Tiêm Chó Dại Cắn / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Tiêm Ngừa Bị Chó Dại Cắn?

Sau khi bị chó cắn, cần theo dõi chó trong 10 ngày, nếu chó có biểu hiện bị bệnh thì mới tiêm ngừa dại, hay lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó? Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì có cần tiêm các mũi tiếp theo không ạ?

Chào bạn Tâm Đức,

Sau khi bị chó cắn, nếu có điều kiện thì tốt nhất là lập tức tiêm ngừa luôn rồi mới theo dõi con chó. Sau 10 ngày nếu chó vẫn khỏe mạnh bình thường thì vẫn phải tiêm các mũi vắc xin bệnh dại tiếp cho đúng liều vì hiện nay chỉ có thuốc phòng bệnh chứ không có thuốc điều trị bệnh.

Thân mến.

Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại.

Vắc xin bệnh dại cũng có thể được sử dụng trước và sau khi phơi nhiễm. Đối với tiêm chủng sau khi phơi nhiễm, vắc xin dại thường được sử dụng chung với globulin miễn dịch bệnh dại vì phải mất khoảng 7-10 ngày để kháng thể đặc trị phát triển.

Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại:

– Đau đầu;– Choáng váng, khó chịu;– Đau bụng;– Buồn nôn;– Đau cơ;– Các phản ứng tại nơi tiêm ngừa như ngứa, sưng, đau nhức.

Trước khi pha chế vắc xin: Bảo quản ở nhiệt độ 2oC – 8oC, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Sau khi pha chế vắc xin, sử dụng dụng dịch được pha chế ngay lập tức. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Phác Đồ Tiêm Phòng Bệnh Dại Do Chó Cắn

Với liều tiêm dự phòng hay tiêm trước phơi nhiễm:

Tiêm ngừa cơ bản: tiêm bắp 3 liều (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 7 và 28.

Tiêm nhắc lại: sau 1 năm. Sau đó cứ 5 năm tiêm lại một lần.

Với liều tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại khi xác định có phơi nhiễm:

Người chưa tiêm dự phòng: tiêm 05 mũi (0.5ml/liều) vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28. Trong trường hợp phơi nhiễm độ III cần phối hợp tiêm Immunoglobulin dại kết hợp.

Người đã tiêm dự phòng trong 5 năm gần đây: tiêm 02 liều vào ngày 0 và 3.

Người đã tiêm dự phòng không đều hay quá 5 năm: tiêm 05 mũi vào các ngày 0,3,7,14,28 và có thể tiêm thêm Immunoglobulin.

Một số hướng dẫn phòng chống bệnh dại

Để phòng chống bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Với các gia đình có nuôi chó, mèo thì cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Đặc biệt, cần lưu ý tránh thả rông chó, mèo, nếu chó ra đường phải đeo rọ mõm nhằm tránh gây nên các vụ việc không đáng có.

– Không nên đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo, nhất là với chó, mèo lạ.

– Nếu không may bị chó, mèo cắn, hãy thực hiện các bước sơ cứu và nhanh chóng đưa tới cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ xử lý kịp thời. Tuyệt đối không tự chữa ở nhà hoặc nhờ thầy lang chữa trị. 

– Nên tiêm phòng ngay theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh trường hợp cứ chờ cho con chó bị ốm/chết rồi mới đi tiêm. Bởi có rất nhiều con chó sau khi cắn thì 2 – 3 tuần sau mới phát bệnh, lúc này người bị cắn mới đi tiêm thì đã muộn, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn tham khảo thông tin:

Sở Y tế Thành phố Hà Nội (soyte.hanoi.gov.vn)

Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (vnvc.vn)

Người Bị Chó Đã Tiêm Phòng Dại Cắn Có Cần Tiêm Vắc

Để phòng tránh lây nhiễm bệnh dại, dù cho có bị chó đã tiêm phòng dại cắn thì nạn nhân cũng cần được hướng dẫn cách dự phòng bệnh dại bằng cách xử lý vết thương đúng cách và tiêm vắc-xin dại theo đúng phác đồ.

