Truyện Ngụ Ngôn Chó Sói Và Cừu Non / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Chó Sói Và Cừu Non Của La Phong

Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.

Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.

3. Thể loại: Nghị luận văn học

– Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông: cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nguy hiểm. + Dưới ngòi bút của La Phông-ten: ngoài tính cách trên, nhà thơ còn nhìn thấy ở cừu nét thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động.

– Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten:

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông: chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại của nó. Nó là con vật đáng ghét, lúc sống có hại, chết rồi thì vô dụng. + Dưới ngòi bút của La Phông-ten: chó sói cũng là một bạo chúa khát máu, độc ác song nó cũng khổ sở, thường bị mắc mưu – do vụng về, chẳng có tài trí gì

– Sự khác nhau giữa Buy-phông và La Phông-ten khi viết về cừu và chó sói:

+ Ở Buy-phông, đó là cách nhìn chính xác của nhà khoa học; viết về loài chó sói và cừu nói chung, dựa trên những đặc tính cơ bản của chúng. + Với La Phông-ten, lại là cách nhìn của nhà văn: viết về con cừu và chó sói cụ thể (ở mồi bài thơ), căn cứ những đặc điểm vốn có của cừu và chó sói, nhà văn còn nhân cách hóa cho chúng (suy nghĩ, nói năng và hành động như con người).

– Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông- ten, dưới ngòi bút của Buy-phông). – Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông và La Phông-ten, từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những yếu tố tưởng tượng in đậm dấu ấn tác giả.

Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Phân tích phép lập luận so sánh, đối chiếu của Hi-pô-lít Ten trong văn bản.

Soạn Văn Bài: Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn (La

Soạn văn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn (La-phông-ten)

Đọc hiểu tác phẩm

Câu 1: Văn bản có bố cục hai phần:

Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

Câu 2:

Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu” cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói” bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3:

Câu 4: Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

– Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

– Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:

Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…).

Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

Giáo Án Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn Của La

Giáo án Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten giúp giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu được ẩn dụ qua hình ảnh con cừu và chó sói.

Giáo án Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten

I .MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức :

– Qua việc so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, hiểu được đặc trưng của những sáng tác nghệ thuật.

– Biết cách vận dụng những kiến thức đã học để cảm thụ một tác phẩm văn học nước ngoài.

2. Kỹ năng :

– Biết cách phân tích, hình ảnh, ngôn ngữ văn chương

– Đọc – hiểu thông thạo tác phẩm văn học nước ngoài

3. Thái độ:

– Hình thành thói quen cảm thụ một tác phẩm văn học nước ngoài

– Cách lập luận của tác giả trong văn bản.

– Đọc- hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương.

– Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận( luận điểm, luận cứ, luận chứng.) trong văn bản.

3. Thỏi độ: say mờ sỏng tạo nghệ thuật bằng dấu ấn cỏ nhõn

4. Tích hợp liên môn: GDCD 5. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. a. Các phẩm chất:

– Yêu quê hương đất nước.

– Tự lập, tự tin, tự chủ.

b. Các năng lực chung:

– Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực sử dụng CNTT; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

c. Các năng lực chuyên biệt:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

– Năng lực cảm thụ văn học.

III. CHUẨN BỊ: 1.Thầy:

– Nghiên cứu chuẩn kiến thức, kĩ năng và TLTK, Sgv

– Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Trò : Học bài cũ, soạn bài mới ( trả lời các câu hỏi trong vở bài tập Ngữ văn)

IV: TỔ CHỨC DẠY HỌC

– Kiểm tra sĩ số lớp và yêu cầu các tổ trưởng báo cáo kết quả kiểm tra việc học và soạn bài ở nhà của lớp.

– Mục tiêu: Kiểm tra ý thức tự giác học bài và kiến thức cũ của hs .

– Phư­ơng án: Kiểm tra qua câu hỏi.

1. Đọc thuộc lũng và diễn cảm khổ thơ em thích nhất trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ.

2. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Trình bày mạch cảm xỳc của bài thơ.

+ Phương pháp: thuyết trình, trực quan

+ Thời gian: 1-2p

+ Hình thành năng lực: Thuyết trình

– GV cho hs quan sát một số hình ảnh về loài vật chó sói và cừu. Yêu cầu hs nhận xét. – Từ phần nhận xét của hs gv dẫn dắt giới thiệu vào bài mới – Ghi tên bài

Hình thành kĩ năng quan sát, nhận, xét, thuyết trình – HS nhận xét – HS lĩnh hội kiến thức theo dẫn dắt giới thiệu của thầy – Ghi tên bài

HOẠT ĐỘNG 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 60′)

+ Phương pháp : Khai thác kênh chữ, vấn đáp, tái hiện thông tin, giải thích

+ Kĩ thuật : Dạy học theo kĩ thuật động não, trình bày 1 phút.

