Kiến Thức Cơ Bản Nuôi Chó Con

a/ Chó con mới đẻ – 1 tuần sau khi sinh.

Cún con mới ra đời cho đến khi bắt đầu cai sữa thì được coi là cún sơ sinh.

Tất cả cún con khỏe mạnh lớn nhanh đáng kinh ngạc trong giai đoạn sơ sinh.

Con con được sinh ra trung bình sau 63 ngày chó mẹ mang thai.

Hiện tượng chó mẹ ăn thịt chó sơ sinh mới vừa sinh ra là có.

Chó sơ sinh chưa mở mắt và dựng tai sẽ dùng mũi để giao tiếp với thế giới, với bầy đàn và với chó mẹ.

Con chó con chỉ có đôi chân trước khỏe hơn, nó có thể kéo mình về phía mẹ. Chó con có thể khóc bù lu bù loa nếu bé không thoải mái và chó mẹ sẽ đáp lại tiếng khóc của đứa bé bằng cách di chuyển / kéo cún con về phía cô và liếm đít (liếm từ đầu đến đít).

Từ khi lọt lòng, chó con sơ sinh có bản năng tụ lại cùng nhau thành một đống và sợ hãi khi bị tách khỏi sự tiếp xúc cơ thể với các con non khác dù chỉ là một khoảng cách ngắn.

Chó con sinh ra với mắt nhắm nghiền và tai đóng lại.

Chó sơ sinh dành 90% thời gian để ngủ và 10% thời gian còn lại để ăn, thời gian ngủ giảm dần khi chó con lớn lên.

Từ 7 ngày đến 10 ngày sau sinh, chó con có thể tăng gấp đôi trọng lượng cơ thể, thậm chí hơn.

b/ Chó con 2 tuần sau khi sinh.

Trong 2 tuần sau sinh khứu giác của chó sơ sinh phát triển mạnh nhất và trở nên hoàn thiện sau đó, mũi phát triển sớm nhất và mạnh nhất.

Trong tuần thứ 2 trọng lượng cơ thể tiếp tục tăng lên ít nhất 5%, phổ biến ở 10%.

Khi nào chó con mở mắt? Chó sơ sinh mở mắt sau khoảng 9 đến 12 ngày sau sinh.

Khi nào chó con mở tai? Chó sơ sinh dựng tai, mở tai sau từ 13 đến 18 ngày sau sinh (sau khi mở mắt).

Khi lứa đẻ nhiều hơn 6 chó con, sự can thiệp của chủ nuôi cho những con non lớn và khỏe hơn ăn là cần thiết để chó mẹ tập trung dinh dưỡng nuôi những con non yếu hơn.

c/ Chó con 3 tuần sau sinh.

Khi nào chó con tập đi? Sau 3 tuần, chó sơ sinh 3 tuần tuổi có thể tập đứng nhưng có thể chỉ đi được khi đã 4 tuần tuổi.

Khi nào chó con biết sủa? Sau khi đã mở mắt và dựng tai, chó sơ sinh bắt đầu có thể gầm gừ sủa nhẹ rất đáng yêu.

Chó con từ 3 tuần bắt đầu có thể cắn, vẫy đuôi.

d/ Chó con 4 tuần tuổi.

Nỗ lực trong vô vọng để bò ra, trườn ra, trèo ra khỏi ổ đẻ.

Tìm cách bò ra chỗ khác để đi vệ sinh.

Chó con sơ sinh bắt đầu cai sữa sau khoảng 1 tháng tuổi và hoàn thành cai sữa sau khoảng 2 tháng.

Cuối tháng thứ 1. Chó con bắt đầu chơi đùa với anh em cùng đàn, cắn nhau cãi nhau với chó cùng đàn, chơi đấu vật, đuổi bắt, giằng co và bắt đầu đi lang thang khắp nơi để khám phá thế giới – Hello World.

II. Chó con 1 tháng tuổi đến 3 tháng tuổi a/ Chó con 1 tháng tuổi.

Chó con 5 tuần tuổi bắt đầu phát triển cơ mặt và có các biểu cảm trên khuôn mặt.

Chó con 6 tuần tuổi có thể ăn 5 hoặc 6 bữa mỗi ngày.

b/ Chó con 2 tháng tuổi.

Từ 8 tuần tuổi (tháng thứ 2) đến 12 tuần tuổi (tháng thứ 3) cún con phát triển các kĩ năng sống với người, các động vật khác – thời gian này cún con nên được tiếp xúc nhiều với người, những cún con thiệt thòi ít được chủ quan tâm hoặc ít tiếp xúc với thú cưng khác có nguy cơ thể hiện hành vi không thân thiện, khó gần với người và thú cưng khác khi trưởng thành.

Cún con 8 tuần tuổi bắt đầu có tiếng sủa dễ nhận biết, ở tuần thứ 12, tiếng sủa đã trở nên rõ ràng dứt khoát.

Chó con 8 tuần tuổi có thể ăn 3 đến 4 bữa chia đều mỗi ngày và mỗi bữa ăn nhiều hơn.

c/ Chó con 3 tháng tuổi.

Cún con gần 12 tuần tuổi cũng bắt đầu thích cắn trong khi chơi đùa, cún có thể cắn nhẹ mà không làm chủ bị đau.

Đuổi theo mẹ mỗi khi bà mẹ xuất hiện và bú một cách không khoan nhượng, tranh nhau bú mặc dù bà mẹ tỏ rõ vẻ miễn cưỡng.

Trong giai đoạn này cún con sẵn sàng chấp nhận các trải nhiệm mới. các trải nhiệm làm quen nên được giới thiệu với cún mà không giới hạn trong giai đoạn này là: thức ăn, âm nhạc, tiếng động, bề mặt sàn, không gian sống, đồ vật và con vật, con người.

II. Chó con 3 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi

Chó con tiếp tục phát triển nhanh bất ngờ trong 3 tháng đầu đời, giai đoạn phát triển nhanh nhất và ăn khỏe nhất là sau khi mắt và tai mở ra.

Cún con thân thiện, đáng yêu, có tính kết nối với con vật khác rất cao – chúng dành phần lớn thời gian thức để chơi đùa với sinh vật sống xung quanh.

Cắt đuôi hoặc cắt tai cho chó con – đây là hành động hoàn toàn có lý do từ nhu cầu thẩm mỹ của con người. Rất nhiều quốc gia trên thế giới có luật cấm việc cắt xén vì nhu cầu thẩm mỹ này, trong đó có nước Anh.

Từ tuần thứ 12, chó con bắt đầu mọc răng, mọc răng khiến cún có các biểu hiện xấu tính hơn, hay càu nhàu và dễ bị kích động hơn – trong vòng 2 tuần răng chó con mọc tiếp rất nhanh.

Tháng thứ tư tương đương với 16 tuần tuổi, cún con 4 tháng bắt đầu trải qua giai đoạn sợ hãi, đây là chuyện bình thường trong quá trình học và làm quen với thế giới, cố gắng đối xử nhẹ nhàng và cho cún thấy tình yêu thương càng nhiều càng tốt nhưng tránh tiếng động mạnh, đột ngột, tránh tụ tập đông người, tránh những hành vi thô bạo hay trò chơi thô bạo.

a/ Chó con 4 tháng tuổi.

Ở 4 tháng cún con đã có ngoại hình giống với ngoại hình của chúng lúc lớn lên, màu lông có thể tiếp tục thay đổi nhẹ.

Cún con 4 tháng tuổi dễ huấn luyện: tập trung lâu hơn, chú ý hơn vào thầy giáo cô giáo.

Cún con 4 tháng tuổi thích làm quen và yêu thích những món đồ chơi mới.

Cún con bắt đầu thấy hứng thú và ngày càng thích việc đi chơi, đi bộ hoặc ra đường, công viên vườn hoa.

b/ Chó con 5 đến 6 tháng tuổi.

