Tiêm Phòng Chó Dại Cắn Như Thế Nào / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Tiêm Phòng Cho Chó Con Như Thế Nào Là Tốt Nhất?

NHỮNG BƯỚC KIỂM TRA SƠ BỘ TRƯỚC TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON 1. Kiểm tra về ăn uống

Nhiều chủ nuôi rất yêu thương bé cún nhà mình, trước bữa ăn chính thường cho bé ăn vặt một vài món hảo hạng rồi. Và hình thành cho chó con thói quen “xin ăn vặt”, đồ ăn vặt có khi còn hấp dẫn và ngon hơn thức ăn chính.

Bạn có thích ăn vặt không? Mình cũng rất thích ăn vặt nhất là những món bánh trán trộn, gỏi đu đủ, mì xào, bột chiên, bánh snack, bánh tôm, xúc xích, kem… Chắc các bạn cũng hiểu ăn vặt trước bữa ăn chính thì mình dời buổi ăn chính sang một giờ khác. Người thích ăn vặt như mình thì cũng khó bỏ “thói quen” này. Chó con của bạn cũng vậy đấy.

Bây giờ chúng ta phải làm sao đây? Bạn hãy thay đổi thói quen của chó con và kiên trì kỷ luật với chúng.

Lúc nào cũng vậy, trước khi tiêm phòng cho chó con mình thường hỏi để tìm hiểu kỹ thông tin sức khỏe. Khi gặp trường hợp này mình chỉ đưa ra lời khuyên cho khách hàng của mình.

Khi bạn mạnh dạn “dứt khoát” bạn sẽ loại bỏ được thói quen “xin ăn vặt” của bé. Và hình thành thói quen ăn đúng giờ.

2. Kiểm tra nướu răng (lợi răng) – răng – miệng

Muốn kiểm tra nướu răng thì bạn phải mở miệng chó con của mình. Kiểm tra răng hàm để đoán đủ tuổi tiêm phòng chưa? Lưỡi có sáng sạch không?

Sau khi kiểm tra răng – lưỡi chó con xong bạn kiểm tra nướu răng. Kiểm tra nướu răng là phần rất quan trọng. Vì lớp niêm mạc nướu răng trải dài và lớn nên khi quan sát rất dễ đánh giá thể trạng. Nướu răng có màu nhợt nhạt chứng tỏ chó con của bạn đang thiếu máu. Vì sao bị thiếu máu thì cũng có nhiều nguyên nhân. Thông thường nhất là do giun sán ký sinh hút máu vật chủ. Hay thực đơn dinh dưỡng của chó con thiếu khoáng, thiếu Fe để tạo hồng cầu, tạo máu. Hoặc có thể chó con của bạn đang nhiễm ký sinh trùng máu từ ký chủ trung gian từ muỗi đốt/chích (muỗi nhiễm ký sinh trùng máu do đốt/chích chó khác đang mắc bệnh ký sinh trùng máu)

Ngoài ra, trên nướu răng có nổi những đốm, mụn trắng hay đỏ thì đó chính là bệnh nguy hiểm đang trong thời kỳ ủ bệnh. Mình không bao giờ tiêm khi chó con của bạn có dấu hiệu mắc bệnh. Vì tiêm vào bệnh sẽ bùng phát mạnh mẽ hơn có thể làm chó con tử vong.

Nướu răng khỏe là nưới răng sáng hồng, nhìn có vẻ trơn bóng.

3. Kiểm tra mặt – mắt – mũi

Đôi mắt sáng là đôi mắt khỏe lanh lợi. Đôi mắt có ghèn hay vẫn đục là biểu hiện của chó con đang bệnh hoặc đang sốt.

Bạn quan sát gương mũi chó con ẩm ướt là mũi khỏe. Gương mũi khô, gương mũi chảy dịch là biểu hiện của chó đang có bệnh

4. Kiểm tra bụng

Chó có bụng quá to ý mình là lúc bình thường chó có bụng to. Không phải sau khi ăn xong mới có bụng to. Thì các bạn cẩn thận chó con có thể đang nhiễm giun sán. Hoặc đang có vấn đề bệnh lý khác.