Cùng với việc dự phòng dại trước và sau phơi nhiễm cho người dân, tiêm phòng dại cho chó là một trong những biện pháp giảm thiểu tỷ lệ mắc phải bệnh dại trong cộng đồng.

Dại là bệnh lý viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống, gây ra bởi virus dại. Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể người thông qua các vết cào, cắn từ các con vật mắc bệnh dại, phổ biến nhất là chó. Thậm chí, người mắc bệnh dại có thể do bị chó liếm vào các vết thương hở hoặc nước bọt của chúng tiếp xúc vào các mô tiết chất nhầy như mắt, mũi, miệng. Bệnh dại là bệnh lý gây ám ảnh vì hiện nay không có biện pháp đặc hiệu chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Đưa ra một chẩn đoán mắc bệnh dại cho một người bị chó cắn đồng nghĩa với việc đưa ra một bản án tử hình, như một cái chết báo trước vì tỷ lệ tử vong gần như 100%.

Phòng bệnh và điều trị dự phòng bệnh bằng vắc-xin phòng dại là biện pháp tốt nhất hiện có để làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại ở những người bị chó cắn. Tiêm phòng dại cho cả người và động vật là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, ở nước ta, áp dụng liều tiêm vắc-xin phòng dại cho chó còn chưa được thực hiện phổ biến. Những người dân có nuôi chó nên được tư vấn và giải thích về lợi ích của vắc-xin dại và khuyến khích đi tiêm phòng dại cho thú cưng của mình một cách đầy đủ. Tiêm phòng dại cho chó là biện pháp đơn giản nhưng có nhiều lợi ích cho việc dự phòng bệnh dại ở cả chó và người nếu không may bị chó cắn.

Tiêm Thuốc Chó Dại Cắn Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Bệnh dại do chó dại cắn hết sức nguy hiểm, có khả năng gây tử vong cao hàng đầu thế giới. Nếu người bị chó dại cắn không tiêm vacxin thì 100% sẽ tử vong, tuy nhiên nó cũng tác động một phần đến sức khỏe người bệnh.

Chó dại là gì?

Chó là thú cưng nuôi trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Chó dại là những con chó bị nhiễm virut dại và thường tấn công người

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Khi chó dại tấn công người virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Khi nào cần tiêm phòng chó dại?

Ngay sau khi bị chó dại cắn hoặc tiếp xúc với nước dãi của động vật bị nghi ngờ bị dại, nạn nhân ngay lập tức sơ cứu vết thương bằng phương pháp như sau: rửa vết thương dưới vòi nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn như xà phòng, iodine trong 15 phút để diệt virus.

Việc tiếp theo cần làm là tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng dại và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh dại.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Khi bị chó dại cắn cần khử trùng vết thương và đến cơ sở y tế để tiêm vacxin phòng dại

Bênh nhân nên được theo dõi và điều trị phòng bệnh dại trong khoảng 24 – 48 giờ sau khi bị chó dại cắn. Bởi đây là thời điểm vàng để tiêm chó dại cắn.

Thời gian sau khi bị cho dại cắn kéo dài càng lâu thì hiệu quả của việc điều trị sẽ càng giảm. Bệnh nhân khi không được chữa trị kịp thời sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương tế bào thần kinh, ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động đời thường trong cuộc sống mai sau.

Tiêm vacxin bệnh dại có ảnh hưởng đến sức khỏe?

Mọi người vẫn thường truyền tai nhau rằng tiêm phòng chó dại có thể ảnh hưởng đến sự phát triển IQ và trí não của những người tiêm. Vậy thực hư tác dụng phụ của vacxin phòng dại là như thế nào? và chúng có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêm.

