Tiêm Phòng Chó Dại Cắn Ở Đâu Tốt Nhất

Tiêm phòng chó dại cắn ở đâu tốt nhất có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, nhất là đối với người vừa có người thân vừa bị chó dại cắn. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp sơ cứu vết chó cắn tạm thời trước khi chuyển tới bệnh viện và một vài địa chỉ uy tín, đáng tin cậy về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn tham khảo và lựa chọn.

Phương pháp sơ cứu nạn nhân sau khi bị chó dại cắn

Các thao tác chủ yếu để sơ cứu bao gồm 3 bước làm sạch, sát trùng và cầm máu.

Làm sạch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để sơ cứu vết thương trước khi cân nhắc đưa nạn nhân đi tiêm phòng chó dạ cắn ở đâu. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông hoặc nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không chà quá mạnh.

Sau đó là bước sát trùng, bạn sử dụng cồn hoặc nước oxi già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết thương sau đó lau nhẹ đi.

Sơ cứu vết thương chó dại cắn trước khi tới các cơ sở y tế vô cùng quan trọng

Ở bước cầm máu, nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 phút – 15 phút sau khi bị chó cắn thì trong lúc rửa bạn không nên cầm máu, sau 15 phút bạn mới bắt đầu tiến hành cầm máu. Bạn đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong 7 phút vẫn thấy máu tiếp tục chảy thì đặt them vài miếng gạc nữa lên trên. Chờ đến khi máu ngừng chảy mới băng lại vết thương.

Trong trường hợp vết thương quá sâu, máu chảy mạnh thành tia thì bạn nên dùng dây thun để garo xung quanh vết thương rồi lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời tránh để mất quá nhiều máu. Dù tiêm phòng chó dại ở đâu thì bạn nên nhớ rằng việc sơ cứu cho nạn nhân trước vẫn rất quan trọng, nó giúp tăng cao hiệu quả của thuốc cũng như kéo dài thời gian chờ thuốc tiêm của bệnh nhân.

Tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội?

Để giải đáp thắc mắc về địa chỉ tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội tốt nhất của các bạn, chúng tôi xin cung cấp 3 địa chỉ uy tín nhất cả về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và chọn lựa.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Tạo lạc tại địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,

Địa điểm đâu tiên trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng. Trung Tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức tiêm phòng chó dại cắn cho mọi người dân, không phân biệt lứa tuổi, nơi sinh sống…Nơi đây sở hữu đội ngũ nhân viên y, dược, điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp dưới sự hỗ trợ của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ khoa cũng như các phòng Dịch tế khác. Trong suốt thời gian qua, Viện vệ sinh dịch tế trung ương vẫn là cơ quan đầu ngành, đi đầu về khoa học lĩnh vực Y tế Dự phòng do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm phòng ở nơi đây.

Toạ lạc tại địa chỉ 70 nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, dịch vụ chăm sóc tận tình đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trung tâm còn có liên kết với Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế Thành phố Hà Nội và Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương do đó bạn không phải lo lắng nhiều về chất lượng cũng như nguồn gốc nguồn vắcxin nơi đây.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế.

35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Thêm một địa chỉ uy tín nữa trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu tốt nhất. Không chỉ có đội ngũ nhân viên chất lượng cao như các trung tâm khác, nơi đây còn nổi bật với trang thiết bị thăm khám hiện đại cùng các công nghệ tiến tiến, đạt chuẩn quốc tế. Hơn nữa, trung tâm cũng thường xuyên có cập nhật thông tin cùng lời khuyên các phòng, tránh, sơ cứu bệnh cần thiết cho khác hàng. Do đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế cũng là một lựa chọn tốt dành cho bạn.

Bị Chó Cắn Chích Ngừa Ở Đâu? Tiêm Phòng Dại Ảnh Hưởng Gì Không?

