Truyện Chó Sói Và Đàn Cừu / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Truyện: Chó Sói Và Cừu Non

CHÓ SÓI VÀ CỪU NON

Một con Sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng mà chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng. Mãi đến gần tối mới thấy một đàn Cừu xuất hiện ở phía cửa rừng. Cuối đàn, một chú Cừu non đi tụt lại đằng sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ. Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới, áp sát chú Cừu non. Thoáng thấy cặp mắt của Sói đỏ khè như hai hòn lửa, Cừu non hoảng hồn. Nhưng Cừu non đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới trước mặt Sói dữ nói: – Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn Cừu chúng tôi. Anh dặn tôi phải hát tặng bác một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng. Sói ta không ngờ mình được trọng vọng như vậy, lấy làm thích chí và cảm động lắm, liền cho phép Cừu non trổ tài ca hát. Cừu non ráng hơi, ráng sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa. Anh chăn cừu nghe được, lập tức vác gậy chạy lại, nện chó Sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát một trận nên thân. Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn Chó Sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân: – Ai đời Chó Sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu Cừu non, đau thật là đau

Phân Tích Truyện Ngụ Ngôn Chó Sói Và Cừu Non Của La Phong

Hi-pô-lít Ten (1828 – 1893) là triết gia, sử gia, nhà nghiên cứu văn học Pháp, viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.

Văn bản được trích từ chương II trong công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng La Phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông.

3. Thể loại: Nghị luận văn học

– Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông: cừu là con vật ngu ngốc và sợ sệt, hay tụ tập thành bầy, không biết trốn tránh nguy hiểm. + Dưới ngòi bút của La Phông-ten: ngoài tính cách trên, nhà thơ còn nhìn thấy ở cừu nét thân thương và tốt bụng, có tình mẫu tử rất cảm động.

– Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten:

+ Dưới ngòi bút của Buy-phông: chó sói thù ghét mọi sự kết bè kết bạn, thậm chí ngay cả với đồng loại của nó. Nó là con vật đáng ghét, lúc sống có hại, chết rồi thì vô dụng. + Dưới ngòi bút của La Phông-ten: chó sói cũng là một bạo chúa khát máu, độc ác song nó cũng khổ sở, thường bị mắc mưu – do vụng về, chẳng có tài trí gì

– Sự khác nhau giữa Buy-phông và La Phông-ten khi viết về cừu và chó sói:

+ Ở Buy-phông, đó là cách nhìn chính xác của nhà khoa học; viết về loài chó sói và cừu nói chung, dựa trên những đặc tính cơ bản của chúng. + Với La Phông-ten, lại là cách nhìn của nhà văn: viết về con cừu và chó sói cụ thể (ở mồi bài thơ), căn cứ những đặc điểm vốn có của cừu và chó sói, nhà văn còn nhân cách hóa cho chúng (suy nghĩ, nói năng và hành động như con người).

– Tiến hành nghị luận theo trật tự ba bước (dưới ngòi bút của La Phông- ten, dưới ngòi bút của Buy-phông). – Sử dụng phép lập luận so sánh, đối chiếu bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con vật của nhà khoa học Buy-phông và La Phông-ten, từ đó làm nổi bật hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của nhà thơ được tạo nên bởi những yếu tố tưởng tượng in đậm dấu ấn tác giả.

Qua phép so sánh hình tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, văn bản đã làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.

Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La Phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy- phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.

Phân tích phép lập luận so sánh, đối chiếu của Hi-pô-lít Ten trong văn bản.

Chó Sói Và Chú Cừu Non

Chó sói và chú cừu non

Một chú cừu non uống nước bên sông, chó sói ở gần đấy và nhìn thấy. Chó sói muốn ăn thịt cừu non, thế là nó liền hoạnh họe cừu. Nó nói:

– Mày làm đục nước của tao, không cho tao uống.Chú cừu con cãi lại :– Ông sói ơi! Cháu làm sao có thể làm đục nước của ông? Bởi vì cháu đứng ở cuối dòng nước, hơn nữa lại chỉ chúm miệng uống nước bằng đầu môi mà thôi.Nhưng sói lại nói :– Được, thế tại sao mùa hè năm ngoái mày chửi bố tao?Cừu non đáp :– Thưa ông sói, nhưng hè năm ngoái mẹ cháu còn chưa đẻ cháu.Sói nổi cáu nói át :– Không cần lý sự với mày. Tao đang đói bụng đây, vì thế mà tao ăn thịt mày.