Hiện nay ở Việt Nam có hai loại thuốc tiêm chó dại được sử dụng phổ biến nhất là Fuenzalida của Việt Nam và thuốc tiêm Verorab của Pháp. Giá của 2 loại vacxin phòng dại này là: Fuenzalida của Việt Nam là 12.000 – 15.000 đồng/mũi. Còn của Pháp đắt hơn lên tới 140.000 – 150.000 đồng/mũi. Sự chênh lệch mức giá của 2 vacxin cũng cho bạn thấy được mức độ an toàn cũng như hiệu quả của hai loại thuốc này.

Thực sự là khoảng nửa thế kỷ trước khi trình độ y học còn chưa phát triển thì tiêm vacxin chó dại có thể gây các biến chứng về thần kinh cũng như sự phát triển của não bộ. Những người từng tiêm vắc xin bệnh dại đều có thể mắc chứng suy giảm trí nhớ. Tuỳ theo liều lượng vắc xin được tiêm vào cơ thể càng nhiều mà mức độ tác dụng này càng cao.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Vacxin phòng bệnh dại hiện nay đã khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn

Tuy nhiên, ngày nay các loại vacxin này đã được cải thiện rõ ràng và khắc phục được nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Đặc biệt là thuốc tiêm Verorab của Pháp hiện nay gần như đã không còn các biến chứng về thần kinh. Tuy nhiên, một khi người bệnh đã tiêm vắc xin vào người thì một chế độ ăn uống và rèn luyện thân thể hợp lý vẫn hoàn toàn cần thiết để giảm ảnh hưởng của vắc xin lên hệ miễn dịch.

Đối với phụ nữ có thai thì việc sử dụng vacxin vẫn hoàn toàn có thể. Tuy nhiên cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và cần ở lại bệnh viện theo dõi sat sao tình trạng cơ thể sau khi tiêm phòng chó dại cắn.

Bạn nên lưu ý rằng, thuốc nam không thể trị khỏi bệnh dại. Do đó mà không sử dụng thuốc nam để thay cho tiêm phòng chó dại cắn tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Có nên tiêm phòng dại cho trẻ em?

Như chúng ta thấy bệnh dại là bệnh thường xuất hiện ở những loại động vật như chó, mèo… Khi các bé mắc bệnh dại phần lớn là do mèo, chó bị bệnh dại cắn hoặc cào dẫn tới xước da. Khi nước dãi của những con vật này mà tiếp xúc với các bé sẽ truyền virut dại sang cơ thể bé. Biện pháp suy nhất để hỗ trợ điều trị bệnh là tiêm phòng dại cho bé và huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt.

Tiêm thuốc chó dại cắn có ảnh hưởng gì không? Trẻ em và phụ nữ có thai cũng có thể tiêm vacxin phòng dại

Đối với trẻ em, bác sĩ khuyên rằng trẻ có thể sử dụng được các loại vacxin tiêm phòng bình thường. Tuy nhiên các bậc phụ huynh nên làm theo chỉ định của bác sĩ và được theo dõi sát sao.

Tiêm phòng vacxin là một trong những biện pháp duy nhất cứu người khi bị động vật dại cắn. Khi trẻ bị chó cắn thì các mẹ cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để hỗ trợ điều trị trong trường hợp cần thiết. Đặc biệt là khoonh nên điều trị cho trẻ bằng thuốc nam để tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra với bé.

Tóm lại, tiêm phòng cho dại cắn tuy vẫn còn những ảnh hưởng nhưng nó không có nhiều biến chứng và các tác dụng phụ sau tiêm phòng nữa. Do đó mà bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm tiêm vacxin sau khi bị cho dại cắn.

Tiêm Phòng Chó Dại Cắn Ở Đâu Tốt Nhất

Tiêm phòng chó dại cắn ở đâu tốt nhất có lẽ là câu hỏi mà nhiều người quan tâm, nhất là đối với người vừa có người thân vừa bị chó dại cắn. Với bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn phương pháp sơ cứu vết chó cắn tạm thời trước khi chuyển tới bệnh viện và một vài địa chỉ uy tín, đáng tin cậy về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn tham khảo và lựa chọn.

