Youtube Chó Mật / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Viêm Túi Mật Và Ống Mật Ở Chó

Túi mật nằm trong bụng, gắn chặt với gan và có chức năng lưu trữ mật, một chất lỏng cần thiết để tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và ruột. Ống mật vận chuyển mật từ gan vào túi mật và vào ruột non, và gan có chức năng bài tiết mật. Tất cả các thành phần của hệ tiêu hóa này hoạt động song song với nhau, và nếu một thành phần không hoạt động đúng, thì hầu hết cơ thể sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Các triệu chứng và phân loại bệnh

Một số triệu chứng dấu hiệu của viêm túi mật hoặc ống mật là biếng ăn, lờ đờ, nôn mửa đột ngột, và đau bụng. Bệnh vàng da ở cấp độ nhẹ đến trung bình kèm theo sốt thường gặp ở bệnh viêm ống mật. Mắt vàng và nướu răng vàng. Có thể bị sốc do nhiễm trùng và lượng máu giảm. Các dấu hiệu của sốc bao gồm thở nông, nhiệt độ cơ thể thấp bất thường (hạ thân nhiệt), nướu nhợt nhạt hoặc xám, và mạch đập yếu nhưng nhanh. Viêm và bết dính trong túi mật và các mô lân cận có thể khiến mô bị sưng tấy; một khối mô sờ thấy được ở bụng trên bên phải, đặc biệt là ở chó con.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây viêm túi mật hoặc ống mật có thể do một hoặc nhiều điều kiện dẫn đến. Các cơ trong túi mật có thể bị hư hỏng, dẫn đến dòng chảy mật trong ống dẫn hoặc túi mật bị suy yếu, kích thích thành túi mật. Hoặc việc cung cấp máu cho thành túi mật đang bị hạn chế, trong trường hợp đó nguyên nhân gây ra sự hạn chế phải được cách ly và được điều trị để cải thiện lưu lượng máu. Chất kích thích trong mật có thể làm cho ống dẫn mật quá nhạy cảm và phản ứng. Phẫu thuật bụng, hoặc chấn thương bụng trước có thể trực tiếp dẫn đến nhạy cảm nội tạng, ảnh hưởng đến một hoặc nhiều cơ quan nội tạng, bao gồm cả gan và túi mật.

Các nguyên nhân hiếm gặp khác mà bác sĩ thú y của bạn sẽ muốn loại trừ là phát triển túi mật bất thường, và ký sinh trùng của ống mật (cầu trùng mật).

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ loại trừ các nguyên nhân sau đây có thể gây ra các triệu chứng:

Viêm phúc mạc khu trú hoặc lan tỏa

Viêm phúc mạc mật (viêm niêm mạc ống mật, hoặc vùng lân cận)

Viêm dạ dày ruột và viêm ống mật thứ phát (viêm dạ dày và ruột, lan sang ống mật)

Sỏi trong túi mật

Viêm đường mật (viêm của hệ thống mang mật và mô gan xung quanh)

Phá hủy tế bào ở gan

Áp xe trong gan

Ngộ độc máu

Ung thư di căn (ung thư đang phát triển, hoặc lan rộng)

Mật tích tụ trong túi mật

Bác sĩ thú y của bạn sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và phân tích nước tiểu. Chụp X-quang và/hoặc siêu âm hình ảnh bụng, để có hình ảnh rõ ràng hơn về hệ thống nội tạng, cũng có thể là một trong những công cụ chẩn đoán được sử dụng cho phòng trị.

Điều trị

Nếu tình trạng của con chó của bạn không đe dọa tính mạng hoặc nghiêm trọng, chăm sóc ngoại trú có thể bao gồm thuốc kháng sinh hoặc thuốc để hòa tan sỏi mật. Đối với các biến chứng nghiêm trọng và cực kỳ nguy kịch, cần phải được chăm sóc nội trú. Trong quá trình đánh giá chẩn đoán và tiền phẫu thuật, việc phục hồi cân bằng dịch và chất điện giải (cần theo dõi chất điện giải thường xuyên), sẽ là rất cần thiết trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị để ổn định cho chó. Các phương pháp điều trị khác có thể được chỉ định là truyền dịch tĩnh mạch, huyết tương (nếu được chỉ định), truyền máu toàn phần – cho chó bị xuất huyết, hoặc cho chó bị mất máu, từ bên trong hoặc bên ngoài. Nếu bác sĩ thú y thấy rằng cần phẫu thuật thì sẽ cần phải cắt bỏ túi mật. Lượng nước tiểu thải ra sẽ được theo dõi như là một phần của việc đánh giá khả năng phục hồi và giữ lại dịch của cơ thể. Luôn chú trường hợp nhịp tim chậm, huyết áp giảm, và ngưng tim khi cấu trúc đường mật được điều khiển. Có thể sẽ cần dùng atropine để làm chậm hoặc ngăn chặn các cơ quan phản ứng với kích thích thần kinh, và làm chậm sự bài tiết.

