Vacxin Chó Dại Cắn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Tiêm Vacxin Dại Cho Chó Mèo

Hiện nay rất nhiều các gia đình ở thành thị hay nông thôn đều đang sở hữu cho mình một thú cưng để làm cảnh hay để bầu bạn trong nhà. Cùng với đó là việc quan tâm đến sức khỏe của chúng, để tránh được các hiểm họa của bệnh tật gây ra thì chúng ta cần lưu ý đến việc tiêm vacxin phòng bệnh. Vô hình chung tiêm vacxin phòng bệnh dại cho chó mèo trở thành việc thiết yếu trong quá trình nuôi để đảm bảo an toàn cho thú cưng và cả mọi người trong gia đình. Bạn đã biết cách tiêm vacxin cho chó mèo nào đúng cách nhất chưa, cùng tìm hiểu những điều cần lưu ý khi tiêm vacxin phòng dại cho chó mèo sau đây.

Thời gian tiêm vacxin mũi 1 cho chó mèo

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vacxin phòng bệnh cho chó mèo, như vacxin 7 bệnh cho chó, vacxin 5 bệnh cho chó, vacxin phòng bệnh bạch cầu ở mèo, vacxin dại cho chó…

Theo chuẩn lời khuyên của bác sĩ thú y quốc tế, nên bắt đầu tiêm vacxin phòng bệnh mũi đầu tiên cho chó mèo khi chúng được từ 8 tuần tuổi trở đi. Riêng đối với vacxin phòng dại cho chó nên được tiêm ngay khi chó được 3 tháng tuổi.

– Không được phép tiêm vacxin khi thú cưng đang có biểu hiện bệnh lý hoặc khi chúng bị sốt… (bạn nên kiểm tra sức khỏe và nhiệt độ trước khi tiêm phòng cho thú cưng)

– Sau khi thú cưng được tiêm vacxin xong, bạn cần chăm sóc chúng tốt hơn. Đặc biệt, kiêng tắm cho thú cưng, kiêng các loại thức ăn có chứa nhiều mỡ, sữa, đồ tanh ít nhất là 1 tuần sau khi tiêm.

– Tiêm không đúng cách vacxin sẽ mất hết có tác dụng, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thú cưng. Một số trường hợp tiêm phòng sai cách có thể làm chó mèo mắc bệnh.

– Bạn nên tẩy giun cho chó mèo sau khi tiêm phòng 1 tuần.

Tiêm phòng vacxin cho chó mèo là điều cần thiết nếu bạn đang sở hữu chúng trong nhà. Một số loại vacxin như vacxin dại cho chó cần tiêm lại hàng năm để bảo đảm hệ miễn dịch cho chúng và cũng tránh được những hậu quả khi bị chúng cắn.

Hiện nay các cơ sở thú y đều cung cấp dịch vụ tiêm vacxin cho thú cưng với các mức giá khác nhau ở mỗi cơ sở. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng bạn nên tìm những cơ sở đảm bảo uy tín, đừng tiếc rẻ mà lựa chọn những cơ sở không đảm bảo.

Chó Dại Cắn Người Tràn Lan

Chỉ trong vòng 2 tháng, tại tỉnh Phú Yên đã có khoảng 250 người bị chó cắn, trong đó ở huyện Tuy An đã xác định có hơn 20 con chó dại cắn 28 người.

Những ngày qua, người dân ở một số xã của huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên rất bất an khi liên tục xuất hiện nhiều chó dại cắn người. Những con chó này cắn hàng trăm con chó của người dân đang nuôi, lây lan bệnh dại.

Người dân lo lắng

Bên cầu Long Phú bắc qua đầm Ô Loan, nơi thường tổ chức lễ hội đua thuyền truyền thống và bán nhiều đặc sản tươi sống của tỉnh Phú Yên, những ngày qua vắng hoe khách du lịch. “Lịch trình của chúng tôi khi đến Phú Yên là sẽ đến đầm Ô Loan ăn hải sản. Khi đến nơi, nghe bạn bè nói vùng ấy chó dại nhiều nên ngại quá, đành thôi” – Lê Văn Vinh, một du khách đến từ huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, cho biết.

