Chó Con Mới Bắt Về Kêu Nhiều Ban Đêm Phải Làm Sao?

Không hiếm gặp trường hợp chó con mới bắt về kêu nhiều vào ban đêm, bởi chúng cần có một quá trình để làm quen với môi trường mới. Bài viết này sẽ chia sẻ những mẹo nhỏ giúp chú cún của bạn “ngoan” hơn khi mới được đón về nhà.

Giúp chó tự tin làm quen dần với môi trường mới

Ban đầu sẽ rất khó khăn để làm quen đối với những chú cún nhỏ từ 1-2 tháng tuổi đã bị tách khỏi mẹ của chúng, ở độ tuổi này chúng vẫn còn khá non nớt. Hãy bắt đầu ngay từ lúc đón chúng, đưa ra khỏi lồng và cho cún tự do đi lại xung quanh giúp tạo tâm lý thoải mái, giảm bớt lo sợ. Sau khi đón về nhà, việc đầu tiên nên dắt chú cún của bạn đi từ ngoài vào trong nhà điều này khiến chúng cảm thấy dễ tiếp nhận với môi trường mới hơn, đồng thời không cảm thấy nguy hiểm khi “bơ vơ” ở một nơi xa lạ.

Hãy thiết kế cho cún một cái ổ thật ấm áp, có thể dùng tấm lót hoặc vải nhỏ giúp giữ nhiệt, tránh việc chó con bị lạnh bởi sức đề kháng cũng như khả năng chịu rét của chúng còn khá kém. Đừng vội nhốt chúng trong một cái lồng kín, bởi một không gian chật hẹp sẽ khiến chúng thấy lo sợ. Khi cảm thấy chúng thoải mái hơn hãy huấn luyện cho chúng ngủ trong lồng.

Hoạt động đủ nhiều vào ban ngày

Một phần nguyên nhân khiến chó con mới bắt về kêu nhiều vào ban đêm là do ban ngày chúng ít vận động. Rất nhiều nguyên nhân, một phần do môi trường mới , một phần do không có người chơi cùng hay bị nuôi nhốt trong lồng dẫn tới khi về đêm vẫn còn “dư” sức. Hãy cho chúng vận động bằng cách tập thể thao, chạy bộ cùng chủ, không những giúp chó hoạt bát hơn mà còn tạo mối liên hệ gần gũi với chủ.

Hình thành thói quen buổi tối

Trước khi đi ngủ 1-2 giờ đồng hồ, không nên cho chó của bạn vận động mạnh hoặc ăn tối quá nhiều để có thời gian tiêu hóa thức ăn. Đừng quên cho chó đi vệ sinh trước khi ngủ nếu không muốn chúng làm phiền khi bạn đang ngủ dở giấc. Nên thực hiện các thói quen trên một cách nghiêm túc, cho ăn đúng giờ, cho đi vệ sinh đúng chỗ, để đạt hiệu quả cũng cần có phần thưởng khi chúng nghe lời cũng như hình phạt đi kèm khi không “ngoan ngoãn”.

Lời khuyên

Vì Sao Cún Ăn Nhiều Mà Vẫn Gầy?

Khi nào cún được gọi là gầy đến mức cần báo động?

Khi nào bạn cần quan tâm đến việc cún đang giảm cân? Đó là khi cún gầy đi 10% trọng lượng cơ thể trở lên (không phải do mất nước). Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cún giảm cân và việc nắm được nguyên nhân chính có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc điều trị sớm cho cún trước khi sự sút cân đó gây nguy hiểm đến cơ thể cún.

Cún gầy đến mức cần báo động

Các nguyên nhân có thể làm cún giảm cân?

* Thiếu calo, năng lượng.

* Thực phẩm kém chất lượng: vị không ngon; hư hỏng, mốc do bảo quản không tốt…

* Cún giảm sự thèm ăn (biếng ăn). * Bệnh viêm đường ruột. * Rối loạn giảm protein đường ruột mãn tính. * Giun đường ruột (ký sinh trùng). * Ruột nhiễm trùng mạn tính. * Ruột có các khối u. * Tắc nghẽn dạ dày / ruột (vật cản đường tiêu hóa). * Phẫu thuật cắt bỏ các đoạn ruột. * Bệnh tuyến tụy.