5. Kiểm tra da – lông

Bạn quan sát da của chó con có nổi những mụn nhỏ ở vùng bụng, vùng bàn chân hay không?

Kiểm tra lông, bạn dùng tay sờ xem cảm giác mềm, mịn mượt không? Bộ lông của chó thường là biểu hiện của dinh dưỡng. Lông mượt đẹp chứng tỏ dinh dưỡng đầy đủ các chất cần thiết. Còn khi bạn sờ vào thấy thô ráp, rụng lông chứng tỏ dinh dưỡn chưa đầy đủ. Ngoài ra kiểm tra xem chó con có bị lở loét, ngứa ngáy khó chịu không? Nếu có thì kiểm tra xem chó con có nhiễm ve, bọ chét hay ký sinh trùng trên da không?

6. Kiểm tra nhiệt độ

Nhiệt độ bình thường của chó con thường được đo bằng nhiết kế ở niêm mạc hậu môn. Nhiệt độ bình thường của chó con giao động từ 37.5 – 39.2 độ C. Bước kiểm tra này mình có thể bỏ qua với những chú chó hung dữ hoặc tăng động cao. Vì những chú chó như vậy theo kinh nghiệm của mình thì cơ thể luôn có nhiệt độ ở mức bình thường.

NHƯ VẬY TIÊM PHÒNG CHO CHÓ CON NHƯ THẾ NÀO?

Sau khi kiểm tra xong, sức khỏe chó con hoàn toàn tốt thì mình tiến hành tiêm phòng cho chúng.

Mình sẽ lấy vắc xin trong túi giữ lạnh và hoàn nguyên vắc xin. Sau đó rút dung dịch vắc xin vào kim tiêm hoàn toàn mới. Cách làm này bảo đảm kim tiêm sạch và chỉ sử dụng 1 lần duy nhất trên 1 con chó. Có nghĩa là nếu có 2 con chó thì mình sẽ sử dụng 2 cây kim tiêm hoàn toàn mới. Sau khi chuẩn bị xong vắc xin thì mình chuẩn bị tư thế cố định chó con và tiến hành tiêm phòng.

Bài viết số: 33

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Hominhhoang.com

Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM

Điện thoại: 090 252 9302

Bị Chó, Mèo Cắn, Khi Nào Cần Tiêm Phòng Dại?

Chào ,Em con 9 tuổi, hôm trước không may bị chó cắn, có và xay sát nhưng đã lành. Gia đình con có theo dõi con chó đó (Đến nay đã được 10 hôm) và con chó vẫn bình thường.

Nhưng mà 3 hôm nay thì em có bị sốt, nửa đêm thường khó ngủ và hay nói mớ. Gia đình con rất lo lắng, có nên đem em có đi chích ngừa liền không ạ? Nếu chích thì có cần kiểm tra gì không và nên chích loại nào là tốt cho ạ? Cám ơn BS rất nhiều!

(Phương Anh – Bình Phước)

Chào Phương Anh,

Con không nói rõ em con bị chó cắn ở vị trí nào và con chó đó có được tiêm ngừa vacxin phòng dại không…? Nên BS khó có thể tư vấn cụ thể cho trường hợpcủa em con. Vì vậy, con tham khảo những trường hợp sau:

Bình thường khi bị chó, mèo… cào xước hoặc cắn vào những vị trí xa thầnkinh trung ương (như đùi, cẳng chân, bàn chân…), nếu vết thương không chảy máuhoặc chảy máu ít và chó đã được chích ngừa thì người bị cắn không cần tiêm ngừanhưng cần theo dõi chó trong vòng 15 ngày.

Nếu vết thương ở vùng đầu mặt cổ (gần thần kinh trung ương) và chó vẫn bìnhthường thì chỉ cần tiêm vacxin phòng dại, chưa cần thiết tiêm huyết thanh khángdại.

