Trẻ Nhỏ Bị Chó Cắn / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Thêm Một Trường Hợp Trẻ Nhỏ Bị Chó Nhà Cắn Nát Tay

Bé trai 10 tuổi đến từ Hưng Yên bị chó cắn nát tay khi đang cho chó ăn. Cháu bé sau đó được nhập viện vào Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai.

Hình chụp cánh tay bị thương do bị chó cắn của cháu bé cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Nguồn: BS Ngô Đức Hùng

BS Ngô Đức Hùng – Khoa Cấp cứu BV Bạch Mai cho biết: “Hôm nay (22/7) một cháu bé 10 tuổi được người nhà đưa đến Khoa cấp cứu trong tình trạng chó nhà cắn nát tay, có cả vết thương sau gáy, cháu bé bị mất nhiều máu, vết thương sâu đến tận xương. Sau khi cấp cứu bệnh nhân đã được chuyển sang khoa ngoại để các bác sĩ theo dõi và tiếp tục điều trị.”

Trường hợp này lại dấy lên lo ngại về việc nuôi chó trong các gia đình có trẻ nhỏ bởi cách đây 4 ngày đã có trường hợp cháu bé 8 tháng ở Hà Nội tử vong thương tâm do chính chó ngao Tây Tạng nuôi tại nhà cắn.

Theo BS Hùng, ngoài lo ngại về việc bị chó cắn thì một vấn đề nữa là trong những năm gần đây bệnh dại đang quay trở lại. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chủ quan với việc phòng và tiêm phòng dại khiến nhiều ca bệnh đáng tiếc xảy ra.

Đáng nói là trường hợp cách đây không lâu, một bác sĩ thú y tại Hà Nội tử vong vì bệnh dại. Trước đó nữ bác sĩ này đã vô tình bị chó cắn trong lúc khám bệnh, do chủ quan vì nghĩ con chó chỉ bị cảm thông thường nên chị đã không tiêm phòng đến khi phát bệnh dại và được người nhà đưa đi viện thì đã quá muộn. Trong khi đó 2 bệnh nhân khác cũng bị con chó này cắn nhưng chủ động đi tiêm phòng nên đã thoát chết.

Hiện nay nhiều gia đình ở các thành phố lớn theo trào lưu nuôi chó làm cảnh hoặc làm vật bầu bạn cho trẻ nhỏ tuy nhiên lại không chú ý rọ mõm cho chó, hoặc chưa chú ý, trông nom con cẩn thận vì thế liên tiếp thời gian gần đây tai nạn do vật nuôi cắn đặc biệt là chó xuất hiện nhiều.

Theo BS. Ngô Đức Hùng, người dân hòa toàn có thể nuôi chó nhưng phải tiêm phòng đầy đủ, chó phải được thuần dưỡng, đặc biệt là không được nuôi giống chó dữ, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ. Khi đưa chó ra ngoài luôn phải rọ mõm để không cắn người, tránh gây gây sợ hãi và nguy hiểm cho người đi đường.

Lê Khanh Theo Đời sống Plus/GĐVN

Nhiều Trẻ Em Bị Chó Cắn Nát Mặt

Mùa hè đến, thời tiết nóng nực làm gia tăng nguy cơ bệnh dại ở chó, mèo. Trẻ em là lứa tuổi hiếu động, thiếu kỹ năng phòng chống nên hay bị chó cắn.

Vụ việc xảy ra mới đây nhất là một bé trai 2 tuổi ở Ba Vì (Hà Nội) bị chó nhà cắn nát mặt. Sau khi cắn bé vài ngày thì con chó lăn ra chết, nhưng rất may trong lúc cấp cứu và điều trị cho bé, bác sĩ đã tiêm phòng dại. Năm 2017, cả nước có 63 người tử vong vì bệnh dại, các chuyên gia lo ngại khi bệnh dại có tỷ lệ tử vong cao nhất trong số các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở nước ta.

Ngày 16-5, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận ca cấp cứu là bé trai M.Đ. (2 tuổi ở Ba Vì, Hà Nội) trong tình trạng mặt biến dạng và loang lổ vết máu. Mẹ cháu cho biết, cháu đang chơi với chó con thì chó mẹ lao vào cắn.

