Lại Thêm Một Em Bé Bị Chó Cắn Nát Mặt

Bệnh nhi Lệ T. nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.

BS CK II Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng – Hàm – Mặt và phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chúng tôi cho biết, Sáng 27/10, khoa vừa hoàn tất giải phẫu hoàn trả khuôn mặt cho bé gái 8 tuổi bị chó cắn nát mặt.

BS Nguyễn Minh Hằng, phó khoa, người trực, cho biết bệnh nhi Lệ T. (từ Bù Đăng, Bình Phước chuyển đến) nhập viện lúc 20g ngày 26/10 với hơn 15 vết thương, toàn bộ mặt dập nát.

Đặc biệt vết thương rách dài 12 cm chia môi ra làm 2 phần cắt đứt toàn bộ má, hở cả hàm răng và xéo lên thái dương lộ xương… phải 3 người khoa tập trung rửa sạch vết thương để sáng nay ê kíp phẫu thuật khâu đóng vết thương hoàn trả khuôn mặt cho bé. Ca phẫu thuật kéo dài hơn 3 giờ khâu với 10 cuộn chỉ (mỗi cuộn dài 75 cm).

BS Đẩu cho biết, các chức năng nhai, nói sau khâu không ảnh hưởng nhiều nhưng chức năng biểu cảm ảnh hưởng nhiều. Di chứng sẹo cũng như hệ thần kinh phải sau khi lành vết thương mới đánh giá hết được.

Chị Nguyễn Thị Duyên Mụi, mẹ bé, cho biết, chị và chồng đang làm việc sau nhà thì nghe tiếng hét của bé, chạy lên thấy bé bị chó cắn, lúc 12 giờ trưa. Chị và chồng vội đưa bé lên bệnh viện huyện sơ cứu, sau đó chuyển lên thành phố, trước khi đến BV Nhi đồng 1 có ghé Viện Pasteur chích ngừa.

Được biết con chó nhà nuôi hơn 1 năm nay và đã có chích ngừa. Con chó nặng 20 ký (trong khi bé chỉ nặng 22 kg) trước đó có cắn nhau với chó hàng xóm và bị thương ở chân. Bé bế chó vô tình đụng phải vết thương của chó nên bị nó quay đầu cắn vào mặt.

BS Đẩu chia sẻ: Từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 20 ca trẻ bị chó cắn. Bản năng chó hễ cắn là xé. Đây là một trong những ca nặng nhất. Khi bị chó cắn, việc đầu tiên cần chú ý là phải làm sạch ngay các vết thương bằng bước đun chín để nguội. Dùng gạc sạch che vết thương rồi đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất xử lý.

BS Đẩu nhắc thêm: Các gia đình có trẻ em không nên nuôi chó, còn nếu nuôi thì cần cẩn trọng không cho trẻ lại gần chó những khi: chó đang ăn, ngủ, chó đang nuôi con, và chó đang có vết thương. Khi đưa chó đi dạo hay vệ sinh cần rọ mõm. Và quan trọng nhất là phải tuân thủ chích ngừa để hạn chế bệnh chó dại ở mức thấp nhất.

LÂM THỤY

3 Em Bé Dưới 2 Tuổi Bị Chó Cắn Nát Mặt Thương Tâm

Bé nặng nhất là một bé trai tên L.N.D., 17 tháng tuổi, nhà ở Cái Bè, Tiền Giang, nhập viện chiều ngày 14-5.

Được biết, 11h ngày xảy ra sự việc, bé đang ăn xúc xích thì bị chó hàng xóm chưa chích ngừa cắn và ngoạm vào đầu. Sau khi sơ cứu tại BV đa khoa tỉnh, bé được chuyển lên tuyến trên.

Tại khoa Răng Hàm Mặt nhận thấy tình trạng quá nặng. Bé bị rất nhiều vết thương, vết lớn nhất ngay miệng, rách nặng môi dưới và cằm, lộ răng và xương hàm. Ngoài ra còn 3 vết trên đầu, có nơi lộ xương sọ, mỗi vết dài 4-5 cm.

Bệnh nhi được các bác sĩ lên lịch mổ trong đêm, theo đó, các bác sĩ phải sử dụng hết 7 mét chỉ để khâu vết thương cho cháu bé, mất rất nhiều thời gian để làm sạch vùng máu khô bết vào tóc, cạo tóc để khâu vết thương.

Bé thứ 2 tên Đ.Q.V. (18 tháng tuổi, ngụ tại tại Dĩ An, Bình Dương), bị vết thương ở vùng mặt do chó cắn. Vết thương dài khoảng 15cm, sâu khoảng 1cm. Bé bị chó cắn 1 tuần trước ngay má phải, vì bé lỡ đạp đuôi con chó nhà, đã nhập Bệnh viện Quận Thủ Đức và được may vết thương. Không may vết thương nhiễm trùng nên bé được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 để xử lý lại vết thương.

