Tìm Hiểu Về Thực Đơn Cho Chó Poodle 2 Tháng Tuổi

+ Cách nuôi chó poodle 3 tháng tuổi đúng cách nhất

+ Chia sẻ với bạn cách nuôi chó poodle 1 tháng tuổi

Những chú chó Poodle được đem bán ở cửa hàng thường đã được gần 2 tháng tuổi nên khi bạn mua chó về thì điều bạn cần làm là trao đổi với chủ cửa hàng để xem hiện thức ăn cho chó poodle 2 tháng tuổi là gì? Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên thực đơn cho chó khi về nhà bởi nếu bạn đột ngột thay đổi thức ăn của chó sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa của Poodle.

Do chó Poodle có hệ tiêu hóa khá yếu nên bạn cần phải chọn được những loại thức ăn cho chó poodle 2 tháng tuổi phù hợp để tránh việc chó bị mắc các bệnh về tiêu hóa. Ngoài ra, tùy vào từng độ tuổi mà bạn xây dựng khẩu phần ăn và chọn thực phẩm bổ sung một cách hợp lý.

2. Chia sẻ với bạn thức ăn cho chó poodle 2 tháng tuổi

Để giúp cho chú Poodle 2 tháng tuổi nhà bạn có sự phát triển sức khỏe tốt nhất thì khi đón chú về nhà bạn nên tập cho chó ăn kết hợp cả 2 loại thức ăn cho chó poodle 2 tháng tuổi cũ và mới để chó thích ứng, làm quen dần. Bạn nên thực hiện theo tỷ lệ là ¾ thức ăn cũ + ¼ thức ăn mới cho tuần đầu tiên, sau đó là ½ thức ăn cũ + ½ thức ăn mới cho tuần thứ 2 và ¼ thức ăn cũ + ¾ thức ăn mới cho tuần thứ 3. Cách làm này sẽ giúp cho chú Poodle nhà bạn hấp thụ được lượng thức ăn tốt hơn.

Do chó Poodle bạn đón về nhà không được ở gần chó mẹ nên bạn cần phải mua sữa dành riêng cho chó con và pha sữa ấm cho chó uống hàng ngày. Mỗi lần ăn bạn pha từ 15 – 20ml sữa theo đúng liều lượng và cho chó uống sữa bằng bình sữa hoặc xylanh, lưu ý là nên chia thành từ 4 – 5 bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên cho chó Poodle ăn quá no trong một bữa.

Nấu cháo xay nhuyễn cho chó Poodle ăn. Khi nấu cháo bạn có thể xay thêm thịt hoặc một số loại rau củ quả vào cùng cháo để bổ sung được thêm các chất dinh dưỡng cho chó con

Cho chó con ăn thêm thức ăn hạt khô (thức ăn viên) nhưng trước khi ăn bạn nên nhớ là ngâm thức ăn vào nước nóng khoảng 5 phút rồi mới bỏ ra, bởi khi đó thức ăn đã mềm chó con mới nhai và tiêu hóa được

Luôn chuẩn bị sẵn nước sạch ở gần chỗ đồ ăn để chó con có thể uống bất cứ lúc nào sau khi ăn. Bạn nên lưu ý là ngày nên thay nước từ 1 – 3 lần để đảm bảo sức khỏe cho chó con

Tuyệt đối không cho chó ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc cháo nấu quá mặn, có nhiều chất béo hay những đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt hay những thức ăn thừa của con người.

Thực Đơn Cho Chó Con Từ 2 Đến 6 Tháng Tuổi Cùng 3 Công Thức “Vàng”

, điều mà bạn cần phải lên sẵn để chuẩn bị cho một chu kỳ tăng trưởng và phát triển cho cơ thể của chó. Việc lựa chọn thức ăn ở giai đoạn này vô cùng quan trọng, có vai trò ảnh hưởng và quyết định đến thể trạng của chó sau này.

Thực đơn cho chó con: Nên cho chó ăn gì? Thực phẩm chứa nhiều calo

con thường có lượng calo cao hơn so với chó trưởng thành, vì chúng đang ở giai đoạn phát triển, cần nhiều năng lượng cho sự phát triển toàn diện của cơ thể.

Thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)

Đây là nguồn dưỡng chất mà ở bất kỳ chú chó nào cũng đều cần đến. Đặc biệt ở chó con thì protein sẽ giúp hỗ trợ sự phát triển khỏe mạnh của các cơ qua. Tuy nhiên lượng protein cũng cần được cân bằng ở mức hợp lý, không nên cho chó ăn quá nhiều sẽ có thể gây hại cho sức khỏe chó.

Các dinh dưỡng thiết yếu

Một số dinh dưỡng thiết yếu như canxi, magie, sắt, kẽm và vitamin D cần thiết cho sự phát triển của xăng và xương chắc khỏe. Đặc biệt lúc này chó con rất cần có để hình thành và phát triển hệ khung xương vẫn chưa được hoàn thiện.

Khi ở giai đoạn còn nhỏ, chó con thật sự chưa nhận thức được nguồn thức ăn cần thiết mà cơ thể cần dung nạp là bao nhiêu. Vì vậy, trong thực đơn cho chó con, bạn cần cân bằng được lượng dinh dưỡng mỗi ngày mà chúng cần, chia thành nhiều bữa, mỗi bữa không nên cho ăn quá no sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của chúng.

Từ khi bắt đầu sử dụng thức ăn cho đến khi cai sữa (thường là 2 tháng): 4-6 bữa mỗi ngày, nên chia đều mỗi bữa, không nên cho chúng ăn quá no.

Từ hai đến ba tháng: 4 bữa mỗi ngày

Từ bốn đến sáu tháng: 2-3 bữa mỗi ngày

Hơn sáu tháng: 2 bữa mỗi ngày (tùy theo giống)

Đừng nên cho chó con ăn quá nhiều, điều này có thể làm đau bụng hoặc gây áp lực lên khung xương của chúng nếu tăng cân quá nhanh trong thời gian ngắn. Hãy cố gắng lên kế hoạch cho một bữa ăn cân bằng, đảm bảo để cún cưng có thể phát triển khỏe mạnh trong từng giai đoạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn sử dụng thêm các loại thức ăn bên ngoài để giúp chó phát triển toàn diện hơn, thì nên lưu ý, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì để cho chó ăn đủ và đúng, tránh trường hợp kết hợp nhiều loại thức ăn không tốt cho chó.

Nên cân chó thường xuyên, để có thể nhận biết được chó con có đang phát triển khỏe mạnh hay không, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Thực đơn cho chó con: Hướng dẫn cách ăn

Cách cho chó con ăn, một bước không thể thiếu trong việc lên thực đơn cho chó con. Ở độ tuổi này vì chúng quá nhỏ, thức ăn cũng cần được chăm chuốt kỹ lưỡng hơn để đảm bảo chúng không bị đau bụng, hay ảnh hưởng đến các vấn đề khác về sức khỏe.

Thức ăn cho chó con nên sử dụng những loại thức ăn ướt, điều này sẽ giúp chúng dễ nhai và dễ dàng tiêu hóa nhanh chóng. Nếu thức ăn bạn được bảo quản trong tủ lạnh, trước khi cho chó ăn nên để ra ngoài rã động khoảng một giờ hẳn đã sử dụng.

Ngoài ra, nếu chó của bạn đủ lớn và có thể nhai được thức ăn thì tốt hơn hết bạn không nên làm thức ăn quá ẩm ước hoặc nhão, điều này sẽ khiến chúng cảm thấy không thích thú lắm. Nên để thức ăn vẫn còn một ít ở thể rắn để chó con có thể nhai; tuy nhiên, không nên để quá cứng, vì răng chúng vẫn còn yếu chưa thể nhai được.

Khi lên thực đơn cho chó con, bạn cần nên lưu ý một số điều cần thiết về khẩu phần ăn cũng như chế độ ăn cho chó để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chúng.

Một số lưu ý bạn nên biết để chuẩn bị bữa ăn cho chó con được tốt hơn

Không nên cho chó con ăn quá no ở mỗi bữa ăn, hãy đảm bảo rằng chúng chỉ cần đáp ứng một lượng dinh dưỡng vừa đủ và cần thiết mỗi ngày.

