiệc mà còn đắc tội với ông Mộ nữa. An Đình Đình, cô cút ra khỏi *** Tháp cho tôi.”

An Đình Đình cúi đầu nhìn phần văn kiện rơi dưới đất một cái, sau đó hít một hơi thật sâu, bình tĩnh nói: “Giám đốc, không biết tôi đã làm sai điều gì mà lại khiến cô nổi trận lôi đình, còn muốn sa thải tôi như vậy?”

Lâm Tiêu Tương cười lạnh: “An Đình Đình, mẹ nó cô đừng có mà giả vờ giả vịt. Cô đi đi, người không có trách nhiệm như cô không thích hợp được ở lại *** Tháp.

An Đình Đình cũng nở một nụ cười rồi tiếp tục hỏi: “Giám đốc, tối hôm qua tôi chẳng qua chỉ là uống nhiều một chút, cộng thêm sức khoẻ của tôi không khỏe nên mới về nghỉ ngơi trước. Sao, không lẽ cô kêu tôi say đến bất tỉnh nhân sự trên bàn tiệc thì mới là giúp đỡ cho *** Tháp sao?”

“..” Sắc mặt của Lâm Tiêu Tương có chút thay đổi.

Cô ta híp mắt nhìn chằm chằm vào An Đình Đình, miệng lưỡi sắc bén như vậy sao lúc trước không phát hiện ra chứ!

Bạn đang đọc truyện trên website truyen.plus

Coi Chừng Bệnh Dại Do Chó, Mèo Cắn

Mùa nắng nóng bệnh dại do động vật cắn lây sang người có nguy cơ bùng phát.

Gần đây có một số trường hợp bị chó dại cắn nhưng không biết, đã lên cơn dại và tử vong. Đây là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tối nguy hiểm, khi bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa cho dù là Tây y hay Đông y. Tuy vậy, có thể phòng bệnh dại được.

Nguyên nhân gây bệnh dại

Bệnh dại do virut dại gây ra, là loại bệnh từ động vật lây sang cho người. Ngoài chó, mèo, chuột, dơi còn có một số gặm nhấm và động vật khác có thể truyền bệnh dại cho người. Bệnh dại hay gặp nhất là do chó, mèo bị dại cắn. Bản chất của bệnh dại là gây viêm não cấp tính. Virut dại từ tuyến nước bọt của chó lây sang cho người qua vết cắn hoặc liếm vào da, niêm mạc. Khi bị chó trưởng thành mắc bệnh dại hay chó con mang mầm bệnh dại, cắn hoặc liếm vào vết thương (da sây sát) hoặc da tiếp xúc trực tiếp với virut dại khi làm thịt chó, virut dại sẽ chui qua da, niêm mạc rồi đi vào máu, đi đến các tổ chức của cơ thể, đặc biệt là tổ chức thần kinh ngoại biên, sau đó chúng đi đến não (thần kinh trung ương). Tại đây, virut dại theo dây thần kinh đi đến tuyến nước bọt và tản ra khắp hệ thống thần kinh và gây tổn thương tổ chức não, gây viêm não cấp và thể hiện bằng các triệu chứng lâm sàng là rối loạn tâm thần hoặc bị liệt.

Cần tiêm phòng bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.

Biểu hiện của bệnh nhân dại

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dại rất khác nhau từ 10 ngày đến 1 năm (trung bình từ 20 – 60 ngày), tùy theo vết cắn và độc lực của virut. Nếu vết cắn ở gần thần kinh trung ương, độc lực của virut dại mạnh, thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn các nơi khác. Trước khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh, có thể có các triệu chứng như lo lắng, thay đổi tính tình, đau ở nơi vết cắn. Thời kỳ toàn phát của bệnh, thông thường có 2 thể bệnh, là thể hung dữ, loạn thần hoặc thể co cứng.

Thể hung dữ, loạn tâm thần biểu hiện chủ yếu là sự kích thích tâm thần biểu hiện hung dữ, điên khùng, hoảng loạn, đập phá và nhanh chóng đi đến hôn mê và tử vong. Thể hung dữ còn có thể chỉ bị kích thích vận động là chủ yếu như co cứng, run rẩy, giật, co thắt họng, khí quản, đồng thời người bệnh sợ nước, sợ gió. Những lúc này người bệnh khát mà không dám uống, chỉ cần nghe thấy tiếng nước chảy róc rách cũng đã lên cơn co thắt thanh, khí quản, họng, rất đau đớn và có thể bị nghẹt thở. Các triệu chứng kích thích sẽ được tăng lên khi có các tác động mạnh như gió thổi, mùi vị xuất hiện, ánh sáng chói chang. Người bệnh luôn luôn trong trạng thái sợ sệt, hoảng hốt, lo lắng, mắt đỏ ngầu, sáng long lanh. Bệnh nhân rất thính, chỉ cần có tiếng động nhẹ hay ai đó nói gì đều có thể nhận biết và người bệnh lại lên cơn tiếp. Ngoài ra, người bệnh có sốt cao và tăng tiết đường hô hấp trên cho nên rất nhiều đờm, dãi. Dần dần người bệnh bị rối loạn tim mạch, hô hấp và xuất hiện ảo giác. Bệnh tiến triển càng ngày càng xấu đi và có thể tử vong trong vòng từ 3 – 5 ngày.