Thức ăn kém chất lượng

* Bệnh trên gan hoặc túi mật. * Suy tạng (tim, gan, thận). * Bệnh Addison (bệnh suy giảm chức năng ở vỏ thượng thận mãn tính). * Bệnh tiểu đường. * Cường giáp. * Mất máu mãn tính (xuất huyết). * Tổn thương da có rỉ nước và gây mất protein. * Rối loạn hệ thần kinh trung ương có ảnh hưởng đến việc ăn uống và cảm giác thèm ăn. * Thực quản tê liệt. * Rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến việc lấy và nuốt thức ăn. * Hoạt động thể chất quá mức. * Cơ thể bị lạnh lâu ngày. * Cún đang trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. * Sốt hoặc viêm. * Ung thư. * Nhiễm trùng do vi khuẩn. * Nhiễm virus. * Nhiễm nấm.

Chẩn đoán?

Khi thấy cún có hiện tượng sút cân, bạn nên đưa chúng đến gặp bác sỹ thú y để cún được điều trị tốt nhất. Vậy làm thế nào để các bác sỹ thú y có thể chẩn đoán được đâu là nguyên nhân làm cún giảm cân trong 1 loạt các nguyên nhân trên? Khi đó, các bác sĩ thú y sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân cho việc giảm cân. Sau khi đánh giá sức khỏe ban đầu, sau đây là một số xét nghiệm mà có thể được đề nghị cho thú cưng của bạn:

Xét nghiệm tìm nguyên nhân cún giảm cân

* Xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng đường ruột mãn tính. * Kiểm tra và xét nghiệm máu để xem có nhiễm trùng, viêm, bệnh bạch cầu, thiếu máu, và rối loạn máu khác hay không. * Xét nghiệm chỉ số sinh hóa để đánh giá thận, gan, chức năng tuyến tụy, tình trạng của các protein trong máu, lượng đường trong máu, và cân bằng điện giải. * Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chức năng thận. * Chụp x-quang ngực và bụng để quan sát tim, phổi và các cơ quan thuộc vùng bụng. * Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng của tuyến tụy. * Siêu âm bụng. * Kiểm tra axit mật để đánh giá chức năng gan. * Kiểm tra tình trạng rối loạn nội tiết tố (có hay không? Có thì mức độ ra sao?). * Nội soi và sinh thiết ruột để kiểm tra tình trạng của ruột. * Phẫu thuật thăm dò (bụng).

Điều trị.

Thi thoảng, các bác sỹ thú y sẽ khuyên bạn nên điều trị triệu chứng cho cún, nhất là các triệu chứng nguy cấp. Đây không phải là 1 giải pháp thay thế tốt, tuy nhiên nó cần được tiến hành trước khi tìm ra và điều trị nguyên nhân.

Sau khi đã tiến hành các biện pháp điều trị thích hợp, bạn cần đảm bảo cung cấp cho cún 1 khẩu phần ăn chất lượng, phù hợp. Đồng thời, luôn chuẩn bị sẵn sàng 1 lượng “chất dinh dưỡng nhất định” để tiêm, chuyền tĩnh mạch trong trường hợp cần thiết. Trong khẩu phần ăn phải được bổ sung vitamin và khoáng chất để kích thích sự thèm ăn một cách thường xuyên giúp cún bắt đầu ăn trở lại.

Đôi khi bạn cần điều trị triệu chứng nguy cấp cho cún trước khi tìm ra nguyên nhân

Nuôi dưỡng, chăm sóc.

Một chế độ “theo dõi y tế thích hợp” là rất quan trọng, đặc biệt là nếu cún không cho thấy sự cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, việc theo dõi và giám sát các hoạt động của cún trong giai đoạn này cũng quan trọng không kém.

