Vụ Chó Cắn Chết Cháu Bé Ở Hưng Yên: Công An Đang Điều Tra, Xử Lý

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, Luật Thú y đã có quy định, người nuôi chó phải có trách nhiệm tiêm phòng, trường hợp chó ra ngoài phải rọ mõm, nếu không rọ mõm thì chủ nuôi chó sẽ bị xử phạt hành chính, đặc biệt nếu chó gây hậu quả nghiêm trọng thì chủ nuôi chó sẽ bị xử lý hình sự. Còn về trường hợp cháu bé bị đàn chó cắn gây tử vong ở Hưng Yên, hiện Công an đang điều tra, xử lý.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y.

Ông Thành cũng thừa nhận, mặc dù văn bản quy định về nuôi chó đã có đầy đủ nhưng đến nay, các địa phương chưa xử phạt được một trường hợp nào thả rông chó mà không rọ mõm. Hiện, mới có TP Hồ Chí Minh thành lập đội săn bắt chó thả rông, và tại Hà Nội cũng đang triển khai việc này. “Việc nuôi chó mèo thì quy định, người nuôi chó phải đăng ký với chính quyền sở tại vừa quản lý được tình trạng chó thả rông vừa quản lý được bệnh dại. Hiện nay, tỷ lệ tiêm phòng dại trên chó mèo ở Việt Nam còn rất thấp, hàng năm đều có các trường hợp tử vong do chó dại cắn”, ông Thành nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng dịch tễ, Cục Thú y bổ sung, trường hợp cháu bé 7 tuổi bị chó cắn tử vong ở Hưng Yên trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước trước hết thuộc về UBND xã. Cụ thể, xã chưa triển khai các quy định về nuôi chó, yêu cầu người nuôi chó phải có trách nhiệm với cộng đồng trong việc thực thi cac quy định.

Chiều 3/4, sau khi tan học, nhóm học sinh trường Tiểu học thị trấn Lương Bằng (Kim Động, Hưng Yên) rủ nhau chơi đá bóng ở sân vận động cũ của huyện. Chơi xong, bé trai 7 tuổi về nhà trọ gần đó thì bị đàn chó khoảng chục con lao vào cắn. Bé trai vào Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên trong tình trạng ngưng tim, mất nhiều máu, đồng tử giãn. Sau khi được ép tim, truyền máu, tim cháu bé đã đập trở lại. Không lâu sau cháu bé đã tử vong.

VÂN KHÁNH

Từ Vụ Chó Cắn Chết Bé Trai Ở Hưng Yên, Chủ Chó Có Phải Ngồi Tù?

Theo thông tin ban đầu, trong lúc bé T đi ngang qua khu vực sân vận động Kim Động cũ (thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, Hưng Yên) bất ngờ bị một đàn chó lao vào tấn công. Dù những người dân tại khu vực đã đánh đuổi đàn chó và nhanh chóng chuyển cháu bé lên bệnh viện cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng, cháu T đã không qua khỏi. Được biết, đàn chó là của gia đình chủ nhà nơi gia đình cháu T ở trọ.

Đáng buồn, sự việc trên không phải hi hữu. Thời gian qua đã xảy ra khá nhiều vụ tai nạn thương tâm mà nguyên nhân là do bị chó tấn công. Sau những vụ việc này, không ít người đã bị tổn hại sức khỏe khá nặng, thậm chí mất mạng. Tuy vậy, việc nuôi và thả rông chó vẫn diễn ra khá phổ biến tại đô thị và khu vực nông thôn.

Hiện trường vụ chó cắn chết bé trai tại Kim Động, Hưng Yên

Thực tế cho thấy, nếu không nuôi chó đúng cách, quản lý thiếu chặt chẽ, chó nuôi có thể trở thành mối nguy hại cho người khác. Khi hậu quả xảy ra, chủ chó có thể bị phạt tiền, có trách nhiệm bồi thường, thậm chí phải ngồi tù – Luật sư Nguyễn Tiến Hòa – Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết.

Nghị định 90/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thú y nêu rõ, chủ nuôi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng. Đối với trường hợp người thả rông chó trong thành phố, nơi công cộng hoặc để vật nuôi gây thiệt hại cho người khác sẽ bị phạt từ 100.000 – 1.000.000 đồng.