Phương pháp sơ cứu nạn nhân sau khi bị chó dại cắn

Các thao tác chủ yếu để sơ cứu bao gồm 3 bước làm sạch, sát trùng và cầm máu.

Làm sạch là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất để sơ cứu vết thương trước khi cân nhắc đưa nạn nhân đi tiêm phòng chó dạ cắn ở đâu. Bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông hoặc nước để rửa vết thương. Rửa nhẹ nhàng không chà quá mạnh.

Sau đó là bước sát trùng, bạn sử dụng cồn hoặc nước oxi già để loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định. Chỉ đổ một lượng nhỏ lên vết thương sau đó lau nhẹ đi.

Sơ cứu vết thương chó dại cắn trước khi tới các cơ sở y tế vô cùng quan trọng

Ở bước cầm máu, nếu vết thương chảy máu trong vòng 10 phút – 15 phút sau khi bị chó cắn thì trong lúc rửa bạn không nên cầm máu, sau 15 phút bạn mới bắt đầu tiến hành cầm máu. Bạn đặt lên vết thương 3 miếng gạc y tế, chờ trong 7 phút vẫn thấy máu tiếp tục chảy thì đặt them vài miếng gạc nữa lên trên. Chờ đến khi máu ngừng chảy mới băng lại vết thương.

Trong trường hợp vết thương quá sâu, máu chảy mạnh thành tia thì bạn nên dùng dây thun để garo xung quanh vết thương rồi lập tức đưa nạn nhân tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời tránh để mất quá nhiều máu. Dù tiêm phòng chó dại ở đâu thì bạn nên nhớ rằng việc sơ cứu cho nạn nhân trước vẫn rất quan trọng, nó giúp tăng cao hiệu quả của thuốc cũng như kéo dài thời gian chờ thuốc tiêm của bệnh nhân.

Tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội?

Để giải đáp thắc mắc về địa chỉ tiêm phòng chó dại ở đâu hà nội tốt nhất của các bạn, chúng tôi xin cung cấp 3 địa chỉ uy tín nhất cả về chất lượng dịch vụ cũng như nguồn vắc xin để các bạn có thể dễ dàng tham khảo và chọn lựa.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Tạo lạc tại địa chỉ 131 Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội,

Địa điểm đâu tiên trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu là Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng. Trung Tâm Y tế Dự phòng Hà Nội tổ chức tiêm phòng chó dại cắn cho mọi người dân, không phân biệt lứa tuổi, nơi sinh sống…Nơi đây sở hữu đội ngũ nhân viên y, dược, điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp dưới sự hỗ trợ của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ khoa cũng như các phòng Dịch tế khác. Trong suốt thời gian qua, Viện vệ sinh dịch tế trung ương vẫn là cơ quan đầu ngành, đi đầu về khoa học lĩnh vực Y tế Dự phòng do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiêm phòng ở nơi đây.

Toạ lạc tại địa chỉ 70 nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, dịch vụ chăm sóc tận tình đối với bệnh nhân. Ngoài ra, trung tâm còn có liên kết với Cục Y tế dự phòng, Sở Y tế Thành phố Hà Nội và Viện Vệ sinh Dịch tế Trung ương do đó bạn không phải lo lắng nhiều về chất lượng cũng như nguồn gốc nguồn vắcxin nơi đây.

Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế.

35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Thứ Hai – Thứ Sáu: 08:00 – 17:00

Thứ Bảy: 08:00 – 12:00

Thêm một địa chỉ uy tín nữa trong mục tiêm phòng chó dại ở đâu tốt nhất. Không chỉ có đội ngũ nhân viên chất lượng cao như các trung tâm khác, nơi đây còn nổi bật với trang thiết bị thăm khám hiện đại cùng các công nghệ tiến tiến, đạt chuẩn quốc tế. Hơn nữa, trung tâm cũng thường xuyên có cập nhật thông tin cùng lời khuyên các phòng, tránh, sơ cứu bệnh cần thiết cho khác hàng. Do đó, Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế cũng là một lựa chọn tốt dành cho bạn.