tapchichomeo.com – Đã bao giờ thắc mắc tại sao chó lại có thể sủa nhiều như vậy? Nó muốn nói điều gì chăng? Để giải đáp những băn khoăn của bạn, Sophia Yin đã cho ra đời một nghiên cứu về tiếng chó sủa.
Một người đàn ông bị mất ngủ đã nói với tôi rằng: ” Sao chó có thể kêu trong một thời gian dài như thế? Tôi chỉ cần la hét trong vòng vài giờ thì đã bị mất giọng”. Sau đó, ông ấy tiếp tục nói với tôi về những con chó của nhà hàng xóm, tiếng sủa của chúng có thể dài hơn tất cả các vở Opera của Wanger gộp lại.
Bất kỳ ai đã từng nghe tiếng chó sủa có lẽ đều có chung một thắc mắc: ” Chuyện gì đang diễn ra vậy? Dường như chúng chỉ thích nghe giọng nói của chính mình?”. Mãi cho đến gần đây, các nhà nghiên cứu mới nghĩ đến điều này, trong trường hợp chó sủa hầu như là trong bất kỳ mọi hoàn cảnh, bất kể thời gian, trong nhiều giờ liền mà không có bất kỳ giải đáp rõ ràng nào, tiếng chó sủa không phải là hình thức giao tiếp rõ ràng. Thay vào đó, chó sủa to, làm phiền người khác chỉ với mục đích gây chú ý: “Này, hãy nhìn tôi”. Cụ thể hơn, người ta coi tiếng chó sủa là ngôn ngữ cơ thể của loài chó, là những thông điệp của khứu giác.
Có vẻ rất bình thường khi có rất ít nghiên cứu về tiếng chó sủa cho đến khi có ngày càng nhiều các nghiên cứu về tiếng chim hót, tiếng sóc đất và tiếng khỉ kêu với nhiều quan điểm trái chiều. Trong những năm qua, trong khi nhiều người cho rằng tiếng chó sủa chỉ đơn thuần là những tiếng ồn khó chịu thì tiến sĩ Peter Marler, giáo sư danh dự của đại học Califorlia, Davis và là nhà tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về tiếng chim hót đã đưa đến cho chúng ta một cái nhìn sâu hơn về các âm thanh của động vật bao gồm: tiếng gà. Marler cho biết: ” Tiếng gà gáy là ví dụ minh họa rã ràng nhất, đối với nhiều người, những âm thanh này là một loại tiếng ồn, dường như là loại âm thanh không có nhiều ý nghĩa. Nhưng chúng ta không thể làm cho quan điểm này trở nên ngày một sai lầm hơn nữa. Trong thực tế, tiếng gà gáy giống như một tiết mục văn nghệ đặc sắc và những tiếng gáy khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau. “
Những nghiên cứu này bắt đầu bằng các phát hiện về việc gà trống sử dụng các loại tiếng gáy khác nhau cho những trường hợp khác nhau, ví dụ như tiếng gáy dành cho các loại động vật ăn thịt trên không như diều hâu, và tiếng gáy dành cho các loại động vật ăn thịt trên mặt đất. Nghiên cứu dựa trên việc ghi âm lại tiếng gáy của gà trống và sau đó cho những con gà mái nghe lại nghe lại tiếng gáy khi không có động vật ăn thịt và không được nhìn tín hiệu hình ảnh của con gà trống cho thấy những tiếng gáy này phân thành nhiều loại riêng biệt. Gà vịt sẽ tìm chỗ lẩn trốn khi được nghe một đoạn ghi âm về tiếng gáy trên không, và cổ của chúng sẽ vươn cao, tìm kiếm nguy hiểm khi nghe thấy những âm thanh khẩn cấp ở mặt đất. Những phản ứng khác nhau đối với các loại âm thanh khác nhau cho thấy âm thanh có ý nghĩa cụ thể đối với từng đối tượng nghe.