Từ tháng thứ 5 đến sau 6 tháng tuổi, cún con 5 tháng bước vào độ tuổi thiếu niên, tương tứng với độ tuổi 14-16 tuổi ở con người, giai đoạn này cún bắt đầu thể hiện sự tích cực liên tục, nổi loạn, ngỗ nghịch và ương bướng ( kể cả cắn phá đồ đạc) do độ tuổi – kể cả những điều trước đây cún đã được huấn luyện thì nay cún có thể tỏ vẻ thách thức và cần được đối xử khôn khéo hơn. Giai đoạn này đặc biệt nên khéo léo kết hợp giữa nhẹ nhàng dạy bảo và nghiêm khắc khi cần thiết.

Nhiều cún con từ 4 đến 5 tháng đặc biệt lắm mồm, có thể kêu ầm ỹ cả ngày.

Chó con 5 tháng tuổi cần được chạy nhảy nhiều, thường xuyên – một mình – hoặc cùng với chủ – nên được đưa đi chơi hàng ngày.

Chó con 5 tháng tuổi có thể được dạy bơi, dạy tắm và ngâm mình trong chậu nước.

Chó con 5 tháng hoặc 6 tháng tuổi là độ tuổi thích hợp nhất để cho triệt sản hoặc thiến, được khuyến khích bởi bác sĩ thú y trên toàn thế giới.

Từ 4 đến 6 tháng tuổi là khoảng thời gian dễ dàng nhất để huấn luyện, đào tạo cún con, cún con thời gian này vừa tiếp thu nhanh vừa học theo nhanh nhất.

Với sự dạy bảo đúng đắn, hầu hết chó con học được cách không cắn mạnh khiến tổn thương chủ sau 5 tháng và ngừng hành vi cắn hoàn toàn sau sáu tháng.

Giống chó càng nhỏ thì càng lớn nhanh và ngưng lớn sớm so với giống chó lớn.

III. Cún con giống chó nhỏ

Chó con giống chó bé hoàn thiện sinh dục hầu hết trước 1 năm tuổi, có trường hợp từ sau tháng thứ 6.

6 tháng – Hầu hết các giống chó nhỏ gần hoàn thành phát triển cơ thể lúc sáu tháng tuổi (có thể kéo dài đến dưới 8 tháng).

IV. Cún con giống chó cỡ vừa

6 tháng – Chó con giống vừa vẫn còn tiếp tục tăng trưởng, nhưng chúng thường phát triển xong khoảng 75% khi được sáu tháng tuổi.

Chó con giống vừa có thể hoàn thiện sinh dục trước khi hoàn thiện kích thước cơ thể, yếu tố này không cố định và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng nhưng hầu hết là trước 1 năm tuổi.

Chó giống vừa hoàn thành sự phát triển kích thước vào cuối năm đầu tiên.

Nhiều chú chó kích thước trung bình, ví dụ như nhiều chó ta có kích thước bàn chân hoặc đôi tai quá lớn so với các phần còn lại của cơ thể đến nỗi trông khá hài hước, nhưng sự phát triển lệch này chỉ tồn tại đến khi chó hoàn thiện xong kích thước.

V. Cún con giống chó lớn

6 tháng – Cún con các giống chó lớn và khổng lồ có thể chỉ bằng một nửa kích thước trưởng thành của chúng lúc 6 tháng tuổi.

Chó con giống lớn có thể hoàn thiện sinh dục trước khi hoàn thiện kích thước cơ thể, yếu tố này không cố định và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng nhưng hầu hết là trước 1 năm và sáu tháng.

Chó giống lớn hoàn thành sự phát triển kích thước vào khoảng 18 tháng – 24 tháng.

VI. Cún con giống chó khổng lồ (giant)

Chó con giống khổng lồ có thể hoàn thiện sinh dục trước khi hoàn thiện kích thước cơ thể, yếu tố này không cố định và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng nhưng hầu hết là trước 2.5 năm tuổi.

Chó giống khổng lồ – giant hoàn thành sự phát triển kích thước vào khoảng 2,5 – 3 năm tuổi.

VII. Chó con hơn 6 tháng tuổi

Cún con 6 tháng bắt đầu ăn 2 bữa mỗi ngày và có thể thêm 1 bữa chính.

Ở nhiều giống chó đây là khoảng thời gian phát triển sinh dục mạnh và cần thêm dinh dưỡng.

Chó con có tất cả 42 chiếc răng như một chú chó trưởng thành.

Giai đoạn hình thành tính cách: chó con 6 tháng tuổi bắt đầu biết nghe lời, có khả năng tự đoán biết ý định của chủ và tự giác hơn.

Cách Huấn Luyện Chó Con 5 Mệnh Lệnh Cơ Bản

Để bắt đầu thuận lợi với chú chó của bạn, chúng sẽ cần biết bạn đang mong đợi những gì từ chúng. Điều này sẽ khiến chú chó của bạn cảm thấy yên tâm về khả năng đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho mình trong tương lai.

Nền tảng của việc đào tạo nên dựa trên sự hỗ trợ tích cực. Tăng cường hỗ trợ tích cực là việc trao phần thưởng cho một chú chó (hoặc một người!) để khuyến khích hành vi mà bạn muốn, chẳng hạn như nhận được tiền lương để đi làm. Ý tưởng không có nghĩa là bạn phải mua chuộc hành vi mà là huấn luyện nó bằng cách sử dụng những thứ mà chú chó của bạn yêu thích. Tránh sử dụng hình phạt như sửa lỗi bằng dây xích hoặc la mắng. Hình phạt có thể khiến chó bối rối và không chắc chắn về những gì chúng được yêu cầu. Điều quan trọng cần nhớ là chúng ta không thể mong đợi những chú chó biết những gì mà chúng không biết – giống như bạn sẽ không mong đợi một đứa trẻ 2 tuổi biết cách buộc dây giày của mình. Sự kiên nhẫn sẽ giúp chó con học được cách cư xử.

Tăng cường hỗ trợ có thể là bất cứ thứ gì mà chú chó của bạn thích. Hầu hết mọi người sử dụng những miếng treats (đồ ăn thưởng) nhỏ “cực ngon” – chẳng hạn như gan khô hoặc thậm chí chỉ là vài viên kibble. Lời khen ngợi hoặc cơ hội chơi với một món đồ chơi yêu thích cũng có thể được dùng làm phần thưởng. Chó phải được dạy để thích khen ngợi. Nếu bạn thưởng miếng treats cho chú chó của bạn trong khi nói “Good dog – Chó ngoan!” bằng một giọng vui vẻ, chúng sẽ học được rằng khen ngợi là điều tốt và có thể là phần thưởng. Một số con chó cũng thích được vuốt ve. Thức ăn thường là cách thuận tiện nhất để hỗ trợ hành vi.

Chó con có thể bắt đầu huấn luyện rất đơn giản ngay sau khi chúng về nhà, thường là khoảng 8 tuần tuổi. Luôn giữ cho các buổi đào tạo ngắn gọn – chỉ từ 5 đến 10 phút – và luôn kết thúc một cách tích cực. Nếu chó con của bạn gặp khó khăn trong việc học một hành vi mới, hãy kết thúc buổi học bằng cách xem lại những điều chúng đã biết và khen ngợi nhiều sẽ là phần thưởng lớn cho thành công của chúng. Nếu chú cún của bạn cảm thấy buồn chán hoặc thất vọng, điều đó cuối cùng sẽ phản tác dụng đối với việc học.

Tiếp theo, thả một món treat xuống sàn gần bạn. Ngay sau khi chó con của bạn ăn hết món treat trên mặt đất, hãy nói lại tên của nó. Khi cún nhìn lên, hãy cho nó một miếng treat khác. Lặp lại điều này một vài lần cho đến khi bạn có thể bắt đầu ném món treat ra xa hơn một chút và cún cưng có thể quay lại đối mặt với bạn khi bạn gọi tên của nó. Tránh lặp lại tên chú chó con của bạn; nói điều đó quá thường xuyên khi cún không trả lời khiến chúng dễ dàng bỏ qua nó. Thay vào đó, hãy tiến lại gần chú chó con của bạn và quay lại bước mà cún có thể thành công khi đáp lại tên của chúng ngay lần đầu tiên.