Bác sĩ thú y cũng có thể kê các loại thuốc sau đây: thuốc kháng sinh tiền phẫu thuật, thuốc để hòa tan sỏi mật, và Vitamin K1.

Sinh hoạt và kiểm soát

Khám sức khỏe và xét nghiệm chẩn đoán thích hợp sẽ được bác sĩ thú y thực hiện – lặp lại sau mỗi hai đến bốn tuần cho đến khi liên tục có kết quả bình thường. Hãy chuẩn bị cho các biến chứng, hoặc tái phát bệnh có thể xảy ra và chú ý đến thú cưng trong giai đoạn chữa bệnh. Đường mật (hệ thống mật) vỡ hoặc viêm phúc mạc có thể kéo dài sự phục hồi của chó.

Bệnh Sỏi Mật Ở Chó

Bệnh sỏi mật ở chó

Bệnh sỏi mật là một căn bệnh do sự hình thành sỏi trong túi mật. Sỏi mật thường được tạo thành từ canxi hoặc các chất bài tiết khác. Sỏi mật xảy ra ở chó, nhưng, mật ở chó khác với ở người ở chỗ nó có độ bão hòa cholesterol thấp. Trên thực tế, chó thường có thành phần cholesterol và canxi thấp hơn ở người. Các giống chó Miniature Schnauzers, Poodles, và Shetland Sheepdogs có thể dễ bị sỏi mật. Sỏi trong ống dẫn mật hoặc túi mật có thể nhìn thấy được qua chụp X – quang, hoặc có thể không. Trừ khi có những triệu chứng nghiêm trọng, phẫu thuật không được khuyến cáo cho sỏi mật.

Cả loài chó và loài mèo đều có thể bị bệnh này. Nếu bạn muốn tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh sỏi mật đối với loài mèo thì hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng

Có những trường hợp không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có nhiễm trùng cùng với sỏi mật, chó có thể bị nôn, đau bụng, sốt và vàng da.

Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân gây sỏi mật cần được xem xét. Nếu túi mật không thể thực hiện chức năng, điều này có thể làm gián đoạn dòng chảy mật, hoặc mật có thể lắng thành cặn; mật có thể bị siêu bão hòa với sắc tố, canxi hoặc cholesterol; sự hình thành sỏi có thể là do viêm, nhiễm trùng, khối u hoặc sự bong tróc của tế bào; hoặc, các viên sỏi có thể gây viêm và cho phép vi khuẩn xâm nhập.

Mức protein thấp có thể dẫn đến sự hình thành sỏi trong túi mật.

Chẩn đoán

Khi tìm hiểu để đưa ra kết luận về nguyên nhân gây sỏi mật, bác sĩ thú y sẽ cần phải xác nhận hoặc loại trừ các bệnh về gan, viêm tụy, viêm ống mật hoặc túi mật và túi mật bị sưng phồng do sự tích tụ chất nhầy không bình thường.

Một xét nghiệm máu toàn bộ sẽ cần thiết để phát hiện nhiễm khuẩn, tắc nghẽn trong ống mật, hoặc các yếu tố tiềm ẩn khác có thể gây ra các triệu chứng. Chụp X quang thường không hiệu quả để quan sát túi mật, nhưng bác sĩ thú y có lẽ sẽ muốn siêu âm để kiểm tra hình ảnh bên trong. Hình ảnh siêu âm có thể phát hiện sỏi, thành túi mật dày, hoặc ống dẫn mật quá cỡ. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để chỉ dẫn lấy mẫu cho nuôi cấy. Nếu bác sĩ khuyến nghị phẫu thuật, cần kiểm tra gan kỹ lưỡng trước khi phẫu thuật.