Không cho , vì thịt sống thì có nhiều vi khuẩn chưa được tiêu diệt, mà cơ thể chó con thì vẫn còn khá yếu nên chưa tự loại bỏ được những loại vi khuẩn có hại này.

Những loại thức ăn có xương thì nên tránh cho chó ăn, đặc biệt là xương gà, xương cá, vì chúng có thể làm hỏng bộ răng của chó. Tốt hơn hết nên lọc hẳn thịt ra, rồi đã cho chó ăn là cách an toàn nhất.

Trong trường hợp nếu bạn mới mang chó con về, thì nên hỏi chủ cũ về loại thức ăn mà chúng thường hay sử dụng, tránh sự thay đổi đột ngột có thể khiến chó bị đau bụng, ỉa chảy bất thường.

Nếu bạn muốn thay đổi nguồn thức ăn, không nên quá nóng vội, hãy bắt đầu bằng cách sử dụng thực phẩm cũ và dần dần thêm thực phẩm mới trong vài ngày để cơ thể chúng quen dần.

Cách Nuôi Chó Husky Con 2 Tháng Tuổi Khỏe Mạnh

Chó Husky con trước khi quyết định nuôi, bạn nên dành chút ít thời gian tìm hiểu về lối sống và tính cách của chúng. Đặc biệt với những loài có sự thay đổi lớn về môi trường như giống chó Husky, vốn sống ở miền đất lạnh. Điều này càng đáng được quan tâm khi bạn bắt đầu với những chú Husky con. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nuôi một chú Husky khoảng 2 tháng tuổi khỏe mạnh nhé.

Như đã đề cập ở trên, Husky là giống chó sống ở vùng lạnh, trong khi khí hậu Việt Nam nóng ẩm quanh năm. Vì vậy, để đảm bảo việc các chú Husky có thể hòa nhập và làm quen với khí hậu này, hãy bắt đầu nhận nuôi chúng vào mùa thu mát mẻ hoặc tốt hơn nên là mùa đông.

Giống chó này rất nhạy cảm với thời tiết, nên cần sống trong khu vực bóng râm, thoáng mát. Nuôi chúng trong nhà có trang bị điều hòa là một giải pháp rất đáng xem xét để tránh trình trạng sốc nhiệt cho các em Husky nhỏ.

Husky là giống chó sạch tự nhiên. Chúng có khả năng tự chải chuốt, và có ít mùi. Do đó, bạn chỉ cần tắm em ấy mỗi tháng một lần. Tắm nhiều sẽ khiến chúng bị rụng lông, xơ lông hoặc dễ mắc các bệnh về da. Tuy nhiên, bộ lông dày của Husky sẽ cần được chải thường xuyên.

Bạn nên chải lông cho chó mỗi tuần một lần, cũng nhân cơ hội này, bạn có thể kiểm tra tai và đánh răng cho chúng. Trong mùa rụng lông, việc chải lông hàng ngày sẽ giúp hạn chế lượng lông rụng trong nhà của bạn.

Chó Husky cần được giữ cơ thể luôn khô ráo, tránh để chó bị ẩm ướt, vì vậy bạn có thể sấy khô lông cho chó, thường xuyên cho em ấy phơi nắng nhẹ vào buổi sáng hoặc chiều tối để dưỡng lông và phòng tránh các bệnh về da và lông. Ngoài ra, các loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông tốt hơn cho chó Husky.

Những chú chó Husky luôn rất năng động và thường xuyên chạy nhảy. Vì vậy, bàn chân rất quan trọng đối với chúng. Tỉa những lông dài trên bàn chân và giữ cho móng chân của chúng luôn được cắt gọn gàng.

Chú ý, trong móng của loài chó luôn có mạch máu, vì vậy không nên cắt quá ngắn. Nếu bạn không có kinh nghiệm cắt tỉa móng cho chó, tốt nhất nên yêu cầu bác sĩ thú y làm điều đó, hoặc ít nhất là hướng dẫn cho bạn cách làm.

