Uống Máu Chó Mực Có Sao Không / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Cắn Không Chảy Máu Có Sao Không?

Tình hình chó thả hoang và không được rọ mõm, đã gây ra những vụ chó cắn cho người dân, khiến cho những người đi đường cảm thấy ám ảnh và lo lắng. Khi bị chó cắn không chảy máu có sao không? cũng như có cần đi tiêm phòng hay không là những câu hỏi được nhiều bạn quan tâm.

Chó cắn không chảy máu có sao không?

Liên tiếp những vụ chó cắn thương tâm, đã khiến cho rất nhiều người hoang mang. Do vậy, khi bị chó cắn không chảy máu có sao không?

Theo các bác sỹ, thì bị chó cắn không nên chủ quan và coi thường, trong trường hợp bị chó cắn mà chảy máu thì tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên nếu bạn thấy không bị chảy máu, mà chỉ bị bầm tím, nhưng rất có thể sẽ có những vết trầy xước rất nhỏ, bằng mắt thường bạn sẽ không thấy.

Trong trường hợp con chó cắn mà bị dại, thì nguy cơ lây nhiễm dại vẫn xảy ra, tốt nhất khi bị chó cắn bạn nên đi tiêm phòng ở các trung tâm y tế trong thời gian sớm nhất.

Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn

– Làm sạch vết thương là điều quan trọng nhất, khi bị chó cắn, vết thương phải được rửa dưới vòi nước chảy, để loại bỏ các mầm bệnh, dùng xà bông và nước để rửa vết thương, bạn nên lưu ý rửa nhẹ nhàng, chứ không được chà xát mạnh.

– Dùng thuốc sát trùng để làm sạch vết chó cắn, có thể sử dụng cồn hay oxy già, để loại bỏ vi khuẩn.

– Nâng cao vùng bị thương, trong trường hợp bị chó cắn vào vùng chân hay tay cần giơ cao vùng bị thương lên, việc này rất quan trọng. Do khi chó cắn bị chảy máu, cách làm này sẽ hạn chế chảy máu và giúp cầm máu hiệu quả.

Sau khi đã làm các bước sơ cứu ban đầu, tốt nhất nên đưa người bị chó cắn đến các trung tâm y tế dự phòng, để tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sỹ về tình trạng con vật đã cắn, và theo dõi con vật trong vòng 15 ngày kể từ khi bị cắn.

Trong thời gian 15 ngày, nếu con chó có biểu hiện ốm, chết, mất tích hãy đến gặp bác sỹ ngay.

Phòng chống bệnh dại như thế nào?

Để phòng chống bệnh dại xảy ra, người dân hãy thực hiện:

– Hạn chế nuôi chó mèo, nếu nuôi phải tiến hành tiêm phòng bệnh dại định kỳ theo đúng hướng dẫn của Thú Y.

– Nuôi chó mèo phải nhốt trong chuồng, không được thả rông, cũng như không được cho trẻ nhỏ chơi đùa với những con vật này.

– Tiêm vắc xin phòng bệnh dại cần tuân thủ đúng như tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc corticoid và thuốc ức chế miễn dịch.

– Không tiếp xúc với những con vật bị nghi dại, cũng như không mua bán, hay vận chuyển vật nuôi ra vào vùng dịch.

– Cần tiêu hủy ngay chó mèo bị dại,

Bị Mèo Cắn Chảy Máu Có Sao Không, Nguy Hiểm Không ?

Bị mèo cắn chảy máu có sao không, nguy hiểm không?

Cùng với chó, mèo là loại động vật khá đáng yêu, thông minh được nhiều người nuôi dưỡng trong nhà. Không chỉ nuôi để làm cảnh, mèo còn là “hung thần” với loài chuột nên hầu như gia đình nào ở nông thôn cũng có ít nhất một con mèo. Tuy nhiên, ít ai biết rằng mèo cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Các loại vi khuẩn, vi rút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua những vết thương hở trên da.

