Trẻ Con Bị Chó Cắn Phải Làm Sao / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Phải Làm Gì Khi Trẻ Em Bị Chó Cắn?

Khi trẻ nhỏ nhà bạn bị chó cắn gia đình lo lắng không biết con mình có bị bệnh dại không. Bệnh dại truyền nhiễm gây ảnh hưởng tính mạng con người do virut dại gây ra nên tỷ lệ tử vong rất cao.

1. Phải làm gì khi trẻ em bị chó cắn?

Mẹ nhanh chóng, đưa con khu vực xử lý vết thương nhanh tại chỗ bằng việc rửa vết thương ở dưới vòi nước chảy với xà phòng diệt khuẩn trong thời gian 15 phút.

Nếu như mẹ không có đồ dùng rửa thì có thể rửa vết thương trực tiếp dưới vòi nước, nhưng cần phải dùng một miếng bông chấm vết thương cho con vì chạm trực tiếp sẽ làm vết thương đau hơn.

Sau đó mẹ nên sử dụng cồn 70% không nên dùng quá nhiều để tránh làm bỏng da. hoặc nước muối pha loãng để rửa sạch vết thương một lần nữa cho con. Mẹ lưu ý tuyệt đối không chà xát mạnh, nếu không tình trạng vết cắn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Khi có máu chảy mẹ nên cầm máu cho bé, mẹ đưa cao vết thương lên càng cao càng tốt để tránh việc máu chảy ra quá nhiều. Sau đó mẹ hãy dùng một miếng bông sạch để băng vết thương lại.

Trong vòng 48h. Mẹ đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Đối với những vết thương do chó cắn gây ra, và gia đình nên chú ý à theo dõi con chó đã con bạn, trong vòng 7-15 ngày để có được thông tin hữu ích cho việc điều trị.như chó biểu hiện nước dãi nhiều, giọng sủa khàn, liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

Mẹ nên hỏi con có cảm thấy đau nhức nơi vết cắn không? đồng thời kiểm tra vết cắn bị sưng tấy và có biểu hiện khác thường gì không như sốt, đau đầu, co cứng, co giật, co thắt hô hấp, sùi bọt mép,…Rất có thể con bạn đang có biểu hiện của bệnh dại. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến thể trạng con bạn suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và có thể là gây tử vong.

Mẹ cũng phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng, nước muối, sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn.

Sau đó mẹ đưa bé đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận,huyện để được khám và điều trị tiêm phòng bằng kháng huyết thanh hay vắcxin dại.

Nếu đến cơ sở y tế muộn sau khi chó cắn thì việc tiêm huyết thanh kháng dại sẽ không còn tác dụng, vì thế chỉ tiêm văcxin. Khi tiêm văcxin dại phải tiêm đủ liều theo quy định của loại văcxin, sử dụng đúng liều lượng, kỹ thuật và tiêm đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo hướng dẫn.

Có thể đến Viện Pasteur, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng, Trung tâm y tế dự phòng, Đội vệ sinh phòng dịch các quận huyện để chích ngừa dại, riêng huyết thanh kháng dại chỉ đến Viện Pasteur và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mới có.

2. Biện pháp phòng chống bệnh dại

Gia đình hạn chế nuôi chó mèo trong nhà

Nếu có nuôi chó mèo, gia đình nên tiêm phòng dại cho chúng, không cho chạy loanh quanh trong nhà hay ngoài sân.

Chó nuôi phải xích, nhốt. không nên cho ra ngoài.

Khi thả chó ra đường, gia đình phải có rọ mõm đeo cho nó.

Người bị chó, mèo nghi bị chó dại cắn phải đi tiêm phòng dại sớm, đầy đủ.

Phải luôn để mắt đến các bé ngay cả khi chó đã đươc xích.

3. Triệu chứng dại ở động vật

– Hung dữ khác thường.

– Nước dãi nhiều.

– Giọng sủa khàn.

– Liệt hàm dưới, liệt chi, toàn thân và chết.

– Triệu chứng dại của mèo giống của chó, nhưng mèo thích lánh vào chỗ tối, rất nguy hiểm.

Bị Rắn Cắn Phải Làm Sao Và Mẹo Khi Bị Rắn Cắn?

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Nọc của các loại rắn độc có thể gây chết người chỉ sau một vài phút di chuyển vào trong cơ thể. Vậy nên, để hạn chế tối đa tỉ lệ tử vong khi bị rắn cắn thì cần phải biết cách sơ cứu đúng khoa học.

Nọc độc của rắn nguy hiểm như thế nào?