Nguyên nhân chính làm cún giảm cân sẽ là cơ sở để xác định các chỉ số cần theo dõi trong quá trình chăm sóc cún như cân nặng định kỳ là bao nhiêu? Màu phân có thay đổi như thế nào? Hay việc thu nhận thức ăn khó hay dễ?…

Cậu xem tớ lên được cân nào chưa?

Hãy làm theo các khuyến cáo của bác sĩ thú y trong và sau khi điều trị. Và nếu cún cưng của bạn vẫn không biến chuyển gì, bạn nên liên hệ lại với bác sĩ thú y ngay lập tức.

Trẻ Ăn Nhiều Nhưng Vẫn Gầy, Vì Sao?

Nhiều cha mẹ thường than phiền con vẫn ăn tốt nhưng cân nặng không cải thiện. Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Việt Pháp (Hà Nội) chia sẻ những vấn đề khiến con chậm tăng cân:

Nhiều nhưng không đủ

Trẻ một tuổi mỗi bữa cần ăn một bát cháo đầy, 4 bữa/ngày và 500 ml sữa. Nếu bé chỉ ăn 2/3 bát, 2-3 bữa/ngày là không đủ nhu cầu.

Nhiều lượng nhưng ít chất, đơn điệu

Phần lớn chúng ta ăn theo sở thích, ngon miệng và không tính toán xem lượng thực phẩm mình ăn vào có đủ dinh dưỡng hay không. Theo khuyến cáo, mỗi ngày, trẻ nên ăn 15 loại thực phẩm khác nhau để đủ chất. Chẳng hạn, một bát cháo phải đủ 30-40 g thịt/cá/tôm, 2 thìa cà phê dầu mỡ, chất xơ,… Thiếu dầu mỡ là một trong lý do khiến bé không tăng cân.

Chăm sóc sai cách có thể gây ra nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em. Ảnh: Dircha. Thừa và thiếu vitamin

Để các bé phát triển toàn diện, mẹ cần lưu ý tới những biểu hiện của con, phát hiện kịp thời những thiếu hụt và bổ sung vitamin cân thiết

Bé thiếu vitamin C thường kêu đau, mỏi toàn thân, đồng thời dễ bị sún răng, răng vàng, lợi sưng đỏ.

Khi bé bị thiếu vitamin A, mẹ có thể thấy bé sợ ánh sáng, ít nước mắt đồng thời da thô ráp, bong vảy, sần sùi.

Nếu bé không tăng cân, nước tiểu ít và hay quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu chảy), có thể bé đang thiếu vitamin B1.

Biểu hiện ở bé bị thiếu vitamin B12 là sắc mặt trắng bệch, lông tóc hơi vàng, thần kinh không phấn chấn, không muốn ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Nhiều nhưng dư thừa

Ép bé ăn vượt quá khả năng tiêu hóa cũng là một sai lầm. Trẻ 6 tháng chỉ ăn tối đa nửa bát bột (100 ml). Nếu ăn nhiều, bé sẽ không tiêu hóa hết, thức ăn thừa gây chướng bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa dẫn đến sụt cân. Cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm cũng có thể gây táo bón. Chất đạm chỉ cần cung cấp 14% trong khẩu phần ăn là đủ.

Nhiều nhưng không phù hợp

Thể trạng, sự hấp thu, tiêu hóa thức ăn ở mỗi trẻ khác nhau nên có thể cùng một lượng thức ăn nhưng lại quá sức so với trẻ. Vì vậy, cha mẹ phải điều chỉnh giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và sự phát triển tốt nhất.

Bé có bệnh

Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, bất dung nạp thức ăn,… làm hạn chế khả năng tiêu hoá, hấp thu thức ăn. Trẻ mắc một số bệnh về nội tiết như suy giáp trạng, lùn tuyến yên,… cũng là những nguyên nhân chậm lớn.