Đặc biệt, tại Việt Nam việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì vậy, khả năng các loại chó mèo bị dại là vô cùng cao, đặc biệt là vào mùa hè. Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.

Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác là:

– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.

– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.

– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.

– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.

Bị mèo cắn chảy máu nên xử lý như thế nào?

Sau khi bị mèo cắn, chảy máu nhất là với trẻ em, cần được đưa ngay đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được bác sỹ khám và đánh giá cụ thể. Bạn sĩ sẽ xem xét tình hình vết thương và đưa ra quyết đinh là có nên tiêm ngừa uốn ván, tiêm vắc xin dại và kháng huyết thanh dại hay không?

Thông thường bếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Bạn phải chú ý là đến gặp bác sĩ ngay trong vòng 48 giờ đầu tiên saukhi bị cắn, vì nếu để lâu hơn hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng.

Sau khi về nhà, bệnh cạnh theo dõi sức khỏe người bị cắn, việc theo dõi con mèo đã cắn bạn cũng là điều hết sức cần thiết. Theo dõi trong vòng từ 10-14 ngày xem chúng có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.

Uống Thuốc Tẩy Giun Quá Liều Có Sao Không?

Bị nhiễm giun, sán qua quá trình ăn uống là điều mà ai cũng sẽ mắc phải. Ngoài ra, giún sán còn thể thể lây truyền qua trung gian ban tay, lây giữa các thành viên trong gia đình, vì vậy cần được tẩy giun định kì để sứ khỏe luôn được khỏe mạnh, cơ thể phát triển tốn. Vậy nếu uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Có thể uống thuốc tẩy giun vào bất cứ thời điểm nào trong ngày: Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc tẩy giun được bán trên thì trường, và thường được sử dụng nhất là thuốc tẩy giun mebendazol dạng polymorph C, khi uống thuốc không phải nhịn ăn hoặc dùng thuốc sổ như một số loại thuốc trị giun cũ và có thể uống thuốc khi bụng đói hoặc no đều được.

Tẩy giun định kỳ: Cần uống tẩy giun theo định kì, chu kì tẩy giun khoảng 5-6 tháng một lần. Sau khoảng thời gian này, cơ thể con người rất dễ nhiễm giun trở lại. Đặc biệt, đối với những người thường ăn những đồ tươi sống, thực phẩm ngoài đường phố, các quán ăn lề đường, ăn uống không hợp vệ sinh, ở những nơi có tỷ lệ nhiễm giun sán cao, vệ sinh môi trường kém thì nên tẩy giun 3 -4 tháng một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Tẩy giun cho cả gia đình: Giun sán lây nhiễm giữa những thành viên trong gia đình là rất cao, thường qua quá trình ăn uống hằng ngày trong gia đình, sử dụng chung chén bát làm tăng nguy cơ lây nhiễm giun sán. Chính vì vậy cần nên tẩy giun định kì cho các thành viên trong gia đình.

Thuốc tránh dùng cho: trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai, đặc biệt ba tháng đầu thai kỳ. Nếu có ý định mang thai cần chủ động tẩy giun trước vài tháng.

Uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không?

Đối với các loại giun thông thường như giun móc, giun tóc, giun kim, giun đũa thì chỉ cần sử dụng với liều lượng thấp thì đã đã có thể đạt được mục tiêu điều trị giun sán.

Trường hợp nhiễm giun lươn, ấu trùng sán lợn ở não, ấu trùng giun tròn ở chó mèo… thì phải dùng tới liều cao. Tuy nhiên phải cần theo sự hướng dẫn và chỉ định của các bác sĩ, uống quá thuốc tẩy giun quá liều với hàm lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng không tốn cho sức khỏe

Tuy nhiên, để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn… bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.

Trước kia, khi các biện pháp tẩy giun chưa được cải tiến, các bác sĩ thường khuyên uống thuốc tẩy giun vào lúc đi ngủ, lúc hơi đói hoặc sau khi ăn sáng bằng thức ăn có nước thì việc tẩy giun sẽ đem lại hiệu quả cao.