Nếu chó thả rông cắn người, chủ nuôi phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị chó cắn. Điều 603 BLDS 2023 quy định, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Như vậy, chủ của con chó cắn người phải bồi thường thiệt hại cho sức khỏe của người bị cắn như chi phí cứu chữa, phục hồi sức khỏe, chức năng bị mất, bị giảm sút và mức thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút của người bị chó cắn. Trường hợp chó cắn chết người thì người nuôi chó đó phải bồi thường phí cho việc cứu chữa, chi phí mai táng, tiền cấp cấp dưỡng và tiền bù đắp tổn thất tinh thần.

Cũng theo Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, ngoài việc bồi thường dân sự, nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, chủ sở hữu để chó cắn chết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu chủ chó không mong muốn có hậu quả xảy ra nhưng do cẩu thả trong việc quản lý, nuôi thả chó gây ra hậu quả chết người thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người.

Trường hợp chủ chó nuôi nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả gây thương tích cho người bị cắn xảy ra; dù không mong muốn hậu quả chết người nhưng thực tế gây hậu quả chết người đã xảy ra thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích.

Còn nếu chủ chó nhận thức rõ về sự nguy hiểm của chó nuôi, mong muốn hậu quả chết người xảy ra và thực tế hậu quả chết người đã xảy ra thì người này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội giết người.

Nguồn: https://anninhthudo.vn/doi-song/tu-vu-cho-can-chet-be-trai-o-hung-yen-chu-cho-co-phai-ngoi-tu/805668.antd

Chó Cắn Chết Em Bé Ở Hưng Yên: Chủ Đàn Chó Có Thể Bị Xử Lý Ra Sao?

Bé trai 7 tuổi bị đàn chó cắn dẫn để tử vong ở Hưng Yên một lần nữa khiến dư luận đặt ra câu hỏi mức xử lý như thế nào đối với chủ của đàn chó?

Ngày 3.4 khi đi ngang qua sân vận động Kim Động (huyện Kim Động, Hưng Yên) bé N.V.T (7 tuổi, hộ khẩu thường trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh) bị đàn chó thả rông khoảng 10 con xông vào cắn xé. T. bị thương nặng và được đưa đi bệnh viện.

Tại thời điểm nhập viện, T. bị mất rất nhiều máu, ngưng tim, đồng tử giãn. Bệnh nhi đã được truyền 4 đơn vị máu, thực hiện ép tim, sau đó tim đập trở lại, được chuyển lên BV Việt Đức lúc 21h30 cùng ngày. Dù được cấp cứu kịp thời, song tình trạng bệnh nhi quá nặng, không thể cứu chữa nên 22h30, gia đình xin cho bệnh nhi về, tử vong tại nhà.

Đối với trường hợp em bé bị đàn chó cắn dẫn tới tử vong trách nhiệm của chủ đàn chó như thế nào?

Trao đổi với Dân Việt, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết:

Pháp luật đã có quy định về việc chó phải rọ mõm và có người dắt khi đi ở nơi đông người. Cụ thể, tại điều 6 Nghị định 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật quy định Chủ nuôi chó phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.

Mục 2 phụ lục 15 Thông tư số 07/2023/TT-BNNPTNT cũng quy định về phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn cũng quy định: “Chủ nuôi chó, mèo phải xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; bảo đảm vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt”.

Thế nhưng, tình trạng vi phạm quy định này vẫn diễn ra rất phổ biến, có trường hợp đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của người dân vô tội”.

Chế tài xử phạt đối trong trường hợp vật nuôi làm thiệt hại tính mạng người khác, cụ thể, trong sự việc đàn chó thả rông cắn chết cháu bé 7 tuổi ở Hưng Yên, luật sư cho rằng: “Theo quy định pháp luật, chủ nuôi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”.

Theo đó, hành vi không tiêm phòng dại cho chó, mèo và để chó, mèo cắn người, chủ nuôi sẽ bị phạt từ 1,2 -1,6 triệu đồng. Đây là mức phạt chung cho 2 hành vi: Không đeo rọ mõm cho chó khi ra đường (phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng) và không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng (mức phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).

Theo luật sư, chủ đàn chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” quy định tại Điều 295 bộ Luật Hình sự 2023, sửa đổi bổ sung 2023.