Bạn không được chủ quan khi bị chó dại cắn, phải đi sơ cứu ngay. Việc sơ cứu khi bị chó cắn là điều hết sức quan trọng. Điều đầu tiên trong bước sơ cứu đó chính là phải loại bỏ phần áo/quần ra khỏi vị trí vết cắn. Nếu cắn ở chân hay tay thì các bạn có thể xắn quần áo lên và cắt bỏ phần vải này ngay lập tức. Chính thao tác này sẽ giúp các bạn hạn chế nước bọt của con chó dại bám trên vết thương, vải quần của các bạn.

Sau đó, các bạn sẽ phải nhanh chóng rửa vết thương ngay dưới vòi nước chảy mạnh. Bạn nên dùng nước ấm để có thể rửa và làm sạch vết thương. Các bạn có thể dùng nước muối, xà bông hay dung dịch sát trùng để có thể khử trùng vết thương bị chó dại cắn. Tuy nhiên, các bạn cần tránh chà xát mạnh, điều này sẽ khiến vết thương bị ảnh hưởng, vết thương sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Các bạn hãy kiểm tra lại tình trạng vết cắn nặng, nhẹ như thế nào sau khi đã vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong. Nếu chỉ là vết thương nhỏ hay là vết xước tại da thì các bạn có thể chăm sóc và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bạn cũng phải tới các cơ sở y tế để kiểm tra và nghe theo sự chỉ bảo của các bác sĩ. Ngoài ra, các bạn cần theo dõi sức khỏe của mình và tình trạng của chó dại đã cắn bạn để đưa ra các biện pháp xử lý hợp tình, hợp lý.

Nếu bị chó thường cắn thì có thể sẽ ít gây ảnh hưởng tới sức khỏe các bạn nhưng chó dại thì lại khác. Bị chó dại cắn là rất nguy hiểm nên ngoài việc sơ cứu những bước đầu, các bạn phải tới trạm y tế hay bệnh viện gần nhất để có thể chích ngừa nhằm điều trị bệnh.

Bạn nên xử lý, chữa trị tại các cơ sở y tế nếu bị các dấu hiệu như sưng vết thương; vết thương ngày càng đau và trầm trọng hơn; đỏ, rát và nóng xung quanh các vết cắn. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như sốt hay hay chảy mủ khi bị chó cắn cũng rất nguy hiểm.

Một khi bị chó dại cắn, gặp những vấn đề sau đây thì các bạn cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chăm sóc và xử lý một cách tốt nhất: Đó là những vết cắn khá nguy hiểm ở vùng sinh dục, vùng cổ hay vùng đầu; vết cắn quá sâu trên 2cm; máy chảy liên tục, không ngừng sau 15 phút hay có quá nhiều vết cắn.

Bạn hãy theo dõi kỹ lưỡng những con chó đã cắn mình để có thể đưa ra những biện pháp xử lý một cách cụ thể và chính các nhất. Nếu bị tấn công bởi một con chó “vô danh”, lang thang ngoài đường và không biết con chó đã tiêm phòng dại chưa, các bạn sẽ phải tiêm vắc xin phòng dại ngay và luôn đi. Nếu không tiêm thì quả thực là rất nguy hiểm.

Đáng chú ý, các bạn cần chủ động theo dõi con chó đã cắn mình trong vòng 15 ngày. Nếu chú chó được xác nhận là đã tiêm phòng dại, chó vẫn ăn uống ngon tươi, vẫn khỏe mạnh bình thường thì các bạn cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này. Đây là chó lành chứ không phải chó dại nên các bạn hãy cứ yên tâm.

3. Những trường hợp nguy hiểm, khẩn cấp mà bạn nên tiêm vắc xin ngay

Theo lời khuyên của các bác sĩ, mọi người nên tiêm phòng dại ngay nếu bị chó tấn công vào những vị trí nhạy cảm như cổ, đầu vì những vùng này khá nhiều dây thần kinh, virus dại sẽ phát tán rất nhanh. Hoặc nếu bị tấn công vào vùng nhạy cảm như bộ phận sinh dục, lòng bàn tay thì cũng phải đến bệnh viện ngay vì đây là vùng dễ bị dập nát.