Nếu vết thương xây xát nhẹ và ở xa thần kinh trung ương mà chó có triệuchứng dại thì phải tiêm vacxin phòng dại và huyết thanh kháng dại.

Chúc con và gia đình sức khỏe, niềm vui, em con sớm khỏi bệnh!

BS-CK1 Nguyễn Thị Thu Thảo – AloBacsi.vn

AloBacsi.vn – nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe. Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected] .

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Phác Đồ Tiêm Phòng Bệnh Dại Do Chó Cắn

Với liều tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Với liều tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Một số hướng dẫn phòng chống bệnh dại

Để phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Với các gia đình có nuôi chó, mèo thì cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đặc biệt, cần lưu ý tránh thả rông chó, mèo, nếu chó ra đường phải đeo rọ mõm nhằm tránh gây nên các vụ việc không đáng có.

– Không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là với chó, mèo lạ.

– Nếu không may bị chó, mèo cắn, hãy thực hiện các bước sơ cứu và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa trị. 

– Nên tiêm phòng ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp cứ chờ cho con chó bị ốm/chết rồi mới đi tiêm. Bởi có rất nhiều con chó sau khi cắn thì 2 – 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị cắn mới đi tiêm thì đã muộn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn tham khảo thông tin:

Sở Y tế Thành phố Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn)

Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (vnvc.vn)

Bị Chó Cắn Có Phải Đi Tiêm Phòng Dại Không?

Bé 16 tháng bị chó cắn đã 5 ngày nhưng chưa tiêm phòng có làm sao không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Chào bác sĩ.

Bác sĩ cho em hỏi. Con em 16 tháng tuổi xuống nhà hàng xóm chơi, lúc họ cho chó ăn bé cứ nghĩ là chó nhà mình nên lại nắm đuôi nó không may bị chó cắn. Nay đã được 5 ngày nhưng em chưa đưa cháu đi tiêm phòng vì hàng xóm bảo chó đã được tiêm vắc xin dại mà nó tưởng bị tranh đồ ăn nên mới cắn không sao. Em muốn hỏi bác sĩ xem liệu con em có bị gì không đã 5 ngày rồi giờ tiêm phòng có được không. Thuốc có ảnh hưởng gì không. Đến nay con chó vẫn khoẻ mạnh và ăn uống tốt. Mong bác sĩ giải đáp giúp em càng sớm càng tốt.

Em xin cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Bé bị chó cắn đã 5 ngày do cầm đuôi chó chứ không phải bị con chó tấn công, hiện con chó vẫn khỏe mạnh. Theo như chủ nhà cho biết là con chó đã được tiêm phòng. Theo tôi, bạn nên mời bác sĩ thú y xem xét con chó, nếu con chó được tiêm phòng đầy đủ, hiện tại khỏe mạnh, thì có thể tiếp tục theo dõi con vật, sau 15 ngày mà con chó khỏe mạnh, bác sĩ thú y xác nhận con vật không có triệu chứng của bệnh dại thì khi đó bạn không cần tiêm phòng cho bé.

Trong khoảng thời gian 10 ngày đầu tiên tính từ khi bị chó cắn mà con chó xuất hiện những biểu hiện bất thường, nghi ngờ mắc bệnh dại thì bạn cho cháu đi tiêm phòng sớm. Bạn cũng nên đưa bé đến Trung tâm y tế dự phòng để được giải đáp, nếu không có khả năng theo dõi sát và đánh giá tình trạng con vật thì bé nên được tiêm phòng sớm. Sau 10 ngày mà con vật còn sống thì có thể xem xét ngừng tiêm.

Chúc em và bé mạnh khỏe.

Bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, cần tiêm phòng không?

Câu hỏi bởi: Giấu tên

Em chào bác sĩ.

Em bị chó con ở nhà cắn phần da phía dưới mắt, chó con ở nhà đã được chích ngừa đầy đủ và lúc nhỏ em củng bị chó cắn vài lần đã chích ngừa dại, vậy bây giờ em có phải chích nữa không thưa bác sĩ.

