Tìm Hiểu Về Chó Mèo Cắn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tìm Hiểu Về Thức Ăn Cho Mèo

Dù cho chú mèo nhà bạn có kén ăn hoặc thuộc phong cách hay hờn dỗi thì chúng luôn tỏ thái độ rất dễ nhận biết khi chúng thích hoặc không thích loại thức ăn và nước uống nào đó.

Giáo sư về dinh dưỡng của trường đại học thú y Minnesota ở St. Paul, Julie A. Churchill cho biết, “Mèo ăn không nhiều và thường tỏ ra khó chịu khi chọn lựa thức ăn, vậy nên bạn cần tập cho chúng thói quen dùng thức ăn dinh dưỡng từ nhỏ để đảm bảo sức khỏe của mèo về lâu dài”.

Ông Richard Hill, giáo sư tại trường đại học thú y Florida ở Gainesville cho hay:

“Một điều cần lưu ý là tất cả các người chủ nuôi mèo đều nên biết cách đọc hiểu thông tin trên bao bì thức ăn cho mèo.

Hơn nữa, một số nhãn hiệu chỉ ghi qua loa về nguyên liệu chứ không đề cập đến chất dinh dưỡng sau đó như lượng protein và chất béo, hai trong số những yếu tố quan trọng nhất tác động đến sức khỏe chung của mèo.”

Ảnh: chúng tôi

Một số sản phẩm trộn khá nhiều tinh bột, ngũ cốc và hợp chất hóa học thay vì protein, chất béo, axit hữu cơ, taurine, amino axit, vitamin và khoáng chất làm cho dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của mèo bị mất cân bằng nghiêm trọng.

Tinh bột là thành phần giúp kết dính thức ăn hạt cho mèo và tạo độ giòn kích thích mèo nhai kỹ hơn nhưng với hàm lượng quá cao sẽ khiến mèo mắc bệnh và rối loạn về hệ tiêu hóa.

Protein hay chất đạm là những phân tử sinh học được cấu thành bởi nhiều amino axit có nhiệm vụ tổng hợp protein, xây dựng và tái tạo tế bào, tái cấu trúc, truyền thông tin, hình thành kháng thể. Protein có trong thịt, cá, trứng, sữa và một số loại ngũ cốc, đậu nành, đậu, men và các loại hạt.

Chất béo là một dạng năng lượng dự trữ mà cơ thể chó mèo chỉ giải phóng khi cơ thể chúng thực sự cần. 1 gram chất béo tương đương 9 kcal năng lượng trao đổi chất, gấp 2.5 lần so với năng lượng từ 1 gram tinh bột hoặc protein. Chất béo có trong bơ, mỡ động vật, trứng và cá loại rau.

Vậy, làm sao để nhận biết thức ăn nào là cân bằng dành cho mèo? Đơn giản là bạn hãy đọc kỹ dòng thông tin trên bao bì được chứng nhận bởi Hiệp hội Văn phòng kiểm tra thực phẩm chăn nuôi Mỹ ( AAFCO).

Hình ảnh thức ăn cho mèo con (nguồn: www.cityzoo.vn)

Khẩu phẩn ăn của mèo con phụ thuộc nhiều vào độ tuổi, kích cỡ, giống mèo và thói quen hoạt động nhiều hay ít nhưng trung bình vào khoảng 200 calories một ngày. Từ khi mới nhận nuôi, bạn phải đảm bảo rằng mình biết rõ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của chúng và cho mèo ăn đúng theo chế độ chúng cần.

Một số nguồn tư vấn đáng tin cậy nhất có thể là trung tâm thú y hoặc cửa hàng của Cityzoo trên toàn quốc. Đừng xem nhẹ chi tiết này vì mỗi loại thức ăn cho mèo có một mức năng lượng và dưỡng chất khác nhau.

Với chú mèo con dưới 4 – 5 tuần tuổi chỉ có thể dùng sữa mẹ hoặc sản phẩm sữa cho mèo con từ một thương hiệu uy tín (trong trường hợp bất khả kháng). Sữa mẹ là loại hỗn hợp dưỡng chất đặc biệt giúp mèo con phát triển khỏe mạnh với những kháng thể quan trọng giúp ngừa bệnh tật.

Sau thời gian này, mèo con đã có thể bắt đầu ăn dặm thêm những loại thức ăn dễ tiêu như pate ướt, nước ấm hoặc sản phẩm Royal Canin (lưu ý: đây không phải sữa bò thông thường vì sữa bò cho người có thể gây chứng khó tiêu cho mèo con). Đây là bước chuyển đổi quan trọng từ đồ ăn mềm sang thức ăn cứng.

Khi chú mèo con của bạn đủ 10 tuần tuổi, đây là thời điểm cho chúng ăn loại thực phẩm dinh dưỡng hạt khô cho mèo có đầy đủ dưỡng chất quan trọng cho quá trình phát triển. Thời điểm này bạn có thể đến Pet shop gần nhất để được tư vấn về sản phẩm thức ăn cho mèo Royal Canin.

Đối với mèo trưởng thành, dinh dưỡng dành cho một chú mèo thường xuyên hoạt động ngoài trời ( fit) sẽ khác với một chú mèo hay nằm lười trong nhà ít hoạt động ( indoor).

Hình ảnh phác thảo đặc điểm mèo ít vận động – Indoor (www.cityzoo.vn)

Ngoài ra, mèo cũng cần nhiều loại dưỡng chất thiết yếu bao gồm: protein, khoáng chất và vitamin và tỷ lệ dinh dưỡng này sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển của mèo. Nắm rõ nhu cầu dinh dưỡng của mèo theo từng giai đoạn sẽ giúp mèo tránh xa bệnh tật và tình trạng thừa hay thiếu chất.

Mèo sẽ ăn chóp chép cả ngày nếu bạn cho thức ăn đầy ra tô chén nhưng bạn cần lưu ý rằng chúng không biết nên ăn bao nhiêu là đủ. Điều này dễ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì và là nguyên nhân của một số bệnh như tiểu đường, thận, gan, tim,…

Các bác sĩ thú y thường khuyên nên đặt giờ ăn cụ thể trong ngày với số lượng vừa đủ và tránh cho mèo ăn vặt nhiều lần.

Nếu chú mèo nhà bạn là một kẻ háu ăn thì tốt hơn hết là bạn nên chuyển sang loạithực phẩm bổ sung ăn kiêng chuyên biệtvới nhiều hợp chất hữu cơ thiết yếu thay vì cắt giảm số lượng thức ăn làm chúng cảm thấy đói và khó chịu.