Nghe tiếng con khóc, chị chạy vào phải giằng mãi mới ra. Kết quả cháu bé bị cắn nát mặt, gia đình băng bó tạm thời để cầm máu và tức tốc đưa bé xuống bệnh viện. Do quãng đường quá xa nên tới nơi cháu bé đau đớn khóc vật vã, kích thích, hoảng sợ vì những tổn thương nghiêm trọng.

Ths.Bs Đặng Hoàng Thơm, Trưởng khoa Tạo hình – Sọ mặt, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, do cháu tổn thương vùng hàm mặt phức tạp, các bác sĩ đã tiến hành sơ cứu ban đầu, truyền kháng sinh, giảm đau, tiêm uốn ván cho bé, làm các xét nghiệm mổ cấp cứu. Kết quả cho thấy cháu bị tổn thương phức tạp vùng hàm mặt, tổn thương nhiều cơ quan quan trọng vùng mặt như: mắt, mũi, miệng, tổn thương ống sternon (ống tuyến nước bọt…

Sau khi hội chẩn về nguy cơ trong mổ, các bác sĩ Khoa Tạo hình – Sọ mặt đã tiến hành làm sạch vết thương, phẫu thuật tạo hình và tái tạo lại toàn bộ khuôn mặt cho cháu như tạo hình góc mắt, tạo hình mũi, tạo hình môi và khoang miệng, phục hồi ống sternon.

Cháu M.Đ. trước và sau khi được tạo hình.

Qua 3h phẫu thuật, khuôn mặt cháu được tái tạo lại, sau đó được chuyển lên Khoa Tạo hình – Sọ mặt để tiếp tục theo dõi và điều trị. Tại đây, cháu tiếp tục được tiêm kháng sinh, truyền dịch, tiêm thuốc chống phù nề và tiêm phòng dại. Chỉ 1 ngày sau khi phẫu thuật, tình trạng bệnh nhi ổn định, uống được sữa và ăn cháo loãng. Theo Bs Thơm cho biết thì sau mổ sức khỏe cháu bé tiến triển tốt và đã được xuất viện.

Cháu M.Đ. không phải là trường hợp đầu tiên bị chó cắn biến dạng khuôn mặt mà trước đó có rất nhiều trẻ bị chó cắn nát mặt, nghiêm trọng hơn có cháu còn bị chó cắn hỏng mắt, thậm chí là tử vong khi không kịp tiêm phòng dại.

Theo mẹ cháu M.Đ. thì đây là con chó nhà nuôi vừa mới đẻ, khi cháu chơi với chó con nên bị chó mẹ lao đến cắn. Dù đã được tiêm phòng bệnh dại nhưng sau khi cắn bé vài ngày, con chó đã chết. Rất may ngay sau khi phẫu thuật, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình cho trẻ tiêm phòng dại.

Trường hợp trẻ bị tai nạn do chó cắn được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương là khá phổ biến. Không chỉ biến dạng tay, chân mà chó cắn vào mặt trẻ cũng khá nhiều. Mỗi năm Khoa Tạo hình – Sọ mặt tiếp nhận và phẫu thuật cho 10-15 trẻ bị chó cắn có tổn thương phức tạp, đặc biệt là vùng mắt. Chó đẻ thường hung dữ hơn thường ngày, đặc biệt là loài có tính bảo vệ con cao, khi thấy trẻ chơi với chó con, theo bản năng, chó mẹ xông lên bảo vệ con và tấn công lại người.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo gia đình không nên cho trẻ nhỏ tiếp xúc với vật nuôi, đặc biệt là chó mèo. Nếu gia đình có nuôi chó thì cần cách ly với trẻ ở khoảng cách an toàn, đặc biệt là chó mới đẻ con, khi đang ăn, bị thương… Chó ra khỏi nơi nuôi nhốt phải được rọ mõm, tiêm vắc xin ngừa bệnh dại định kỳ.