Em cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Nếu con chó nhà em đã được tiêm ngừa dại đầy đủ, khả năng nó bị bệnh dại rất thấp trừ khi tiêm phòng không đạt hiệu quả bảo vệ. Với một vết thương ngay dưới phía mắt do chó cắn thì cần tiêm phòng ngay. Vì vết thương gần thần kinh trung ương, nếu con chó có bệnh dại thì thời gian ủ bệnh ở người sẽ ngắn. Do con chó nhà em được tiêm phòng đầy đủ nên khả năng mắc bệnh dại của nó là thấp.

Khuyên em mang theo sổ tiêm chủng đến Trung tâm y tế dự phòng của địa phương để được giải đáp và tiêm phòng. Đối với vắc xin phòng dại, lúc nhỏ em cũng bị chó cắn và đã trích ngừa, nay em có thể tiêm 2 mũi vào ngày 0 và ngày 3. Em cũng nên tiêm vắc xin phòng uốn ván.

Chúc em mạnh khỏe.

Khi bị chó đẻ cắn có cần phải tiêm phòng không?

Câu hỏi bởi: Nhỏ XìTai

Chào bác sĩ.

Em mới bị chó cắn ở bắp chân phải, dưới đầu gối. Con chó vừa đẻ xong. Vậy có phải đi tiêm không ạ?

Cám ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đinh Thị Thu Hương

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do virus dại, gây tổn thương thần kinh trung ương ở các loại động vật có vú. Bệnh được lây truyền bằng các chất tiết nhiễm virus dại. Người mắc bệnh do bị nhiễm virus dại từ súc vật bị dại qua vết cắn. Nguồn bệnh: phần lớn ổ chứa virus dại là chó hoang dã và chó nhà. Ngoài ra ổ chứa còn ở mèo, cáo, chó sói, chồn, dơi, dơi hút máu. Khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vật nghi dại cắn, cần sơ cứu vết thương bằng cách:

Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy rửa khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

Tiêm phòng uốn ván

Việc chỉ định tiêm vắc xin dại phụ thuộc vào tình trạng vết thương và theo dõi con chó đó trong vòng 10 – 15 ngày. Cần phải tiêm phòng vắc xin ngay nếu :

Con vật lên cơn hoặc có triệu chứng nghi dại.

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị xây xát nhẹ.

Có nhiều vết cắn hiểm sâu.

Không theo dõi được con vật.

Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Trong các tình huống sau, bác sĩ trì hoãn tiêm vắc xin mà dặn bệnh nhân phải theo dõi con vật trong 15 ngày:

Vết cắn nhẹ, xa não.

Con vật vẫn sống bình thường khỏe mạnh.

Không phát hiện bệnh dại ở súc vật trong khu vực.

Trong thời gian theo dõi, nếu con vật bị ốm, bỏ ăn, chết, mất tích hay bị bán, mổ thịt thì cần đi tiêm. Sau 15 ngày, nó vẫn sống khỏe mạnh thì có thể yên tâm. Chính vì vậy, bạn phải xử trí tại chỗ vết thương ngay và đến các điểm tiêm dại để được bác sĩ khám và chỉ định cụ thể.

Bị chó mẹ mới sinh con cắn có nên đi chích ngừa?

Câu hỏi bởi: Anh khoa

Thưa bác sĩ!

Em có đứa em trai năm nay 24 tuổi bị chó nguời hàng xóm cắn. Con chó đó mới đẻ con được 3 ngày. Vết cắn không chảy máu nhưng bây giờ em của em rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn và có cho em có nên đi chích ngừa bệnh dại không?

Xin cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Nguyễn Kiên Cường

Sau khi bị chó cắn cần được rửa vết thương sạch sẽ bằng xà phòng dưới vòi nước tối thiểu trong 10 – 15 phút, đây là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh dại. Em trai em bị chó cắn, em nên mời bác sĩ thú ý, kiểm tra tình trạng con vật, nếu con chó có triệu chứng bệnh dại thì cần tiêm phòng ngay. Việc chích ngừa bệnh dại là cần thiết khi nghi ngờ con vật có triệu chứng mắc bệnh dại hoặc không thấy điều kiện theo dõi con vật. An toàn nhất là đi tiêm phòng dại, theo dõi con vật trong 10 ngày, sau 10 ngày nếu con vật bình thường thì có thể ngừng tiêm.