Xã An Cư, huyện Tuy An được cho là nơi phát hiện có người bị chó dại cắn đầu tiên. Cuối tháng 2-2016, một con chó xuất hiện trên đường làng ở thôn Tân Long, gặp bất kỳ ai cũng đuổi cắn. “Trên đường từ chợ Tân Long trở về, tôi bất ngờ bị một con chó lớn ngoạm vào chân. Mắt nó long lên sòng sọc, đỏ ngầu. Khi tôi vùng vẫy kêu cứu, nó mới bỏ chạy, nước dãi nhỏ xuống đường, không sủa tiếng nào” – bà L.T.T, một người dân nơi đây, kể.

Con chó này sau đó tiếp tục cắn 1 học sinh trên đường đi học về và 4 người khác. Sau khi cắn thêm một số chó nuôi, con chó này đã bị người dân đánh chết. Kết quả xét nghiệm cho thấy con chó bị bệnh dại. Sáu người bị cắn phải vào Viện Pasteur Nha Trang để tiêm ngừa.

Qua số liệu của các cơ quan chức năng, 2 tháng qua, tại tỉnh Phú Yên đã có khoảng 250 người bị chó cắn. Chỉ riêng huyện Tuy An, đã xác định có đến 28 người bị chó dại cắn. Chó dại cũng cắn 6 con bò và 71 chó nhà chưa bị bệnh nhưng các ngành chức năng chỉ mới tiêu hủy hơn 20 con chó dại. Theo ông Giáp Văn Thức, Phó trưởng Trạm Thú y huyện Tuy An, bệnh dại của chó giờ đã lan sang 6 xã và thị trấn của huyện Tuy An, gồm An Cư, An Thạch, An Ninh Tây, An Nghiệp, An Hiệp và thị trấn Chí Thạnh.

Chưa công bố dịch

Ông Trần Văn Đồng, Bí thư Đảng ủy xã An Cư, cho biết người dân đang rất lo lắng về tình trạng chó dại ngày một nhiều. Tất cả chó dại cắn người và động vật bị phát hiện đều không có người nhận là chủ. Trái lại, người dân nơi đây khẳng định những con chó dại trên của chính người dân trong xã nuôi. Khi lên cơn dại, cắn người, chủ chó sợ bồi thường nên không dám nhận.

Nhằm ngăn chặn tình trạng đáng lo này, UBND huyện Tuy An đã xuất 50 triệu đồng để hỗ trợ cho các xã, thị trấn tổ chức truy bắt, tiêu hủy chó dại và tiêu độc, khử trùng những nơi có chó dại xuất hiện. “Chúng tôi đã cố gắng hạn chế tình trạng chó dại lan ra diện rộng. Riêng về việc tiêm phòng cho chó không thuộc diện được hỗ trợ nhưng bắt buộc chó nuôi phải được tiêm phòng” – ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, nói.

Tuy vậy, ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên, thông tin số chó được tiêm phòng ở huyện Tuy An chưa đến 5.000 con, chiếm khoảng 60% đàn chó nuôi ở huyện này. Đối với những huyện, thị lân cận có nguy cơ bị lây lan bệnh dại, dù đã vận động nhưng số chó được tiêm phòng cũng chỉ hơn 15%.

“Bệnh dại là một loại bệnh thần kinh nên mỗi khi trời nắng nóng dễ phát sinh. Khi một con chó dại cắn những con chó khác sẽ lây bệnh và cứ thế nhân rộng. Theo quy định chỉ cần có 1 người tử vong do bệnh dại thì phải công bố dịch. Cho đến nay, tại địa phương chưa phát hiện ai tử vong do bị chó dại cắn nên chúng tôi chưa công bố dịch” – ông Nhĩ cho hay.