+ Thời gian: Dự kiến 9 – 10p

+ Hình thành năng lực: Năng lực giao tiếp: nghe, đọc

I. Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích.

I. HS đọc, tìm hiểu chú thích

* GV hướng dẫn học sinh đọc: giọng trầm, triết lý – Gọi HS đọc, gọi nhận xét, GV sửa.

+ Học sinh nghe hướng dẫn – 1-2 Hs đọc văn bản, cả lớp nghe, nhận xét.

H. Nhắc lại một vài nét chính về La phông ten và các truyện ngụ ngôn của ông? H. Nêu một vài nét chính về tác giả Hipôlit Ten? * GV bổ sung tư liệu về tác giả và cho HS quan sát chân dung.

+ Hs nhắc lại kiến thức cũ – Học sinh giới thiệu một vài nét về tác giả Hipôlit Ten. HS khác bổ sung, quan sát trên máy – Hi-pô-lit Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ viện hàn lâm TK19, ông có những công trình nghiên cứu VH nổi tiếng về La – Phông Ten và thơ ngụ ngôn của ông.

H. Nêu xuất xứ của văn bản? – Gv bổ sung – Gv hướng dẫn hs tìm hiểu từ khó.

+ Hs nêu xuất xứ của văn bản. -Thuộc chương II phần thứ 2 của công trình nghiên cứu về La Phông Ten. + Hs tìm hiểu các chú thích ( Hs giải nghĩa từ).

II. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. 1. Bước 1. GV HD HS tìm hiểu khái quát.

– Kĩ năng đọc, phân tích, hợp tác nhóm II. HS hiểu văn bản. 1. HS tìm hiểu khái quát văn bản.

H.Tác giả đã sử dụng phép lập luận chủ yếu nào? H. Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong văn bản này? Tác dụng? * GV chốt rồi chuyển.

+ Hs trả lời cá nhân+ HS khác bổ sung.Nêu nhận xét về cách lập luận – Tác giả dùng phép lập luận chứng minh, đưa ra những dẫn chứng cụ thể về hai con vật: chó sói và cừu qua ngòi bút của La Phông- ten và Buy- phông. Þ Cách lập luận ở cả hai đoạn đều giống nhau. Tác giả đều triển khai mạch lập luận theo trật tự 3 bước: dưới ngòi bút của La Phông-Ten, dưới ngòi bút của Buy-Phông, dưới ngòi bút của La Phông – ten. Nhưng khi bàn về con cừu, tác giả thay bước thứ nhất bằng trích đoạn thơ ngụ ngôn của La Phông -ten.)

2.Bước 2. HD tìm hiểu chi tiết

2. HS tìm hiểu chi tiết văn bản.

* Gv nêu câu hỏi. H. Dưới con mắt của nhà khoa học Buy-phông, cừu là con vật như thế nào?

+ Hs trả lời cá nhân – Hs khác bổ sung. + Dưới cách nhìn của Buy- phông cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ động không biết trốn tránh nguy hiểm

H. Buy- phông đã lập luận như thế nào cho cách nhìn đó của mình? H. Nhận xét của nhà khoa học có đáng tin cậy không? vì sao? * GV yêu cầu trao đổi trong nhóm bàn.

+ Trao đổi nhóm bàn, đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung. – ” Chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại đấy, ngay dưới trời mưa, ngay trong tuyết rơi…. hoặc bị chó xua đi” – Buy- phông đã dựa trên hoạt động bản năng của cừu do quan sát trực tiếp để nhận xét.

H. Trong cái nhìn của nhà thơ cừu có phải là con vật đần độn và sợ hãi không? Vì sao? Ngoài đặc điểm như Buy -Phông tả, cừu của La Phông -Ten có đặc điểm gì khác? * GV yêu cầu HS làm BT2/30/VBT.

+ Phát hiện chi tiết, trả lời cá nhân. Dưới cách nhìn của nhà thơ: – Ngoài những đặc tính trên cừu còn là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. cừu có sợ sệt nhưng không đần độn. Sắp bị chó sói ăn thịt mà vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời. Không phải cừu ý thức được tình huống bất tiện của của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp

H. Qua đoạn thơ của La Phông ten , tác giả đã sử dụng BPNT gì? Qua đó, nêu cảm nhận của em về con cừu? * GV bổ sung: Với đầu óc phóng khoáng và đặc trưng của thể loại thơ ngụ ngôn La Phông Ten con cừu đã được nhân cách hoá có suy nghĩ, có nói năng và hành động như người. Nhắc đến tình mẫu tử thân thương cảm động, rút ra bài học ngụ ngôn cho mọi người.)