Bởi vì giống chó Husky Siberia thường có xu hướng mắc các bệnh về mắt vì vậy bạn đừng bỏ quên việc kiểm tra này ngay khi chúng còn nhỏ. Cụ thể, Husky thường được chuẩn đoán mắc các bệnh:

Đục thủy tinh thể;

Loạn dưỡng giác mạc, vẩn đục trên giác mạc mà con cái đặc biệt dễ mắc phải;

Bệnh teo võng mạc, tình trạng mắt chó dần thoái hóa cho đến khi bị mù.

Những bệnh này thường do di truyền. Vì vậy, hãy tìm hiểu tất cả mọi thứ về cha mẹ của chú chó con để xem chúng có khả năng xảy ra không.

Về cơ bản theo kinh nghiệm nuôi những em chó này ở thời điểm 2 tháng tuổi thì các bạn nên tuân thủ theo một số những nguyên tắc là cho chó con ăn 4 lần/1 ngày, ăn các bữa sáng, trưa, chiều, tối. Mỗi bữa cách nhau 4 đến 5 tiếng đồng hồ.

Thực đơn chất lượng mỗi ngày

Bữa sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa khoảng 15-30s;

Bữa trưa: ăn cơm. Có thể mua men tiêu hóa Biotic của người trộn vào thức ăn. 1 ngày 1 gói, 1 gói chia làm 2 lần ăn. Luôn phải có rau trong khẩu phần ăn của thú cưng. Nếu có thể bổ sung trái cây thì càng tốt;

Bữa chiều: ăn cơm như trên hoặc đầu gà đã được hầm thật mềm;

Bữa tối: thức ăn khô ngâm nước khoảng 15-30s.

Những lưu ý trong việc cho Husky ăn

Không ham rẻ mua thực phẩm khô chứa đầy chất phụ gia nhân tạo. Điều này rất quan trọng với chú chó đang lớn. Có thể mua nhãn hiệu nổi tiếng sau: Royal, ANF, Classic được nhiều người tin dùng.

Tránh cho Husky ăn nhiều chất béo, thịt mỡ, thực phẩm chưa qua chế biến chưa hay những đồ ôi thiu, để lâu ngày dễ khiến chó Husky bị các bệnh đường ruột. Việc chú chó ăn quá no hoặc quá đói sẽ dẫn đến tình trạng chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Đôi khi đối với những chú chó có bộ lông đẹp như Husky thì ta có thể cho chó ăn trứng vịt lộn bổ sung đạm, khoáng canxi và vitamin E. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các em cún nhỏ sau khi ăn trứng vịt lộn thấy ngon nên lần sau ăn cơm không có trứng là biến ăn, bỏ luôn cơm. Vì vậy, hãy để em ấy làm quen với thực đơn ở trên trước, sau đó mới bổ sung trứng theo tỷ lệ 1 tuần 1 trứng, và 1 tuần tối đa 3 trứng dành cho em trên 5 tháng tuổi.

Luôn đảm bảo cung cấp bữa ăn vào thời gian quy định và dọn bữa ăn đi khi chó ăn xong. Vệ sinh dụng cụ ăn uống của chó sạch sẽ.

Trong khi đó, nước uống cho chó cần phải có sẵn cho chúng tự uống khi chúng khát, nên thay nước thường xuyên 3 lần/ngày.

Với bản tính năng động, chó Husky luôn trong tình trạng dư năng lượng nên cần rất nhiều hoạt động. Vì vậy, chúng rất dễ chán nếu không có nhiệm vụ. Để giúp cho chú Husky vui vẻ, hạnh phúc, bạn sẽ cần đảm bảo nó được chạy nhảy, chơi đùa từ 30 đến 60 phút mỗi ngày. Nếu liên tục nhốt em ấy trong nhà, chúng sẽ không vui, có thể sủa liên tục và cắn xé đồ đạc.

Chăm sóc một em Husky nhỏ chưa bao giờ dễ dàng. Tuy nhiên khi nhìn em ấy ngày ngày vui vẻ, ngày ngày lớn lên chính là thành tựu đền đáp xứng đáng chuỗi ngày vất vả. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức và động lực để chăm sóc em cún ấy tốt hơn.