Bé thứ 3 là bé gái L.N.G.H. (19 tháng tuổi, ngụ tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh) được chuyển đến BV Nhi đồng 1 vào ngày 10/6. Theo lời kể của người nhà, bé đã đến gần một con chó nhà đang ăn, nên con vật đã tấn công cháu bé, cắn nát nửa dưới mặt bên phải, lộ ra nhiều cấu trúc bên trong của khuôn mặt. Bác sĩ Hằng đã phải dùng tới 5,25 mét chỉ để khâu lại khuôn mặt cho cháu bé này.

Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng, khoa Răng Hàm Mặt cho biết, thường vết thương do chó cắn phải theo dõi rất lâu. Nhất là khi mặt bung ra thì việc tạo hình cơ mặt sẽ khó hơn. Với trẻ em bị cắn vùng mặt việc điều trị phức tạp, để lại sẹo xấu, sẹo co kéo ảnh hưởng thẩm mỹ chức năng sau này.

Do đó theo các bác sĩ, tốt nhất nhà có con nhỏ thì không nên nuôi chó. Nếu nuôi phải giữ chó trong khu vực an toàn, cách xa trẻ em.

Bị Chó Dại Cắn, 2 Bé Trai Tỉnh Táo Đến Lúc Tử Vong

PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết, cả 2 bệnh nhi mắc bệnh dại đều là người dân tộc, nhập viện cách nhau 5 ngày. Cả 2 bé đều vào viện trong tình trạng quá muộn, tỉnh táo, sợ nước, sợ ánh sáng, tinh thần kích thích, khó thở.

Bé trai người Mường 12 tuổi, quê ở Hoà Bình, tử vong sau 1 tuần điều trị; bệnh nhi 9 tuổi dân tộc Mông, quê ở Lạng Sơn, tử vong sau nửa ngày vào viện.   

PGS.TS Bùi Vũ Huy.

Cả 2 gia đình đều không biết con bị chó cắn. Bé 12 tuổi bị chó con của gia đình cắn vào tay nhưng không nói với bố mẹ, đến khi phát bệnh mới kể lại. Tương tự, bé 9 tuổi cũng không thông báo với gia đình, sau 13 ngày, con chó chết, cũng là lúc cháu bé lên cơn dại.

PGS Huy chia sẻ, việc nhìn thấy người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, thở rít lên từng hồi… nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, biết mình sẽ chết khiến cả người thân và bác sĩ đều thấy đau lòng vì không thể cứu.

Với các bệnh nhân lên cơn dại, gần như 100% sẽ tử vong do co thắt thanh quản, gây suy hô hấp.

Khi bị chó dại cắn, thời gian phơi nhiễm virus ở mỗi người sẽ khác nhau, tuỳ theo vị trí vết cắn do virus dại di chuyển dọc theo các dây thần kinh tới tủy sống và não bộ với tốc độ khá chậm.  

Việc phát bệnh dại nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào vị trí vết cắn trên cơ thể.

Có những người sau 20-30 ngày mới bắt đầu lên cơn dại, nhưng có những người có thể vài tháng đến một năm. Tuy nhiên, hầu hết người dân đều chủ quan, khi thấy vết cắn liền da và sức khoẻ vẫn bình thường nên không đi tiêm phòng, đến khi sợ gió, sợ nước là đã lên cơn dại, không còn cách gì cứu chữa.

PGS Huy khuyến cáo, nếu bị chó, mèo hoang cắn cần đi tiêm phòng ngay, vì không theo dõi được con vật. Nếu bị chó nhà cắn, cần theo dõi trong 10 ngày, nếu chó chết hoặc ốm, cần đi tiêm phòng.

Hiện tại, Việt Nam đã cho phép lưu hành 5 vắc xin ngừa bệnh dại. Các vắc xin này không còn tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước kia. 

Bé Trai 7 Tuổi Tử Vong Nghi Bị Chó Dại Cắn Từ 2 Tháng Trước

Ngày 28-4, Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An tiếp nhận bé trai 7 tuổi ở xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An có triệu chứng bị nhiễm virus dại. Do bệnh quá nặng, cháu bé được cho về nhà, người thân sau đó có cắt thuốc của một thầy lang cho cháu uống nhưng cháu đã tử vong sau đó.