+ HS quan sát, chỉ rõ BPNT, nêu cảm nhận, trả lời cá nhân. – Hiền lành, ngây thơ đáng thương, nhỏ bé, yếu ớt, tội nghiệp nhưng tốt bụng -Sự chịu đựng, bất chấp nguy hiểm, sẵn sàng hi sinh vì con

H. Qua cách nhìn nhận trên, nhà thơ đã thể hiện cách cảm nhận như thế nào đối với loài vật này?

+ Tự do bộc lộ Lòng thương cảm của của nhà thơ đối với cừu

H. Theo em tại sao cùng phản ánh về một con vật họ lại có cái nhìn khac nhau như trên? * GV chốt: Đó là sự khác nhau của hai nhãn quan, hai loại hình nhận thức. Cách nhận thức của Buy – phông là cách nhận thức duy lí, thực chứng của khoa học, còn nhận thức của La Phông -ten là cách nhận thức thẩm mĩ, nhân văn của nghệ thuật. Không có ai sai trong hai trường hợp trên mà chỉ là sự khác nhau giữa hai con đường phản ánh

* GV gọi đọc đoạn 2 và nêu ND. H. Xây dựng hình tượng chó sói nhà thơ chọn hoàn cảnh nào?

* Đọc đoạn 2 và nêu ND. – Hoàn cảnh chó sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi, bắt gặp cừu non đang uống nước . Hắn muốn ăn thịt cừu non nhưng không che dấu tội ác tâm địa mình bằng cách kiếm cớ, bắt tội “trừng phạt” cừu .

* Nhà khoa học tả và nhận xét một cách chính xác khách quan dựa trên sự quan sát, nghiên cứu ,phân tích để khái quát những đặc tính sinh tồn cơ bản của loài vật. Nhà khoa học không nhắc đến tình mẫu tử thiêng liêng của loài cừu, cũng không nhắc đến nỗi bất hạnh của chó sói vì đấy không phải là nét cơ bản của chúng ở mọi nơi, mọi lúc. – Người nghệ sĩ với sự quan sát tinh tế nhạy cảm từ trái tim, trí tưởng tượng phong phú, không chỉ tả, nhận xét một cách thông thường mà còn hàm nghĩa hình tượng. Đó là một bài học đạo lý, sự đối mặt giữa cái thiện và cái ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Bởi Sói và Cừu đã được nhân hoá có suy nghĩ, nói năng như con người

H. Tác giả Hipôlit Ten đã suy nghĩ như thế nào về hai cách đánh giá trên? – Gv gọi hs trả lời – Gv chốt – Nhà thơ La Phông- ten đã có cách nhìn, cách nghĩ khác nhà khoa học Buy- phông về hai con vật: Chó sói và cừu

– Hs trả lời cá nhân – Hs khác nhận xét bổ sung – Buy – phông nhìn thấy kẻ ác thú khát máu trong con sói đã gieo hoạ cho những con vật yếu hèn để mọi người ghê tởm và sợ hãi. – La phông – ten nhìn thấy ở con vật này những biểu hiện bề ngoài của dã thú nhưng bên trong thì ngu ngốc, tầm thường để người đọc ghê tởm nhưng không sợ hãi chúng.

– Hs trả lời cá nhân(Câu hỏi dành cho HS khá) – Hs khác nhận xét bổ sung – Chó sói có mặt đáng cười, nếu ta suy diễn vì nó ngu ngốc, chẳng kiếm được cái gì ăn nên mới đói meo ( hài kịch của sự ngu ngốc); nhưng chủ yếu ở đây nó là con vật đáng ghét, gian giảo, hống hách, bắt nạt kẻ yếu( bi kịch của sự độc ác).

H. Theo em, Buy – phông đã tả hai con vật bằng phương pháp nào, nhằm mục đích gì? Còn La phông – ten, nhà nghệ sĩ, ông cũng tả 2 con vật ấy bằng phương pháp nào, nhằm mục đích gì khác * GV yêu cầu HS TL 2 nhóm. TG: 3p. * Các nhóm TL trình bày, GV chốt KT như bên.