Với thể liệt, chiếm tỷ lệ thấp hơn. Người bệnh ít gặp triệu chứng sợ nước, gió. Lúc đầu đau cột sống thắt lưng sau đó liệt cơ vòng (đại, tiểu tiện không tự chủ) rồi liệt chi trên. Khi tổn thương lan đến hành não, bắt đầu xuất hiện liệt thần kinh sọ não. Bệnh nhân sẽ tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn.

Cần lưu ý, khi mắc bệnh dại đã lên cơn thì vô phương cứu chữa, 100% bệnh nhân tử vong. Cho đến nay chưa có một loại thuốc nào dùng để điều trị bệnh dại khi đã lên cơn dại (cả Tây y lẫn Đông y). Nếu ai đó cho là mình có khả năng chữa bệnh dại khi đã lên cơn dại thì thật sự viển vông. Tuy vậy, cần chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp bệnh hoang tưởng. Sau một thời gian nào đó, sau khi bị chó cắn (con chó này không mắc bệnh dại) nhưng người bị chó đó cắn vẫn lên cơn dại như bệnh dại, nhưng thực chất không phải bệnh dại.

Đề phòng bệnh dại

Tốt nhất là không nên nuôi chó, mèo. Nếu không thể không nuôi, phải nhốt và quản lý chó, mèo, không thả rông. Chó, mèo cần được tiêm phòng dại đúng quy cách và triệt để theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Khi bị chó (hoặc mèo) cắn hoặc chó liếm vào vết thương (ngay cả chó con cắn, liếm, bởi vì, chó con do hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh nên bị nhiễm virut dại nhưng không biểu hiện bệnh) hoặc chó cắn vào vùng gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ…). Hoặc chó cắn xong chạy mất, hoặc chó bị đánh chết, hoặc chó đang ốm thì phải tiêm ngay huyết thanh chống virut dại và tiêm cả vắc-xin dại. Nếu sau khi chó cắn mà con chó vẫn bình thường cần nhốt chó để theo dõi (phải chăm sóc chó cẩn thận không để chó đói chết). Sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường, không cần thiết tiêm vắc-xin dại. Nhưng nếu sau 10 ngày mà con chó đó bị ốm hoặc chết cần phải tiêm vắc-xin dại đủ liều. Vì vậy, những người bị chó cắn nghi dại cần đến các Trung tâm y tế dự phòng để được hướng dẫn tiêm huyết thanh kháng dại, vắc-xin phòng dại và vắc-xin phòng chống bệnh uốn ván đúng quy định.

Làm Gì Khi Trẻ Bị Chó Cắn?

Cách xử trí khi trẻ bị chó cắn

– Đầu tiên, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…) rồi tiến hành rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút, kể cả vết thương chỉ trầy xước da. Chú ý rửa tay thật sạch trước và sau khi sơ cứu cho trẻ.

Rửa vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút

– Dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương.

Sau khi đã thực hiện các bước trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ kiểm tra và có chỉ định thích hợp.

Lưu ý: Nếu vết thương chảy máu nhiều, trẻ xanh tái, mệt,… phải đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Tiêm phòng cho trẻ

Nói chung, mọi trẻ bị chó cắn đều nên được tiêm phòng càng sớm càng tốt. Trẻ sẽ được tiêm vắc-xin phòng dại và tùy theo tình trạng vết thương cùng với tiền sử tiêm phòng uốn ván trước đây mà bác sĩ sẽ chỉ định tiêm phòng uốn ván cho trẻ. Ngoài ra, trẻ có thể được tiêm huyết thanh kháng dại nếu vết cắn nằm ở đầu, mặt, cổ, vết thương ở các vị trí có nhiều dây thần kinh như đầu ngón tay, đầu ngón chân, bộ phận sinh dục, vết thương sâu và nhiều.

Phòng ngừa trẻ bị chó cắn

Để đề phòng trường hợp bị chó cắn, cha mẹ cần để mắt trông chừng trẻ, nhất là những bé ở độ tuổi chập chững biết đi. Không để trẻ đùa giỡn, kéo đuôi chó mèo. Đối với trẻ lớn, nên giáo dục trẻ biết cách tự bảo vệ bản thân, không đến gần súc vật lạ, không chọc phá súc vật nhất là khi chúng đang ăn hoặc đang ngủ. Cần tiêm phòng bệnh dại cho những vật nuôi thường tiếp xúc với trẻ như chó, mèo.

Việt An (theo tài liệu của Bệnh viện Nhi đồng I)

Cập nhật thông tin chi tiết về Trẻ Bị Chó Cắn: Chớ Coi Thường! trên website Dhrhm.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!