Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào. Vụ chó cắn…
Chó cắn chết người chủ chó có đi tù là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Chó cắn liệu chủ có phải chịu trách nhiệm và nếu chịu trách nhiệm sẽ như thế nào.
Vụ chó cắn chết người ở TP. Hải Phòng và nhiều vụ việc khác tương tự đã đặt ra nhiều câu hỏi cho nhà chức trách. Ngày 8/6/2023 khi đang đi đổ rác, bà Lý Thị Nga bị 3 con chó trong Công ty cổ phần may Thái Anh (An Lão, TP. Hải Phòng) lao vào cắn. Bà Nga được đưa đi cấp cứu trong tình trạng toàn thân thương tích và qua đời sau đó.
Vụ việc xảy ra, ông Xanh chủ của 3 con chó trên (chủ tịch hội đồng quản trị công ty CP may Thái Anh) cho biết, tai nạn xảy ra là ngoài ý muốn, bà Nga vẫn thường cho 3 con chó này ăn, đây là lần đầu tiên chúng cắn người gây thương tích nghiêm trọng như vậy.
Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệmViệc cho rằng đây là việc ngoài ý muốn rồi bỏ qua của ông Xanh đã vấp phải những phán ứng của bạn đọc. Một bạn đọc ở Hải Phòng cho hay: “Hải Phòng có rất nhiều người nuôi chó Pitbull – giống chó chọi, đã cắn thì không nhả. Ở nhiều nước, giống chó này bị cấm nuôi nhưng ở Việt Nam thì thả nổi. Người ta mua bán, trao đổi và huấn luyện công khai”.
Nuôi thú cưng các loại phải đảm bảo an toàn cho người khác, chưa nói đến tử vong, nhiều nguy cơ như truyền dịch bệnh là vẫn có”.
“Nói là ngoài ý muốn, thế bây giờ sao? Một người chết, ai chịu trách nhiệm? Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm chứ chẳng lẽ bắt 3 con chó… ra hầu tòa?”, một bạn đọc chia sẻ thẳng thắn với một cơ quan báo chí.
Về phía luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó chủ tịch Hội luật gia chúng tôi cho biết, pháp luật hiện hành không cấm việc nuôi chó cũng như không có quy định nghiêm cấm việc huấn luyện chó, trừ những trường hợp huấn luyện nhằm mục đích vi phạm pháp luật.
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNT ngày 4/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật thì người nuôi chó có các trách nhiệm sau đây:
a) Tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) tổ chức, cá nhân nuôi chó phải đăng ký với Trưởng thôn, Trưởng ấp hoặc Tổ trưởng dân phố để lập danh sách, trình Ủy ban nhân dân xã, phường cấp sổ quản lý chó (Sổ quản lý chó phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh; loài, giống, tính biệt, màu lông; ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô). b) Phải chấp hành quy định tiêm phòng bệnh dại định kỳ và bổ sung của cơ quan thú y; c) Phải thường xuyên xích chó, nuôi chó trong nhà, không được thả rông, để chó cắn người. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư khi dắt chó ra nơi công cộng phải có dây xích, phải rọ mõm (đối với con dữ) và có người dắt, không để chó đi lang thang ngoài đường, phố làm mất vệ sinh nơi công cộng; d) Thường xuyên thực hiện vệ sinh chuồng nuôi.
Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệmNgoài ra ý kiến về việc nuôi chó tại các đô thị, nơi đông dân cư, kể cả vùng nông thôn (trừ vùng sâu, vùng xa) thì chủ nuôi chó phải đăng ký, trình UBND xã, phường để cấp sổ quản lý chó của ông Phan Xuân Thảo – Chi cục trưởng Chi cục thú y chúng tôi cũng được đưa ra.
Trong sổ quản lý phải ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, loài, giống, tính biệt, màu lông, ngày gia đình bắt đầu nuôi, thời gian tiêm phòng các loại vắc xin, số lô.
Chó cắn người chủ nuôi phải chịu trách nhiệmNói về điều này luật sư Hậu dẫn chứng điều 5 về vi phạm quy định trật tự nơi công cộng từ nghị định số 167/2013/NĐ-CP ban hành 12-11-2013 của Chính phủ.
Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000-300.000 đồng đối với hành vi thả rông động vật nuôi trong TP, thị xã hoặc nơi công cộng; phạt tiền từ 500.000 đồng – 1 triệu đồng đối với hành vi để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tăng gấp đôi.
Ông Hậu cũng khẳng định bất kể có quan hệ họ hàng hay không, người chủ súc vật vẫn phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo điều 625, Bộ luật Dân sự năm 2005, bao gồm: chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại, mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
Chó cắn chết người chủ chó có đi tù: Theo Thông tư số 48 cho cắn chủ phải chịu trách nhiệmNếu trong trường hợp thiệt hại về tính mạng việc bồi thường sẽ gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chữa người bị thiệt hại, cho mai táng, tiền cấp dưỡng nếu người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng và khoản tiền khác bù đắp thiệt hại về tinh thần. Nếu hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện người chủ vật nuôi ra tòa án để được giải quyết theo quy định của pháp luật.
“Chỉ trong trường hợp xác định người bị thiệt hại hoàn toàn có lỗi, làm súc vật gây thiệt hại cho mình thì chủ sở hữu không phải bồi thường” – Ông Hậu nói.
Còn về phía Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, luật sư Trương Thanh Đức cho hay về pháp luật hình sự, chủ sở hữu chó dữ gây chết người có thể bị truy tố về “Tội vô ý làm chết người” theo Điều 98, Bộ luật Hình sự năm 1999, với mức phạt từ 6 tháng đến 5 năm tù. Nếu có lỗi vô ý để gia súc làm chết nhiều người, thì còn có thể bị phạt tù đến 10 năm.
Như vậy quy định của pháp luật đã rõ ràng, dù vật nuôi là hung thủ thì chủ nhà vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tùy vào mức độ của sự việc.
Để việc nuôi chó được an toàn, không gây thiệt hại cho người khác, ngoài việc người chủ vật nuôi phải tự giác chấp hành các quy định của pháp luật thì mọi người đều có quyền yêu cầu người chủ vật nuôi chấm dứt vi phạm.
Trường hợp người nuôi chó đã được nhắc nhở mà vẫn tiếp tục vi phạm thì mọi người có quyền thông báo cho trưởng thôn, trưởng ấp hoặc tổ trưởng dân phố (nếu ở chung cư thì có thể đề nghị Ban quản lý khu chung cư) hoặc đề nghị trực tiếp với UBND xã, phường sở tại để được giải quyết.