Nọc độc của rắn hay nọc rắn chính là tuyến chứa các chất độc của các loài rắn độc. Nọc cũng đươc xem là một loại dịch tiết dạng nước bọt của rắn. Chất dịch này bình thường được sử dụng để chất hòa tan, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Trong điều kiện săn mồi hoặc tự vệ, rắn phun chất dịch chứa độc này ra để giết chết con mồi và kẻ thù.

Theo nghiên cứu, nọc độc của rắn là một hỗn hợp phức tạp của các protein, nọc này được lưu trữ trong các tuyến độc ở phía sau đầu. Các protein này có thể là hỗn hợp các dộc tố thần kinh, độc tố hoại máu, độc tố tế bào hay nhiều loại độc tố khác nhau.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Nọc độc của rắn hổ mang chúa và rắn lục là nguy hiểm nhất

Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của chúng là làm vũ khí tấn công. Nọc độc của rắn có thể làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi. Đối với con người, nọc của rắn độc khi đi vào máu có thể làm tê liệt hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Cách đây khoảng 100 năm, nọc rắn được người thổ dân ở châu Âu sử dụng làm vũ khí giết người. Theo những khảo sát gần đây, mỗi năm nọc độc của rắn cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người.

Theo các nghiên cứu sâu, nọc của rắn độc thường chỉ tác động lên một số tế bào nhất định. Chất độc này làm giãn nở mạch máu, khiến người bị rắn cắn suy giảm huyết áp, chậm phản ứng, sau cùng là suy sụp và tử vong nếu không được điề trị kịp thời.

Nọc của rắn hổ mang chúa được xem là loại kịch độc, nó có thể giết người trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ. Được biết, chỉ 1gr nọc độc của chúng có thể giết chết đến 160 người trưởng thành.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn?

Trước khi tiến hành sơ cứu rắn cắn, bạn cần phải xác định được xem đó là loại rắn đó là rắn độc hay rắn không độc. Nếu bạn thấy vết cắn có 2 vết răng nanh, mỗi răng cách nhau khoảng 5mm và một số vết răng nhỏ thì đó là rắn độc cắn.

Còn nếu nhìn vào vết cắn thấy 2 hàm răng với những chấm nhỏ, có hình vòng cung và không có răng nanh thì đó không phải là rắn độc cắn. Tùy theo từng loại rắn cắn mà có cách sơ cứu khác nhau.

Cách bị sơ cứu khi bị rắn độc cắn:

– Bước 1: Bạn lấy garo buộc ở phía trên vết cắn khoảng 3 – 5cm. Garo này nên sử dụng các loại dây thun, dây chuối hoặc quai nón vì có độ chắc và co dãn cao. Dây này cũng giúp làm giảm tổn thương cho da.

– Bước 2: Loại bỏ nọc độc của rắn bằng cách rửa sạch vết cắn. Khâu này các bạn phải làm ngay để tránh nọc độc di chuyển vào sâu trong cơ thể theo đường máu.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Sơ cứu cố định nọc độc để nó không di chuyển vào sâu trong cơ thể là bước rất quan trọng

– Bước 3: Tiến hành rạch nhẹ vị trí vết cắn theo hình chữ thập dài và rộng khoảng từ 1 – 2cm. Trước khi tiến hành rạch nên thực hiện sát trùng xung quanh khu vực rạch để tránh nhiễm trùng. Đồng thời cũng cần rạch đúng kỹ thuật để không là đứt dây thần kinh.

– Bước 4: Tiến hành hút máu có chứa nọc độc rắn ra khỏi cơ thể. Bạn nên hút hết phần máu đen, hút cho đến khi máu đỏ tươi chảy ra.

– Bước 5: Rửa sạch lại vết thương bằng nước sát trùng y tế và sau đó đưa người bị rắn độc cắn đến ngay cơ thể y tế gần nhất để các bác sĩ khám chữa kịp thời.

Trong trường hợp không xác định được loại rắn nào cắn thì cách sơ cứu đơn giản nhất là rửa sạch vết rắn cắn bằng xà phòng. Sau đó dùng dao sạch đã được khử trùng rạch một đường dài khoảng 1cm với độ sâu 3mm ở đúng vị trí vết rắn cắn.

Tiếp đó, lấy hai tay nặn sạch vết máu thâm tím ra cho đến khi máu tươi trở lại. Cuối cùng bạn có thể sát khuẩn bằng nước oxy già, nước muối, băng tạm thời vết thương. Tiếp đó cần di chuyển người bị rắn cắn đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Trong trường hợp, vết rắn cắn có hiện tượng hoại tử thì cần đưa bệnh nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để cấp cứu. Việc tự ý sơ cứu cho người bị rắn cắn có vết thương hoại tử có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Một số lưu ý sau khi bị rắn độc cắn

Con đường xâm nhập của nọc độc rắn vào cơ thể thông qua mạch bạch huyết. Vì vậy nên nọc độc di chuyển rất nhanh, việc sơ cứu sau khi bị rắn cắn như thế nào là đặc biệt quan trọng. Bởi vậy, khi sơ cứu người bị rắn cắn cần chú ý:

– Đối với rắn lục: Chỉ được nẹp, không được ép bất động vùng bị rắn cắn. Việc không băng ép bất động khi bị rắn lục cắn có tác dụng làm hạn chế các tổn thương tại chỗ sau khi rắn cắn.