Những bé đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, nuôi cũng khó lên cân. Ngoài ra, một số trường hợp có chuyển hóa cơ bản cao, tiêu hao nhiều năng lượng nên ăn nhiều vẫn gầy. Những bé quá hiếu động, chạy nhảy nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều nên ăn nhiều vẫn tăng cân chậm.

Bé bị nhiễm giun sán

Bé bị nhiễm giun, sán cũng dẫn đến việc ăn nhiều nhưng chậm lớn. Bởi bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Cha mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.

St

Vì Sao Chó Uống Nhiều Nước? – Pet Gold Spa

Giống như con người, chó cũng cần được cung cấp một lượng nước sạch đầy đủ mỗi ngày và thường xuyên. Trung bình chó cần khoảng 60ml nước cho 1 kg trọng lượng. Đối với những chó hoạt động nhiều, hoặc đang cho con bú và chó con thường uống nhiều nước hơn chó trưởng thành. Nếu con chó của bạn uống nhiều hơn thế nữa, nó có thể báo hiệu một số vấn đề sức khỏe.

Có nhiều yếu tố quyết định lượng nước uống của chó, từ thời tiết đến mức độ hoạt động và chế độ ăn uống và tình trạng cơ thể của chúng. Để biết được điều này cần có sự theo dõi và ghi nhận của chủ nuôi, nếu cho rằng điều gì đó bất thường, nên hỏi ngay ý kiến bác sĩ thú y.

Có một vài lý do cho sự khát bất thường bao gồm:

Mất nước

Ngày nóng mùa hè, vui chơi, tập luyện nhiều, bệnh tật, nhiễm trùng… tất cả đều có thể dẫn đến mất nước ở chó và thúc đẩy chúng tìm kiếm nước uống. Cùng biểu hiện hay khát nước, cún cưng của bạn còn có thể thờ ơ, mệt mỏi, nướu và lưỡi khô và dày…

Mất nước có thể gây nguy hiểm cho chó, vì vậy nếu nghi ngờ con chó của bạn là mất nước nặng, nên cho chúng đi khám thú y càng sớm càng tốt. Nếu chó mất nước ở mức độ nhẹ, và không có dấu hiệu nôn mửa, bạn có thể cấp nước cho chúng bằng cách cho uống từng muỗng nhỏ nước sạch, chia làm nhiều lần trong ngày. Không nên cho uống quá nhanh, hoặc quá nhiều nước một lúc, vì có thể gây nôn mửa cho chó.

Bệnh

Mất nước thường gặp trong các bệnh: Gan, tiểu đường, bệnh Cushing, ung thư, tiêu chảy, sốt, nhiễm trùng, và bệnh thận.

Tuy nhiên đôi khi Bệnh có thể không phải là nguyên nhân chính, nhưng thuốc dùng để điều trị Bệnh lại có thể gây khát nước quá mức ở chó. Bạn nên trao đổi bác sĩ thú y về thuốc điều trị và tác dụng phụ của nó, từ đó tìm ra cách giải quyết phù hợp.

Thuốc

Cũng như trên người, thì một số loại thuốc có thể dẫn đến khát nước quá mức cho chó của bạn, bao gồm:

    Thuốc kháng viêm như prednisone. Thuốc lợi tiểu, ví dụ như furosemide. Thuốc an thần như phenobarbital có thể có tác dụng phụ bao gồm khát nước, đi tiểu nhiều, cũng như sự thèm ăn quá mức.

Chế độ ăn uống

Chó ăn nhiều thực phẩm khô cũng có thể dẫn đến những cơn khát đáng chú ý trên chó. Thực phẩm có lượng muối cao cũng làm chó khát nước nhiều hơn. Không nên cho chó ăn khẩu phần nhiều muối, sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng. Một số dấu hiệu cho thấy chó của bạn có thể đã ăn quá nhiều muối bao gồm run, tiêu chảy, trầm cảm, và nôn mửa.

