Vắc Xin Chó Dại Cắn / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Q&Amp;A 8. Tại Sao Lại Dùng Vắc Xin Khi Bị Chó Nghi Dại Cắn ?

Vắc xin phòng ngừa bệnh dại cho người do chó truyền vi rút dại lây qua vết cắn gây ra. Đặc thù của bệnh dại khi phát thì không có thuốc nào chữa khỏi và vắc xin được dùng cho người sau khi bị chó cắn nên nhiều người tưởng lầm đó là thuốc chữa bệnh. Virus dại là loại chỉ sống được trong tế bào thần kinh sau khi xâm nhập vào da qua vết cắn chảy máu đi vào thần kinh ngoại biên di chuyển lên não với tốc độ 0,3 mm/giờ. Tại đây vi rút nhân lên gây thương tổn não và phát bệnh. Như thế là thời gian ủ bệnh dài ngắn tùy thuộc vết cắn xa hay gần não, trung bình là 1 tháng, có thể 10-15 ngày hoặc 2,3 tháng và lâu hơn. Vắc xin có tác dụng tạo kháng thể kịp thời ngăn chặn sự di chuyển lên não của vi rút dại, nói cách khác vắc xin ngăn bệnh bùng phát.

Tiêm vắc xin dại cho người bị cho nghi dại cắn là biện pháp tạo kháng thể cho bệnh nhân kịp đối phó với vi rút dại vừa xâm nhập vào vết thương từ tuyến nước bọt chó mắc dại. Do cơ chế gây bệnh đặc biệt của vi rút này là “leo” dần lên não qua các tế bào thần kinh, bệnh sẽ phát khi vi rút cán đích. Đó chính là thời gian ủ bệnh, dài hay ngắn tùy vị trí cắn xa hay gần não. Thế là có cuộc đua marathon giữa vi rút và vắc xin, phần thắng thuộc về bên nào nhanh hơn. Có 2 trọng tài bấm giờ để phân định thắng thua, trọng tài theo dõi vắc xin bấm thời gian từ lúc tiêm vắc xin đến lúc cơ thể tạo đủ kháng thể đánh chặn được vi rút trước khi đến não và trọng tài kia tính thời gian “chạy” của vi rút. Đó là lý do phải tiêm vắc xin dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị chó nghi dại cắn.

Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế

Những Giải Pháp Để Phòng Bệnh Dại Khi Khan Hiếm Vắc Xin

Những giải pháp để phòng bệnh dại khi khan hiếm vắc xin

Những giải pháp để phòng bệnh dại khi khan hiếm vắc xin 

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 59.000 người tử vong do bệnh dại và hơn 10 triệu người phải tiêm vắc xin phòng dại  