Không có thuốc đặc trị

Theo tài liệu của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, bệnh dại hiện nay chưa có thuốc đặc trị và gần như gây tử vong 100% trên người. Ông Đào Lý Nhĩ cho rằng chỉ có một cách để bảo đảm tính mạng là sau khi bị chó cắn (dù chưa biết dại hay không), phải gấp rút đến các cơ sở y tế tiêm ngừa bệnh dại. Rất sai lầm khi nhiều người cho rằng cần theo dõi con chó cắn mình có bị chết hay không để xác định nó đúng là chó dại rồi mới đi tiêm ngừa.

“Từ khi phát bệnh, cắn người đến khi con chó ấy chết phải mất 15-20 ngày. Trong khi đó, thời gian phát bệnh dại đối với người sau khi bị chó cắn là từ 7 ngày đến 3 tháng. Đối với những người phát bệnh sớm, trước khi con chó dại chết sẽ bị phát bệnh và không thể trở tay” – ông Nhĩ cảnh báo.

Theo bài và ảnh: Hồng Ánh (NLĐ)

Nguồn: Báo Tầm Nhìn

Tiêm Ngừa Bị Chó Dại Cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần theo dõi chó trong 10 ngày, nếu chó có biểu hiện bị bệnh thì mới tiêm ngừa dại, hay lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó? Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì có cần tiêm các mũi tiếp theo không ạ?

Chào bạn Tâm Đức,

Sau khi bị chó cắn, nếu có điều kiện thì tốt nhất là lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó. Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn phải tiêm các mũi vắc xin bệnh dại tiếp cho đúng liều vì hiện nay chỉ có thuốc phòng bệnh chứ không có thuốc điều trị bệnh.

Thân mến.

Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại:

– Đau đầu;– Choáng váng, khó chịu;– Đau bụng;– Buồn nôn;– Đau cơ;– Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.

Trước khi pha chế vắc xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 8oC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Khi Bị Chó Dại Cắn: Thời Gian Ủ Bệnh Dại Và Cách Sơ Cứu?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng nếu bị chó cắn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường. Chính vì vậy, bạn cần phải nắm chắc những thông tin sau để biết cách bảo vệ bạn hay những người thân. Dấu hiệu bị chó dại cắn là gì? Nếu bị chó dại cắn thì thời gian để phát bệnh là bao nhiêu ngày và cách sơ cứu nhanh chóng?

Chó bị bệnh dại có biểu hiện rất nổi bật như: sùi bọt mép, chán ăn hoặc bỏ ăn, sụt ký, hung dữ và có thể cắn bậy, mắt đỏ sọng hoặc bị liệt. Nếu bị chó dại cắn, người bệnh thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu mệt mỏi và sốt, giai đoạn tiếp theo cấp tính với những biểu hiện như khó thở, liệt và sùi bọt mép. Giai đoạn cuối cùng là liệt và hôn mê. Cần sơ cứu vết thương bị chó dại cắn tại nhà bằng xà bông, cồn và băng gạt. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin ngay lập tức trong vòng 24h kể từ khi bị cắn.

1. Cách nhận biết chó bị dại

Đầu tiên, dù bị cắn bới bất cứ giống chó gì dù là khoẻ hay ốm thì bạn cũng cần xử lý phòng dại ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết là mình có bị chó “dại” cắn hay chó có sức khoẻ bình thường cắn.

Chó bị dại thường ở hai thể: Thể điên cuồng và thể bại liệt.

Thể dại điên cuồng

Đây là khoảng thời gian đầu sau khi nhiễm bệnh dại. Mắt chó đỏ ngầu, lờ đờ và con ngươi mắt bị kéo dài xuống có màu hơi đục. Chúng thường xuyên cắn phá đồ đạc và cáu gắt. Cằm trề và có nước dãi chảy, xuất hiện bọt mép trắng như bọt xà phòng. Có biểu hiện cắn người lạ, thậm chí là chủ nhà.

Chó dại thi thoảng lên cơn co giật động kinh trong ngày, sợ gió và nước. Trọng lượng sụt giảm nghiêm trọng và ăn bậy bạ.