Sau đó nhanh chóng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Đối với bệnh nhân liệt thì cần khai thông đường hô hấp (tư thế, hút đờm rãi, hô hấp nhân tạo. Cũng cần tránh can thiệp vào vết rắn lục cắn để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Bị rắn cắn phải làm sao và mẹo khi bị rắn cắn? Các bước sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

– Không nến áp dụng băng garo cho vết rắn cắn: theo một số bác sĩ, việc băng garo có thể làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch gây đau, rất nguy hiểm và không thể duy trì lâu được. Nhiều trường hợp đã phải cắt bỏ tay chân vì băng garo quá lâu.

– Không nên tự ý trích, rạch, châm, chọc ở khu vực rắn độc cắn vì có thể làm tổn thương dây thần kinh. Việc trích lấy nọc độc chỉ nên tiến hành khi người thực hiện có kỹ thuật y khoa.

– Không nên hút nọc độc bằng mồm hoặc các dụng cụ hút nọc độc không được chứng nhận: bởi các cách hút này có thể làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

– Không nên chườm lạnh vào vết rắn cắn: việc chườm lạnh có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể gây hoại tử da nhanh hơn.

– Không nên sử dụng các cách chữa mẹo dân gian như cho đỉa hút máu, đắp thuốc lá…

Phương án tốt nhất khi bị rắn độc cắn là nên thực hiện sơ cứu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Sau đó, đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bị Chó Cắn Phải Làm Sao? Cách Xử Lý, Sơ Cứu Khi Bị Chó Cắn

Nếu máu chảy ít hoặc trầy xước, bạn cần rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Chỉ rửa nhẹ chứ không được chà xát quá mạnh. Đặc biệt, trước đó, bạn phải tách rời phần vải quần áo xung quanh vết thương, nếu vết thương ở quần bạn có thể xắn lên hoặc cắt bỏ để tránh nước miếng của chó dính trên quần áo lây nhiễm làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp vết cắn gây chảy máu nhiều hoặc máu phun mạnh, bạn cần gọi cấp cứu ngay lập tức. Trong lúc đó hãy cố gắng dùng lực tác động để cầm máu trong lúc chờ xe cấp cứu. Việc vết cắn gây chảy nhiều máu bạn không nên rửa sạch với nước vì máu chảy sẽ đẩy luôn các vi khuẩn ra ngoài.

Để cầm máu, bạn nên đưa cao vùng bị thương lên, ví dụ như chân hoặc cánh tay. Việc này sẽ giúp ích một phần cho việc cầm máu. Sau đó dùng các miếng băng gạc chồng lên vết thương, giữ chặt để giúp cầm máu. Nếu máu phun mạnh, dùng bất cứ loại dây nào quấn quanh phía trên vết thương để hạn chế tối đa việc mất máu. Nếu không gọi được xe cấ cứu, hãy nhanh chóng di chuyển đến bệnh viện.

Sau khi rửa sạch với nước, bạn cần kiểm tra vết cắn, nếu chỉ trầy xước nhẹ, nông bạn có thể dùng thuốc sát trùng khử trùng rồi sau đó tự băng bó ở nhà. Chú ý không nên băng bó quá chặt gây tổn thương đến da.

Đặc biệt với những vết thương hở, bạn không được dùng oxi già, thuốc tím hay cồn để xử lí vì chúng sẽ làm vết thương lâu lành hơn. Nếu bị nhiều vết cắn chồng lên nhau, vết cắn gần vùng đầu, cổ, bộ phận sinh dục,…thì bạn cần di chuyển đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị tốt hơn.

Nếu chú chó vừa tấn công là chó nhà, có chủ nhân thì bạn có thể yên tâm. Hỏi chủ của chú chó xem đã tiêm phòng dại cho chó hay chưa. Còn nếu chú chó được tiêm phòng đầy đủ và vết thương chỉ trầy xước bạn có thể yên tâm và yêu cầu chủ của chú chó đeo rọ mõm khi cho chúng ra ngoài hoặc nhốt chúng lại để tránh tấn công con người.

Nếu chú chó đó là chó lang thang, không rõ nguồn gốc. Bạn cần đi tiêm phòng dại cho chính mình. Nếu thấy chú chó tấn công có những biểu hiện như mắt đỏ ngầu, chảy dãi, mắt buồn rầu, hung dữ,…thì bạn phải ngay lập tức đi tiêm vac-xin chống dại, càng nhanh càng tốt.