Chó Husky Ăn, Không Nên Gì, Thực Đơn Chuẩn Theo Từng Độ Tuổi

Chó Husky Sibir là loài chó có tầm ảnh hưởng “toàn cầu”. Chúng luôn dành được sự quan tâm đặc biệt của những người đam mê chó cảnh và tạo cảm hứng cho rất nhiều nghệ sĩ. Là giống chó kéo xe thuộc dòng Spitz, có nguồn gốc từ Đông Bắc Sibir, Nga.

Tuy chó Husky là một trong những loài thú cưng có kích thước lớn, được mệnh danh là loài chó Tuyết mạnh mẽ, nhưng tính cách hiền lành, đáng yêu và đặc biệt có khuôn mặt cực biểu cảm nên được rất nhiều người yêu mến. Nhiều người lầm tưởng loài chó này cần một khối lượng lớn thức ăn mỗi ngày. Vậy “Chó Husky ăn gì? Khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng như thế nào để chúng phát triển khoẻ mạnh? Duypets sẽ giải đáp ngay sau đây

Cách tính tuổi chó Husky để chọn chế độ ăn phù hợp

Để xác định được chế độ ăn phù hợp, trước tiên bạn cần hiểu rõ giai đoạn phát triển của chú chó cưng. Nếu chăm sóc em ấy ngay từ những ngày còn nhỏ thì bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn không nắm chắc thì có thể tính tuổi của chó một cách tương đối căn cứ trên những dấu hiệu về răng như sau:

Chó hoàn tất quá trình thay răng vào khoảng 7 – 8 tháng tuổi.

Những chú chó nhỏ hơn 4 tháng tuổi, do chưa thay răng nên sẽ có hàm răng khá đầy đủ, nhỏ, nhọn, màu trắng trong thì có thể chúng chưa thay răng

Những chú khoảng 1 – 2 năm tuổi sẽ có răng trắng trong, nhưng to và hơi bầu.

Răng vàng, xỉn hoặc một số nơi bị rụng,… là dấu hiệu của chú chó đã có tuổi.

Các yếu tố này chỉ mang tính tương đối, vì hình dáng, màu sắc và sức khỏe của răng phụ thuộc ít nhiều vào loại thức ăn, tình trạng vệ sinh răng miệng của chó.

Chó husky ăn gì – tỷ lệ dinh dưỡng trong từng khẩu phần

Tổ tiên của loài chó Husky là chó sói, vì vậy chúng khá thích ăn thịt. Trong khẩu phần ăn của chúng, bạn nên bổ sung nhiều protein động vật thì chúng sẽ mau lớn. Tỷ lệ thức ăn của loài chó Husky được phân chia dựa theo những giai đoạn khác nhau:

Đối với những dòng chó Husky 8 tháng tuổi bạn nên bổ sung theo công thức: 3% protein, 2% chất béo.

Đối với những dòng chó Husky từ 8-12 tháng tuổi: 2% protein, 1% chất béo.

Đối với những dòng chó Husky lông dài: 3% protein, 2% chất béo.

Khi chó Husky đang trong giai đoạn trưởng thành, có cơ bắp phát triển thì tỷ lệ là 4% protein, 3% chất béo.

Khi giúp cho tập thê dục, bạn nên bổ sung 2% protein, 1% chất béo.

Đối với protein và chất béo

Như đã nói ở trên, thịt là thức ăn chó Husky thích nhất. Thịt cũng là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào cho chúng. Vậy, lựa chọn thịt như thế nào cho đúng?

Thịt bò là tốt nhất vì có chứa nhiều protein nhưng lại ít chất béo. Đồng thời, bò chủ yếu ăn cỏ, ít ăn cám tăng trọng và các chất có GMO nên thịt bò đảm bảo sạch và an toàn. Cũng chính vì thế mà thịt bò có giá khá cao, không được hợp lý về mặt kinh tế. Bạn có thể thay thế thịt bò bằng thịt gà, vừa đảm bảo về kinh tế, lại vừa cung cấp đủ chất đạm.