Sau khi chó con của bạn có thể quay lại đối mặt với bạn, hãy bắt đầu thêm chuyển động và làm cho trò chơi trở nên thú vị hơn! Quăng miếng treat xuống đất và tiến nhanh vài bước trong khi gọi tên chú cún cưng của bạn. Cún cưng nên chạy theo bạn vì trò rượt đuổi rất thú vị! Khi cún bắt được bạn, hãy khen ngợi chúng thật nhiều, hay chơi với đồ chơi kéo co (a tug toy). Chạy đến với bạn nên rất vui! Tiếp tục xây dựng các trò chơi này với khoảng cách xa hơn và ở các địa điểm khác. Khi huấn luyện bên ngoài nhà (luôn ở trong khu vực kín, an toàn), bạn nên đeo xích cho cún.

Khi chó con đến gần bạn, đừng đưa tay ra và ôm lấy chúng. Điều này có thể gây nhầm lẫn hoặc sợ hãi đối với một số con chó. Nếu chó con của bạn rụt rè, hãy quỳ gối và quay mặt cún sang một bên và cho cún con miếng treat khi bạn đã nắm được vòng cổ. Đừng bao giờ gọi chó con của bạn để trừng phạt! Điều này sẽ chỉ cho chúng biết rằng bạn là người không thể đoán trước được, và cún con sẽ tránh xa bạn. Luôn thưởng cho chú chó của bạn thật nhiều khi chúng đáp lại tên của mình khi được gọi, ngay cả khi chúng có hành động nghịch ngợm!

Trong huấn luyện tuân thủ khi thi đấu, “heel – gót chân” có nghĩa là chú chó đang đi về phía bên trái của bạn và tốc độ đi chỉ ngang bằng đầu gối của bạn trong khi bạn giữ dây xích. Việc huấn luyện chó con có thể thoải mái hơn một chút với mục tiêu là chúng đi lại đàng hoàng khi đeo dây xích lỏng mà bạn không cần kéo. Một số huấn luyện viên thích nói “let’s go – đi thôi” hoặc “forward – tiến lên” thay vì “heel – gót chân” khi họ huấn luyện cách đi bộ dễ dàng này cùng nhau.

Dù bạn chọn gợi ý nào, hãy nhất quán và luôn sử dụng cùng một từ. Việc chó con đi bên trái hay bên phải là hoàn toàn tùy thuộc vào bạn. Tuy nhiên, hãy nhất quán về phía bạn muốn chú chó của mình đi để chúng không bị nhầm lẫn và học cách chạy ngoằn ngoèo trước mặt bạn.

Trước tiên, hãy đảm bảo rằng chó con của bạn cảm thấy thoải mái khi đeo dây xích. Điều này thoạt đầu có thể cảm thấy lạ và một số chó con có thể cắn dây xích. Cho chó con ăn một vài miếng treat mỗi lần khi bạn đeo dây xích cho chúng. Sau đó, đứng cạnh chú cún con của bạn với dây buộc lỏng và cho cún ăn vài món treat liên tiếp khi đứng hoặc ngồi cạnh chân bạn. Tiến lên trước một bước và khuyến khích cún con làm theo bằng cách thưởng một món treat khi cún con bắt kịp bạn.

Tiếp tục thưởng đồ ăn cho chó con của bạn khi chúng đứng ngang với đầu gối hoặc hông của bạn khi bạn đi về phía trước. Khi chó con chạy lên phía trước bạn hãy gọi cún quay lại với bạn và thưởng cho cún con ngay tại chỗ. Sau đó tiếp tục. Dần dần bắt đầu cho các món treats cách xa nhau hơn (từ mỗi bước chân đến mỗi bước chân khác, mỗi bước chân thứ ba, v.v.).

Cuối cùng thì chú chó của bạn sẽ vui vẻ đi dạo bên cạnh bạn bất cứ khi nào nó bị xích. Cho phép chó con của bạn có nhiều thời gian để đánh hơi và “ngửi hoa hồng” khi đi dạo cùng bạn. Khi cún đã có thời gian đánh hơi, hãy đưa ra mệnh lệnh “Đi thôi! – Let’s Go!” bằng một giọng vui vẻ và thưởng cho cún con khi chúng quay trở lại với bạn và đi bộ cùng bạn.

Có hai phương pháp khác nhau để cho chó con biết “sit – ngồi” nghĩa là gì.

Phương pháp đầu tiên được gọi là capturing. Đứng trước mặt chó con của bạn, cầm một số thức ăn hoặc món treat cho chó. Chờ chó con ngồi – nói “yes – có” và thưởng cho cún con một miếng treat. Sau đó, lùi về phía sau hoặc sang một bên để khuyến khích chó con đứng lên và chờ cho chó con ngồi xuống. Cho một miếng treat khác ngay khi chó con ngồi xuống. Sau một vài lần lặp lại, bạn có thể bắt đầu nói “sit – ngồi” ngay khi chó con bắt đầu ngồi.

Tùy chọn tiếp theo được gọi là luring. Hạ người xuống trước mặt chó con, ôm các món treat như một mồi nhử. Đặt miếng treat ngay trước mũi của chó con, sau đó từ từ nâng thức ăn lên trên đầu chú chó. Chó con có thể sẽ ngồi khi ngẩng đầu lên để nhấm nháp món ăn. Cho phép chó con ăn đồ ăn khi mông của chúng chạm đất. Lặp lại một hoặc hai lần với động tác nhử thức ăn, sau đó lấy thức ăn ra và chỉ sử dụng tay không của bạn, nhưng tiếp tục thưởng cho chó con sau khi chúng đã ngồi. Khi chó con hiểu được tín hiệu tay để ngồi, bạn có thể bắt đầu nói “sit – ngồi” ngay trước khi ra hiệu tay.

Không bao giờ đặt chó con vào tư thế ngồi; điều này có thể gây nhầm lẫn hoặc bối rối cho một số con chó.

Chó con biết tín hiệu “ở lại – stay” sẽ vẫn ngồi cho đến khi bạn yêu cầu chúng đứng dậy bằng cách đưa ra một tín hiệu khác, được gọi là “từ nhả – release word”. Giữ nguyên vị trí là một hành vi có thời hạn. Mục đích là dạy chó con của bạn giữ nguyên tư thế ngồi cho đến khi có tín hiệu kết thúc (release word), sau đó bắt đầu tăng khoảng cách.

Đầu tiên, hãy dạy từ release word. Chọn từ bạn sẽ sử dụng, chẳng hạn như “OK” hoặc “free”. Đứng cùng với chú cún cưng của bạn ở tư thế ngồi hoặc đứng, ném đồ ăn xuống sàn và nói từ của bạn khi chúng bước tới để lấy đồ ăn. Lặp lại điều này một vài lần cho đến khi bạn có thể nói từ đầu tiên và sau đó ném đồ ăn SAU KHI chó con bắt đầu di chuyển. Điều này dạy chó con rằng tín hiệu release word có nghĩa là chúng đã có thể đi.

Khi chó con của bạn biết tín hiệu release word và cách ngồi khi có tín hiệu, hãy đặt chúng vào tư thế ngồi, quay mặt và đối mặt với chó con và thưởng cho chúng. Hãy tạm dừng và cho chó con một món treat khác để ngồi yên, sau đó kết thúc bằng từ release word. Tăng dần thời gian chờ đợi giữa các món treat (bạn có thể hát bài ABC hoặc đếm số để canh thời gian). Nếu chó con của bạn đứng dậy trước khi có tín hiệu release word, điều đó không sao cả! Điều đó chỉ có nghĩa là chó con chưa sẵn sàng để ngồi lâu như vậy nên bạn có thể làm điều đó dễ dàng hơn bằng cách cho thời gian ngắn hơn.

Khi chó con của bạn có thể ngồi trong vài giây, bạn có thể bắt đầu tăng khoảng cách. Đặt chó con vào một chỗ ngồi và nói “ở lại – stay”, lùi lại một bước, sau đó quay lại với chú chó con, thưởng một miếng treat và nói từ release word. Tiếp tục thực hiện theo từng bước dễ dàng để chó con có thể dễ thực hiện. Thực hành vừa đối mặt với cún vừa quay lưng bỏ đi (sẽ thực tế hơn).