Đối với một số vấn đề mà mèo thường mắc phải như: dị ứng, búi lông, thừa cân béo phì, bệnh thận, v.v… thì dinh dưỡng giúp liệu pháp điều trị dựa trên sinh học phát huy hiệu quả tối đa.

Thế còn những bữa thưởng thêm hay ăn vặt thì sao?

Thỉnh thoảng chủ vật nuôi có thể cho mèo ăn thêm 5 – 10% lượng thức ăn hàng ngày nhưng không được quá thường xuyên. Những món ăn thừa trên bàn luôn khiến mèo thích thú vì khi đó chúng cảm giác gần gũi với chủ hơn.

Tuy nhiên, đây chỉ nên được xem là món bánh snack ăn dặm cho mèo vì chúng không thể hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng trong đồ ăn của người.

Hình ảnh các loại thức ăn ướt cho mèo ROYAL CANIN

Bạn có thể phân loại thức ăn cho mèo ra làm 2 dạng cơ bản là: thức ăn khô dạng hạt cám viên và thức ăn ướt dạng pate.

Với mèo đã lớn tuổi, tốt hơn hết là bạn nên chọn cám viên hạt khô cho mèo vì trong loại thức ăn khô này có những chất có lợi cho quá trình tiêu hóa, dễ nhai cho cơ hàm của mèo. Một cái hay của thức ăn hạt khô cho mèo nữa là chúng không dễ bị chảy nhão ra như thức ăn ướt khi bạn để lâu ngoài không khí.

Thức ăn ướt Royal Canin thường được dùng cho mèo con hoặc thỉnh thoảng trộn chung với thức ăn hạt để mèo đổi khẩu vị. Một số trường hợp đặc biệt như mèo lười nhai cũng được cho ăn pate ướt.

Chế độ ăn chay một phần hoặc toàn phần rất tốt cho sức khỏe của người, nhưng không bao giờ là lựa chọn tốt cho động vật như mèo. Không giống chó và người, mèo cần vitamin, khoáng chất, protein và dưỡng chất thiết yếu từ thịt.

Từ thịt nhưng không phải thịt sống, thứ chỉ dành cho những chú “mèo” to xác ngoài hoang dã như sư tử, mèo rừng, báo, v.v.. Thịt sống hoàn toàn có thể gây nên nhiều tác hại ghê gớm cho sức khỏe của mèo và con người xung quanh.

Nói thêm về vấn đề này, giáo sư Hill cho biết: “Trong hoang dã, sư tử ăn tất cả bộ phận trên cơ thể con mồi chứ không riêng gì thịt. Việc chó mèo chỉ ăn thịt tươi sống sẽ gây ra sự mất cân bằng vitamin, khoáng chất và amino axit.”

Thêm nữa, những vi khuẩn trên thịt sống như salmonella và E. coli có thể làm chú mèo của bạn bị bệnh và phân của mèo sẽ lây bệnh sang người.

Chế độ ăn chay có thể giết mèo con

Bạn đã nghe về trường hợp một chú mèo con Úc gần như bị giết bởi phương pháp cho ăn chay?

Theo một bài nghiên cứu trên trang Herald Sun, người chủ của chú mèo này cho nó ăn khoai tây, sữa gạo và mì ống. Một thời gian sau, chú mèo bắt đầu trở bệnh và hồi phục sau 3 ngày ở bệnh viện với chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein.

Mèo thuộc nhóm động vật ăn thịt cùng dòng họ với sư tử, hổ, báo đốm và sư tử núi. Việc cho mèo ăn chay là một hành động có ý tốt, tuy nhiên điều này trái với tự nhiên. Ăn chay giúp ích cho sức khỏe của con người, môi trường nhưng không thể áp đặt lên mèo.

Mèo cần một nguồn dinh dưỡng từ thịt động vật. Chủ yếu trong thịt có amino axit, taurine, niacin, axit béo, vitamin A, B1, và B12. Mèo cần ăn thịt nhiều hơn chó.

Nếu cơ thể mèo không được cung cấp đầy đủ protein, taurine, niacin, vitamin B1 và B12 thì chúng có nguy cơ mắc một số bệnh về mắt, da và lông; rối loạn đông máu; rối loạn hệ miễn dịch, kém phát triển, sụt cân, viêm nướu, tiêu chảy, rối loạn thần kinh hoặc thậm chí là tử vong.

Có cách nào cho mèo ăn chay nhưng vẫn đảm bảo sức khỏe ổn định không?

Có thể. Những nhà dinh dưỡng học có thể đưa ra những thực đơn kết hợp có tỷ lệ protein và chất béo có nguồn gốc từ thực vật với lượng bổ sung amino axit, axit béo và vitamin.

Đừng nuôi một chú mèo nếu bạn không thể hoặc không muốn cho chúng ăn một chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt. Ngoài tự nhiên có rất nhiều động vật ăn chay mà bạn có thể nuôi làm thú cưng thay mèo như: thỏ, chim, chuột, sóc len, dê hoặc thậm chí là chó. Chó là loài động vật ăn tạp và có thể miễn cưỡng ăn chay nếu bạn muốn.

Giáo sư Churchill chuyên ngành y tế khuyên rằng, “Nếu bạn thực sự muốn cho mèo ăn thức ăn tự chế biến tại nhà, bạn không nên cho ăn hoàn toàn các bữa bằng loại thức ăn này. Mèo nặng chỉ khoảng từ 3 đến 5 kg nên chỉ cần bạn thay đổi nguồn thức ăn dù nhỏ cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị dinh dưỡng toàn bộ chế độ ăn uống chúng nạp vào cơ thể.”

Nói chung, hầu hết chuyên gia về thú cưng đều khuyên chủ vật nuôi nên dùng thức ăn cho mèo để chúng khỏe mạnh, xinh đẹp, tiêu hóa tốt và tránh được bệnh tật.

“Điểm nổi bật của thức ăn dành riêng cho mèo chính là chúng được nghiên cứu dựa trên hiểu biết về tập tính, thói quen và nhu cầu dinh dưỡng của mèo trong từng giai đoạn vòng đời, vì vậy chúng hoàn toàn cân bằng và giúp bạn yên tâm về khẩu phần ăn mỗi ngày của thú cưng.”

Mèo con sẽ cai sữa khi đủ 8 tuần tuổi. Ở giai đoạn này bạn cần cho chúng ăn loại thức ăn ướt cho mèo con giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, dễ tiêu hóa và nhiều dinh dưỡng. Sau đó sẽ chuyển dần sang thức ăn mà bạn muốn.