Kể cả các trường hợp chỉ bị chó con cắn cũng phải tiêm phòng ngay. Bởi chó con rất ít khi tấn công và cắn con người. Và việc dõi theo tình trạng của chó con cũng là điều hơi khó, không giống như chó mẹ.

Bạn phải khẩn cấp tới bệnh viện tiêm vắc xin ngay nếu xác định chó cắn bạn là một con chó đang phát bệnh dại. Chó dại trông thường buồn bã, sùi bọt mép, nước dãi chảy, mắt đỏ ngầu,… Chưa hết, các địa điểm bạn bị chó cắn hoặc nằm trong vùng dịch bệnh cũng rất nguy hiểm, khả năng mắc dại là rất lớn nên phải đi tiêm phòng ngay và luôn.

Đương nhiên, các bạn phải tới bệnh viện chữa trị nếu vết cắn của bạn là quá nhiều và quá nặng, con chó cắn bạn là chó lạ, chó hoang không thể theo dõi được. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, gan, HIV thì cũng phải liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để có thể đưa ra những phương án điều trị tốt nhất.

Nếu bị chó dại cắn, bạn nên đi tiêm phòng dại để đảm bảo an toàn. Việc tiêm phòng dại sẽ giúp các bạn được ngăn chặn căn bệnh dại. Dẫu vậy, đối với những ai không bị chó dại cắn, chỉ bị chó lành cắn thôi thì không nhất thiết phải đi tiêm phòng dại. Việc tiêm phòng dại sẽ khiến chỉ số thông minh IQ của các bạn bị giảm đi đáng kể.

Có Nên Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn ?

Bác Đỗ Minh Ri, 73 tuổi, quê Hưng Yên bị chó cắn hiện đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, bác sang nhà hàng xóm chơi không may bị chó nhà hàng xóm cắm. Lúc đầu bác rất hoang mang vì nhiều người khuyên bác phải đi tiêm phòng dại ngay để tránh mắc bị dại, nhưng có người lại khuyên không nên tiêm vì chó nhà không sao cả. Vì cẩn thận bác vẫn đến bệnh viện để kiểm tra.

ThS.BS Trần Quang Toản, phó Trưởng khoa Ngoại chấn thương, bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Chưa thể khẳng định hai trường hợp trên là bị chó dại cắn nhưng việc trước tiên là phải xử lý vết thương trước. Bác sĩ toản cho biết thêm, rất nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng không đi khám mà thường tự xử lý vết thương tại nhà hay vì tức giận mà đánh chết chó, như vậy rất khó cho việc theo dõi. Nếu theo dõi trong vòng 10 ngày chó vẫn khỏe mạnh thì không cần phải tiêm phòng còn nếu cũng trong thời gian đó chó có biểu hiện dại, lúc đó đi tiêm vẫn chưa muộn.

Người dân cần tiêm phòng khi bị chó dại cắn

Thay vì việc lo lắng khi bị chó cắn có nên đi tiêm phòng dại không thì điều cần làm trước đó là phải tiêm phòng bệnh dại ngay cho vật nuôi. Hầu hết ở nông thôn, các gia đình khi có vật nuôi thường không cho vật nuôi tiêm phòng dại. Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 – 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề. Dù chưa biết những con vật nuôi đó có mầm bệnh dại hay không nhưng những vết thương khi chúng gây ra như trường hợp nêu trên là rất nguy hiểm.

Khi bị chó cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng xà phòng, nước muối đặc. Sát trùng vết thương bằng dung cồn, oxi già. Không được làm dập vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý vết thương. Nếu trường hợp được chuẩn đoán là chó dại cắn, cần phải được tiêm vắc xin đúng quy trình.

Ngoài việc chưa ý thức trong việc tiêm phòng dịch cho vật nuôi, thì nhiều gia đình còn thiếu ý thức trong việc chăn thả vật nuôi. Nhiều vùng nông thôn khi nuôi chó, mèo, gà… vẫn thường chăn thả tự do dẫn đến tình trạng chó mèo cắn, quào những người đi đường. BS Châu Hoàng Sơn, khoa y tế công cộng Viện Pasteur chúng tôi cho biết: Nếu vật nuôi đều được tiêm phòng dại thì khi chẳng may cắn người sẽ ít nguy cư bị dại hơn. Nhưng ngược lại nếu con vật cắn không mang bệnh dại mà chúng ta vội vàng đi tiêm phòng thì sẽ rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều trường hợp chưa chết vì bị chó dại cắn mà chết vì phản ứng thuốc.