“Việc thả rông đàn chó để chó cắn chết cháu bé tại sân vận động có dấu hiệu tội phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 295 vi phạm quy định về an toàn nơi đông người làm chết người. Mức hình phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Trường hợp này không thể xử lý về tội vô Ý làm chết người bởi rất khó để chứng minh được người chủ nuôi chó bắt buộc phải biết là chó sẽ cắn người. Giữa hành vi thả chó ra nơi công cộng và hậu quả chó cắn chết người không có mối quan hệ nhân quả tất yếu.

Bởi vậy, trong vụ việc này có thể Cơ quan tiến hành tố tụng có thể không khởi tố về tội vô Ý làm chết người nhưng vẫn có thể xem xét, xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về toàn nơi đông người theo quy định tại điều 295 Bộ luật Hình sự 2023 sửa đổi bổ sung 2023″ – Luật sư Cường phân tích.

“Ngoài ra, tại khoản 1 điều 603 Bộ luật Dân sự 2023 quy định, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người khác. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, thiệt hại khác do luật quy định” – Luật sư cho biết.

Hạ Anh

Chó Cắn Chết Em Bé Ở Hưng Yên: Chủ Đàn Chó Có Thể Bị Xử Lý Ra Sao? ” Tin Tuc Onlie

Bé trai 7 tuổi bị đàn chó cắn dẫn để tử vong ở Hưng Yên một lần nữa khiến dư luận đặt ra câu hỏi mức xử lý như thế nào đối với chủ của đàn chó?

Ngày 3.4 khi đi ngang qua sân vận động Kim Động (huyện Kim Động, Hưng Yên) bé N.V.T (7 tuổi, hộ khẩu thường trú tại Thuận Thành, Bắc Ninh) bị đàn chó thả rông khoảng 10 con xông vào cắn xé. T. bị thương nặng và được đưa đi bệnh viện.

Tại thời điểm nhập viện, T. bị mất rất nhiều máu, ngưng tim, đồng tử giãn. Bệnh nhi đã được truyền 4 đơn vị máu, thực hiện ép tim, sau đó tim đập trở lại, được chuyển lên BV Việt Đức lúc 21h30 cùng ngày. Dù được cấp cứu kịp thời, song tình trạng bệnh nhi quá nặng, không thể cứu chữa nên 22h30, gia đình xin cho bệnh nhi về, tử vong tại nhà.

Đối với trường hợp em bé bị đàn chó cắn dẫn tới tử vong trách nhiệm của chủ đàn chó như thế nào?

Trao đổi với Dân Việt, luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết:

Pháp luật đã có quy định về việc chó phải rọ mõm và có người dắt khi đi ở nơi đông người. Cụ thể, tại điều 6 Nghị định 05/2007/NĐ-CP về phòng chống bệnh dại ở động vật quy định Chủ nuôi chó phải thực hiện đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư; Xích, nhốt hoặc giữ chó; đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh.

Thế nhưng, tình trạng vi phạm quy định này vẫn diễn ra rất phổ biến, có trường hợp đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của người dân vô tội”.

Chế tài xử phạt đối trong trường hợp vật nuôi làm thiệt hại tính mạng người khác, cụ thể, trong sự việc đàn chó thả rông cắn chết cháu bé 7 tuổi ở Hưng Yên, luật sư cho rằng: “Theo quy định pháp luật, chủ nuôi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 7 Nghị định 90/2023/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y”.

Theo đó, hành vi không tiêm phòng dại cho chó, mèo và để chó, mèo cắn người, chủ nuôi sẽ bị phạt từ 1,2 -1,6 triệu đồng. Đây là mức phạt chung cho 2 hành vi: Không đeo rọ mõm cho chó khi ra đường (phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng) và không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng (mức phạt tiền từ 600.000 – 800.000 đồng).

Hiện trường vụ đàn chó tấn công cháu bé dẫn đễn tử vong ở Hưng Yên. Ảnh: I.T

Theo luật sư, chủ đàn chó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người” quy định tại Điều 295 bộ Luật Hình sự 2023, sửa đổi bổ sung 2023.

“Việc thả rông đàn chó để chó cắn chết cháu bé tại sân vận động có dấu hiệu tội phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 295 vi phạm quy định về an toàn nơi đông người làm chết người. Mức hình phạt đối với hành vi này là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm.