Làm sao để mèo ăn ngon miệng? (Nguồn ảnh: www.cityzoo.vn)

Đặt chén ăn của mèo ở nơi yên tĩnh, tránh xa thùng rác, khay vệ sinh và những nơi có nhiều sự làm phiền

Đặt chén nước ở xa chén ăn, mèo không thích hai khu vực này ở gần nhau

Tương tự, nước của mèo phải luôn sạch. Chúng rất giỏi đánh hơi những thứ mất vệ sinh

Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số yếu tố khác ẩn sau thói quen ăn của mèo như: hương vị, mùi thơm, hình dạng, kích thước, kết cấu, các chất dinh dưỡng, sở thích và nguồn gốc nguyên liệu.

Nếu mèo của bạn đang kén ăn, hãy thử thay đổi thời khóa biểu các bữa ăn trong ngày cho chúng. Bạn có thể chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần trong ngày hoặc cho ăn đúng 2 – 3 cử cách nhau một khoảng thời gian cố định.

Thực phẩm bổ sung: cũng giống như người, mèo rất cần những thực phẩm bổ sung để đảm bảo sức khỏe luôn ổn định chống lại bệnh. Dầu gan cá tuyết là món ăn tuyệt vời giúp mèo có tâm trạng tốt, làn da và cơ xương khớp khỏe mạnh và bộ não luôn hoạt động linh hoạt.

Thức uống: mèo trưởng thành có thể uống sữa và nước, tuy nhiên chúng thích uống hai loại thức uống này trong ly hay tô bằng thủy tinh hơn vì mèo không thích mùi kim loại và nhựa. Mèo là loài vật rất “kỹ tính” nên người chủ còn phải thay nước thường xuyên và đảm bảo nước sạch, không có gợn đục nữa.

Muối: khi mèo ăn phải một thứ gì đó không tốt cho sức khỏe, cơ thể của chúng sẽ phản ứng lại bằng cách nôn ói ra ngay sau đó. Thỉnh thoảng chúng sẽ tìm ăn cỏ mèo để dễ nôn hơn, bạn nên giúp chúng bằng cách chuẩn bị sẵn cỏ mèo ngay cả khi chúng không có triệu chứng nôn mửa hoặc thử bơm vào miệng mèo một ít nước muối bằng ống tiêm thức ăn.

Ruồi: ruồi nhặn có thể làm dơ thức ăn của mèo nếu bạn để thức ăn ngoài không khí cả ngày và làm mèo bỏ ăn. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng loại chén thức ăn chuyên dụng Ferplast Magnus để đựng vừa đủ thức ăn nhưng nhìn vẫn vun đầy kích thích mèo ăn ngon miệng hoặc loại tô đựng thức ăn đuổi ruồi nhặn bay xa. Ngoài ra, bạn có thể che tô thức ăn kỹ sau khi mèo đã ăn xong.

Hình ảnh thức ăn nguy hiểm cho mèo (Nguồn: www.cityzoo.vn)

Không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng phù hợp với mèo, một số thức ăn sau đây có thể làm mèo nôn mửa, tiêu chảy và chán ăn mà bạn cần lưu ý:

Tùy độ nguyên chất mà socola có thể làm mèo rối loạn nhịp tim, run cơ hoặc co giật. Socola đen và socola không đường còn gây nguy hiểm hơn nếu dùng số lượng cao.

Chỉ với một hớp rượu, bia hoặc chất có cồn khác đã có thể khiến mèo gặp nguy hiểm về gan và não, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong sau một thời gian hôn mê dài.

– Cà phê, trà, nước uống có gas

Chất kích thích cao trong trà và cà phê có thể làm mèo bồn chồn, thở nhanh, rối loạn tim và run cơ mặc dù chỉ dùng với một lượng ít.

Các loại sữa con người thường dùng có lượng đường lactose khiến mèo không thể dung nạp vào cơ thể, từ đó mèo sẽ nôn mửa và tiêu chảy. Lưu ý với những sản phẩm phẩm tự nhiên từ sữa như: phô mai (pho mát), kem, sữa chua, v.v..

– Chất béo trong thịt, cá, trứng sống

Dạ dày của mèo đặc biệt khó tiêu hóa những loại chất béo từ thịt, trứng và cá nên chúng sẽ dễ nôn mửa ngay khi ăn vào. Về lâu dài, chất béo trong các loại thức ăn này còn làm mèo mắc chứng viêm tụy.

Loại trái cây rất tốt cho người này lại là một trong những nguyên nhân tạo ra bệnh thận ở mèo. Nói thêm về bệnh thận, đây là căn bệnh đứng đầu danh sách 10 căn bệnh phổ biến nhất ở mèo trong 10 năm trở lại đây với tỷ lệ 25%.

Tỏi và hành sẽ không gây nguy hiểm nếu được cân nhắc ở lượng vừa đủ. Nhưng tích tụ lượng lớn lâu ngày sẽ làm mèo bị thiếu máu và chán ăn.

Cá ngừ còn sống sẽ làm mèo buồn nôn, viêm tĩnh mạch và các biến chứng nghiêm trọng khác nếu mèo ăn thường xuyên.

Ngoài ra mèo còn đặc biệt gặp vấn đề với: hạnh nhân, hạt macca, hành tây, gan động vật, rau thơm, thức ăn hạt dành riêng cho chó, thức ăn ôi thiêu, cây hoặc củ khoai tây, bột mì đã trộn men.

Hình ảnh Bệnh thận ở mèo phổ biến đến 25% trong 10 năm gần đây

Nguồn thống kê: WebMD (Ảnh: chúng tôi

Nguồn: WebMD

Biên soạn: chúng tôi – nhà phân phối chính thức thương hiệu ROYAL CANIN tại Việt Nam

[ Vui lòng trích nguồn khi đăng lại nội dung này]

Tìm Hiểu Về Chó Pitbull

Nguồn gốc xuất xứ của giống chó Pitbull

Nguồn gốc tên Pitbull là gì?

Chó Pitbull chính là kết quả của việc lai tạo giữa 2 giống chó là Bulldog và Terrier. Bắt đầu từ Thế kỷ 19, tại Mỹ đã bắt đầu nhân giống loài chó này rộng rãi hơn. Ban đầu, mục đích là tạo ra được một dòng chó có khả năng chiến đấu đáng nể cùng sức mạnh tuyệt đối. Chúng thường được sử dụng để tham chiến trong những trận đấu “bull-bear baiting”.