​ Ảnh tiêm vắc xin phòng bệnh dại

      Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm lây truyền từ động vật sang người do vi rút dại gây ra. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại tỷ lệ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật, chủ yếu là chó; là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.       Trong những tháng đầu năm 2018 và đến thời điểm hiện tại, việc thiếu cả hai loại vắc xin dại là Verorab (của Pháp) và Abhayrab (của Ấn Độ) từ nhà cung cấp đã ảnh hưởng đến việc tiêm phòng bệnh dại cho người dân khi bị chó, mèo cắn. Người dân sẽ có khả năng không được tiêm vắc xin đúng theo lịch hoặc tiêm không đủ mũi; điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ cho những người bị phơi nhiễm với bệnh dại. Nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại trên người, các giải pháp đã được các ngành chức năng triển khai trên địa bàn toàn tỉnh trong việc phòng bệnh bệnh dại như sau:       1) Tăng cường quản lý đàn chó nuôi để giảm thiểu việc chó cắn người và hỗ trợ công tác tiêm phòng dại cho đàn chó nhằm tăng tỉ lệ tiêm phòng cho đàn chó nuôi để giảm thiểu việc lây truyền vi rút dại trên đàn chó và trên người.       2) Xử lý vết thương đúng cách nhằm loại bỏ vi rút dại, đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại khi bị chó mèo cắn.        Vết thương cần được rửa ngay với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút.             Vết thương cần được rửa kỹ với cồn 70% hoặc cồn iod. Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, phân loại tình trạng vết cắn và chỉ định tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.       Lưu ý những điều không nên làm đối với vết cắn của động vật: tránh băng kín vết thương, đắp thuốc (tỏi, chanh, gừng..), lấy nọc, điều trị thuốc nam..       3) Điều trị dự phòng cho người sau phơi nhiễm vi rút dại để giảm thiểu nguy cơ tử vong do phát bệnh dại theo phác đồ của Bộ Y tế. Việt Nam là nước có tỉ lệ bệnh dại lưu hành phổ biến trên đàn chó, mèo, nên bắt buộc phải tiến hành điều trị và theo dõi con vật gây ra vết cắn trong vòng 10 ngày. Sử dụng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại về đường tiêm, lịch tiêm và liều lượng tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép.        4) Áp dụng phác đồ tiêm trong da thay thế phác đồ tiêm bắp       Việc tiêm trong da sẽ giảm lượng vắc xin và giá thành, tuy nhiên tùy thuộc vào số lượng người đến tiêm vắc xin phòng dại tại điểm tiêm trong ngày để lựa chọn phác đồ tiêm bắp hay tiêm trong da nhằm bảo đảm chi phí hiệu quả. Hiện  điểm tiêm ngừa tuyến tỉnh đang áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml cho một mũi tiêm. Khuyến cáo cho các điểm tiêm còn lại tùy thuộc vào số lượng người đến tiêm vắc xin phòng dại trong ngày để lựa chọn phác đồ tiêm, ưu tiên phác đồ tiêm trong da; hạn chế phác đồ tiêm bắp 0,5ml cho một mũi tiêm để giảm số lượng vắc xin cần sử dụng. Và theo hướng dẫn của Tổ chức y tế thế giới, hiệu quả giữa hai phác đồ là như nhau.        Trong thời gian tiêm vẫn tiếp tục theo dõi tình trạng con vật trong vòng 10 ngày. Nếu con vật có biệu hiện nghi ngờ hoặc chết sẽ tiếp tục tiêm đủ theo phác đồ. Nếu con vật vẫn khỏe mạnh sau thời gian 10 ngày theo dõi, sẽ ngừng tiêm khi người bị chó mèo cắn đã tiêm 3 mũi vắc xin, phác đồ này sẽ trở thành phác đồ dự phòng trước phơi nhiễm. Và khi bị phơi nhiễm lần sau, các đối tượng này chỉ cần tiêm thêm 2 mũi mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại vì cơ thể đã có kháng thể bảo vệ.       Để chủ động trong việc phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện theo khuyến cáo của ngành thú y và y tế. Đồng thời tăng cường phối hợp liên ngành và kêu gọi sự hợp tác, cam kết của cộng đồng cũng như các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể cùng tham gia để đẩy lùi căn bệnh nguy hiểm này./.      

Lê Đăng Ngạn, Trung tâm y tế dự phòng

 

Bác Sĩ Nói Gì Về Phương Pháp Chữa Chó Dại Cắn Không Cần Tiêm Vắc Xin Đang Được Các Mẹ Tin Sái Cổ

Thời gian gần đây trên mạng facebook lan truyền thông tin có thể chữa chó dại cắn bằng cách rất đơn giản. Đó là chỉ cần dùng nước tương (xì dầu) đánh với lòng đỏ trứng có thể cứu sống được nạn nhân mà không cần phải dùng tới vắc xin.

Nguồn tin “lan truyền” bài thuốc chữa chó dại cắn mà không cần tiêm phòng.

Nguồn tin này còn nhấn mạnh: “Phải dùng hỗn hợp trên bôi vào vùng bụng, toàn bộ vùng sống lưng. Khi hút độc, bé sẽ bị co giật là dấu hiệu tốt. Vì nếu bé không co giật là độc tố chưa được hóa giải”.

Trao đổi với BS. Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về phương pháp chữa chó dại cắn lạ lùng trên, BS Nguyễn Trung Cấp khẳng định, thông tin về cách chữa bệnh trên hoàn toàn vô căn cứ, không có cơ sở khoa học. Nếu áp dụng theo cách trên thì nguy cơ tử vong là chắc chắn.