Khi chó con của bạn có thể đứng yên, bạn có thể tăng dần khoảng cách. Điều này cũng đúng với “ngồi”. Chó con học điều này càng vững chắc, thì càng có thể ngồi lâu hơn. Điều quan trọng là đừng mong đợi quá nhiều, quá sớm. Các mục tiêu đào tạo đạt được theo từng bước, vì vậy bạn có thể cần phải chậm lại và tập trung vào từng việc một. Để đảm bảo các khóa huấn luyện không gây nhàm chán bối rối cho chó con, các buổi huấn luyện phải thực hành trong thời gian ngắn và thành công.

“Nằm xuống” có thể được dạy tương tự như “ngồi”. Bạn có thể đợi chó nằm xuống (bắt đầu trong một căn phòng nhỏ, buồn tẻ chẳng hạn như phòng tắm có thể giúp ích) và nắm bắt hành vi bằng cách khuyến khích thêm cho chó của bạn một miếng treat khi nó nằm xuống, cho cún dấu hiệu release word để đứng dậy (và khuyến khích bằng mồi nhử nếu cần) và sau đó đợi chó con nằm xuống lần nữa. Khi chó con nhanh chóng nằm xuống sau khi đứng lên, bạn có thể bắt đầu nói “nằm xuống” ngay trước khi chó con làm như vậy.

Bạn cũng có thể dụ chó từ tư thế ngồi hoặc đứng bằng cách đưa đồ ăn trong tay lên mũi chó và từ từ đưa nó xuống sàn. Cho chó con ăn món treat khi khuỷu tay của chó chạm xuống sàn. Sau một vài lần thực hành, bắt đầu đưa bàn tay trống của bạn xuống sàn và cho chó món treat SAU KHI chó nằm xuống. Khi chó có thể làm theo tín hiệu tay của bạn một cách thuần thục, hãy bắt đầu nói “nằm xuống” khi bạn di chuyển tay.

Cũng giống như khi ngồi, đừng bao giờ dùng lực để đặt chó con của bạn xuống.

Và hãy nhớ…

Giữ cho các buổi đào tạo ngắn và vui vẻ. Kết thúc mỗi khóa học với một ghi chú tích cực. Nếu bạn cảm thấy chú chó của mình gặp khó khăn trong việc học hoặc “cứng đầu”, hãy đánh giá tốc độ huấn luyện và giá trị của phần thưởng. Bạn cần giảm tốc độ bài học lại và thực hiện các bước dễ dàng hơn hay chó con của bạn cần một món treat ngon hơn cho một bài tập khó hơn?

5 mệnh lệnh cơ bản trên sẽ cung cấp cho chó con của bạn một nền tảng vững chắc cho bất kỳ khóa huấn luyện nào trong tương lai.

Và chỉ cần nghĩ rằng, nếu bạn và chó con của bạn tiếp tục tập luyện chăm chỉ – và vui vẻ – trong quá trình huấn luyện, một ngày nào đó chó con của bạn có thể trở thành nhà vô địch vâng lời (obedience champs)!

Nguồn: https://monspet.com/

https://monspetweb.blogspot.com/ https://g.page/monspet?share https://monspet-com.tumblr.com/

Một Số Thông Tin Cơ Bản Về Giống Chó Akita Nhật Bản

Những giống chó Châu Âu đang chiếm lĩnh tình yêu của hàng nghìn, hàng triệu người nuôi thú cưng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà giống chó cảnh đến từ Châu Á lại chịu thua kém. Cụ thể là Akita Inu được khẳng định là có thể sánh vai cùng những giống đến từ Châu Âu. Dogily Petshop sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin về chó Akita Nhật nổi trội và cơ bản nhất.

1. Ngoại hình nổi bật

Trong tiêu chí lựa chọn người bạn động hành của bất kỳ người nuôi thú cưng nào, chắc chắn ngoại hình chính là tiêu chí lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi xin chắc chắn rằng chó Akita Nhật Bản sẽ không hề làm bạn thất vọng. Vì chúng được đánh là giống chó có ngoại hình đẹp, mạnh mẽ và rất khỏe mạnh.

1.1. Phần Đầu

Các chú chó Akita Inu Nhật sở hữu phần đầu khá tròn, ở giữa trán luôn có một vết lõm khá sâu, bố cục của đôi mắt nằm rất cân đối trên khuôn mặt. Cặp mắt của Akita Nhật Bản có phần xếch nhẹ về phía sau, tạo ra một cảm giác khá sâu với một màu đen thuần túy. Phần đầu chóp mũi phải luôn có màu đen. Chó Akita Inu thuần chủng là kết quả lai tạo từ nhiều giống chó săn. Vì vậy gương mặt của Akita rất sắc bén, nhìn có vẻ giống một chú chó sói.

Cún có đôi tai dạng tam giác nhưng chóp tai lại khá tròn, không quá nhọn, lúc vênh lên lúc thì cụp xuống rất đáng yêu. Akita có phần mõm khá ngắn, tuy nhiên phần cơ hàm lại rất khỏe mạnh, răng sắc bén nên việc nhai thức ăn là rất dễ dàng.

1.2. Phần Thân

Các chú cún Akita Inu Nhật Bản sở một thần hình không quá khủng nhưng to hơn đa số các giống chó khác. Akita Nhật Bản có một tấm lưng săn chắc, nhưng thân hình lại khá mũm mĩm một tí trông rất đáng yêu. Các chân của Akita Nhật Bản rất khỏe mạnh, cơ bắp săn chắc. Đặc biệt là hai chân sau của Akita cao hơn và cơ bắp cũng khỏe hơn hai chân trước nhiều.

Nhờ cấu tạo chân như vậy nên Akita có khả năng vận động tốt, chạy nhanh, có dáng đi rất oai hùng. Phần ngực nở ra khá rộng do phần xương ức phát triển tốt, phần eo thì khá thắt. Dáng vẻ này giúp Akita sở hữu một vóc dáng rất ư là “quý tộc”. Phần đuôi thì cứ như một chiếc lông gà, chiếc đuôi có thể uốn cong từ 1 đến 2 hay ¾ vòng nữa.

1.3. Bộ Lông

Bộ lông chính món quà của tạo hóa dành tặng cho các chó Akita thuần chủng, bộ lông của chúng khá dày, lông không quá dài và giúp cún giữ nhiệt cũng như bảo vệ chúng khỏi các loại côn trùng tấn công, còn có thể chống thấm nước nữa.

1.4. Kích thước

Akita Inu có ngoại hình khá to lớn hơn so với các giống chó khác. Chó Akita có chiều cao và cân nặng khá tương đối với nhau. Túy thuộc vào giới tính, cặp cha mẹ, … mà Akita sẽ có những kích thước khác nhau như sau:

Akita Inu Nhật thuần chủng đực: sẽ có cân nặng rơi vào khoảng 85 đến 130 pounds tức bằng 42 đến 65kg. Và chiều cao sẽ từ 26 từ 28inch hay từ 63 đến 70cm.

Akita Inu Nhật thuần chủng cái: sẽ có cân nặng rơi vào khoảng 70 đến 110 pounds tức bằng 35 đến 55kg. Và chiều cao sẽ từ 24 đến 26inch hay 55 đến 62cm.

2. Tính cách đặc trưng

Mặc giống chó Akita của Nhật được lai tạo từ những giống chó săn dũng mãnh, và nuôi để dùng như một chú chó săn thực thụ nhưng tính tình của chúng chắc chắn sẽ làm bạn bất ngờ.

2.1. Hòa đồng và thân thiện

Giống chó Akita Nhật Bản rất trầm tính, hiền lành, giống chó này biết cách kiểm soát cảm xúc cũng như hành động của mình trong mọi trường hợp. Nếu Akita Nhật Bản không kiềm chế được hành vi của mình sẽ không được công nhận là thuần chủng, các bạn nên lưu ý để lựa chọn thật chính xác. Vì vậy, cứ yên tâm lựa chọn Akita “quý tộc” về nuôi đi nha!