Thường thì những chú Pitbull sẽ phải đối đầu với những con bò tót hay những chú gấu lớn vĩ đại. Cuộc đấu này hầu hết vô cùng tàn bạo và mang tính vô nhân đạo vì kẻ chiến thắng là kẻ sống sót. Chính vì lý do đó mà vào năm 1935, nước mỹ đã ra sắc lệnh cấm trò chơi này trên toàn quốc.

Từ những cuộc đấu này mà cái tên Pitbull ra đời. Pit mang ý nghĩa là chiến đấu còn Bull là những chú bò tót dũng mãnh. Pitbull ghép lại có nghĩa là kẻ dám đối đầu với bò tót. Người Việt còn gọi giống chó này với cái tên như Big bull, Pitpull, chó Pull hay chó Bun.

Tuy nhiên tựu chung thì Pitbull không phải tên của một loài chó riêng mà để chỉ những chú chó có ngoại hình tương tự nhau. Những em cún có tổ tiên là American Pit Bull Terrier, Bull Terrier, American Staffordshire Terrier và Staffordshire Bull Terrier.

Trong đó hai giống chó American Pitbull Terrier và American Staffordshire Terrier được coi là một loài. Chỉ khác là American Pitbull Terrier được huấn luyện để làm người canh gác hay chó chiến còn American Staffordshire Terrier lai tạo thành thú cưng nuôi trong nhà.

Lịch sử ra đời giống chó Pitbull

Pitbull lần đầu tiên xuất hiện là vào khoảng thời gian cuối thế kỷ 18 ở những nước Anh, Ireland và Scotland. Sang đến thế kỷ 19 chúng trở nên phổ biến ở Mỹ với nhiệm vụ là canh gác trang trại và săn bắt thú rừng.

Sau đó, người Mỹ nhanh chóng nhận ra những đặc điểm ưu tú và sức khỏe siêu phàm của giống chó này. Họ đã lai tạo và nhân giống để có được dòng chó hung dữ và thiện chiến, ngoại hình cũng to lớn hơn những chú chó Anh rất nhiều.

UKC (Tổ chức về chó ở Mỹ) đã công nhận đây là một giống chó riêng biệt vào năm 1898. Chúng có tên gọi đầy đủ là American Pitbull Terrier. Nhưng đến năm 1930 thì loài chó này một lần nữa được AKC (Hiệp hội chó giống Mỹ) đổi tên gọi và trở thành American Staffordshire Terrier. Pitbull luôn đứng đầu là một trong những giống chó nguy hiểm nhất.

Sự xuất hiện của chó Pitbull ở Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2003 trở đi, phong trào chơi chó cảnh ngày càng nở rộ và đây chính là thời điểm mà Pitbull du nhập vào nước ta. Người mang giống chó này về đầu tiên chính là ông Mai Anh Tuấn, một đại gia nổi tiếng trong giới chơi chó cảnh thời bấy giờ.

Để có được một chú chó vào thời điểm này thì người chơi chó phải bỏ ra một số tiền khoảng 10.000$ cho một em chó thuần chủng nhập khẩu từ Mỹ và có giấy tờ đầy đủ. Tuy nhiên sau khi được nhân giống rộng rãi thì những chó Pitbull con có giá mềm hơn rất nhiều, từ 20-30 triệu cho một chú.

Ngày nay nhờ việc phối giống nhiều hơn nên giá thành của những em Pitbull đã giảm đi đáng kể để phù hợp với thu nhập người Việt hơn. Những trại chó với đa dạng dịch vụ mọc lên như nấm nhằm đáp ứng được nhu cầu mua chó về nuôi của người dân.

Đặc điểm ngoại hình của giống chó Pitbull như thế nào?

Chiều cao, cân nặng

Pitbull sau nhiều quá trình nhân giống và lai tạo thì có kích cỡ trung bình, so với những giống chó khác thì thuộc dạng nhỏ và vừa. Vào độ tuổi trưởng thành một em Pitbull sẽ có chiều cao và cân nặng lần lượt là 45-60cm và 18-32kg.

Thân hình chó Pitbull

Bởi trước kia là giống chó chiến nên về cơ bản Pitbull rất khỏe mạnh, thân hình chúng săn chắc và có những cơ bắp cuồn cuộn. Phần hông và cơ ngực thì đặc biệt nở nang còn phần bụng lại hóp sâu. Một số người còn nói đùa rằng những chú Pitbull đã đi tập gym. Chúng cũng sở hữu một chiếc đuôi nhỏ, ngắn và thường cuộn tròn ở phía trên lưng.

Chân của Pitbull ngắn nhưng vẫn hài hòa với cả cơ thể. Hai chân phía trước nhỏ và rất thẳng còn chân phía sau thì hơi cong nhẹ, trong đó, bó đùi của chúng săn chắc. Chính vì thế những bước đi của chúng vô cùng uyển chuyển và thanh thoát. Tuy nhiên chúng vẫn có thể tăng tốc để di chuyển nhanh chỉ trong chớp mắt.

Mới chỉ đánh giá sơ qua sẽ thấy loài chó này có khuôn mặt vô cùng hung dữ và lầm lì. Đôi mắt có khi đỏ ngầu và thường trợn ngược còn đôi tai thì dựng đứng nghe ngóng. Phần mõm của em cún dài, có đôi chút chảy xệ. Giống chó này đặc biệt cau mày, nên những trông thấy lần đầu có thể sẽ bị khiếp sợ.

Hàm và lực cắn của chó Pitbull

Chó Pitbull có một bộ hàm cực khỏe cùng hàm răng sắc nhọn và đều tăm tắp. Chúng có thói quen nếu đã cắn một vật gì đó thì sẽ nhai ngấu nghiến cho đến khi chết hẳn thì mới buông tha. Chính vì thế một khi đã bị Pitbull cắn thì bạn phải biết rằng vết thương sẽ rất nặng và sâu. Đôi khi còn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, giống chó này nên được đeo rọ mõm. Hàm của một bé Pitbull cực khỏe và được ví như một lớp khóa. Khi đã lọt vào bên trong bộ hàm này thì khả năng thoát ra rất mong manh. Các chuyên gia đã phân tích lực cắn của chó này có thể lên tới 250 pounds / inch vuông. Nếu chúng cắn chết một con Becgie Đức GSD thì cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.