Điều trị

Có sự bất đồng về việc liệu một nỗ lực y tế làm tan sỏi có phù hợp hay không nếu chú chó dường như không gặp nguy hiểm. Nếu được chỉ định điều trị tĩnh mạch (IV), chú chó của bạn sẽ cần được nhập viện cho đến khi ổn định. Trong một số trường hợp, phẫu thuật thăm dò sẽ là lộ trình điều trị được chọn. Nếu đây là bệnh mãn tính đối với chú chó của bạn, sỏi mới có thể hình thành ngay cả khi có phẫu thuật để loại bỏ sỏi hiện có.

Chăm sóc

Chế độ ăn nhiều protein, hạn chế chất béo có nhiều khả năng được chỉ định trong thời gian dài.

Nếu chó đã phẫu thuật, một cuộc kiểm tra thể chất và xét nghiệm sẽ cần thiết sau mỗi hai đến bốn tuần nếu bác sĩ thú y đề nghị. Bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm định kỳ để đánh giá chức năng liên tục của hệ thống gan và mật. Bạn sẽ cần phải dè chừng nếu chó bị sốt, đau bụng, hoặc yếu ớt đột ngột, vì nó có thể cho thấy nhiễm trùng do một sự sai hỏng nào đó trong quá trình hoạt động của mật.

Bí Mật Loài Cây Óc Chó!

Theo wikipedia “Cây óc chócó danh pháp khoa học: Juglans regia. Là một loài thực vật có hoa trong Chi Óc chó họ Juglandaceae. Loài này phân bố từ phía Đông khu vực Balkan qua dãy Himalayas đến phía Tây Nam Trung Quốc. Những khu rừng óc chó lớn nhất nằm ở Kyrgyzstan, ở độ cao từ 1,000 đến 2,000 m so với mực nước biển”.

Tại nước ta, cây óc chó được xếp vào nhóm gỗ tự nhiên nhập khẩu do không có trong bảng phân loại gỗ Việt Nam. Những năm gần đây các tỉnh miền núi phía Bắc đã bắt đầu tiến hành trồng cây óc chó tại Việt Nam. Tuy vậy, do điều kiện khí hậu không thuận lợi, nên cây gỗ không to, màu sắc và vân gỗ không đẹp mắt, không có giá trị ứng dụng cao vào sản xuất đồ nội thất.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây óc chó

Do đem lại giá trị lớn về kinh tế nên việc trồng, chăm sóc cây óc chó đang nhận được sự quan tâm rất lớn. Tuy vậy, là giống cây ngoại nhập nên chúng khá kén đất để sinh trưởng, phát triển. Thông thường, loại đất thích hợp nhất cho cây sẽ có độ PH là 7, màu mỡ và thoát nước tốt.

Để cây có thể sinh trưởng tốt, ngay từ đầu phải chuẩn bị đất và hố trồng một cách chu đáo. Hố trồng nên được chuẩn bị trước khi trồng khoảng 1 tháng, rộng tối thiểu 50x50x50 cm. Nên khử trùng hố đất bằng vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh, các vi khuẩn có hại và tạo nguồn dưỡng chất cho cây sau này.

Thời điểm thích hợp nhất để trồng cây óc chó là đầu mùa thu và đầu mùa xuân. Thời gian này thời tiết khá mát mẻ nên cây sẽ phát triển tốt nhất. Khi trồng bạn lưu ý đặt cây chính giữa hố đất, chỉnh cây thẳng hướng và lấp dần lên tới gốc cây. Lèn chặt phần gốc cây với đất để giúp cây cố định dáng đứng thẳng. Trồng xong tưới nước luôn để cây mau quen với đất sẽ nhanh bén rễ. Thời gian đầu mới trồng cây cần được tưới nước thường xuyên và cần được làm sạch cỏ dại đều đặn. Dù ít khi bị sâu hại xong bạn cũng cần chú ý để hạn chế sâu bệnh cho cây.

Cây óc chó lấy quả sẽ cho thu hoạch sau khoảng 5 – 7 năm trồng. Cây thường cho hoa vào đầu mùa xuân và đến gần cuối tháng 8 mùa thu thì quả óc chó bắt đầu nứt vỏ. Đây chính là thời gian thu hoạch lý tưởng của quả óc chó. Thông thường mùa thu hoạch sẽ kéo dài khoảng 3 tháng. Đối với loại óc chó lấy gỗ thời gian để thu hoạch sẽ lâu hơn rất nhiều, do vậy bạn cần phải kiên trì chăm sóc để có được những thớ gỗ thượng hạng nhất.