1. Với mọi chú chó, sẽ có một giai đoạn chúng thường cắn vào tay, chân người, …đặc biệt là lúc chúng mọc răng. Cho nên, nếu là cún con nuôi ở nhà, vết cắn của chúng thường rất nhẹ, không nghiêm trọng, bạn có thể tự xử lí ở nhà. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá gay gắt, đánh mắng cún vì hành vi đó.

2. Cần phải theo dõi kĩ chú chó đã cắn, nếu trong 15 ngày chú chó chết hoặc phát dại, bạn cần đi tiêm huyết thanh và vac-xin phòng dại. Nếu chú chó bình an, khỏe mạnh, không cần đi tiêm vì tiêm vac-xin trong trường hợp này sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe người bị cắn.

3. Nếu xác định là chó dại cắn phải lập tức đến bệnh viện, nếu muộn quá thì huyết thanh chống dại tiêm vào sẽ vô hiệu.

5. Không bao giờ được chủ quan khi bị chó nhà cắn vì virut gây bệnh dại thường không trừ bất cứ một chú chó nào kể cả chó nhà. Cho nên nếu nên nếu nuôi cún trong nhà, bạn cần tiêm phòng đầy đủ cho cún của mình.

Chó Bị Co Giật Phải Làm Sao?

Môi trường, khí hậu, sự thay đổi thời tiết và nhiệt độ thất thường đều là những tác nhân dẫn đến co giật ở chó. Điều này dẫn đến sốc nhiệt và có thể chó bị sốt cao do không kịp phản ứng và thích nghi ở động vật.

Khắc phục nguyên nhân này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần chú ý thời tiết, nếu thời tiết nóng lạnh đột ngột, bạn nên thực hiện các bài tập cho cún của bạn để chúng làm quen với môi trường trước.

Vận động quá sức

Trong quá trình vận động và vui chơi, cún cưng của bạn đã vô tình vận động quá sức mà không được cung cấp nước hoặc nghỉ ngơi. Điều này dẫn đến việc bị căng cơ và kiệt sức do acid lactic bị tích tụ quá lâu nên sẽ dẫn đến tình trạng chó bị co giật.

Để khắc phục, bạn nên huấn luyện hay cho cún vận động ở những nơi có bóng râm, vận động vừa sức trong thời gian ngắn. Trong khoảng thời gian đó, hãy cho cún nghỉ ngơi và uống nước để tránh bị mệt mỏi hay kiệt sức.

Mất chất điện giải

Cũng như việc vận động quá sức bị căng cơ, việc chó bị mất sức còn dẫn tới việc mất chất điện giải. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là việc mất nước do toát nhiều mồ hôi đã kích thích tới cơ bắp, dẫn tới tình trạng cún cưng của bạn kiệt sức và co giật.

Vậy chó bị co giật phải làm sao? Điều quan trọng của vấn đề này là bạn cần cung cấp đủ nước cho chú chó của mình để bù vào lượng nước mất đi.

Cún cưng gặp các vấn đề thần kinh

Đối với những người nuôi chó lâu năm chắc hẳn không còn xa lạ với bệnh Care hay gặp ở chó. Cũng như vậy, vi khuẩn hoặc virus có thể xâm nhập vào hệ thần kinh của cún cưng, gây tổn thương não bộ. Đây là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng và khó điều trị nhất. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến động kinh. Trong trường hợp này, bạn nên đưa bé tới bệnh viện thú y để các bác sĩ khám chữa kịp thời.

Ngoài ra, 1 yếu tố nữa cũng tác động đến hệ thần kinh là chó cưng của bạn vô tình ăn phải chất độc. Lúc này, bạn cần làm các động tác để chó nôn ra chất độc ấy.

Do tụt canxi

Trường hợp chó bị co giật do thiếu canxi thường xảy ra ở chó mẹ đang mang thai hoặc sau khi sinh. Do khi mang thai, chó mẹ cần được cung cấp 1 lượng canxi lớn cho con. Nếu không cung cấp đầy đủ thì chó mẹ sẽ bị tụt canxi và rất dễ bị co giật.

Cách chữa trị trong trường hợp này là chườm 1 viên đá lạnh vào phần sau gáy của chó đến khi hết cơn. Sau đó bạn cho cho chó uống 1 viên canxi bằng cách mở mồm cún ra, đặt viên thuốc vào trong, giữ chặt mõm và xoa cổ họng. Sau đó thì tiêm 1 mũi canxi. Nếu bạn không rành về việc này có thể đưa cún của bạn đến cơ sở thú y gần nhất hoặc tìm sự trợ giúp từ những người có kinh nghiệm.