Bộ lông chó Pitbull

Pitbull có một lộ lông ngắn và khá cứng, thường ôm sát lấy cả cơ thể nhằm để lộ ra những khối cơ bắp chắc khỏe. Màu lông của loài chó này khá đa dạng. Có thể là màu đơn sắc hay được phối nhiều màu sắc với nhau nhờ phối từ 2 giống chó là Bulldog và Terrier. Một số màu lông phổ biến là đen, nâu, xám, nâu đỏ, trắng xám, đen trắng,…

Tính cách của chó Pitbull có điềm gì nổi bật?

Giống chó thông minh và trung thành

Pitbull là giống chó thông minh thì không phải điều cần bàn cãi. Chúng có thể học hỏi cực nhanh nên việc huấn luyện vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên bởi vì sự thông minh của mình mà ngay từ đầu chúng sẽ không tỏ ra vâng lời và khá ương ngạnh. Thậm chí chúng còn có thể quay ra tấn công bạn nếu thấy không vừa ý.

Tốt hơn hết bạn nên nuôi Pitbull từ nhỏ để có được sự trung thành từ chúng. Nếu đã yêu thương chủ thì chúng không ngại hy sinh thân mình để bảo vệ cho chủ nhân, bất chấp cả những hiểm nguy. Đây là một đặc tính nổi trội nhất của giống chó này. Pitbull cũng có khả năng bảo vệ và canh gác rất tốt, điều này không ai có thể phủ nhận được.

Giống chó hiền hòa và thân thiện?

Một em Pitbull lớn lên dưới sự bao bọc và huấn luyện bài bản nhất thì sẽ sống rất hòa nhập với con người. Thậm chí chúng còn có thể chơi đùa cùng với trẻ em hay những loài chó khác mà không xảy ra gây gổ gì.

Tuy nhiên chúng cũng sẽ tấn công hay cảm thấy nguy hiểm, nhưng bên trong bản tính hung hãn vẫn là phần tính cách đáng mến và thân thiện. Bạn cần biết cách khai thác và kìm hãm đi sự hung hăng của chúng.

Giống chó hiếu chiến

Khi mới xuất hiện thì Pitbull được biết đến là giống chó hiếu chiến và có khả năng tranh đấu đỉnh cao. Khi đã tham gia thì chúng ngay lập tức xông vào cắn xé con mồi, kể cả những đối thủ có kích cỡ to gấp 2, gấp 3 lần. Rất ít khi Pitbull bại trận, chúng sở hữu sự dẻo dai nên khó mà gục ngã.

Thậm chí, Pitbull có thể đối đầu với cả những loài động vật hung dữ như bò tót, chó sói, gấu rừng, … mà không tỏ ra sợ hãi. Khả năng chịu đòn rất cao, chúng gần như không có cảm giác đau đớn và rất lì đòn, dù bị đánh tới chết cũng không dễ dàng buông tha cho con mồi.

Thêm một đặc tính nữa là chúng vô cùng lì lợm và hiếu thắng. bạn sẽ chỉ thấy chúng xông vào cuộc chiến mà rất ít khi bắt gặp khoảnh khắc chúng bot chạy. Giống chó này chỉ thua khi bị đối thủ giết chết. Và chúng chiến thắng bằng cách tìm chỗ hiểm trên cơ thể con mồi rồi ngoạm chặt không chịu buông cho đến khi con mồi trở nên bất động.

Ngày nay tính hiếu chiến của chúng không còn nữa và giờ đây chúng cũng không còn là giống chó chiến, Pitbull được nuôi chủ yếu để trông nhà và bảo vệ chủ nhân. Tuy nhiên bản tính hiếu thắng thì vẫn còn trong tiềm thức do đó trong việc nuôi dạy bạn cần phải thật cẩn thận.

Giống chó hung dữ và nguy hiểm

Cùng với Ngao Tây Tạng, Pitbull đứng đầu trong danh sách những giống chó nguy hiểm bậc nhất đối với con người. Sự nguy hiểm của chúng là bởi khi đã cắn vào vật nào thì chúng sẽ nhất quyết không buông, Thậm chí chúng giay nghiến và cắn nát mới thôi.

Tuy có tổ tiên là loài chó hung dữ bậc nhất nhưng qua nhiều giai đoạn được lai tạo và phối giống chúng càng ngày càng hiền lành hơn. Hầu hết những vụ mà Pitbull tấn công người đều xảy ra ở những chú chó không được huấn luyện cẩn thận và dạy dỗ ngay từ khi còn nhỏ.

Trên thực tế thì Pitbull vẫn khá nguy hiểm. Bản tính sát thủ luôn ẩn bên trong con người chúng. Nên nếu bạn có cố tình chọc tức hay đánh đuổi thì chúng sẽ sẵn sàng lao vào tấn công. Nếu đã nuôi giống chó này thì bạn phải chấp nhận rủi ro trong quá trình huấn luyện và đào tạo. Khi chưa có kinh nghiệm thì không nên nuôi loài chó này.

Môi trường sống của chó Pitbull

Pitbull cần được nuôi dưỡng ở những không gian càng rộng lớn và thoáng đãng thì càng tốt. Chúng cần được vận động thường xuyên và chảy nhảy càng nhiều càng tốt để thỏa mãn được sức mạnh của khối cơ bắp. Nếu bạn nuôi nhốt thì chúng sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và rất khó để có thể kiểm soát.

So với những giống chó bình thường thì mỗi ngày Pitbull sẽ tiêu thụ lượng thức ăn gấp 2 đến 3 lần. Đồng nghĩa với việc thể lực của chúng luôn dồi dào và cần phải tìm nơi để giải phóng. Chính vì thế bạn nên dành nhiều thời gian luyện tập và cho Pitbull chạy nhày hàng ngày. Vậy nên những nơi như thành phố đông đúc thường không thích hợp nuôi giống này.

Nếu bạn đang sống ở một căn hộ nhỏ hay chung cư thì nên từ bỏ ý định nuôi Pitbull. Với những không gian quá chật hẹp chúng sẽ sinh ra quậy phá và cắn những đồ vật trong nhà để giải tỏa năng lượng dư thừa. Thâm nứa bạn cũng nên tránh để chúng ở những môi trường có nhiều kẻ thù địch.

Pitbull là giống chó chiến và thích vận động mạnh nên chúng luôn cần cung cấp một lượng đạm cho cơ thể vô cùng lớn. Bạn nên cho Pitbull ăn thịt bò bởi loại thịt này tuy nhiều đạm nhưng lại rất ít béo. Do vậy, trong mỗi bữa chúng có thể ăn tận 1-2 cân thịt bò. Vậy nên để nuôi được giống chó này bạn cần phải có tình hình kinh tế và tài chính thật vững.