+ HS TL 2 nhóm. TG: 3p. – Các nhóm TL trình bày, nghe GV chốt KT .– Nhà khoa học tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích đặc tính cơ bản của từng loại vật. – Nhà nghệ sĩ tả với quan sát tinh tế nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm bản chất nghệ thuật. Nhà thơ viết về hai con vật để giúp người đọc hiểu thêm đạo lí ở đời.

H. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả? Tác dụng? H. Không phải mục đích của tg là tìm ra sự khác nhau của cừu và chó sói, cũng không phải là rút ra bài học đối với con người trong thái độ với kẻ ác hay với người nhỏ bé, bất hạnh.Vậy mục đích của vb nghị luận này là gì? * GV chốt những nội dung chính của toàn bài và chuyển.

III. Hướng dẫn hs khái quát lại văn bản * GV hỏi câu hỏi khái quát hoặc chuyển thành hệ thống bài tập trắc nghiệm. H. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả? Từ đó rút ra nội dung ý nghĩa văn bản? Theo Buy – Phông loài cừu có tính cách nào sau đây? A. Thân thương B. Ngu ngốc C. Sợ sệt D. Bắt chước Tính cách nào của loài sói trong quan niệm của La -Phông – ten khác với Buy- Phông? A. Hư hỏng. B. Khốn khổ. C. Độc ác. D. Khát máu.

– Đặc trưng của sáng tác văn chương nghệ thuật: in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sĩ. A. Ngu ngốc B. Khốn khổ.

+ Phương pháp: Tái hiện thông tin, phân tích, so sánh, đọc diễn cảm

+ Thời gian: Dự kiến 10p

+ Hình thành năng lực: Tư duy, sáng tạo

IV. Hướng dẫn HS luyện tập. * GV cho HS làm BTTN trong sách BTTN – Gọi hs lên bảng làm – Nhận xét, sửa chữa H. Theo em văn bản vừa tìm hiểu có gì giống và khác 3 VB nghị luận đầu tiên đã học ( GV tích hợp với bài nghị luận về tác phẩm văn học : đoạn thơ, bài thơ) H. Nếu được phép thay đổi đầu đề của bài nghị luận trên theo em có thể đặt cho nó những cái tên như thế nào? * GV tổ chức hs hoạt động cá nhân – Gọi hs trình bày – Nhận xét, sửa chữa.

Kĩ năng Tư duy, sáng tạo IV. Luyện tập: 1.Bài tập 1: Trắc nghiệm Sách bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 ( từ câu 1 đến câu 10 ) 2. Bài tập 2: 3.Bài tập 3. 4. Bài tập 4. Trình bày cảm nhận của em về hình tượng cừu và chó sói sau khi học xong văn bản trên.

HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG * Mục tiêu:

– Học sinh vận dụng kiến thức để làm bài tập vận dụng, liên hệ thực tiễn

– Định hướng phát triển năng lực tự học, hợp tác, sáng tạo .

* Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, giao việc

* Kỹ thuật: Động não, hợp tác

* Thời gian: 2 phút

HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG * Mục tiêu:

– Học sinh liên hệ thực tiễn, tìm tòi mở rộng kiến thức

– Định hướng phát triển năng lực tự học, sáng tạo

* Phương pháp: Dự án

* Kỹ thuật: Giao việc

* Thời gian: 2 phút

+ Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, làm bài tập,trình bày….

* Bước IV: Giao bài, hướng dẫn học ở nhà, chuẩn bị bài ở nhà( 2p): 1. Bài vừa học:

– Nắm được các giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc, ý nghĩa của văn bản và nội dung phần Ghi nhớ.

– Làm lại bài tập 4.

– Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương.

– Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương.

2. Chuẩn bị bài mới:

– Đọc và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu để chuẩn bị soạn bài: Viếng lăng Bác.

Yêu cầu : Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.

Phiếu bài tập:Đọc trước bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn (luyện tập)

Soạn Bài Lớp 9: Chó Sói Và Cừu Trong Thơ Ngụ Ngôn Của La

Soạn bài lớp 9: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-Ten

CỦA LA-PHÔNG-TEN

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten…

2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

3. Văn bản có bố cục hai phần:

Phần một (từ đầu đến “tốt bụng như thế”): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.

Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten – dưới ngòi bút của Buy-phông – dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

4. Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến “sự thân thương của loài cừu” cũng như “nỗi bất hạnh của loài sói” bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người “gán” cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

5. Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát – cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.

6. Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:

Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).

Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.

Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:

Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non…).

Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Kĩ năng lập luận và phân tích.

2. Đọc văn bản cần chú ý giọng đọc giữa lời văn nghị luận với lời dẫn thơ.

Theo chúng tôi