Và chỉ những tiếng gáy đó mới thú vị. Gà trống cũng tạo ra tiếng gáy riêng biệt khi nó tìm thấy một miếng bánh để ăn, và tiếng gáy này cũng dùng để tán tỉnh gà mái. Cũng giống như những âm thanh báo hiệu nguy hiểm, một đoạn ghi âm ghi lại tiếng gáy của con gà trống phía sau hàng rào và với con gà mái ở phía bên kia hàng rào là nó đã tìm được thức ăn sẽ là một phương pháp tiếp cận gà mái tốt nhất sau khi gà mái nghe được âm thanh này. Hơn nữa, Marler còn cho biết: ” Nếu như đoạn ghi âm ghi lại tiếng gáy khi con gà trống tìm được nhiều thức ăn ngon chẳng hạn như một con dế, thì con gà mái sẽ tiếp cận nhanh hơn là tiếng gáy biểu đạt cho việc con gà trống tìm thức ăn được ngũ cốc hoặc đậu. Vì vậy, những tiếng gáy này cũng là thông báo về chất lượng thức ăn”. Và giống như những tiếng gáy báo hiệu sự nguy hiểm, những phản ứng khác nhau cho thấy những tiếng gáy này thực sự có ý nghĩa.
Vậy những âm thanh này thì sao, chẳng hạn như tiếng sủa, chúng cứ mãi tiếp diễn mà không có bất cứ phản ứng rõ ràng nào từ các động vật khác. Tiến dĩ Don Owings, chuyên gia về tâm lý và hành vi của động vật tại trường đại học California, Davis cho biết: ” Giao tiếp bằng âm thanh có thể thực hiện ở những khung giờ khác nhau, do đó bạn sẽ không thể thấy được phản ứng ngay lập tức đối với từng loại âm thanh. Bạn phải tập trung vào tầm ảnh hưởng của tín hiệu vào thời gian thích hợp với hành vi truyền tín hiệu.” Nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này sẽ cho thấy nhiều điều thú vị. Chẳng hạn như sóc đất California sẽ đối phó với động vật ăn thịt có vú bằng việc kêu liên mồn. Các loài sóc khác lại phản ứng bằng cách trốn vào trong hang hoặc đứng lên nhìn xung quanh. Nếu như kẻ thù vẫn không bỏ đi, loài sóc đất sẽ di chuyển không vững vàng, với những tiếng kêu đứt quãng “deet-deet-deet”.
Qua quan sát có thể thấy được khi nghe thấy tiếng kêu, những loài động vật khác thường không giật mình hoặc không có phản ứng với tiếng kêu đó, chúng sẽ tiếp tục ăn uống và làm các công việc trước đó. Tuy nhiên, một sinh viên của Owings, Jim Loughry, người đã nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể và hoạt động của loài sóc trong thời gian dài nhận thấy rằng loài sóc nghe những âm thanh này rất thận trong. Ngay cả khi chúng đang ăn, chúng cũng sẽ ngồi thẳng và quan sát môi trường xung quanh. Do đó, kêu trong nhiều giờ liền với những mục đích riêng là điều có thể xảy ra. Đúng vậy, chim đực có thể hót trong nhiều giờ liền để thu hút chim cái và bảo vệ lãnh thổ của mình. Hơn nữa, trong mùa sinh sản, sói đực có thể hú trong nhiều giờ liền mà không có bất kỳ tiếng đáp lại nào. Tiếng hú này có thể coi như ngọn hải đăng để thu hút sự chú ý của sói cái ở những khu vực lân cận. Phải chăng tiếng sủa của chó trong một thời gian dài là bắt nguồn từ điều này?.
Với sự ra đời của các thiết bị phân tích âm thanh tiên tiến, các nhà nghiên cứu khác có thể kiểm tra các thí nghiệm tương tự về các loài động vật khác. Như tôi đã đề cập trước đó, Owings đã nhận thấy rằng sóc sẽ kêu khi chúng nhìn thấy những động vật ăn thịt có vú và những động vật ăn thịt gia cầm, chúng cũng nói luyên thuyên khi giao tranh với các loài động vật khác, hoặc ngay sau khi nó giao phối với con cái. Mặc dù những kết quả trên chỉ ra rằng những tiếng kêu này không có ý nghĩa cụ thể nào, nhưng các thiết bị âm thanh hiện đại lại cho thấy rằng những tiếng kêu này có ý nghĩa khác nhau khi đặt vào các hoàn cản khác nhau. Đồng thời, tiến sĩ Julia Fischer, nhà nghiên cứu của viện tiến hóa nhân chủng học Max-Planck, Leipzig, Đức cũng cho biết khỉ đầu chó Chaman cũng có những tiếng kêu khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, bao gồm tiếng kêu báo hiệu khẩn cấp, tiếng kêu này khác hoàn toàn với tiếng kêu liên lạc giữa khỉ mẹ và khỉ con khi bị tách ra.