BS. Nguyễn Trung Cấp cho biết: “Bạn tìm giúp tôi địa chỉ của đối tượng tung thông tin dùng xì dầu trộn với lòng đỏ trứng dùng bôi vào vết chó dại cắn sẽ khỏi… Mỗi 1 năm bệnh viện Nhiệt đới vẫn tiếp nhận khoảng 20 ca tử vong do điều trị chó dại cắn bằng phương pháp truyền miệng, đắp lá, thử cái nọ, thử cái kia sau đó bệnh chuyển biến xấu đưa vào viện không thể cứu được nữa”.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo, khi nghi ngờ trẻ bị chó dại cắn cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt để vi rút chưa có cơ hội thâm nhập tới não. Thông thường chó dại cắn người thường không sống quá 1 tuần. Khi chó ốm chết dần, bị giết, chạy mất thì cần đi tiêm phòng ngay lập tức. Vi-rút dại phát tán rất nhanh khi bị chó cắn ở vị trí đầu mạch máu, vùng mặt, sinh dục. Có những trường hợp dù đã tiêm phòng, thuốc chưa kịp phát huy tác dụng đã tử vong.

“Về nguyên tắc, vắc xin tiêm vào cơ thể sẽ phải mất hơn 1 tháng mới hình thành kháng thể. Trong lúc tiêm, nếu vi rút dại chưa lan tới não thì sẽ được bảo vệ. Còn nếu vi rút dại đã lan tới não, bệnh nhân sẽ khó có thể cứu sống được. Đó là cuộc chạy đua với vi rút. Một mặt vi rút qua vết thương ăn lên não rất nhanh, một mặt chúng ta phải tiêm kháng thể chống lại vi rút. Nếu như mình nhanh hơn sẽ thắng còn chậm hơn sẽ thua. Và bệnh nhân sẽ tử vong”, BS. Nguyễn Trung Cấp nói.

Tiêm vắc xin – Nên hay không?

Không riêng gì vắc xin dại mà hiện nay, có một trào lưu “anti vắc xin” nở rộ trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Một nhóm các mẹ Việt trên mạng xã hội phản đối việc tiêm vắc xin phòng bệnh đã thu hút hơn 7.000 thành viên. Những người theo trào lưu này lo ngại những biến chứng của các loại vắc xin gây ra cho trẻ nhỏ và cho rằng vắc xin gây độc hại khi chất bảo quản vắc xin là thủy ngân, có thể gây hại cho não trẻ…

Khi hỏi về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, quan điểm đó rất sai lầm: “Trận sởi lịch sử xảy ra vào năm 2014 khiến cho rất nhiều trẻ nhỏ bị tử vong. Nguyên nhân bắt nguồn chính từ việc cha mẹ chủ quan không tiêm phòng vắc xin sởi”.

Cùng quan điểm trên, bác sĩ Trí Đoàn, từng công tác tại khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng II chia sẻ, gần như vắc xin nào cũng có những tác dụng nhẹ, thoáng qua như đau tại chỗ chích, có vết đỏ, sưng tại vị trí chích ngừa, một số trường hợp bị sốt… thường 1-2 ngày là hết. So với những tác dụng phụ thoáng qua đó, tác dụng chính của vắc xin đối với đề kháng của bé là rất lớn. “Nếu không được tiêm chủng, bé có thể mắc các bệnh nguy hiểm mà hậu quả là ảnh hưởng đến sự phát triển, hay thậm chí là tính mạng của bé”, bác sĩ Trí Đoàn khuyến cáo.

Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng đưa ra quan điểm về vấn đề trên như sau: “Việc tiêm chủng không chỉ nhằm bảo vệ sức khỏe cho riêng trẻ đó mà còn giúp tạo nên miễn dịch cộng đồng. Tiêm vắc xin cho trẻ giúp bảo vệ cả một cộng đồng đang sống hiện tại và cả một thế hệ trong tương lai. Đó thực sự là vấn đề sức khỏe cộng đồng chứ không phải là trào lưu, một lối sống mà con người chúng ta lựa chọn thích hay không thích”.

Tổ chức y tế thế giới WHO khuyến cáo tiêm vắc xin cho bé từ rất sớm ngay sau sinh và phần lớn các mũi tiêm là ở 2 năm đầu đời, dù bé bú mẹ hoàn toàn hay dùng sữa công thức.

Toàn Thành Phố Triển Khai Tiêm Vắc Xin Phòng Bệnh Dại Cho Đàn Chó, Mèo Nuôi Trên Địa Bàn

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13; thực hiện Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Thông tư số 283/2016/TT – BTC ngày 14/11/2016 của Bộ Tài chính về Quy định khung giá dịch vụ tiêm phòng, khử trùng tiêu độc cho động vật, chẩn đoán thú y và dịch vụ kiểm nghiệm thuốc dùng cho động vật; Thực hiện Công văn số 424/UBND-NN ngày 25/01/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về việc giá dịch vụ tiêm phòng trong lĩnh vực thú y.