2.2. Bản năng canh gác

Akita Inu thuộc giống chó rất tình nghĩa, chân thành đối với chủ của mình. Cún Akita còn rất có tính cảnh giác, sẵn sàng bảo vệ thân chủ của mình trong mọi hoàn cảnh. Giống chó này từ thời xa xưa đã được các Thiên Hoàng Nhật Bản chọn làm người bạn thân cận, cũng như làm cận vệ để bảo vệ họ.

Akita luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và là một người canh gác tốt. Việc nuôi Akita để làm người bạn đồng hành, vừa làm người gác cửa nhà sẽ làm một lựa chọn hoàn hảo. Tuy các bé rất hiền lành, trầm tính nhưng nếu có ai đó làm các bé tức giận, hoặc cố ý tấn công chủ thì Akita sẽ có sự trừng phạt theo những cách rất riêng.

3. Tập tính

Mỗi giống chó đều có một tập tính riêng, độc nhất, khác biệt so với nhau. Đương nhiên Akita cũng có những nét riêng của mình. Akita Inu rất tự tin, sống thật, khoe cá tính của mình. Cụ thể như sau:

3.1. Ít khi sủa

Giống chó Akita rất trầm tính, và hầu như không thích thể hiện ở đám đông. Thông thường, các giống chó khác sẽ sủa để gây sự chú ý, được mọi người vây quanh. Còn đối với Akita thì lại không như thế, chúng luôn có cách giao tiếp riêng của mình. Các bé cún Akita rất thích việc thì thầm, chúng giao tiếp nhưng rất nhỏ. Khi vui đùa cùng bạn, hay các bé cún khác chúng sẽ phát ra âm thanh rất vui tai.

Rất nhiều bạn đang và đã từng nuôi Akita cho biết rằng, Akita sẽ có cách giao tiếp riêng với người chủ của mình. Cách giao tiếp này chỉ có chủ và Akita mới có thể hiểu được. Quả là một giống chó đầy thú vị đúng không các bạn. Còn chờ gì mà không sắm ngay Akiata đáng yêu đến như vậy cho mình!

3.2. Thích dùng miệng

Cún Akita nhà ta rất thích dùng miệng để làm mọi thứ. Ví dụ như Akita rất thích dùng miệng để gặm và đưa mọi thứ về chỗ của mình. Akita sẽ tha món đồ chơi thích tới chỗ chủ, ám chỉ việc muốn được chơi đùa. Nếu muốn đi dạo Akita sẽ tha sợi dây xích cổ lại chỗ bạn để năn nỉ được dẫn đi dạo, ra ngoài vui chơi. Quá đỗi là thông minh!

Sự lanh lợi chính là minh chứng cho khẳng định “chó Akita thông minh” luôn làm cho nhiều chủ nhân thích thú. Làm sao mà có thể kiềm lòng trước một chú cún vừa đang yêu, lại vừa vô cùng thông minh như một bé Akita được cơ chứ.

3.3. Liếm láp giống mèo

Từ rất xưa đến này, ai ai cũng biết rằng chó và mèo là hai loài động vất vô cùng ghét nhau. Tập tính cũng hoàn toàn khác nhau. Cớ vậy mà cún Akita Nhật Bản thuần chủng được nhiều bạn đánh giá là khá giống với loài mèo.

Điển hình rằng chúng rất thích việc dùng miệng để liếm láp cơ thể. Những chú chó thông thường rất thích dùng chân để gãi những chỗ bị ngứa. Tuy nhiên, các bé Akita Inu lại thích dùng miệng để liếm những vùng bị ngứa trên cơ thể hơn. Việc liếm láp cơ thể này đúng là rất giống mèo phải không. Thật là kỳ lạ đúng không các bạn nhỉ!

4. Giá chó Akita Nhật Bản

Giá của một chú chó Akita thuần chủng ở Việt Nam và cả trên thế giới rất cao, từ 2000 đến 4000 đô la, số lượng giống chó này cũng khá hiếm. Các chú chó Akita thuần chủng bị hạn chế xuất khẩu từ những năm 1950, nên việc tìm mua rất khó khăn. Vì vậy, các chú chó Akita ở Việt Nam hầu hết là giống Akita Mỹ, được nhập từ Thái Lan, Indonesia hoặc từ Mỹ, với giá từ 2000 đô la cho một bé Akita tùy vào màu sắc của bé, không bao gồm phí vận chuyển.

Nếu sử dụng bài viết. Mong bạn vui lòng dẫn nguồn https://dogily.vn/cho-canh/thong-tin-ve-cho-akita-nhat/ khi chia sẻ nha.

Bí Kíp Huyến Luyện Chó Cơ Bản Tại Nhà

Chó là loài động vật thông minh, nhanh nhạy, khả năng tư duy của chúng tương đương với những đứa trẻ 2 tuổi. Chúng có thể hiểu được những mệnh lệnh đơn giản như ngồi chạy lấy đồ vật nếu như bạn có cách huấn luyện chó con, chó lớn phù hợp.

Nếu bạn không có nhiều thời gian để huấn luyện chó của mình, thì hãy tham khảo các chương trình của trường huấn luyện chó. Tại đây chú chó của bạn sẽ được huấn luyện một cách chuyên nghiệp nhất.

Nội dung chi tiết

Bài 1: Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh đúng chỗ

1. Cách huấn luyện chó con đi vệ sinh vào bồn cầu

Khi chó con đi vệ sinh bừa bãi, bạn có thể tỏ ra giận dữ hoặc dùng tay đánh nhẹ. Sau đó, bạn vệ sinh thật sạch bãi chiến trường mà chúng để lại vào bồn cầu.

Bạn xích chó vào một chỗ bắt chúng nằm im, sau một vài giờ thì dắt chó vào nhà vệ sinh chỗ bồn cầu để chúng tự ngửi thấy mùi phân của mình ở đó. Cần thực hiện nhiều lần để tạo thành thói quen, lâu dần cún cưng của bạn sẽ biết đi vệ sinh vào bồn cầu.

2. Cách dạy chó con đi vệ sinh vào khay

Bạn nên chuẩn bị 2 cái khay vệ sinh cho chó con. Nên dùng khay to 1 chút và không có thành cao.

Bên cạnh khay vệ sinh thì phải có thảm lót để thấm nước tiểu. Thảm mới mua các bạn thấm 1 chút nước tiểu vào rồi kẹp xuống dưới khay. Tác dụng của việc này là “đánh dấu khu vực có mùi nước tiểu của chó”. Để khi chó con buồn tè và ngửi thấy mùi thì sẽ tiểu vào đó.

Bài 2: Cách huấn luyện chó các lệnh cơ bản đơn giản nhất

Đây là các cách huấn luyện chó con từ 4 tháng tuổi trở lên, tầm tuổi này chó vừa đủ cứng cáp để học. Các bài này cũng có thể áp dụng với chó đã trưởng thành luôn.

1. Cách huấn luyện chó lệnh ngồi

Lệnh ngồi khi đang đứng

Đứng trước mặt chó, giơ tay cầm thức ăn ngay phía trên mũi rồi từ từ di chuyển bàn tay lên đỉnh đầu, vị trí giữa 2 tai. Theo phán xạ cún sẽ ngồi xuống đất. Ngay khi cún ngồi xuống, hô lệnh “ngồi” và thưởng cho cún.

Lặp đi lặp lại khoảng 10 – 15 lần.

Lệnh ngồi khi đang nằm

Khi cún đang nằm, ta đứng trước mặt, giơ tay cầm thức ăn gần sát mũi.

Di chuyển tay cầm thức ăn hướng lên trên, như vậy cún sẽ theo đến độ cao nhất định sẽ ngồi chúng tôi lúc đó hô ngồi và thưởng cho cún.

Lặp đi lặp lại khoảng 10-15 lần rồi cho cún nghỉ.

2. Cách huấn luyện chó lệnh đứng

Cách 1: Khi chó đang ngồi.

– Cầm thức ăn để ngang tầm với mũi chó.

– Bước lùi lại 1 bước, kéo tay cầm thức ăn theo, theo phản xạ chó sẽ dí mũi theo và chuyển thành tư thế đứng.

– Ngay khi chó đứng lên hô “đứng” và thưởng cho chó.