Để kiểm tra giả thuyết về phân nhóm tiếng chó sủa, tôi đã tiến hành nghiên cứu dựa trên 10 con chó và ghi lại tiếng sủa chúng trong 3 trường hợp khác nhau. Tình huống một, khi bị làm phiền, tôi ghi lại âm thanh gầm gừ của con chó khi bị tiếng chuông cửa làm phiền. Tình huống hai, khi bị cô lập, đó là tiếng sủa của chó khi bị nhốt ở ngoài, cách ly với chủ nhân của nó. Tình huống thứ ba, khi chúng đang chơi đùa cùng chủ của nó và một con chó khác. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng rất đáng ngạc nhiên, ngay cả những con chó được coi là sủa quá mức bình thường có thể không sủa nhiều như vậy bởi vì chúng chỉ sủa 2 trong 3 trường hợp trên, điều này có thể cho ra giả thuyết rằng không phải bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu chó cũng sủa.
Để đảm bảo rằng những tiếng sủa này đủ đáp ứng cho yêu cầu của thí nghiệm là mỗi tiếng sủa phải ở trong một trường hợp cụ thể và cho từng loại chó, chúng tôi đã đặt mỗi con chó vào trong từng trường hợp cụ thể, vào những khoảng thời gian khác nhau, trong nhiều ngày khác nhau trong suốt 3 tháng. Khi tôi đã thu thập đủ các loại tiếng sủa, hơn 4.600 trong số đó, tôi đã hợp tác với đồng nghiệp của tôi, tiến sĩ Brenda McCowan, nhà nghiên cứu tại đại học California, Davis, chuyên gia nghiên cứu về giao tiếp bằng âm thanh ở động vật từ cá heo đến gia súc. Chúng tôi đã sử dụng hệ thống phân tích âm thanh giúp chuyển đổi âm thanh sang hình ảnh của cường độ và biên độ và một chiếc máy tính vĩ mô( một tập hợp các chỉ dẫn giúp máy tính có thể theo dõi), được thiết kế bởi McCowan, để đo một tiếng sủa liên tục 60 lần, cùng với hình ảnh trực quan của mỗi tiếng sủa.
Những dữ liệu trên đã đưa ra kết quả rõ ràng. Tiếng chó sủa khác nhau ở những hoàn cảnh khác nhau và có thể được chia thành nhiều nhóm. Khi có tiếng chuông cửa, tiếng sủa bị làm phiền sẽ tương đối gay gắt, trầm, và hầu như ít thay đổi cao độ. Những con chó có tiếng sủa đầy nội lực và nhanh sẽ được tôi xếp vào nhóm gọi là ” những tiếng sủa kinh điển”. Mặt khác, tiếng sủa khi bị cách ly sẽ cao hơn và nhiều âm hơn, với nhiều sự thanh đổi trong cường độ và biên độ.
Thông thường, chó thường có một loại tiếng sủa duy nhất nhưng một số con rõ ràng học được cách sủa lặp lại vì khi chúng làm vậy để có thể gặp lại chủ nhân của mình. Tiếng chó sủa trong khi chơi đùa cũng tương tự với tiếng chó sủa khi bị cách ly, ngoại trừ việc nó sủa nhiều lần chứ không phải là chỉ sủa một lần. Không quá ngạc nhiên khi chúng tôi nhận thấy rằng chúng ta có thể phân biệt từng con chó thông qua tiếng sủa của chúng. Về cơ bản điều này có nghĩa rằng khi bạn nằm trên giường và nghe thấy tiếng sủa rất lớn từ chó của nhà hàng xóm thì bạn có thể xác định được chính xác con chó của nhà hàng xóm nào đang sủa.
Vậy những phát hiện này có ý nghĩa gì? Vâng, chúng ta không thể kết luận rằng những con chó này đang có ý định thay đổi tiếng sủa để truyền cho chúng ta, hoặc những con chó khác một thông điệp nào đó. Cách duy nhất để xác định điều này là dạy cho nó tiếng anh để nó có thể nói cho chúng ta biết: ” Bây giờ tôi đang cố thay đổi tiếng sủa của mình để truyền đến thông điệp này”. Có vẻ như sự thay đổi này phản ánh nội lực bên trong của con chó khi nó sủa.