PGS.TS Kim Xuyến Phó chủ nhiệm thường trực chương trình phòng chống bệnh dại, cho biết: Trong trường hợp sau tiêm, người đó có phản ứng quá mạnh, bất thường gây nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời con vật cắn hoàn toàn khỏe mạnh thì có thể ngưng tiêm. Tuy nhiên, không ít những tình huống hết sức khó khăn khi người tiêm gặp phản ứng nguy hiểm, nhưng nếu ngưng tiêm sẽ chết do bệnh dại. Ở nước ta, hiện đang lưu hành hai loại vắc xin kháng dại. Loại vắc xin này có giá thành thấp, sản xuất từ mô não chuột nhưng tỷ lệ gây tai biến rất cao. Người tiêm bị sốt, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ khớp, viêm tủy dị ứng. Đây là phản ứng rất cần quan tâm, bởi ở mức độ nặng, có thể dẫn đến tai biến gây di chứng, thậm chí tử vong. Ngoài ra cũng có những loại vắc xin phòng dại khác của nước ngoài nhưng nhìn chung vẫn ảnh hưởng sức khỏe.

Điều đó cho thấy không phải cứ chó cắn là phải tiêm phòng dại ngay và thà tiêm thuốc phòng dại vào người ảnh hưởng sức khỏe còn hơn bị chết vì bệnh dại. Điều quan trọng là khi bị chó cắn phải được theo dõi, tư vấn và chuẩn đoán chính xác.

Trang Thu

Nguồn :

Bị Chó, Mèo Cắn, Khi Nào Cần Tiêm Phòng Dại?

Chào ,Em con 9 tuổi, hôm trước không may bị chó cắn, có và xay sát nhưng đã lành. Gia đình con có theo dõi con chó đó (Đến nay đã được 10 hôm) và con chó vẫn bình thường.

Nhưng mà 3 hôm nay thì em có bị sốt, nửa đêm thường khó ngủ và hay nói mớ. Gia đình con rất lo lắng, có nên đem em có đi chích ngừa liền không ạ? Nếu chích thì có cần kiểm tra gì không và nên chích loại nào là tốt cho ạ? Cám ơn BS rất nhiều!

(Phương Anh – Bình Phước)

Chào Phương Anh,

Con không nói rõ em con bị chó cắn ở vị trí nào và con chó đó có được tiêm ngừa vacxin phòng dại không…? Nên BS khó có thể tư vấn cụ thể cho trường hợpcủa em con. Vì vậy, con tham khảo những trường hợp sau:

Bình thường khi bị chó, mèo… cào xước hoặc cắn vào những vị trí xa thầnkinh trung ương (như đùi, cẳng chân, bàn chân…), nếu vết thương không chảy máuhoặc chảy máu ít và chó đã được chích ngừa thì người bị cắn không cần tiêm ngừanhưng cần theo dõi chó trong vòng 15 ngày.

Nếu vết thương ở vùng đầu mặt cổ (gần thần kinh trung ương) và chó vẫn bìnhthường thì chỉ cần tiêm vacxin phòng dại, chưa cần thiết tiêm huyết thanh khángdại.

Nếu vết thương xây xát nhẹ và ở xa thần kinh trung ương mà chó có triệuchứng dại thì phải tiêm vacxin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Chúc con và gia đình sức khỏe, niềm vui, em con sớm khỏi bệnh!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo – AloBacsi.vn

AloBacsi.vn – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected] .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tiêm Phòng Dại Cho Chó Ở Đâu Uy Tín?

Bạn muốn tìm hiểu tiêm phòng dại cho chó ở đâu uy tín?