Ngoài thịt bò thì bạn có thể cho Pitbull ăn tầm khoảng 12 chiếc cổ gà cho một ngày. Chế biến và chia đều thành 2 bữa ăn. Đây cũng là thực đơn mà các chuyên gia khuyên dùng dành cho những chú chó chiến để có thể phát triển những bó cơ. Không những thế chúng còn có thể luyện được một cơ hàm thật rắn chắc khi nhai.

Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm những chất dinh dưỡng cho Pitbull bằng các loại thực phẩm như: nội tạng, trứng vịt lộn, thịt lợn, rau củ quả, tôm, cua, … Bạn có thể cho chúng ăn cơm nhưng trên thực tế thì thịt bò mới là thức ăn bạn nên cung cấp cho Pitbull mỗi ngày.

Chó Pitbull con giá bao nhiêu? – Bảng giá chi tiết nhất

Những chú chó Pitbull đẹp được nhập khẩu từ Mỹ lần đầu tiên có mức giá lên tới 10.000$. Và đây cũng có thể được coi là tổ tiên của dòng Pitbull ở nước ta. Về sau, nhờ được nhân giống rộng rãi nên bạn sẽ chỉ phải bỏ ra tầm khoảng 20- 30 triệu là có thể sở hữu một em. Nhưng tính đến thời điểm này thì chó Pitbull giá biến động khá nhiều.

Giá từ 6-8 triệu

Đây là giá tiền để bạn bỏ ra mua một em Pitbull thuần chủng và được phối giống ở trong nước. Những chú cún có ngoại hình nổi trội hơn thì sẽ có giá tầm khoảng 8 triệu. Tuy nhiên Pitbull sinh ra và lớn lên ở Việt Nam thì không có giấy tờ gì. Bạn có thể yêu cầu chủ chó cho xem ảnh để có thể chọn lựa tốt hơn.

Chó Pitbull có giá này được rất nhiều người chọn mua bởi giá thành phù hợp với tài chính. Thêm nữa, chất lượng của những em chó tầm giá này cũng không tồi. Chúng chủ yếu được nuôi để làm thú cưng chứ ít ai dùng để nhân giống. Bởi chúng không có giấy tờ chứng minh được nguồn gốc minh bạch và chính xác.

Giá từ 10-15 triệu

Đây là giá cho những em cún được nhập khẩu trực tiếp ở Thái Lan về Việt Nam. Tại khu vực Đông Nam Á thì các trại chó tại Thái Lan được đánh giá rất cao. Do đó khi bạn chọn mua chó ở đây sẽ hoàn toàn an tâm, nhất là về chất lượng. Thêm nữa, những em cún này thường có nguồn gốc rõ ràng, sức khỏe và ngoại hình cực kỳ tốt.

Thêm nữa, người Việt cũng rất thích chọn những chú chó được nhập khẩu từ Thái Lan để làm giống. Từ đó tạo ra những chó Pitbull lai chất lượng cao để bán trên thị trường. Hầu hết người ta chỉ chó nhập Thái Lan để nhân giống mà không nuôi trong nhà. Vì nếu để nuôi thì mua một chú có nguồn gốc Việt Nam là đủ hoàn hảo rồi.

Giá từ 15-25 triệu

Cũng là giống chó được nhập khẩu từ Thái Lan nhưng giá có sự khác biệt và chênh lệch là bởi loài này có giấy chứng nhận của FCI Thái. Ngoài ra, giá trên còn dao động và có sự biến đổi phụ thuộc vào dòng họ và tổ tiên như thế nào, mức độ thuần chủng ra sao. Nếu có sự xuất thân càng hầm hố thì giá trị của con chó càng cao.

Bên cạnh đó, những con chó thuộc loại này có nguồn gen vô cùng chất lượng cùng mức độ thuần chủng rất cao. Nhưng điều tuyệt vời nhất chính là giống chó này luôn có đầy đủ giấy chứng nhận. Nên đây chính là sự lựa chọn hàng đầu của những tay chơi Pitbull chuyên nghiệp.

Châu Mỹ được biết đến là quê hương của loài chó hung hãn và dũng mãnh này. Nên khi về Việt Nam thì một em thuần chủng có giá lên tới 2500$ cũng không có gì là lạ. Những thông tin về giống chó này luôn rõ ràng và minh bạch, mức độ thuần chủng lên tới 100%, ngoại hình đẹp mỹ mãn và tính cách vô cùng xuất sắc.

Vì giá của chúng đắt đỏ nên những chú chó này hầu hết đều được dùng để làm giống. Thế hệ con từ những em cún này được đánh giá rất cao bởi có chất lượng cực tốt. Chính vì thế giá thành của F1, F2 cũng không hề rẻ.

Bên cạnh đó còn có giống Pitbull được nhập khẩu từ Châu Âu, chúng có giá thành rẻ hơn, khoảng 2000$ một em. Khi so sánh về chất lượng thì chúng ngang tầm với chó nhập từ Châu Mỹ. Ngoài ra, tất cả những chú chó này đều được cấp giấy chứng nhận của VKA hoặc FCI.

Giá từ 4000-5000$ (khoảng 100-120 triệu)

Đây là giống chó nhập khẩu hoàn toàn từ Châu Mỹ và có dòng dõi bởi nhà vô địch Champion Bloodine. Những con chó này thuộc hàng “trâm anh thế phiệt”, độ thuần chủng tuyệt đối cùng ngoại hình thuộc hàng cực phẩm. Nếu bạn muốn mua thì phải chi ra một số tiền khá lớn và còn đáp ứng được rất nhiều điều kiện của AKC.

Thông thường những chú chó giá này chỉ được nhập khẩu theo những yêu cầu của khách hàng mà không có sẵn. Vì thế chỉ những đại gia chơi chó cảnh trong ngành mới dám bỏ ra một số tiền rất lớn thì mới có thể đón chúng về nhà.

Mua bán chó Pitbull thuần chủng ở địa chỉ nào uy tín?

Để có thể mua được mua chó Pitbull thuần chủng và chất lượng tốt bạn cần phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhưng việc quan trọng nhất chính là tìm được một địa chỉ uy tín và đáng để đặt lòng tin. Hiện nay có rất nhiều cơ sở rao bán giống chó này trên cả nước, nhưng chưa chắc địa chỉ nào cũng cung cấp những con tốt.

Bạn có thể hỏi bạn bè và người thân để chọn được một cơ sở tin cậy. Bên cạnh đó những trung tâm phối giống chó cũng là địa chỉ cung cấp những em cún hoàn hảo nhất. Tuy nhiên bạn cần phải bỏ ra số tiền khá lớn thì mới có thể sở hữu một chú cún cưng.