Hiện nay, phương pháp tẩy giun đã có nhiều cải tiến. Việc uống thuốc không còn bị hạn chế bởi thời gian, các bạn có thể sử dụng vào mọi thời điểm trong ngày, dù đói hay no. Cách uống cũng rất linh hoạt, có thể nhai, nuốt chửng hoặc nghiền trộn với thức ăn.

Sau khi tẩy giun sán ra khỏi cơ thể, phải xử lý để tránh gây ô nhiễm môi trường vì chúng thường chứa đựng một lượng trứng rất lớn.

Đặc biệt, cần áp dụng các biện pháp vệ sinh cá nhân, ăn uống, môi trường để phòng chống sự tái nhiễm. Do ở nước ta, môi trường ngoại cảnh bị ô nhiễm nặng tạo điều kiện để mầm bệnh giun sán phát triển trở lại.

Mong rằng qua bài chia sẽ Uống thuốc tẩy giun quá liều có sao không? sẽ mang lại những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc, bất kì loại thuốc nào uống quá liều cũng có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, vì vậy bạn nên uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

vận chuyển hàng hóa từ nhật về việt nam

dịch vụ vận chuyển hàng từ trung quốc

trang web mua hàng nhật online

Hạt dẻ Cao Bằng giá bao nhiêu

Cho Con Uống Nhiều Trà Sữa Trân Châu Có Sao Không?

Nhìn từ gốc độ y học, bác sĩ có thể phân tích nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng có trong một ly trà sữa được không ạ?

Bác sĩ trả lời:

Chúng ta có thể xem xét thành phần nguyên liệu của ly trà sữa là gì để từ đó đánh giá thành phần dinh dưỡng của nó. Trong một ly trà sữa đảm bảo thì sẽ gồm những nguyên liệu tương ứng với giá trị dinh dưỡng sau đây:

Sữa: Đây là một trong những nguyên liệu chính để tạo nên ly trà sữa. Nhà sản xuất có thể dùng sữa bột, sữa đặc có đường hoặc bột có thêm sữa. Sữa sẽ cung cấp đạm, đường cho cơ thể.

Trà: Có thể là trà xanh, trà đen, trà túi lọc,…Trà có thể cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể chúng ta.

Hạt trân châu: Đa số được làm từ các loại bột như bột mì, bột năng,…Khi đó, hạt trân châu sẽ cung cấp tinh bột cho cơ thể.

Nước đường: Đường sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Như vậy, với một ly trà sữa chất lượng sẽ cung cấp đạm, tinh bột, đường, chống chống oxy hóa, năng lượng cho cơ thể. Tùy vào thể tích mỗi ly trà sữa sẽ chứa nguồn năng lượng khác nhau.

Trẻ em uống trà sữa có cung cấp đủ dinh dưỡng thay thế cho bữa ăn không?

Vậy trẻ em uống trà sữa có tác hại gì không?

Bác sĩ trả lời:

Thực tế cho thấy, trẻ em nếu uống quá nhiều trà sữa trân châu sẽ có 2 hướng nguy cơ, 1 là trẻ bị thừa cân béo phì, 2 là trẻ bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do:

Đối với trẻ bị thừa cân béo phì, nguyên nhân là do ngoài những bữa ăn chính đã đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng mà trẻ uống thêm trà sữa sẽ khiến lượng đường và năng lượng trong cơ thể bị dư ra. Mà chúng ta biết, khi thừa 70 calo thì trong vòng 1 tuần sẽ tăng lên 0,5 kg. Vì vậy, nếu trẻ uống trà sữa thường xuyên sẽ tăng nguy cơ béo phì.

Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng là do trẻ uống trà sữa trong những bữa phụ làm dư lượng đường, trẻ bị no ngang. Khi đến bữa ăn chính trẻ sẽ không ăn đủ dinh dưỡng cần cung cấp. Lâu ngày như vậy sẽ khiến sẽ bị thiếu chất, sụt cân và dẫn đến suy dinh dưỡng.

Chính vì thế, cha mẹ cần phải cân nhắc khi cho trẻ uống trà sữa trân châu.