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chủ yếu do chó, mèo mắc bệnh cắn và truyền lây cho người, các địa phương cần tổ chức chỉ đạo tốt công tác tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi và quản lý chặt chẽ giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng bệnh Dại; thống nhất một loại giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng Dại trên địa bàn thành phố: mặt trước của giấy chứng nhận tiêm phòng dại do Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ký tên, đóng dấu và có dấu giáp lai của Chi cục Chăn nuôi và Thú y giữa hai liên giấy chứng nhận; mặt sau là các quy định và hướng dẫn quản lý chó, mèo nuôi của cơ quan chuyên môn.

Để chủ động phòng chống bệnh Dại cho động vật, nhằm ngăn chặn bệnh Dại từ động vật lây sang người; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn thành phố năm 2020.

– Thời gian tiêm phòng từ ngày 01/3/2020 – 30/5/2020; hàng tháng tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh; chưa được tiêm phòng trong đợt tiêm chính hoặc chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch bảo hộ theo quy định.

– Phạm vi áp dụng: Giá trên dịch vụ áp dụng tại các điểm tiêm tập trung, quy định cho tất cả các huyện, quận trên địa bàn thành phố.

* Để đợt tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả cao đòi hỏi các địa phương và cơ quan chuyên ngành triển khai đồng bộ, hiệu quả các biện pháp:

Các địa phương

– Củng cố và tăng cường hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật; chỉ đạo triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi trên địa bàn quản lý có sự tham gia của cán bộ Thú y, Y tế, Công an.

– Tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về tác hại của bệnh Dại do chó, mèo mắc Dại cắn gây ra; đồng thời chỉ đạo tiêm phòng bắt buộc vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi nhằm khống chế ngăn chặn dịch, góp phần hạn chế thấp nhất số người tử vong do chó, mèo mắc Dại cắn.

– Chỉ đạo tổ chức điều tra, thống kê đàn chó, mèo nuôi đến từng hộ dân; lập danh sách số lượng chó, mèo nuôi trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn; xây dựng kế hoạch và đăng ký số lượng vắc xin tiêm phòng với Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

– Thực hiện việc đôn đốc nhân dân đưa chó, mèo đến điểm tiêm phòng và tổ chức kiểm tra xử lý chó không tiêm phòng theo quy định; chịu trách nhiệm về kết quả, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó, mèo tại các địa phương; tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức để người dân tích cực tham gia công tác phòng chống bệnh Dại cho người và động vật.

– Thực hiện thanh quyết toán tiêm phòng theo hướng dẫn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y

– Cung ứng, bảo quản, cấp phát vắc xin, giấy chứng nhận tiêm phòng.

– Tổ chức thanh, kiểm tra việc sử dụng vắc xin đúng quy trình kỹ thuật; chỉ đạo mạng lưới thú y cơ sở thực hiện việc tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi tại các địa phương đảm bảo tiến độ theo kế hoạch.

– Thực hiện công tác thu, chi, quyết toán nguồn thu dịch vụ tiêm vắc xin phòng bệnh dại theo quy định của pháp luật.

Chủ vật nuôi

– Phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với Ủy ban nhân dân cấp xã tại các đô thị, nơi đông dân cư.

– Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng xấu tới người xung quanh. Khi đưa chó ra nơi công cộng phải đảm bảo an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người người dắt.

– Nuôi chó tập trung phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, không gây ồn ào, ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.

– Chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh Dại cho chó, mèo và thanh toán dịch vụ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo nuôi theo đúng quy định.

– Thường xuyên theo dõi chó, mèo nuôi; trường hợp phát hiện chó, mèo có biểu hiện bất thường phải báo ngay cho chính quyền và cơ quan thú y; không ăn thịt chó, mèo mắc bệnh, ốm, chết bệnh; không vất xác chó, mèo ra nơi công cộng gây ô nhiễm môi trường, nguy cơ lây lan mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho động vật và người.

– Lưu giữ giấy chứng nhận tiêm vắc xin phòng bệnh dại và xuất trình khi có yêu cầu của chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn./.