Nhiều trường hợp cả người lớn và trẻ em do chủ quan khi bị chó cắn không tiêm vắc xin ngừa bệnh dại đã dẫn tới cái chết oan uổng. Nhiều người chết oan là do khi bị chó cắn không tiêm phòng mà lại đi chữa thuốc nam.

Các bác sĩ khuyến cáo người dân khi bị chó cắn phải đi tiêm phòng dại ngay sau 24h, tuyệt đối không chữa thuốc nam. Bằng chứng là các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua theo dõi bệnh dại nhiều năm cho thấy, có tới 15-20% ca tử vong do dại là bệnh nhân tự ý điều trị bằng thuốc nam, chỉ đến khi phát bệnh mới đưa tới viện thì đều không cứu chữa được.

Người nhiễm virus dại lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần 100%. Do vậy các bậc cha mẹ phải hết sức cảnh giác phòng tránh cho con chơi xa chó, mèo, hướng dẫn con không trêu chó, không bỏ chạy khi gặp chó để tránh tai nạn thương tích xảy đến. Khi bị chó cắn phải tiêm ngay vắc xin phòng dại.

Theo Trần Hằng (Công an nhân dân)

Sơ Cứu Khẩn Cấp Khi Trẻ Bị Chó Cắn

Khi trẻ bị chó cắn, cha mẹ cần tiến hành ngay những bước sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Khi trẻ bị chó cắn, cha mẹ cần tiến hành ngay những bước sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

Trẻ bị chó cắn: Cách sơ cứu khẩn cấp

– Để tiến hành sơ cứu cho nạn nhân bị chó cắn, bạn cần cách ly trẻ với con chó đã cắn, để tránh trường hợp theo thói quen quán tính nó sẽ cắn tiếp đối với trẻ và người sơ cứu.

Bạn cũng cần lưu ý không nên cố gắng bắt giữ con chó ngay lúc đó vì sẽ rất nguy hiểm, cũng không nên giết con chó ngay vì phải để theo dõi trong 7-15 ngày nhằm có thêm thông tin hỗ trợ tích cực cho việc điều trị.

Khi trẻ bị chó cắn, cha mẹ cần tiến hành ngay những bước sơ cứu để tránh cho vết thương bị nhiễm trùng hay dẫn đến những hậu quả nguy hiểm.

– Theo Sức khỏe và đời sống, người lớn nên an ủi trẻ, nhẹ nhàng trấn an trẻ nhằm tránh cho trẻ bị hoảng loạn.

– Sau khi trẻ trấn tĩnh, cần phải xem xét ngay vết thương của trẻ (Vết thương xước da hay chảy máu? Vết thương có sâu và rộng hay không? Có bao nhiêu vết thương? Vết thương ở vị trí nào trên cơ thể của bé…)

– Làm sạch vết thương: Sau khi trẻ không còn hoảng loạn, bạn tiến hành làm sạch vết thương. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất sơ cứu vết thương khi bị chó cắn. Bạn nên dùng bông tiệt trùng để rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn nhằm loại bỏ tất cả mầm bệnh, tuyệt đối không chà xát mạnh làm tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Sát trùng kỹ vết thương: Sau khi rửa sạch vết thương, dùng bông lau khô, bạn dùng cồn, nước muối pha loãng hoặc oxy già để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả. Chỉ dùng một lượng vừa đủ cho lên vết thương, vừa đổ vừa thổi nhẹ để trẻ không bị xót.

– Tiến hành cầm máu vết thương: Hãy tìm mọi cách nâng cao vùng bị thương nếu có thể để tránh cho vết thương bị chảy máu quá nhiều, sau đó dùng băng sạch băng vết thương để cầm máu.

– Đưa trẻ đến cơ sở y tế: Để được theo dõi và điều trị kịp thời. Vết thương do chó cắn (không phân biệt chó nhà hay chó dại) cần được theo dõi cẩn thận tại cơ sở y tế ít nhất là 48 giờ.