Đơn vị cung cấp nội thất gỗ óc chó uy tín

Hiện nay, NaDu Design là một trong những đơn vị cam kết cung cấp 100% nội thất gỗ óc chó nhập khẩu từ Bắc Mỹ.

Bí Mật Về Chuyện “Chó Vẫy Đuôi”

Có lẽ nhận biết được cảm xúc của những chú chó cũng không khó. Chó từ lâu đã được coi là người bạn tốt của con người. Nếu thấy một chú chó đứng im với cái đuôi không ve vẩy, tai cụp xuống, bạn hãy tránh xa, chớ nên tiến gần. Nếu thấy chú chó đang vẫy đuôi, tai vểnh lên, lúc đó là lúc bạn có thể an toàn vỗ về nó. Thế nhưng đôi khi có những trường hợp người ta vẫn bị cắn khi lại gần những con chó đang vẫy đuôi.

Người Hy Lạp cổ đại đã ghi nhận rằng những người lính bị thương ở bán cầu não trái sẽ có những khiếm khuyết về ngôn ngữ. Thời đó người Hy Lạp chưa biết rằng tất cả những người thuận tay trái đều có trung tâm điều khiển ngôn ngữ nằm ở bán cầu não phải.

Đến năm 1861, một thầy thuốc người Pháp, Paul Broca, đã tìm thấy trung khu điều khiển ngôn ngữ của người khi khám nghiệm tử thi những bệnh nhân bị câm. Tuy nhiên, cùng khoảng thời gian giữa thế kỷ 19, giới y học tin rằng não bộ kết nối đối nghịch với cơ thể người, nghĩa là những tổn thương ở bán cầu não trái sẽ làm suy yếu các chi ở nửa bên phải cơ thể và ngược lại. Điều này dẫn đến những hành vi đặc trưng cho mỗi bên cơ thể. Ví dụ hầu hết mọi người đều thuận tay phải. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, người ta vẫn nhầm tưởng rằng việc thuận một bên cơ thể chỉ có ở con người.

Sau đó, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng về việc thuận một bên cơ thể ở hầu hết những động vật có xương sống như bò sát, chim, cá, động vật lưỡng cư và động vật có vú (bao gồm cả chó). Nhìn chung, dường như bán cầu não phải (điều khiển phía bên trái cơ thể) phản ứng những tác nhân kích thích tiêu cực, những trường hợp bất thường và khẩn cấp. Ví dụ, loài chim có xu hướng trông chừng nguy hiểm bằng bán cầu não phải (hay mắt trái). Chim con sẽ nhảy xa nhanh hơn nếu chúng nhận thấy nguy hiểm bằng mắt trái (nếu so sánh với việc phát hiện bằng mắt phải) và điều này xảy ra tương tự với nòng nọc.

Giáo sư Giorgio Vallortigara thuộc Đại học Trieste, Ý đã thử nghiệm 30 con chó nhà trong những tình huống khác nhau và thu băng video hình ảnh phản ứng của đuôi những chú chó. Đuôi là cấu trúc dọc theo sống lưng, được kéo bởi cơ của cả hai bên cơ thể, lần lượt được kiểm soát bởi bán cầu não trái và phải. Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhận biết những cử chỉ hướng về phía này hay phía kia. Khi những chú chó nhìn thấy chủ, chúng vẫy đuôi về cả hai phía nhưng về phía bên phải nhiều hơn bên trái. Khi chúng ngẫu nhiên nhìn thấy một người nào đó, phản ứng trên không rõ rệt như vậy nhưng chúng vẫn vẫy đuôi thiên về bên phải hơn. Thế nhưng khi chúng nhìn thấy một con chó to không quen, đuôi chúng vẫy về phía bên trái nhiều hơn bên phải.

Những chú chó vẫy đuôi rất nhanh. Chúng ta khó có thể nhận ra được phản ứng này nếu chưa luyện mắt. Khi bạn dành thời gian để luyện mắt, bạn có thể nhận ra điều khác biệt trên. Dưới đây là một số điều ghi nhớ có thể giúp ích cho bạn. Nếu đuôi chó vẫy sang bên phải, bạn có thể yên tâm vỗ về, gãi lưng hay chơi đuổi bắt với chúng. Nếu chó vẫy đuôi về phía bên trái, tốt nhất nên để nó yên.