Ngày 29-4, theo thông tin từ ông Bùi Trọng Long, Bí thư Đảng ủy xã Mã Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), cho biết bé trai tử vong tên là H.D.Đ. (7 tuổi). Theo ông Long, cách đây khoảng 2 tháng, cháu Đ. đến nhà một người ở cùng xóm chơi và đùa nghịch với một con chó chủ nhà mới mua về và bị con chó này cắn. Do chủ quan, bố mẹ cháu Đ. không đưa con đi tiêm phòng.

Thời gian gần đây, bé trai này bỗng sốt cao, nôn mửa, nói sảng, không chịu ăn, ngủ. Gia đình sau đó đã đưa cháu đến Bệnh viện huyện Yên Thành điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ không tìm ra bệnh nên gia đình đưa bé Đ. về. Ngày 28-4, bé Đ. được gia đình đưa vào Bệnh viện Sản nhi Nghệ An nhưng do bệnh quá nặng nên không thể điều trị, thông tin trên báo Người lao động.

Gần đây, bé trai này bỗng sốt cao, nôn mửa, nói sảng, không chịu ăn, ngủ. Gia đình sau đó đã đưa cháu đến Bệnh viện huyện Yên Thành điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ không tìm ra bệnh nên gia đình đưa bé Đ. về.

Cũng theo ông Long, sau khi cắn cháu Đ., con chó kể trên mất tích. Sau khi cháu Đ. tử vong vì bệnh dại, nhiều gia đình có con nhỏ ở cùng xóm rất hoang mang vì một số cháu cũng đùa nghịch với con chó này khi nó chạy rông ngoài đường và cũng bị cắn nhẹ, liếm vào tay.

“Sáng nay, xã đã hướng dẫn cho các gia đình đưa con đến trung tâm y tế huyện để được tư vấn và tiêm phòng dại. Một số cháu đã được tiêm phòng, một số khác người nhà đang phân vân và các gia đình này đang rất hoang mang, lo lắng”, ông Long nói.

T.Quang (th)

Máu Trộn Bùn Ruộng Khắp Người Em Bé Thanh Hoá Bị 2 Con Chó Becgie Cắn

Một buổi chiều cuối tháng 4, chị Hà Thị Minh (Thanh Hoá) sai cậu con trai 12 tuổi ra đồng gọi anh trai về nhà. Chưa gặp được anh trai, hai con chó becgie gần 30kg của hàng xóm lao ra cắn bé trai 24kg.

Cuộc tấn công bất ngờ đẩy bé trai ngã xuống ruộng lúa. Hai con chó không ngừng cắn xé. Thể trạng gầy gò, bé không đủ sức chống lại sức giằng xé của hai con chó, cố vùng vẫy và kêu cứu.

Cuộc vật lộn của cậu bé với hai con chó kéo dài hơn 20 phút. May mắn, lúc này vợ chồng người em họ cũng ra ruộng thăm lúa phát hiện. Hai vợ chồng anh này lao vào dùng đất, gạch đập đuổi, hai con chó mới nhả cậu bé tội nghiệp ra.

Người anh họ lao vào ôm lấy cậu bé 12 tuổi, giúp bé thoát nạn. Lúc này, khắp người cậu bé đều toàn bùn đất, máu trộn lẫn bùn. Nhưng những vết thương dập nát mặt, da đầu bị bong lóc, hai tai biến mất… đều rất rõ.

Phải đến khi cậu bé được đưa đi viện bởi người anh họ và người chủ con chó này, mẹ bé mới biết. Lúc đó, khoảng 5h30 chiều, 30 phút sau lúc chị sai con trai đi gọi anh trai về.

Người nhà nhanh chóng đưa bé vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân, tiếp đó chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa truyền máu cấp cứu nhằm bảo toàn tính mạng, rồi chuyển tiếp ra Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội.

Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu, cố gắng “vá chằng vá đụp” vùng da đầu bị lóc để phòng nguy cơ nhiễm khuẩn. Còn để can thiệp sau đó, phải đợi đến khi em bé qua được giai đoạn nguy hiểm.

Vùng da bị tổn thương, hai tai của em bé cũng không còn để có thể mang đến bệnh viện cấy ghép. Vì thế, phải đợi ít nhất 6 tháng các bác sĩ mới có thể can thiệp tạo hình tai cho bé.

Đến nay bé đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn rất hoảng loạn. Bác sĩ đang theo dõi rất sát cho bé.

5 đêm từ khi con bị nạn, chị Minh vẫn không ngừng tự trách mình và không thể chợp mắt bởi nỗi ân hận “giá như không sai con đi kêu anh trai”.

Người mẹ ấy, bị u xơ tuyến vú nhưng vì hoàn cảnh khó khăn đã từ chối điều trị. Bên giường bệnh của con, giờ đây chị chỉ mong một phép màu…

QUỲNH AN

Theo Báo giadinh.net.vn