Cách 2 – Khi chó đang ngồi, nằm, bạn luồn tay qua bụng chó và đẩy nhẹ lên, tay còn lại kéo nhẹ xích về phía trước.

– Lúc này chó sẽ đứng lên, hô “đứng” và thưởng cho chó.

Làm khoảng 10-15 lần rồi cho chó nghỉ.

3. Cách dạy chó lệnh nằm

Cách 1: Bạn để tay có cầm thức ăn trước mũi cún, từ từ hạ thấp tay xuống sát mặt đất. Cún sẽ đưa mũi theo và nằm xuống.

Khi chó nằm xuống thì hô nằm và thưởng cho chó.

Cách 2: bạn đặt tay lên vị trí giữa 2 xương bả vai và mông có, ấn nhẹ cho chó nằm xuống.

Làm từ 10-15 lần để chó quen sau đó cho chó nghỉ.

4. Cách dạy chó lệnh yên

Huấn luyện chó đứng yên hoặc ngồi yên sẽ giúp bạn kiểm soát chó của bạn khi ra ngoài tốt hơn.

Sau khi chó của bạn thực hiện lệnh ngồi hoặc đứng, thay vì thưởng ngay thì bạn chờ 1 lúc khoảng 3-4 giây rồi mới thưởng cho chó.

Dần dần kéo dài thời gian ra lâu hơn và hô lệnh “yên”.

Lặp đi lặp lại cho chó quen rồi nghỉ.

5. Cách huấn luyện chó lệnh lại đây 

Bạn đứng cách cún 1 khoảng, kéo nhẹ dây xích về phía mình và gọi tên, động viên cho cún chạy tới phía mình.

Ngay khi cún chạy tới hô “lại đây” và thưởng cho cún.

6. Cách dạy chó lệnh bắt tay

Bạn ngồi xổm để thức ăn khay thức ăn vào lòng, khi đó con chó ngồi đối diện mình sẽ nhìn vào khay thức ăn.

Hô to “Bắt Tay” . Bạn cầm tay trái nhấc chân phải của nó lên để bắt tay. Tay phải thưởng đồ ăn cho nó.

Lặp đi lặp lại động tác này ( bước 2 ) khoảng 10 lần thì bạn chỉ cần đưa tay ra hô ” Bắt Tay ” là nó nhấc chân lên bắt tay với bạn rồi.

Lặp đi lặp lại nhiều lần chó sẽ nhớ lệnh.

Bạn có thể tham khảo một cách trực quan cách dạy chó bắt tay ngay tại wikihow: https://www.wikihow.com/Teach-Your-Dog-to-Shake-Hands

7. Cách dạy chó lệnh giả chết

– Bước 1: Để chó ở tư thế nằm đối điện với bạn.

– Bước 2: Giơ tay cầm thức ăn đến trước mũi của chó để nó dí mũi theo rồi từ từ kéo sang 1 bên hướng đến phía gần cổ của nó. Chó do dí mũi theo hướng tay cầm thức ăn và vì tay cầm thức ăn gần quá nên nó khi ngoài đầu theo sẽ mất thăng bằng mà ngã ra.

– Bước 3: Ngay khi chó ngã ra đất, các bạn lập tức thưởng đồ ăn cho nó.

Lệnh giả chết là một lệnh khá đáng yêu cho cún cưng

 Bước 4: Lặp đi lặp lại nhiều lần cho cún quen với hành động này rồi các bạn bắt đầu ghép khẩu lệnh vào cho nó (các khẩu lệnh như: Giả chết, Pằng….).

8. Cách dạy chó nhặt đồ

Bạn ném đồ chơi yêu thích của chúng ra xa và nói to “Đi”. Sau khi chúng chạy ra nhặt, chạy theo và khen ngợi chúng. Tiếp đó, ra lệnh “Đi” rồi vỗ vào đùi chúng và đẩy chúng đi.

Lặp đi lặp lại cách huấn luyện này cho tới khi chó tự đi mà không cần bạn tác động vào.

9.  Cách dạy chó chắp tay lạy

Bước 1: Bạn chuẩn bị một ít thức ăn mà chó yêu thích, gọi cún lại rồi để chúng ngồi xuống.

Bước 2: Khi cún đã đứng lên, bạn hô ngay khẩu lệnh “lạy”.

Bước 3: Bạn lặp lại bước e nhưng ở bước này, bạn sẽ lấy 2 chân trước của chó chụm lại vào với nhau. Hoặc bạn có thể nhờ ai đó ngồi sau lưng cún, cầm 2 chân trước của chúng và làm theo động tác lạy. Lúc này vừa làm vừa hô “lạy”, khi cún thực hiện được bạn sẽ thưởng cho chúng 1 ít thức ăn. Lặp đi lặp lại chừng 5 lần.

Những bài tập này thường được áp dụng trong các khóa huấn luyện chó cảnh, huấn luyện chó nghiệp vụ tại trường huấn luyện chó Thành Tài

10. Cách huấn luyện chó đi bằng hai chân

Bước 1: Chuẩn bị thức ăn, gọi chó lại và ra lệnh ngồi yên. Tập luyện lúc chú chó đang đói, khi đó chúng rất háu ăn, việc huấn luyện sẽ trở lên dễ dàng hơn.

Bước 2: Giữ chó bình tĩnh, ngồi thẳng đúng tư thế. Mọi thứ đều cần phải nhẹ nhàng vì chó không biết mình phải làm gì cả.

Bước 3: Dùng thức ăn để trước mũi cho chó ngửi nhưng không cho ăn. Đưa từ mũi thẳng lên trên đầu cho đến khi chúng ngửa cổ lên để ngửi.

Bước 4: Hô khẩu lệnh “Đứng” và đưa dần thức ăn lên cao. Khi chó nhấc chân lên thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần và nâng dần thức ăn lên cao cho đến khi chó ngồi được bằng 2 chân và lưng thẳng với đầu.

Bước 5: Khi chó đã thành thạo bước 4, bạn đưa thức ăn cao hơn và dịch về phía trước một đoạn ngắn. Chó ngồi bằng 2 chân nhưng không lấy được thức ăn nên chúng sẽ nhảy về trước để lấy thức ăn. Lúc này nên cầm thức ăn ở ngoài cho cún nhìn thấy và di chuyển thức ăn từ từ hướng về phía trước.

Bước 6: Di chuyển thức ăn đồng thời kết hợp hô khẩu lệnh. Khi cún bắt đầu đi được một bước thì thưởng thức ăn. Lặp lại nhiều lần cho đến khi cún đi được.

Ngoài ra, để chú chó thực hiện được các mệnh lệnh phức tạp hơn, trở nên tinh khôn và biết nghe lời chủ hoàn toàn, bạn nên tham khảo đưa chó đi học tại Trường huấn luyện chó.

Bài 3: Cách huấn luyện chó con không cắn bậy, phá đồ đạc

chó căn phá đồ đạc gây nhiều phiền toái cho bạn

Cho chó đồ chơi gặm cắn an toàn – đồ chơi không nên có đầu nhọn sắc khiến nó bị thương, có thể gây nguy hiểm khi bị nó nuốt vào.

Kết hợp dạy chó cái gì có thể gặm, cái gì không thể gặm cắn. 

Nghiêm khắc trong quá trình huấn luyện

**Lưu ý:

Cho chó tập thể dục thường xuyên – tập ở nơi xa nhà, cần ít nhất một lần một ngày.

Trong khi dắt chó đi dạo, nên đến môi trường khác nhau. Khi cho chó chưa được tiêm vắc xin phải cẩn thận.

Nên cho chó tiếp xúc với các loài động vật khác ngay từ nhỏ để tạo mối quan hệ thân thiện dễ gần.

Dành thời gian mỗi ngày ít nhất chơi với nó 3 lần và mỗi lần ít nhất 5 phút. Nếu được thường xuyên chơi đùa là tốt nhất.

Bài 4: Cách dạy chó không ăn bậy

Bạn sử dụng hai miếng thịt, chín hay sống cũng được. Một miếng bạn để bình thường, một miếng tẩm ướp thật nhiều bột ớt hoặc ngũ vị hương. Miếng thịt bình thường bạn bỏ vào khay đựng thức ăn của cún cưng. Còn miếng thịt tẩm ướp bạn bỏ xuống nền nhà.