Thời tiết đang chuyển mùa nóng dần lên sẽ làm tăng nguy cơ chó nhiễm bệnh phát dại. Ai cũng biết bệnh dại nguy hiểm. Nhưng làm sao biết tiêm phòng dại cho chó ở đâu uy tín?

Nuôi chó sợ nhất là bệnh dại và những phiền phức khi xảy ra. Hậu quả có khi ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ở bài viết này mình xin chia sẻ dịch vụ tiêm phòng bệnh cho chó.

Dịch vụ uy tín chất lượng hay không do bạn cảm nhận và đánh giá. Dưới góc nhìn của BSTY mình xin chia sẻ những điều lưu ý khi tiêm phòng cho chó, hướng tới đạt hiệu quả nhất.

Đó là những yếu tố sau:

Thể trạng chó

Bảo quản vaccine dại

Kỹ thuật tiêm phòng

THỂ TRẠNG CHÓ TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG DẠI Thể trạng chó là gì?

Nói một cách đơn giản thể trạng chó là sức khỏe của chó, chó có sức khỏe bình thường.

Mà bình thường là sao?

Chó ăn, uống được, vui vẻ chơi giỡn với chủ. Người lạ đến thì sủa, người quen thì ngoắc đuôi ve vẩy.

Ngoài ra, biểu hiện bên ngoài còn được đánh giá qua: gương mũi ẩm ướt, mắt sáng long lanh, miệng thở nhanh mạnh, không đi phân lỏng (chó không bị tiêu chảy), phân đi ra có hình dạng, các vùng da không có nổi mụn bất thường. Không bị nhiễm ký sinh trùng như: ve, bọ chét, giun sán,…

Tiếp theo là nhiệt độ bình thường: nhiệt độ chó được đo bằng nhiệt kế khoảng 39,2 độ.

Như vậy là chó của bạn sẵn sàng để tiêm phòng rồi đấy.

BẢO QUẢN VACCINE TIÊM PHÒNG DẠI

Vaccine dại luôn được bảo quản trong môi trường lạnh có nhiệt độ từ 2- 8 độ. Vaccine còn hạn sử dụng.

Trong tiêm phòng vaccine tốt nhất là dạng đơn liều, tức là 1 liều 1 con. Hạn chế sử dụng đa liều, vì đa liều mức độ bảo quản khắt khe hơn.

Ví dụ: Nhà nước hằng năm tổ chức tiêm phòng dại tại địa phương, vaccine dại thường sử dụng là 100 ml, khi chích chó thì cần 1ml/con, như vậy sẽ đâm vào – rút ra 100 lần, mỗi lần chỉ thay đầu kim mới. Bạn nghĩ có ảnh hưởng chất lượng vaccine không?

KỸ THUẬT TIÊM

Kỹ thuật tiêm phòng là dùng kỹ thuật tiêm dưới da.

DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG DẠI TẠI NHÀ Với những ưu điểm sau:

Chủ động được thời gian tiêm phòng.

Hạn chế tiếp xúc mầm bệnh hiện diện trong phòng khám.

Tiện lợi khi nhà bạn nuôi nhiều con chó. Giảm chi phí di chuyển.

Kiểm soát được môi trường bệnh.

Chó không bị stress do mùi của những con chó lạ khác như ở phòng khám.

Hỗ trợ giấy tờ đưa chó đi máy bay, tàu hỏa.

Hỗ trợ nhắc lịch tiêm phòng hằng năm.

Tư vấn trực tiếp tại nhà.

Dịch vụ cam kết:

Tiêm vaccine theo yêu cầu của chủ nuôi.

Đảm bảo bảo quản vaccine luôn ở nhiệt độ 2 – 8 độ C.

Sử dụng kim tiêm hoàn toàn mới.

Có thăm khám hỏi bệnh trước khi tiêm phòng.

Có kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ cơ thể.

Bài viết: “Tiêm phòng dại cho chó ở đâu uy tín” nhằm chia sẻ với các bạn dịch vụ tiêm phòng tại nhà.

Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết.

Bài viết số: 25

BSTY – Hồ Minh Hoàng