Ngoài ra, bạn có thể đến chợ thú cưng để tìm mua một chú cún ưng ý với giá cả phải chăng. Nhược điểm của những nơi này là chó có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, đôi khi là em cún bị dị tật hay ốm yếu.

Lời kết

Cùng Tìm Hiểu Về Hiện Tượng Mèo Bị Rụng Lông Bụng

Hiện tượng mèo bị rụng lông bụng

Việc lông mèo rụng bám đầy trên chăn màn, quần áo và đồ dùng gia đình đã là điều phổ biến và quen thuộc đối với người nuôi mèo. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy chú mèo nhà mình bị rụng lông ở vùng lưng, vùng đầu, vùng chân nhưng vùng bụng nếu không lật mèo lên hoặc vuốt ve bụng của chúng thì bạn rất khó mà phát hiện ra được là vùng đó đang bị rụng lông.

Khi mèo bị rụng lông bụng thì sẽ có thể bị rụng từng sợi lông hoặc bị rụng thành từng búi, từng mảng lớn. Nếu như tình trạng rụng lông này ngày càng kéo dài đi kèm với số lượng lông rụng nhiều hơn thì điều đó chứng tỏ rằng chú mèo nhà bạn có thể đang bị mắc một căn bệnh nào đó.

Mèo bị rụng lông bụng có thể là bị mắc bệnh gì?

Mặc dù hiện nay có nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho mèo bị rụng lông nhưng nếu chú mèo nhà bạn chỉ bị rụng phần lông ở bụng thì có thể mèo đang bị mắc một số căn bệnh như:

Tình trạng lông rụng ở vùng bụng, vùng chân sau và quanh bộ phận sinh dục của mèo là do mèo đang bị rối loạn nội tiết tố. Đây là nguyên nhân tác động đến da và lông làm cho lông bị rụng.

Khi bị mắc bệnh nấm da thì vi khuẩn sẽ tấn công làn da của mèo làm xuất hiện những mảng đỏ kèm vảy thô ráp ở trên da và gây nên việc rụng lông ở khu vực mà nó xuất hiện. Vì thế mà ngoài việc bị rụng lông ở bụng thì mèo còn có thể bị rụng lông ở những vùng khác.

Điều này có vẻ khó tin nhưng bạn biết không những chú mèo bị miễn cưỡng phải chải lông quá nhiều sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý làm cho chúng cảm thấy không thoải mái, căng thẳng mỗi lần chải lông. Điều đó nếu kéo dài sẽ khiến cho mèo bị rụng lông ở phần bụng và phần lưng do yếu tố tâm lý.

Tìm Hiểu Về Giống Chó Rottweiler

Mũi: đen và to, thường phát triển rộng hơn là tròn.

Mõm: phần mặt từ mắt trở xuống (mõm) không được dài hay ngắn so với sọ.

Môi: có màu đen và thậm chí phần phía trong của mõm cũng có màu nâu sẫm.

Hàm: hàm trên – hàm dưới rộng và khỏe.

Răng: bộ răng hoàn chỉnh gồm 42 răng, mặt cắt kéo, răng cửa hàm trên gối lên hàm dưới.

Mắt: cở trung bình, hình hạnh nhân thường có màu nâu.

Tai: cở trung bình, rộng, hình tam giác giống như cờ đuôi nheo, nằm trên cao. Tai hướng về phía trước tạo ấn tượng về một hộp sọ lớn.

Cổ: có chiều dài trung bình, rất cơ bắp, hơi cong, không có phần da bùng nhùng dưới cổ.

Lưng: thẳng, khỏe, vững chắc.

Hông: ngắn, khỏe và sâu .

Mông: rộng có chiều dài trung bình, hơi tròn, không phẳng cũng không gầy.

Ngực: nở,rộng và sâu (ước chừng 50% chiều cao vai) phần ngực trước rất phát triển.

Bụng: phần eo không tóp lại.

Đuôi: trong điều kiện tự nhiên, đuôi thường nằm trên cao, lúc thoải mái đuôi thường rũ xuống.

Chân trước: khi nhin từ phía trước, chân trước thẳng và không quá gần nhau. Cẳng tay thẳng khi nhìn từ bên hông.

Cẳng tay: rất cơ bắp và phát triển.

Cổ chân: khỏe, không thẳng.

Bàn chân: tròn, chắc chắn, móng, ngắn đen và khỏe.

Chân sau: chân thẳng và không quá gần nhau khi nhìn từ phía sau.

Đùi trên: dài trung bình, rộng và đầy cơ bắp.

Đùi dưới: dài, khỏe, cơ bắp và nhiều gân phía dưới hợp với khuỷu chân sâu khỏe khoắn, không thẳng.

Bàn chân sau: dài hơn chân trước một chút với các ngón chân chắc khỏe.

Bước đi: Rottweiler bước đi như ngựa đi nước kiệu. Khi di chuyển phần hông sau tương đối giữ chắc chắn.

Phần da trên đầu: nhìn chung dính sát nhưng khi chó vui mừng phần da trước trán hơi nhăn lại.

Cấu trúc bộ lông gồm hai phần lớp bên ngoài và lớp bên dưới. Lớp bên ngoài có độ dài vừa phải, thô cứng và thẳng. Lớp bên dưới không được lộ ra lớp bên ngoài. Lông hơi dài hơn một chút ở phần mông.

Màu lông: thông thường có màu đen pha nâu ở các phần má, mõm, chân và bàn chân.

Chiều cao và cân nặng

Đối với chó đực: 61 – 68 cm

Cở lớn: 65 – 66 cm (cở chuẩn)

Cân nặng của chó đực xấp xỉ 50 kg

Đối với chó cái: 56 – 63 cm

Cở lớn: 60 – 61cm (cở chuẩn)

Cân nặng của chó cái xấp xỉ 42 kg

Đầu: kiểu đầu chó săn (hound). Hẹp, quá ngắn, quá dài hay thô. Trán phẳng. Thiếu stop (chổ cong giữa trán và sóng mũi) hay đầu quá nhỏ.

Trán: dài hoặc mõm nhọn, mũi phân nhánh, mũi khoằm, mũi có màu nhạt hay có đốm.

Môi: lòng thòng, có màu hồng hoặc lốm đốm, khóe miệng có thể nhìn thấy được.

Mặt cắn của răng: mặt cắn càng cua.