Ngoài ra, thức ăn cho chó Husky cũng có thể lựa chọn thịt lợn. Khi chọn thịt lợn bạn cần phải lưu ý chọn thịt nạc, vì Husky rất ghét ăn thịt mỡ. Đồng thời, mỡ cũng không tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá của chúng.

Nội tạng cũng là món ăn thích thú của chó Husky. Nội tạng như: tim, gan, cật, phổi, lòng, mề, óc,… bổ sung dinh dưỡng khá tốt. Tuy nhiên, cũng không nên cho Husky ăn quá nhiều nội tạng. Một tuần ăn một lần là đủ.

Bên cạnh thịt và nội tạng, trứng cũng là nguồn cung cấp protein khá dồi dào. Đặc biệt, chó Husky thích ăn trứng lộn. Trứng lộn có khá nhiều chất béo, bạn chỉ nên cho chúng ăn 1 tuần tối đa 3 quả. Tránh gây béo phì và hiện tượng khó tiêu cho Husky.

Như đã nói ở trên, chó Husky ăn các thức ăn chứa protein và chất béo là chủ yếu. Tuy không thích ăn, nhưng khẩu phần ăn của chúng cũng không thể thiếu chất xơ. Bạn bắt buộc phải cung cấp chất xơ cho chúng. Nếu Husky không chịu ăn, bạn có thể trộn chung với thịt hay những thức ăn Husky thích ăn để chúng dễ ăn.

Nói về thức ăn chứa chất xơ, cà rốt là lựa chọn hàng đầu. Cà rốt chứa nhiều vitamin và dinh dưỡng có lợi, giúp chó Husky tăng cường sức đề kháng. Không những thế, cà rốt còn rất tốt cho hệ tiêu hoá, tránh cho chó Husky bị đi ngoài.

Không nên cho chó Husky ăn cà rốt sống. Bởi vì trong cà rốt có Caroten. Đây là loại chất có tính hoà tan trong mỡ. Nếu ăn cà rốt sống có thể bị tổn thất 90% lượng Caroten. Chính vì vậy, bạn nên chế biến cà rốt chín cho chó Husky. Bạn có thể cho cà rốt nấu nhừ cùng cháo và cổ gà là tốt nhất.

Tinh bột cũng cung cấp năng lượng và giúp hỗ trợ chức năng tiêu hoá khoẻ mạnh. Mặc dù chó Husky không thích ăn, nhưng thỉnh thoảng trong khẩu phần ăn của chúng, bạn nên thêm một trong các loại như: gạo lứt, gạo trắng, gạo lúa mì,… Với chó con, bạn nên nghiền nhuyễn rồi trộn đều với thịt hoặc nội tạng để chúng dễ ăn hơn. Bạn cố gắng giữ lượng tinh bột ở một tỷ lệ hợp lý và có thể điều chỉnh bất kỳ lúc nào nếu cần.

Ngoài ra, chó Husky rất thích ăn kem bởi vì chúng có nguồn gốc từ xứ lạnh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tìm đến các cửa hàng chuyên sản xuất và bán kem của chó. Một loại đồ ăn vặt đông lạnh dành cho chó Husky cũng như các chú chó khác.

Kem dành cho chó Husky được làm từ sữa chua thay vì phần lớn là kem. Chính vì vậy nó giúp cho chó Husky dễ tiêu hoá hơn. Kem cũng giúp cho Husky giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực.

Vitamin,chất xơ và khoáng chất

Rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin, chất xơ và khoáng chất rất quan trọng, giúp tăng đề kháng và giảm bệnh tật. Tuy nhiên chó Husky tất nhiên không thích ăn rau, do đó bạn cần thái nhỏ và trộn với các loại thức ăn yêu thích của chúng.

Khẩu phần ăn cho chó Husky

Từ 1 – 2 tháng tuổi: cho ăn cơm nhão trộn với thịt nạc và ăn loại thức ăn khô ngâm mềm với nước ấm khoảng 5′. Chia thành 4 – 5 bữa nhỏ trong ngày.