Thể dại câm

Thể dại câm có thể biểu hiện ngay lập tức của chó hoặc là thể dại chuyển tiếp của thể dại điện cuồng. Chó bị liệt chân, liệt cơ hàm, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Không có khả năng ăn uống và cắn người nữa. Sau vài ngày, chú chó sẽ chết trong trạng thái liệt đó. Chó con thường không có giai đoạn “dại điên cuồng” mà bị rơi vào thể dại câm ngay lập tứ.

Người bị chó dại cắn sẽ gặp những điều rất đáng tiếc xảy ra, phát hiện bệnh khi đã qua giai đoạn ủ bệnh dẫn đến nguy cơ tử vong là rất cao.

Đọc tiếp: Tiêm phòng vắc xin cho chó cần lưu ý những điều sau

2. Bệnh dại là gì?

Bệnh dại bắt nguồn do Virus Rabies – một loại virus lây qua vết cắn hoặc vết xước của động vật, đặc biệt là chó. Theo bệnh viện Vinmec, loại virus này xâm nhập trực tiếp vào hệ thống thần kinh ngoại biên (PNS) và di chuyển đến não hoặc Sao chép bên trong mô cơ, nơi an toàn khỏi hệ thống miễn dịch của vật chủ. Từ đây, nó đi vào hệ thống thần kinh thông qua các mối nối thần kinh cơ.

3. 03 giai đoạn phát bệnh và triệu chứng của bệnh dại

Thể dại viêm não: Xảy ra ở 80% người bị mắc bệnh dại, có biểu hiện tăng động và sợ nước.

Thể dại liệt: liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Người phát bệnh dại thường có 2 biểu hiện:

Thời gian ủ bệnh dại từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi tử vong chỉ thay đổi từ 1 – 7 ngày. Các triệu chứng càng rõ nếu như vết cắn càng gần não.

Cảm thấy khó chịu ở vết cắn;

Sốt từ 38 độ C trở lên kèm đau đầu;

Cảm thấy lo lắng và bồn chồn,

Đau họng và ho,

Buồn nôn và ói mửa.

Các triệu chứng ban đầu của người bị chó dại cắn:

Nhầm lẫn và hung hăng

Liệt một phần, co giật cơ không tự chủ và cứng cổ

Co giật

Thở nhanh và khó thở

Quá mẫn hoặc tiết ra nhiều nước bọt và có thể sùi bọt mép

Sợ nước, do khó nuốt

Ảo giác, ác mộng và mất ngủ

Cương cứng vĩnh viễn, ở nam giới

Sợ ánh sáng

Trong giai đoạn cấp tính của bệnh dại, người bệnh sẽ:

Giai đoạn cuối cùng và nguy kịch nhất, người bệnh hôn mê và tử vong. Phải sử dụng máy thở cho bệnh nhân và hầu như không thể cứu chữa nếu người bị chó dại cắn rơi vào giai đoạn này.

4. Cách chữa trị khi bị chó dại cắn

Sơ cứu tại nhà

Việc đầu tiên các bạn phải phải làm là nên rửa với vòi nước sạch vệ sinh chỗ vết thương bị chó cắn là rất quan trọng trong việc hạn chế các virus xâm nhập vào cơ thể có nguy cơ mắc bệnh dại. Sau đó các bạn có thể dùng dung dịch cồn để làm sạch vết thương cho sạch. Hoàn tất các biện pháp sơ cứu ban đầu, hãy nhanh chóng di chuyển đến các cơ sở y tế để được theo dõi và tiêm phòng vacxin dại kịp thời, nếu chậm trễ thì hậu quả sau đó rất khó lường.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Trong phác đồ điều trị, người bệnh thường được tiêm một liều thuốc globulin miễn dịch bệnh dại tác dụng nhanh: Được truyền càng sớm càng tốt, gần vết thương cắn, điều này có thể ngăn chặn virus lan rộng trong cơ thể. Sau đó, sẽ sử dụng vắc-xin phòng bệnh dại trong 2 đến 4 tuần sau đó để kháng lại virus gây bệnh trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng cần báo ngay đến các chính quyền để có biện pháp bắt giữ cũng như xử lí khi chúng bị chết, bỏ đi.