Thế là con Sói cắp chú Cừu non vào tận rừng sâu rồi ăn thịt chú ta không cần phải phân rõ lý lẽ thiệt hơn.

Con sư tử, con chó sói và con cáo. Con sư tử già ốm nằm trong hang. Tất cả mọi con thú đều đến thăm vị chúa, chỉ có cáo là chưa. Thế là chó sói vui mừng được dịp đặt điều cho cáo trớc mặt sư tử. Sói nói:– Mụ ta chẳng coi ngài vào đâu, mụ không đến thăm chúa lấy một bận.Vừa lúc đó thì cáo chạy đến. Nó nghe thấy điều sói nói, liền nghĩ bụng: “Đợi đấy, sói ạ, ta sẽ trả thù mày”.Sư tử quát mắng cáo, cáo liền thưa:– Xin chúa đừng vội xử tội kẻ bầy tôi xin cho kẻ bầy tôi được nói một lời. Kẻ bầy tôi không đến đây được là bởi vì không còn có lúc nào.Mà không có lúc nào là bởi vì kẻ bầy tôi phải chạy khắp thế gian đi hỏi thuốc cho chúa. Mãi bây giờ mới tìm ra, thế là vội chạy đến đây ngay.Sư tử bèn hỏi:– Thuốc gì kia?– Dạ thưa thuốc thế này ạ: nếu lột da một con sói đang sống, rồi chúa khoác bộ da ấm áp của nó vào…Sư tử căng bộ da sói ra, cáo bật cười và bảo:– Thế đấy người anh em ạ: không nên xui chúa làm điều ác, mà phải xui làm điều lành kia

Truyện Cổ Tích Mèo Và Sói

19tuổi, vẫn đang còn là sinh viên, nhưng Mèo bé nhỏ biết mình không phải là một con thú cưng được yêu chiều. Sinh ra trong một gia đình bình thường, lại thêm một bà chị suốt ngày vùi đầu vào những trò vui và thói quen mua sắm vô độ,… bao nhiêu tiền rồi cũng đi tong hết, nên từ khi còn bé Mèo đã hiểu phải tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất. Mặc cho mọi người trong nhà đều gọi cô là Mèo, nhưng không phải vì cô được nuông chiều và thích làm nũng như Mèo mà bởi vì cô cảnh giác và nhạy bén như Mèo vậy.Ví dụ, như hồi nhỏ, chỉ cần mới về tới đầu ngõ cô đã cảm nhận được nguy hiểm mà lủi mất. Đúng là hôm đó bố cô có quá chén say xỉn, mà cũng không biết tại sao trên áo ông lại có một vệt son, đương nhiên là theo thói thường người mẹ hiền như cọp của cô sẽ tiện tay vớ cái gì thì sử dụng cái đó. Và kết quả của cuộc hỗn chiến ngày hôm đó là bố cô sưng vù một bên mắt, dù có đang say xỉn tới đâu thì ông cũng tỉnh táo ngay lập tức. Chị gái cô vì tò mò cũng nhận được phần thưởng thích đáng. Chỉ có cô là bình an vô sự. Chính từ đó mà cả nhà gọi cô là Mèo. Vì cô thật nhạy cảm.Thế rồi bố mẹ cô qua đời trong một tai nạn giao thông để lại hai chị em cô bơ vơ nương tựa vào nhau mà sống. Từ một con Mèo con, cô trở thành một con Mèo cảnh giác cao hơn và ẩn nấp ngày càng giỏi hơn. Nói cô tinh ranh không phải, nói cô giảo hoạt lại càng không. Cô không phải dạng Mèo hoang lang thang trên nóc nhà mỗi tối dùng con mắt sáng xanh để nhìn xuống thế giới loài người đầy hồ nghi, cô là vẫn là một con Mèo nhà hiền lành, nhưng lại vững vàng hơn vì cô biết giờ mình còn phải làm chỗ dựa cho một người chị khoái ăn chơi hơn là làm việc.