Từ 3 – 6 tháng tuổi: cho ăn thêm cơm với các loại thịt như thịt heo, bò, gà, bổ sung trứng gà, rau củ, thức ăn khô để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển chó. Chú ý không nên nấu quá nhuyễn hay quá loãng. Ở giai đoạn này nên tránh cho chó ăn các loại xương lớn vì sẽ gây nguy hiểm cho thú cưng.

Khi chó Husky từ 6 tháng tuổi trở đi: bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều canxi từ thịt, xương, nội tạng động vật, đạm, thức ăn khô dành cho chó lớn, các loại rau xanh, củ quả, trái cây như bí, bắp cải, rau cần, cà rốt, củ cải, dưa leo, các loại đậu hạt,…

Giai đoạn này nên cho chó gặm xương động vật, ăn thịt nguyên khối để rèn luyện cơ hàm cho chó. Tuy nhiên, lưu ý không nên cho chó ăn quá nhiều xương trong một ngày vì chó rất dễ bị táo bón.

Nếu muốn nuôi dưỡng một bộ lông đẹp cho chú chó Husky của mình thì mỗi tuần nên cho chó ăn 2 – 3 quả trứng gà hay trứng vịt lộn đã được luộc sơ qua.

Một vài lưu ý khi chế biến thức ăn tươi cho chó Husky

Nói không với đồ sống vì hệ tiêu hóa của chúng chưa thể thích nghi tốt với những thực phẩm nhiệt đới, vì vậy rất dễ nhiễm ký sinh.

Nên thay đổi món thường xuyên để tránh nhàm chán.

Husky không ăn đồ có mùi ôi thiu, chỉ cần hơi có mùi chúng sẽ không ăn.

Nếu thức ăn cần dọn đi ngay sau khi chó ăn xong thì nước uống cần phải để sẵn cho chúng có thể tự uống bất cứ lúc nào. Bạn cần phải thay nước 3 lần/ngày.

Tránh chó chó ăn nhiều tinh bột, chất béo, thịt mỡ, cá tanh hay những đồ ôi thiu dễ khiến chó husky bị các bệnh đường ruột.

Tình trạng quá no hoặc quá đói có thể khiến chó bị rối loạn tiêu hóa rất nguy hiểm.

Chú ý đến vệ sinh khi cho Husky ăn

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý thức uống cho chó Husky. Đối với thức uống thì đơn giản hơn. Bạn chỉ cần cho nước sạch vào một cái khay đảm bảo vệ sinh. Bạn cũng nhớ là vệ sinh khay uống nước của chúng thường xuyên. Nước uống bạn nên để sẵn ở nơi chúng sống, vì chó Husky hoạt động rất nhiều nên chúng uống nước khá thường xuyên.

Bên cạnh đó, bạn nên cho chó Husky ăn đúng thời gian quy định, đến bữa mới được ăn. Tránh cho Husky ăn một cách dồn dập, khiến chúng dễ đầy bụng và có thể bỏ ăn. Không nên cho chó Husky ăn một cách vô tổ chức về thời gian.

Sau khi chó Husky ăn mà có gì bất thường như: bỏ ăn, bụng chướng, tiêu chảy, … Bạn hãy gọi bác sĩ thú y đến khám cho chúng. Không nên tự ý điều trị ở nhà, vì có khi khiến chúng bệnh nặng hơn đấy.

Thức ăn chế biến sẵn cho chó Husky

Nếu bạn cảm thấy việc cân bằng tỷ lệ thành phần các chất dinh dưỡng khi chế biến thức ăn tươi cho chó Husky phức tạp và cần rất nhiều thời gian, bạn có thể chọn các loại thức ăn sẵn, được chế biến dành riêng cho giống thú cưng này.

Thức ăn sẵn cho chó Husky có hai loại chủ yếu là thức ăn khô dạng hạt và thức ăn ướt:

Thức ăn khô được dùng rất phổ biến, người nuôi chó Husky chủ yếu dùng loại này vì vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa sạch sẽ lại rất tiện lợi.

Thức ăn ướt ít được dùng hơn, chủ yếu dùng để đổi bữa cho chó. Thức ăn ướt khó bảo quản, sau khi mở nắp chỉ để được 1 – 3 ngày.