Khi chúng ăn phải miếng thịt ở nền nhà đã tẩm ướp gia vị thì sẽ bị khó chịu. Vì bột ớt và ngũ vị hương và nhận ra miếng thịt trong khay ăn mới là đồ ngon, đồ ăn được. Theo thời gian bản năng sẽ giúp cún chỉ ăn thức ăn trong khay. Chúng sẽ sợ ăn đồ ngoài sẽ có hại, gây dị ứng. Tập đi tập lại nhiều lần để tạo thói quen cho cún cưng nhà bạn.

Bài 5: Cách huấn luyện chó không sủa bậy

Chó của bạn sẽ sủa khi nhìn thấy “tác nhân” bên ngoài. Do đó, để giúp chó hết sủa bạn có thể “xử lý” tác nhân bên ngoài mà chó nhìn thấy.

Với trường hợp sủa dai dẳng, cách huấn luyện chó tốt nhất là phớt lờ và không đáp ứng yêu cầu của chúng. Khi chó đã ngừng sửa, bạn có thể khen thưởng cho chúng để chúng biết rằng im lặng là hành động đúng ngay lúc đó.

Bài 6: Cách dạy chó ngồi xe máy

Bước 1: Giúp chó tập giữ thăng bằng trên xe

Trước khi huấn luyện chó ngồi xe máy, bạn cần phải cho chú chó tập giữ thăng bằng trên xe, và làm quen với việc ngồi trên yên xe máy.

Khi mới tập bạn không nên mang chó lên xe và cho chạy luôn. Đầu tiên bạn hãy dựng đứng chiếc xe máy nhà mình lên và ngồi lên yên xe. Đồng thời bạn để chó đứng hoặc ngồi trên yên xe ở ngay trước mặt mình. Một tay bạn có thể giữ chặt chúng để chó không thể lao xuống dưới đất.

Bước 2: Dạy chó tự giác phi lên xe ngồi khi có lệnh

Tới bước này, bạn không bế chó lên yên xe máy nữa mà mỗi lần như thế, hãy đập đập ra hiệu cho chó chỉ vào yên xe, đồng thời cầm dây xích kéo cổ chúng lên theo hướng phi lên yên xe.

Bước 3: Cho chó ngồi trên xe máy khi di chuyển

Nếu bạn đã huấn luyện chó 2 bước trên thuần thục rồi thì đến bước này bạn hoàn toàn có thể tự tin mang chúng ra ngoài đường. Lúc này, dạy chó ngồi xe máy chỉ là rất đơn giản.

Bạn chỉ nên đi chậm thôi. Tránh tình trạng chó đang ngồi trên xe, gặp trường hợp bị kích động mạnh có thể lao và chạy ra khỏi xe, nên rất dễ gây nguy hiểm cho người đi đường cũng như là chú chó nhà mình.

Bạn nên thưởng cho chúng bằng những mẩu thức ăn mà chó đặc biệt yêu thích khi hoàn thành xong các bước.

Bài 7: Cách Huấn luyện chó tấn công và bảo vệ chủ

Để bắt đầu bài tập này, người trợ giúp sẽ đeo bao tay vào cẳng tay để cho chó cắn (Loại mềm dùng mua sẵn ở cửa hàng hoặc tự làm bằng tay áo bông nhưng đảm bảo lót đủ dầy để chống chó cắn vào trong, nhưng không quá cứng để chó không đau răng).

Chủ chó cầm dây xích (làm bằng dù tết cho nhẹ và dễ vận động) để chó cạnh người, người trợ giúp vừa tiến đến đi lảo đảo, miệng la hét, tay cầm roi đấnh xuống đất phát ra tiếng động để kích thích chó.

Chủ chó liền hô `Cắn”. Sau đó tấn công vào thẳng ngừời tiến tới, người trợ giúp sau đó phải đưa tay đã bảo hiểm để cho chó táp vào đúng chỗ đó. Sau đó chó sẽ giằng xé và người hỗ trợ buông ra để cho chó làm chủ cái đồ đó.

Sau thời gian khoảng vài tuần thuần thục, cho chó tập tiếp như sau: sau khi chó cắn vào bao tay một luc thì chủ chó hô “Thôi” và dùng tay bóp nhẹ vào hàm răng chó do đau chó sẽ nhả ra.

Chủ Chó khen “Giỏi” và cho ăn. Như vậy cho sẽ biết được hiệu lệnh tấn công và hiệu lênh “Thôi” khi không cân thiết. Bánh làm phần thưởng cho chó nghe lời.

Với cách huấn luyện chó tấn công như thế, cần tập đi tập lại trong vòng vài tháng chó sẽ quen và vâng lời.

Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về cách huấn luyện chó nghiệp vụ, hãy tham khảo bài viết sau: Tổng hợp các phương pháp huấn luyện chó nghiệp vụ

Hướng dẫn cách huấn luyện chó theo từng giống

1. Huấn luyện chó Becgie

Chó Becgie rất thông minh. Chúng có độ thông minh đứng thứ 3 trong các giống chó chỉ xếp sau Border Collie và Poodle. Chính vì thông minh nên chúng cũng dễ huấn luyện. Có thể hiểu mệnh lệnh của chủ chỉ sau vài lần dạy và thông thạo các bài tập chỉ sau bốn, năm lần huấn luyện.

2. Huấn luyện chó Rottweiler

Chó Rottweiler (còn gọi là Rốt hoặc Rotti) là giống chó bắt nguồn từ nước Đức. Từ xưa, cách huấn luyện chó Rottweiler đã thiên về các hoạt động nghiệp vụ như chăn nuôi gia súc, tấn công, canh giữ…

Ngày nay, chúng đã trở thành giống thú cưng rất phổ biến ở nhiều gia đình. Để chó Rottweiler thông minh, thân thiện và biết cách cư xử hơn, bạn cần phải chuẩn bị cho chúng những phương pháp huấn luyện phù hợp và những bài tập chuyên nghiệp.

3. Huấn luyện chó Doberman

Giống chó Doberman Pinscher hay chó Doberman hoặc Dobie, là một giống chó bảo vệ có nguồn gốc Đức, được tạo ra bởi Louis Dobermann vào cuối thế kỷ 19.

Doberman có thân hình mạnh mẽ, cơ bắp phát triển nhưng dáng cao rất thanh thoát, chúng là giống chó rất cảnh giác, hung dữ nhưng đặc biệt trung thành nên thường được dùng làm chó bảo vệ, canh gác, cảnh sát hoặc trong quân đội.

Doberman Pinscher là giống chó hung dữ và rất hiếu chiến, sẵn sàng tấn công, đeo bám và hạ gục mục tiêu nhanh gọn.

4. Huấn luyện chó Phú Quốc

Đây là giống chó được biết đến như một trong Tứ đại quốc khuyển của Việt Nam, vì giống chó này vô cùng thông minh và có khả năng săn mồi canh giữ bảo vệ rất tốt.

5. Huấn luyện chó Pitbull

Giống chó chiến binh Pitbull

Đứng đầu trong danh sách những giống chó với sức mạnh vượt trội – Pitbull được biết đến như “chúa tể”của những dòng chó chiến. Nhiều người thường tìm cách huấn luyện chó Pitbull thành mãnh chiến để tham gia các giải đấu chó, đi săn, hoặc trông giữ nhà cửa, tài sản.

6. Huấn luyện chó Husky

“Đại ngáo” Husky là loài chó có nguồn gốc từ giống chó tuyết kéo xe vùng Bắc cực, có vẻ ngoài hút mắt, ưa vận động và rất thông minh nên được nhiều người lựa chọn làm thú cưng. Giống chó này tuy hiền lành, nhưng lại cực kỳ thông minh và có hơi … tăng động, nên phương pháp huấn luyện chó husky sẽ có chút khó khăn hơn những loài chó nuôi bình thường khác.