Lời khuyên cho các chủ nuôi:

Chú ý đến lượng nước cấp cho chó mỗi ngày để nhận thấy những thay đổi trong cơn khát hay hành vi uống của chó, bạn có thể:

  –  Thay nước sạch cho chó mỗi ngày. –  Đổ cùng một lượng nước ở mỗi lần cấp. –  Chú ý đến lượng nước bạn cấp cho chó mỗi ngày và ghi nhận nếu có sự bất thường.

Nước là rất quan trọng đối với thể chất và tinh thần của mọi loài động vật, vì thế đừng bao giờ để chó cưng của bạn rơi vào tình trạng mất nước. Nếu bạn đang lo lắng con chó của bạn được uống quá nhiều (hoặc không đủ), nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y tin cậy.

【9/2023】Chó Con Mới Bắt Về Kêu Nhiều Ban Đêm Phải Làm Sao?【Xem 99】

Cập nhật thông tin chi tiết về Chó Con Mới Bắt Về Kêu Nhiều Ban Đêm Phải Làm Sao? mới nhất ngày 22/09/2023 trên website chúng tôi Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến thời điểm hiện tại, bài viết này đã đạt được 99 lượt xem.

Không hiếm gặp trường hợp chó con mới bắt về kêu nhiều vào ban đêm, bởi chúng cần có một quá trình để làm quen với môi trường mới. Bài viết này sẽ chia sẻ những mẹo nhỏ giúp chú cún của bạn “ngoan” hơn khi mới được đón về nhà.

Giúp chó tự tin làm quen dần với môi trường mới

Ban đầu sẽ rất khó khăn để làm quen đối với những chú cún nhỏ từ 1-2 tháng tuổi đã bị tách khỏi mẹ của chúng, ở độ tuổi này chúng vẫn còn khá non nớt. Hãy bắt đầu ngay từ lúc đón chúng, đưa ra khỏi lồng và cho cún tự do đi lại xung quanh giúp tạo tâm lý thoải mái, giảm bớt lo sợ. Sau khi đón về nhà, việc đầu tiên nên dắt chú cún của bạn đi từ ngoài vào trong nhà điều này khiến chúng cảm thấy dễ tiếp nhận với môi trường mới hơn, đồng thời không cảm thấy nguy hiểm khi “bơ vơ” ở một nơi xa lạ.

Hãy thiết kế cho cún một cái ổ thật ấm áp, có thể dùng tấm lót hoặc vải nhỏ giúp giữ nhiệt, tránh việc chó con bị lạnh bởi sức đề kháng cũng như khả năng chịu rét của chúng còn khá kém. Đừng vội nhốt chúng trong một cái lồng kín, bởi một không gian chật hẹp sẽ khiến chúng thấy lo sợ. Khi cảm thấy chúng thoải mái hơn hãy huấn luyện cho chúng ngủ trong lồng.

Hoạt động đủ nhiều vào ban ngày

Một phần nguyên nhân khiến chó con mới bắt về kêu nhiều vào ban đêm là do ban ngày chúng ít vận động. Rất nhiều nguyên nhân, một phần do môi trường mới , một phần do không có người chơi cùng hay bị nuôi nhốt trong lồng dẫn tới khi về đêm vẫn còn “dư” sức. Hãy cho chúng vận động bằng cách tập thể thao, chạy bộ cùng chủ, không những giúp chó hoạt bát hơn mà còn tạo mối liên hệ gần gũi với chủ.

Hình thành thói quen buổi tối

Trước khi đi ngủ 1-2 giờ đồng hồ, không nên cho chó của bạn vận động mạnh hoặc ăn tối quá nhiều để có thời gian tiêu hóa thức ăn. Đừng quên cho chó đi vệ sinh trước khi ngủ nếu không muốn chúng làm phiền khi bạn đang ngủ dở giấc. Nên thực hiện các thói quen trên một cách nghiêm túc, cho ăn đúng giờ, cho đi vệ sinh đúng chỗ, để đạt hiệu quả cũng cần có phần thưởng khi chúng nghe lời cũng như hình phạt đi kèm khi không “ngoan ngoãn”.

Lời khuyên