Những thức ăn trôi nổi, không có thương hiệu thường chứa rất nhiều chất độn không có giá trị dinh dưỡng. Có thể bạn vẫn thấy Husky vẫn ăn ngon lành bình thường nhưng không hấp thu được đủ dưỡng chất, dẫn dến gầy gò ốm yếu về lâu dài. Vì vậy, một số thương hiệu uy tín bạn cần quan tâm như Royal Canin, Morando (Miglior Cane), Fitmin,… để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.

Chắc hẳn, đối với các bạn đang muốn biết chó Husky ăn gì sẽ cảm thấy rất khó khăn khi xây dựng khẩu phần ăn cho loài chó này. Tuy nhiên, đây là loài chó ăn rất ít và khá dễ chịu đối với thức ăn, không kén ăn nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Hi vọng qua bài viết này bạn đã xây dựng được môt khẩu phần ăn hợp lý cho loài chó Husky này rồi!

Các câu hỏi thường gặp về chó Husky ăn gì Chó husky con 2 tháng tuổi thích ăn gì Chó husky biếng ăn không chịu ăn cơm, ăn cá, rau hay sữa chưa phải làm sao

Trong trường hợp này, nếu có thể thì bạn nên đưa bé husky của mình đến trực tiếp thú ý nha

Chó 2 Tháng Tuổi Có Tắm Được Không? Cách Tắm Cho Chó 2 Tháng Tuổi

Thời điểm tắm cho chó con rất quan trọng, nếu tắm quá sớm cơ thể chó con chưa thích nghi được với sự thay đổi của môi trường sẽ dẫn đến bị bệnh còn nếu không tắm thì có thể sẽ gây ra mùi khó chịu hơn nữa mắc các bệnh về da do ve chó, rận, bọ chét gây ra. Vậy thời điểm tắm cho chó con là khi nào? Chó 2 tháng tuổi có tắm được không? Cách tắm cho chó 2 tháng tuổi như thế nào? Bạn hãy đọc ngày bài viết sau đây.

Chó 2 tháng tuổi có tắm được không?

Chó là loại động vật được nuôi phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay, nuôi chó làm cảnh không chỉ phải quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng bệnh cho chó mà vấn đề tắm rửa vệ sinh cũng rất quan trọng. Nhất là hiện nay các gia đình đều sống trong những không gian khép kín như những căn chung cư, nếu không vệ sinh sạch có thể gây ra mùi hôi rất khó chịu.

Chó từ 2 tháng tuổi đã có thể tắm

Đối với chó con bắt đầu từ 2 tháng tuổi đã có thể tắm và vệ sinh cho chó, khi này chó con đã có sự thích nghi với môi trường sống khá tốt. Việc tắm cho chó con sớm không chỉ giúp chúng vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ mùi hôi, tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ cho chó ngay từ khi còn nhỏ.

Cách tắm cho chó 2 tháng tuổi

Trước khi tắm cho chó bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như khăn tắm, bàn chải lông nếu giống chó của bạn có bộ lông dài.

Nước tắm không quá nóng cũng không quá lạnh tránh trường hợp tắm nước lạnh khiến chó con bị cảm lạnh.

Khi đã chuẩn bị xong hãy bế chó vào chậu tắm và đóng cửa phòng tắm không để chó chạy ra ngoài, mức nước cũng chỉ nên vừa ngang người nếu không chúng sẽ cảm thấy sợ hãi. Làm ướt người và dùng dầu tắm chuyên dùng cho chó mèo cọ rửa, chải lông. Lưu ý bạn nên làm sạch những vùng da gấp, sau tai, kẽ móng sau đó dội sạch bọt dầu tắm.

Sau khi tắm xong dùng khăn lau khô và dùng máy sấy để sấy khô lông tránh chó bị nhiễm nước bị cảm lạnh.

Tắm cho chó là việc rất cần thiết và quan trọng khiến chó sạch sẽ và khỏe mạnh hơn mà bất kỳ người nuôi chó nào cũng phải làm. Hy vọng lời giải đáp cho câu hỏi chó 2 tháng tuổi có tắm được không? Cách tắm cho chó 2 tháng tuổi ở trên sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và vệ sinh cho cún cưng của mình.