Tai: nằm dưới thấp, dài và nặng nề, lỏng chỏng, hướng ra sau .Tai vểnh hoặc không đối xứng.

Mắt: màu nhạt, sâu hay tròn.

Cổ: quá dài, ốm thiếu cơ bắp hay có yếm (dewlap).

Thân : thân quá dài, quá ngắn hay quá hẹp.

Lưng: quá dài, yếu ớt lưng võng hay cong lên.

Mông: mông quá dốc, quá ngắn phẳng hay quá dài.

Ngực: quá phẳng hoặc quá tròn.

Đuôi: không được quá cao cũng như quá thấp.

Chân trước: hẹp hoặc vòng kiềng. Vai quá dốc. Cánh tay trên quá ngắn thẳng, dài. Cổ chân yếu và thẳng. Bàn chân bè ra. Ngón chân quá thẳng hoặc cong. Ngón chân méo mó. Móng chân có màu nhạt.

Chân sau: đùi phẳng, khuỷu chân quá sát. Khuỷu chân hẹp (cow hock) hay khuỷu mở rộng. Có móng đeo.

Da: không được có lớp da nhăn trên đầu.

Bộ lông: mềm, quá ngắn hay quá dài, lông xoăn, không có lớp lông bên dưới.

Màu lông: các vệt nâu sai chổ, không rõ ràng, quá dàn trãi.

Các lỗi bị loại không được dự thi:

Tổng quan: hình thức bị đảo lộn, chó đực mang vẻ chó cái hay chó cái mang vẻ chó đực.

Tính cách: bồn chồn, nhút nhát, sợ súng, hoang dã và nguy hiểm, thận trọng quá đáng, hồi hộp.

Mắt: quặm mắt, mắt có màu vàng, hai mắt khác màu.

Răng: hô hay móm, mất một trong các răng: răng cửa, răng nanh, răng tiền hàm, răng hàm.

Màu lông: khi chó có màu khác với màu của Rottweiler chuẩn.

Đuôi: đuôi xoắn lại, đuôi vòng, đuôi lệch qua một bên.

4 ¤ 7 ĐỨC TÍNH CỦA DÒNG CHÓ ROTTWEILER

♦ 2. Fidelity: Trung thành .

♦ 3. Forcefulness: Mạnh mẽ.

♦ 5. Fair-mindedness: Thần kinh tốt.

♦ 6. Fearlessness: Không sợ hãi.

♦ 7. Fighting spirit: Tinh thần chiến đấu.

Kiên nhẫn quan sát ..hãy mươn trớn , gắn chặt vào da thịt nó bằng cái nhìn sắc sảo của loài đại bàng . Chú ý đến độ dày và bóng của lông , so với những con còn lại để phát hiện sự khác biệt và mức độ khoẻ khoắn của một con chó tốt nhất trong bầy.

Thông thường con chó khoẻ mạnh và là con giống tốt sẻ có lông bóng mượt , trơn láng , sắc tố của con chó tốt sẻ sậm màu và có độ tương phản cao giửa 2 màu chủ đạo và đen và vàng có biên độ tăng dần đến cam hoặc đỏ..

Trong lứa con chung bầy con nào phát triển lông chậm sẻ lớn con hơn những con còn lại nếu ở trọng lượng như nhau.

Vi dụ: trong bầy 4 con ( khoảng 2 tháng tuổi) thì 3 con đã chuyển từ lông măng sang lớp lông sợi chỉ duy nhất một con vẫn còn lông măng , phủ dầy với trọng lượng bằng nhau nếu chăm sóc chế độ tốt hoặc như nhau thì nó sẻ lớn con ( size) hơn những con còn lại . Đó là một mẹo nhỏ đáng quan tâm khi chọn lựa chó con.

♦ KIỂM TRA TỪNG CHI TIẾT BỘ PHẬN

Khi đã quan tâm được 1 con trong bầy , hãy tách riêng nó đến một nơi khác tránh xa các chú chó kia để sự kiểm tra được tập trung hơn.

Nếu bạn là người nhập môn thì khó có thể biết được đâu là con chó có tai đẹp , tai xấu ….thậm chí khi nhìn con chó đã trưởng thành cũng khó lòng phán chắc nịch xấu đẹp thế nào…hihi…em cũng thế các bác à!

Vẽ đẹp của tai chó Rottweiler có tiêu chuẩn rồi , tuy nhiên đôi tai thật sự gọi là đẹp ấy hoàn toàn phụ thuộc vào các bộ phận khác như độ rộng của đầu và săn chắc của quai hàm .

Ở trạng thái chú ý cao độ tai chó có khuynh hướng hướng về phía trước kết hợp với sọ tạo nên cái thần , cái chất Rottweilerr.

Không quan tâm đến vẻ đẹp của tai nữa , vì đoán thế chỉ là cách hên xui , hãy tìm vẽ đẹp ấy trên Tai của chó trên chó cha và chó mẹ theo nguyên tắc di truyền,

Bây giờ bạn chỉ cần quan tâm đến Chức Năng của Tai là ổn!

Bằng cách nào thì hãy làm thí nghiệm với âm thanh , Chó nghe ngóng tốt là coi như đạt chất lượng.

Nếu bạn là người cẩn thận , hãy ghi ngay vào sổ tay cá nhân : Tai chó tốt .

Không phải Cent gợi ý lòng vòng khoa trương hay tỏ ra mình chuyên nghiệp lắm , nhưng cái nguyên tắc “con chó vô địch là con chó có ít lỗi hơn những con khác” sẻ giúp ta cân nhắc nên chọn con nào ít lỗi hơn!

Đó là một cách sáng suốt mà người cẩn thận sẻ hưởng lợi từ việc đơn giản ấy.

Những sai biệt với con chó tiêu chuẩn của Đức đều là lỗi , lỗi 2 mắt khác màu là lỗi nặng , sẽ loại khỏi vòng thi thố ban đầu …hoặc không bao giờ được chọn làm con chó giống . Nó sẻ truyền cho thế hệ sau những lỗi đột biến này thay vì truyền những giá trị mà người Đức đã nghiên cứu khoa học để đạt hiệu quả cao trong công việc phục vụ con người .

Màu mắt nên sậm màu.. từ vàng đến màu hổ phách ( gần với nâu ) và chó con sẻ phát triển dần theo thời gian trưởng thành ..

♦ Quan sát trán và phần hộp sọ:

♦ Vì sao trán chó cần cong nhẹ ?

◊ CÁM ƠN CÁC BẠN ĐÃ QUAN TÂM CÙNG CHIA SẼ CHO MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT NHÉ ◊