Trường hợp này không thể xử lý về tội vô Ý làm chết người bởi rất khó để chứng minh được người chủ nuôi chó bắt buộc phải biết là chó sẽ cắn người. Giữa hành vi thả chó ra nơi công cộng và hậu quả chó cắn chết người không có mối quan hệ nhân quả tất yếu.

Bởi vậy, trong vụ việc này có thể Cơ quan tiến hành tố tụng có thể không khởi tố về tội vô Ý làm chết người nhưng vẫn có thể xem xét, xử lý hình sự về tội vi phạm các quy định về toàn nơi đông người theo quy định tại điều 295 Bộ luật Hình sự 2023 sửa đổi bổ sung 2023″ – Luật sư Cường phân tích.

“Ngoài ra, tại khoản 1 điều 603 Bộ luật Dân sự 2023 quy định, chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại gây ra cho người khác. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm, chi phí hợp lý cho việc mai táng, tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, thiệt hại khác do luật quy định” – Luật sư cho biết.

Bé Trai 7 Tuổi Bị Đàn Chó Cắn Chết Ở Hưng Yên: Cần Bao Nhiêu Thời Gian Để Khởi Tố Vụ Án?

Trao đổi với PV, Luật sư Quách Thành Lực (Giám đốc công ty luật TNHH LSX – đoàn Luật sư TP.Hà Nội) nhận định, vụ việc bé trai 7 tuổi bị đàn chó cắn chết tại Hưng Yên, chủ đàn chó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Vô ý chết người theo Điều 128, Bộ luật Hình sự năm 2023 chứ không phải bị xử lý theo Điều 295, Bộ luật hình sự năm 2023 về việc Vi phạm quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở những nơi đông người.

Nếu súc vật làm chết người thì áp dụng Điều 128, Bộ luật hình sự năm 2023 về tội Vô ý làm chết người. Theo đó, tội vô ý làm chết người thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm…

Chủ đàn chó được nhiều hàng xóm cảnh báo song vẫn phớt lờ nên cũng có thể khởi tố người này về tội Giết người với lỗi cố ý gián tiếp (thấy trước hậu quả có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra).

Ngoài trách nhiệm hình sự, chủ đàn chó còn phải bồi thường mọi chi phí về thiệt hại tính mạng, sức khỏe… theo Điều 603, Bộ luật Dân sự 2023.

Đàn chó cắn chết bé trai 7 tuổi ở Hưng Yên đã bị Công an bắt giữ.

“Theo quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan điều tra được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra sẽ có thời hạn 20 ngày để ra quyết định khởi tố vụ án, chậm nhất là 2 tháng được quy định tại Điều 147, Bộ luật tố tụng hình sự”, luật sư Lực cho hay.

Vị luật sư cũng nhấn mạnh thêm: “Dù gia đình nạn nhân không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên, với tính chất nghiêm trọng của vụ việc, cơ quan chức năng cần khẩn trương làm rõ và ra quyết định khởi tố vụ án theo điều 128, Bộ luật hình sự”.

Dưới góc độ tác động xã hội thì việc truy cứu trách nhiệm hình sự của chủ vật nuôi trong trường hợp súc vật tấn công làm thiệt hại sức khỏe, tính mạng của người khác sẽ góp phần thay đổi ý thức của người dân trong việc nuôi dưỡng vật nuôi.

Hiện tượng vật nuôi được thả rông nơi công cộng, không có các biện pháp ngăn ngừa bệnh dịch, gây mất an toàn giao thông, thậm chí tấn công gây thiệt hại sức khỏe, tính mạng của người khác đang có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, lại chỉ bị xử lý về mặt hành chính nên không có tác dụng răn đe và làm thay đổi ý thức của công chúng. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chủ vật nuôi trong trường hợp vật nuôi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp này là cần thiết.

Khi cả nhóm ra về, chỉ còn cháu Nguyễn Đức Ng. (SN 2012) nhà gần sân vận động nên vẫn ở lại. Khi đó, bất ngờ một đàn chó chạy ra, xông vào cắn cháu Ng. khiến cháu phải nhập viện cấp cứu ngay sau đó. Tuy nhiên, cháu đã không thể qua khỏi do chết não.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan CSĐT Công an huyện Kim Động (Hưng Yên) thụ lý.

Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:

b) Khám nghiệm hiện trường;

c) Khám nghiệm tử thi;

d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.

4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.