Theo dõi 15 ngày sau khi trẻ bị chó cắn

Bác sĩ Nguyễn Trần Việt Tánh – Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết: Nếu trường hợp vết cắn nhẹ, xảy ra ở chân, xa thần kinh trung ương và tại thời điểm bị chó cắn, con vật vẫn bình thường thì không cần tiêm văcxin mà chỉ cần theo dõi chó trong vòng 10-15 ngày. Trong thời gian theo dõi, nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải tiêm văcxin dại ngay. Nếu theo dõi sau 15 ngày, chó vẫn sống bình thường thì không cần tiêm văcxin.

Tiên vacxin theo chỉ dẫn của bác sĩ

Đối với các trường hợp bị cắn nghi ngờ chó dại hoặc chó đang lên cơn dại; bị cắn ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục… dù vết cắn rất nhẹ; hoặc có nhiều vết cắn ở chỗ nguy hiểm, vết cắn sâu thì phải tiêm đồng thời cả văcxin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Tiêm ngừa dại trong những trường hợp bị vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương nhưng không theo dõi được con chó hoặc con chó đang bị ốm.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Lưu ý các bậc phụ huynh nuôi chó khi trong nhà có trẻ nhỏ

Phụ huynh nên lưu ý trong dịp hè hoặc ngoài giờ học ở trường, các bé về nhà là thời gian phụ huynh bận việc nhà, ít để ý đến bé nên dễ xảy ra tai nạn. Đặc biệt là các gia đình nuôi chó nên càng phải chú ý hơn, cần cho bé chơi ở khu vực an toàn xa nơi nhốt hoặc nơi chó thường lui tới.

SƠ CỨU KHI BÉ BỊ ĐỨT TAY CÁCH SƠ CỨU KHI BÉ BỊ BỎNG CÁC MẸ PHẢI THUỘC NẰM LÒNG

Nguồn bài viết: giadinhvn.vn

Trẻ Em Bị Chó Cắn: Những Trường Hợp Nghiêm Trọng Nhất

Theo nguồn tin từ báo Tuổi Trẻ, trường hợp trẻ em bị chó cắn mới nhất vừa xảy ra khoảng 7h ngày hôm qua 6/10. Trong lúc chờ mẹ đưa đi học mẫu giáo, bé Trần Trường Thịnh (3 tuổi rưỡi, Củ Chi, TPHCM)cầm cây đập ruồi dứ dứ con chó (do gia đình nuôi) đễ giỡn thì bị con chó chồm lên cắn vào mặt.

Ngay lập tức gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi cấp cứu. Sau khi rửa vết thương, băng lại bác sĩ đề nghị người nhà đưa bé đi chích ngừa dại, ngừa phong đòn gánh và khâu thẩm mỹ vết thương lại cho bé.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu chia sẻ về trường hợp trẻ em bị chó cắn rách mặt gần đây nhất

Chiều cùng ngày, bác sĩ CK2 Nguyễn Văn Đẩu, trưởng khoa Răng hàm mặt Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết bé Thịnh nhập viện lúc 10h trong tình trạng có 19 vết rách do chó cắn. Trong đó có bốn vết rách trầm trọng làm bé đứt lìa môi dưới, lộ phần cùng cụt má, rách da và thủng tuyến mang tai. Sau gần hai giờ khâu vết thương liên tục bởi hai bác sĩ khâu thẩm mỹ, các vết thương do chó cắn trên mặt bé mới được khâu xong.

Bác sĩ Nguyễn Văn Đẩu cho biết, trong số 19 vết rách có 2 vết thương vùng má rất sâu và một vết rách thủng sâu tận tuyến mang khá nghiêm trọng. Các bác sĩ đã trải qua gần 2 giờ đồng hồ khâu đóng vết thương với tổng cộng gần 200 mũi khâu.

Bé trai 5 tuổi bị chó cắn đứt dương vật, không thể nối lại

VTC News đưa tin, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, mẹ bệnh nhân D. kể lại, vào ngày 25/8, khi nghe thấy con khóc, chị vội chạy vào và chứng kiến cảnh tượng hãi hùng. Đang nằm chơi một mình trên giường, bé D. (5 tuổi, ở Vĩnh Phúc) bất ngờ bị con chó 2 tháng tuổi lao lên cắn vào dương vật. “Tôi ra sức kéo con chó ra, không ngờ nó càng nhay nghiến mạnh. Con chó quyết không buông khiến bộ phận sinh dục của con tôi gần như đứt rời”, người mẹ này kể lại.