Bác sĩ có thể cho biết dinh dưỡng trong một ly trà sữa có bằng dinh dưỡng trong bữa ăn chính của trẻ không ạ?

Thông thường, một bữa ăn của trẻ phải đảm bảo các nhóm thực phẩm như bột, đường, đạm, béo, rau và trái cây. Lượng đường trong một ly trà sữa sẽ cao hơn đường trong cơm hoặc bún mà trẻ ăn. Do đó, nếu trẻ uống trà sữa trong bữa phụ thì cha mẹ cần giảm lượng đường trong bữa ăn chín để đảm bảo cân đối.

Hơn nữa, dinh dưỡng trong cơm, bún sẽ tốt hơn đường trong trà sữa. Bởi đường trong trà sữa là đường đơn.

Tuy nhiên, lâu lâu cha mẹ vẫn có thể bổ sung thêm trà sữa nếu trẻ ăn ít trong bữa ăn chính.

Vậy trẻ em có thể uống được bao nhiêu ly trà sữa?

Bác sĩ trả lời:

Vẫn có thể bổ sung trà sữa cho trẻ nếu trà sữa đó đảm bảo nguồn gốc các nguyên liệu.

Tuy nhiên, không nên cho trẻ uống 2 – 3 ly trà sữa trong một ngày. Bởi nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu sử dụng đường đơn (có trong trà sữa) sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, thoái hóa tế bào nhiều hơn, lão hóa nhanh hơn. Khi đó, tỷ lệ sâu răng ở trẻ cũng sẽ nhiều hơn.

Do đó, chỉ nên xem trà sữa như một thực phẩm bổ sung trong bữa ăn phụ nhưng cần đảm bảo ly trà sữa có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng.

Chỉ nên cho con uống bao nhiêu ly trà sữa mỗi ngày?

Vậy nếu uống phải ly trà sữa có nguồn gốc không tốt thì trẻ có bị ảnh hưởng gì không, bác sĩ?

Bác sĩ trả lời:

Khi trẻ uống phải ly trà sữa có chất lượng kém có thể gây hại cho các bộ phận trên cơ thể trẻ. Bởi vì đối với trẻ em, khả năng thải chất độc sẽ kém hơn so với người lớn, làm gây hại đến gan, thận,…

Nếu trà sữa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ làm tăng nhiều vi khuẩn trong đường ruột, tăng nguy cơ ngộ độc, gây ôn ói, đau bụng ở trẻ.

Hơn nữa, nếu hạt trân châu làm từ tạp chất, khi vào cơ thể mà không đào thải được sẽ tồn động trong cơ thể, gây rối loạn chức năng nội tạng. Lâu dài sẽ dẫn đến ung thư.

Đặc biệt, có những trường hợp bé sử dụng ống hút to để uống trà sữa trân châu, với lực hút mạnh khiến trân châu chui tọt vào cổ họng hây tắc nghẽn, khó thở. Trường hợp này tương đối nguy hiểm nên cha mẹ cần hết sức lưu ý khi cho trẻ tự uống trà sữa trân châu.

Bác sĩ có những lời khuyên nào dành cho các bậc cha mẹ khi cho con uống trà sữa ạ?

Bác sĩ đưa ra lời khuyên:

Nếu dùng trả sữa để dụ trẻ ngủ hay cho trẻ ăn thì tốt nhất cha mẹ nên tự pha chế.

Nếu không có điều kiện để làm trà sữa tại nhà phải mua bên ngoài thì nên chọn những hàng quán trà sữa uy tín, có ghi rõ nguồn gốc nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chỉ nên cho trẻ uống trà sữa tối đa 3 lần/tuần.

Cha mẹ có thể tập cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm khác như sữa chua, sinh tố trái cây thay thế cho trà sữa. Hoặc dùng biện pháp tâm lý, nói với con rằng thức uống này uống vào sẽ không tốt. Với trẻ lớn hơn thì có thể đưa cho trẻ em một số bài báo nói về tác hại của trà sữa.