Điều mà chúng tôi có thể nói ở đây là có sự phân loại rõ ràng trong tiếng chó sủa, nên những tiếng sủa này có khả năng đóng vai trò như một hình thức giao tiếp đặc trưng, truyền đạt những thông tin cụ thể – có ý thức hoặc vô thức tới các động vật khác bao gồm cả con người, những người đang nghe tiếng chó sủa. Không cụ thể như: ” Timmy mắc kẹt trong giếng. Bên trái của cây sồi, phía bên kia của con sông”. Mà giống như: ” Tôi đã bị tách ra khỏi bạn. Hãy giúp tôi”, ” Cảnh báo có kẻ xâm nhập”. Hơn nữa, khi phân nhóm tiếng sủa dựa trên những bối cảnh cụ thể, chúng ta có thể tìm hiểu để biết được con chó của chúng ta đang muốn nói gì thông qua tiếng sủa và có thể kiểm tra trong từng trường hợp cụ thể. Tiếng ” Gâu” khi có những kẻ xâm phạm mà chúng không biết rõ sẽ khác với tiếng ” ruff” khi nó muốn cảnh báo cho bạn bè gần nhà. Tiếng gầm gừ “huff” có thể khác nhau trong những trường hợp khẩn cấp hơn.
Nhưng những tiếng sủa này thực sự dùng để giao tiếp? Vâng, âm thanh có thể là thông tin liên lạc, động vật khi nghe thấy tín hiệu này sẽ phải trả lời bằng một cách cụ thể. Và có thể nghiên cứu tiếng gà kêu khi có thức ăn và tiếng gà kêu báo hiệu khẩn cấp, thông qua máy ghi âm, nhưng những nghiên cứu dạng này chưa được thực hiện ở loài chó. Tuy nhiên một nghiên cứu do David MacDonald và Geoff Carr on thực hiện về các con chó hoang ở Ý đã đưa ra giả thuyết tiếng sủa có hiệu quả đặc biệt đối với những con chó khác. Những con chó hoang trong nghiên cứu này sống thành một nhóm nhỏ và kiếm ăn tại các bãi rác trong khu vực. Nhưng khi một nhóm lớn những con chó mạnh nhất sủa hướng về bãi rác cách xa chúng hàng kilomet, thì những con chó ở nhóm nhỏ hơn sẽ phải chuyển tới các khu vực khác, chúng dường như biết rằng chúng không thể đấu lại với những nhóm mạnh hơn. Và Marler đã đưa ra một chú giải tương đối quen thuộc đó là nếu chú ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng tiếng sủa thường gợi ra phản ứng từ những con chó khác.
Nhưng đây chỉ là một phần của vấn đề. Owing cho biết: ” Đối những âm thanh được cho là dùng để giao tiếp, người nói nên chú ý tới hoàn cảnh xã hội và kết quả”. Đó là, động vật khi phát ra tiếng kêu nên điều chỉnh dựa trên hành vi của người nghe. Có rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này, chỉ bằng việc thường xuyên quan sát cũng có thể biết được. Ví dụ, con chó sủa khi có tiếng chuông kêu, nếu một con chó khác hoặc một người dân sống ở gần đấy phản ứng với tiếng sủa của nó bằng cách nói ” không, không”, thì con chó sẽ sủa to hơn hoặc lâu hơn. Nếu bỏ qua tiếng kêu của nó, thì đột nhiên tiếng kêu ban đầu sẽ nhỏ dần. Hoặc là, con chó sẽ sủa cho tới khi bạn quăng đồ chơi cho nó nhưng nó sẽ sủa to hơn và lâu hơn khi bạn đang nói chuyện điện thoại vì nó biết rằng trong thời gian này bạn sẽ đưa đồ chơi cho nó nhanh hơn để nó giữ im lặng. Những trường hợp này sẽ gợi lên một câu hỏi: Vai trò của con người (nhân tố chính trong việc gây ra tiếng chó sủa) trong quá trình phát triển thói quen sủa của chó là gì?
Rõ ràng có vô số câu hỏi về tiếng sủa và chức năng giao tiếp của nó. Và cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để đạt được thành công như nghiên cứu về tiếng kêu của gà và sóc. Nhưng tất cả mới chỉ là bước đầu với một nghiên cứu đơn giản chỉ ra rằng chó có những tiếng sủa khác nhau trong từng hoàn cảnh khác nhau, và tiếp tục nghiên cứu, phát triển và lý giải câu hỏi này cùng một lúc.
loading…
This website is a gift for my Tun the golden retriever. Visit our personal blog at http://ngoctun.com