Một trường hợp trẻ em bị chó cắn nghiêm trọng khác là bé 5 tuổi bị chó cắn lìa dương vật

Ngay lập tức, cháu D. được sơ cứu cầm máu tạm thời vết thương tại bệnh viện huyện và chuyển vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Bác sĩ Nguyễn Mai Thủy, Khoa Ngoại, Bệnh viện Nhi Trung ương – người trực tiếp mổ cấp cứu cho bệnh nhân cho biết, đây là sự cố hy hữu và vô cùng đáng tiếc.

Cháu D. nhập viện trong tình trạng dương vật bị chó cắn đứt rời. Vết cắn nham nhở, phần mềm dập nát, tầng sinh môn sưng nề, tím đen, không tiểu tiện được. Do cháu D. được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương quá muộn (12 tiếng sau tổn thương) nên không thể nối phần cơ thể này lại được. Các bác sĩ đã nối da niệu đạo, tạo đường tiểu cho cháu.

Đuổi theo chó lấy lại môi cho con

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), một trong những ca trẻ em bị chó cắn nặng nhất là một bệnh nhi 9 tuổi (ngụ tỉnh Bình Phước). Bé bị chó cắn đứt rời cả môi dưới. Người nhà của bé còn phát hoảng khi nhớ lại cảnh tượng kinh hoàng phải đuổi theo con chó giật lại môi, đưa đến bệnh viện phẫu thuật nối liền cho con.

Bệnh nhân gần đây nhất là bé gái 2 tuổi (ngụ tỉnh Bình Dương), nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị chó nhà cào rách mặt, vết cắn khá sâu, dài khoảng 3 cm, lộ cả mô tuyến mang tai. Trao đổi với PV Thanh Niên Online trong ngày 21/8, bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Đẩu, Trưởng khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết các bác sĩ phải rửa sạch, cắt lọc và khâu thẩm mỹ vết thương vùng má phải của bệnh nhi. Đồng thời, bé cũng được chích ngừa dại và huyết thanh ngừa uốn ván.

Một trường hợp trẻ em bị chó cắn rách phải cấp cứu

Một bé gái 7 tuổi khác (ngụ TPHCM) cũng bị chó cắn mất gần hết một bên má. Các bác sĩ đã phải lấy da của vùng khác trên cơ thể để tái tạo lại mặt cho em. Theo bác sĩ Đẩu, các trường hợp nặng như trên, bệnh nhi phải được phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, dù có phẫu thuật tốt cũng để lại di chứng như là sẹo co rút làm đuôi mắt bị kéo sệ xuống, khi ngủ bé không nhắm mắt kín được hoặc miệng sẽ bị kéo xếch lên. Bên cạnh đó, trẻ bị chó cắn khi nhập viện thường rất hoảng loạn, la khóc. Các bé sẽ bị ảnh hưởng tâm lý, ám ảnh lâu dài về việc này.

Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tục tiếp nhận nhiều trẻ bị chó cắn, có những trường hợp trẻ bị chó cắn rất thương tâm. Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, tính trong nửa đầu năm nay, TP có hơn 16.400 trường hợp bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm văcxin phòng bệnh dại. Trong đó, trẻ em bị cắn chiếm khoảng 22%. Đa số các trường hợp là bị chó cắn (chiếm 83,4%) và mèo cắn (chiếm 9,8%). Hầu hết các trường hợp bị cắn ở chân (chiếm 70%), tay (24%). Trong đó có 7% nạn nhân bị vết cắn tổn thương sâu, rộng.

Để tránh tai nạn do chó cắn, bác sĩ Đẩu khuyên nhà có trẻ nhỏ thì gia đình không nên nuôi chó. Vì lý do nào đó phải nuôi chó, gia đình nên tuân thủ các nguyên tắc sau: trẻ nhỏ phải luôn được cách li với con chó ở khoảng cách an toàn, chó phải được nhốt lại, khi thả chó ra đường phải mang rọ miệng để không cắn người khác, phải chích ngừa dại cho chó.