7. Huấn luyện chó Samoyed

Nhờ vào sự dễ thương, đáng yêu của mình mà chó Samoyed được rất nhiều người chọn nuôi. Nếu như bạn cũng muốn sở hữu giống chó này làm thú cưng thì điều cần thiết nhất bạn phải nắm được đó là “cách huấn luyện chó Samoyed”.

8. Huấn luyện chó Poodle

Poodle – Giống chó cảnh được yêu thích

Chó Poodle là dòng chó cảnh được rất nhiều người ưa thích. Vẻ ngoại hình của Poodle giống như những quý cô xinh xắn, yêu kiều, đã làm mê mệt rất nhiều người yêu thú cưng. Được đánh giá là giống chó dễ nuôi và dễ chăm sóc, vậy cách chăm sóc và huấn luyện Poodle như thế nào?

Cách Huấn Luyện Chó Phốc Sóc Cơ Bản

Phốc Sóc được mệnh danh là một loài chó tuy dễ thương nhưng lại khá chảnh, đây là một loài có nguy cơ cao mắc hội chứng chó nhỏ vì được chủ nuông chiều. Đôi khi chúng tỏ ra khá khó tính và có thể phá phách đồ đạc nếu không được đáp ứng các nhu cầu của chúng. Vì thế bạn cần phải có các biện pháp huấn luyện 1 cách cứng rắn từ nhỏ để tránh gặp phải những điều không mong muốn.

Huấn luyện cho chó con biết đi vệ sinh đúng nơi quy định

Khi chú chó Phốc Sóc bắt đầu cai sữa cũng là thời điểm lý tưởng nhất để huấn luyện cho chúng biết đi vệ sinh đúng nơi quy định.

Khi chúng ăn xong, bạn nên đưa chúng ra một nơi bạn quy định để chúng đi vệ sinh, nếu chúng đi đúng chỗ bạn hãy khen ngợi chúng. Còn nếu như chúng đái ỉa bậy ra nhà hay bất kỳ chỗ nào thì bạn phải dắt nó ra chỗ bạn muốn chúng đi vệ sinh và mắng chúng ngay lập tức.

Biểu hiện của những chú Phốc Sóc khi muốn đi vệ sinh là chúng đi vòng vòng và đánh hơi, thì bạn cần phải dắt chúng đi vệ sinh ngay.

Bạn cần phải cho chúng đi vệ sinh lúc sáng sớm, sau khi ăn xong, và buổi tối lúc trước khi đi ngủ. Bạn nên canh trừng xem chúng có tập được thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định hay không, nếu đi đúng chỗ, bạn cần phải khen ngợi để chúng tiếp tục làm theo. Bạn nên kiên trì, đừng nôn nóng vì những chú chó này còn khá nhỏ nên việc làm theo lời chủ trong giai đoạn này là khá khó khăn.

Cách huấn luyện cho chó con phải biết chạy tới khi chủ gọi

Khi chú chó Phốc Sóc của bạn còn nhỏ chưa thể hiểu hết được những gì bạn dạy chúng, vì thế bạn nên dạy chúng với những bài học ngắn gọn, các mệnh lệnh phải rõ ràng. Các mệnh lệnh chỉ nên dùng 1 từ duy nhất như: nằm, đứng, đi, chạy…, không nên quát mắng quá nhiều, hay dùng roi quất chúng sẽ làm chúng tổn thương tình cảm và có khi chúng sẽ phá phách đồ đạc để bày tỏ sự không hài lòng.

Khi chúng làm đúng theo mệnh lệnh hãy khen thưởng chúng để chúng tiếp tục phát huy. Khi chúng lớn dần lên hãy dậy chúng biết chạy lại khi chủ gọi. Bạn dùng dây để xích chúng lại, sau đó đọc lệnh: “lại đây” và giật nhẹ dây kéo chúng lại phía bạn. Mỗi lần tập bạn nên cho chúng làm khoảng 10 lần để chúng ghi nhớ. Khi kết thúc buổi tập hãy thưởng cho chúng một chút thức ăn ngon để đọng viên tinh thần cho chúng. Bạn nên kiên trì tập hàng ngày cho chúng. Tránh sự nôn nóng hay quát mắng quá nhiều sẽ làm tinh thần của chúng hoảng sợ sẽ không giám tập.

Huấn luyện cho chó Phốc Sóc đeo dây xích khi ra ngoài

Đầu tiên bạn nên tập cho chúng đeo dây đai ở cổ trước. Khi chúng đeo quen rồi thì bạn mới tập cho chúng đeo dây xích. Khi đeo dây xích nếu chúng tỏ thái độ không thích, ngồi lỳ xuống, vùng vẫy hay chạy lung tung thì bạn hãy kéo dây xích 1 cách nhẹ nhàng và hướng dẫn để chúng đi cạnh bên bạn. Nếu như chúng vẫn không chịu nghe lời thì bận nên cột chúng lại trong vòng 1 giờ rồi thả chúng ra. Vài lần chúng sẽ quen và vâng lời của bạn.

Huấn luyện để chó Phốc Sóc không đuổi theo xe

Khi ra ngoài, các chú Phốc Sóc luôn có xu hướng thích đuổi theo xe. Nếu chúng đuổi theo bất kỳ loại xe nào bạn hãy giật xích để giữ chúng lại và nói: ” dừng lại”.

Bạn nên dạy chúng nhiều lần để chúng làm quen với việc không được đuổi theo bất kỳ phương tiện gi vì việc chạy theo xe vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là xe máy, xe đạp. Vì chúng sẽ làm cho người điều khiển hoảng sợ và rất dễ xảy ra tai nạn.

Cách huấn luyện chó Phốc Sóc biết ngồi, nằm và bò

– Huấn luyện chó ngồi

+ Cho chú chó đứng cạnh bạn, dùng tay phải cầm đai đeo cổ kéo lên, tay trái ấn vào mõm và ra lệnh:”ngồi”. Chúng ngồi xuống thì vuốt ve khen thưởng và cho 1 chút thức ăn ngon để động viên chúng. + Cho chó đứng phía trước bạn, tay tái cầm dây xích kéo chúng ngẩng lên, tay phải cầm 1 miếng thịt (hay thứ gì mà chúng yêu thích) rồi ra lệnh: “ngồi”. Khi đó chúng sẽ đòi ăn thịt mà vâng lời ngồi xuống. Lúc này bạn nên thưởng cho chúng ăn và làm nhiều lần như thế chú chó của bạn sẽ quen lệnh và tự ngồi. + Khi đưa chó đi dạo chơi bạn hãy gọi chúng lại, dùng tay phải vỗ vào ngực chúng và giữ ngực, tay trái ấn mông chúng xuống và đọc lệnh: ” ngồi” lúc này chú chó của bạn sẽ tự động ngồi xuống. – Huấn luyện cho chó nằm + Để chó ngồi xuống bên trái bạn, tiếp theo bạn quỳ xuống dùng tay trái nắm lấy dây đai cổ, tay phải bạn cầm một miếng thịt hoặc đồ ăn chúng yêu thích, hạ thất tay phải xuống đồng thời ra lệnh : “nằm”. Khi chú chó nằm xuống thì bạn thưởng cho chúng ăn và khen ngợi chúng. Sau đó bạn dùng tay trái cầm dây đai cổ rồi kéo lên đọc lệnh: “ngồi”. Bạn nên làm nhiều lần để chúng có thể ghi nhớ. + Hoặc bạn để chó ngồi cạnh, dùng tay trái nắm dây đeo cổ, để khuỷu tay trên lưng, tay phải cầm 2 chân trước rồi kéo từ từ xuống đồng thời ra lệnh: “nằm”. Vì lưng bị đè và chân bị kéo xuống nên chúng sẽ nằm xuống. Lúc đó bạn hãy khen và vuốt ve chúng.

– Huấn luyện chó bò Bạn nên tập cho chúng bò ở một bãi cỏ để chúng không bị đau người khi bò. Bạn để chó bên cạnh, tay trái để lên vai chúng, tay phải cầm dây đai cổ rồi kéo nhẹ đồng thời ra lệnh ” bò”. Nếu chó bò được khoảng 1- 2m thì hãy khen thưởng chúng ngay. Lặp lại nhiều lần để chúng có thể ghi nhớ.