Chúc em mạnh khỏe!

Tiêm Phòng Chó Dại Cắn Ở Đâu Tốt Nhất

Tiêm phòng chó dại cắn ở đâu tốt nhất có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, nhất là đối với người vừa có người thân vừa bị chó dại cắn. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp sơ cứu vết chó cắn tạm thời trước khi chuyển tới bệnh viện và một vài địa chỉ uy tín, đáng tin cậy về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn tham khảo và lựa chọn.

Phương pháp sơ cứu nạn nhân sau khi bị chó dại cắn

Các thao tác chủ yếu để sơ cứu bao gồm 3 bước làm sạch, sát trùng và cầm máu.

Làm sạch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để sơ cứu vết thương trước khi cân nhắc đưa nạn nhân đi tiêm phòng chó dạ cắn ở đâu. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông hoặc nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không chà quá mạnh.

Sau đó là bước sát trùng, bạn sử dụng cồn hoặc nước oxi già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết thương sau đó lau nhẹ đi.

Sơ cứu vết thương chó dại cắn trước khi tới các cơ sở y tế vô cùng quan trọng

Ở bước cầm máu, nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 phút – 15 phút sau khi bị chó cắn thì trong lúc rửa bạn không nên cầm máu, sau 15 phút bạn mới bắt đầu tiến hành cầm máu. Bạn đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong 7 phút vẫn thấy máu tiếp tục chảy thì đặt them vài miếng gạc nữa lên trên. Chờ đến khi máu ngừng chảy mới băng lại vết thương.

Trong trường hợp vết thương quá sâu, máu chảy mạnh thành tia thì bạn nên dùng dây thun để garo xung quanh vết thương rồi lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời tránh để mất quá nhiều máu. Dù tiêm phòng chó dại ở đâu thì bạn nên nhớ rằng việc sơ cứu cho nạn nhân trước vẫn rất quan trọng, nó giúp tăng cao hiệu quả của thuốc cũng như kéo dài thời gian chờ thuốc tiêm của bệnh nhân.

Tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội?

Để giải đáp thắc mắc về địa chỉ tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội tốt nhất của các bạn, chúng tôi xin cung cấp 3 địa chỉ uy tín nhất cả về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và chọn lựa.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Tạo lạc tại địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,

Địa điểm đâu tiên trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng. Trung Tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức tiêm phòng chó dại cắn cho mọi người dân, không phân biệt lứa tuổi, nơi sinh sống…Nơi đây sở hữu đội ngũ nhân viên y, dược, điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp dưới sự hỗ trợ của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ khoa cũng như các phòng Dịch tế khác. Trong suốt thời gian qua, Viện vệ sinh dịch tế trung ương vẫn là cơ quan đầu ngành, đi đầu về khoa học lĩnh vực Y tế Dự phòng do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm phòng ở nơi đây.

Toạ lạc tại địa chỉ 70 nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, dịch vụ chăm sóc tận tình đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trung tâm còn có liên kết với Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế Thành phố Hà Nội và Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương do đó bạn không phải lo lắng nhiều về chất lượng cũng như nguồn gốc nguồn vắcxin nơi đây.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế.

35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Thêm một địa chỉ uy tín nữa trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu tốt nhất. Không chỉ có đội ngũ nhân viên chất lượng cao như các trung tâm khác, nơi đây còn nổi bật với trang thiết bị thăm khám hiện đại cùng các công nghệ tiến tiến, đạt chuẩn quốc tế. Hơn nữa, trung tâm cũng thường xuyên có cập nhật thông tin cùng lời khuyên các phòng, tránh, sơ cứu bệnh cần thiết cho khác hàng. Do đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế cũng là một lựa chọn tốt dành cho bạn.