Thức Ăn Của Chó Husky / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Chó Husky Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chó Husky. Chế Biến Thức Ăn Cho Husky

Có 2 loại thức ăn chính cho chó Husky là thức ăn tươi tự nấu, và thức ăn sẵn đóng gói hoặc đóng hộp. Theo thói quen nuôi chó ở Việt Nam thì thức ăn tươi phổ biến hơn. Tuy nhiên, cần phải biết rằng thức ăn ở nước ta rất khác so với thức ăn xứ lạnh, do đó nếu tự nấu thức ăn cho Husky, bạn cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề dinh dưỡng sau:

1. Tự Nấu Thức Ăn Tươi Cho Chó Husky

Theo thói quen nuôi chó ở Việt Nam thì đa phần sẽ cho chó Husky ăn cơm, cùng với ít thịt và rau. Tuy nhiên, đây là cách cho ăn cần đặc biệt tránh. Vì Husky là loài ăn thịt, tất cả các giống chó đều là loài ăn thịt, hệ tiêu hóa của chúng chỉ tiêu hóa tốt protein từ thịt, do đó, phần lớn tinh cơm và rau bạn cho ăn sẽ là vô nghĩa.

Điều này giải thích câu hỏi của một số bạn gửi tới Thú Kiểng: tại sao nhiều chú chó Husky ăn rất nhiều nhưng vẫn gầy xơ xác, hay là tiêu hóa của chúng có vấn đề? Hay bé husky rất kén ăn, chỉ lọc thịt ăn mà không chịu ăn cơm, ăn rau. Thực tế Husky chẳng kén ăn, hệ tiêu hóa cũng chẳng có vấn đề gì hết, chỉ có cách cho ăn của chính chúng ta mới có vấn đề.

Theo kinh nghiệm thực tế từ việc nuôi hàng trăm bé Husky, Thú Kiểng tự kết luận công thức cho ăn như sau:

Đạm động vật, tức thịt, trứng, nội tạng,… phải chiếm tối thiểu 60 – 70% khẩu phần ăn của chó Husky mới đảm bảo đủ năng lượng và phát triển cơ bắp. Một số bé Husky vẫn ăn cơm ngon lành dù ít thịt, nhưng chúng dễ bị béo phì, cơ bắp thiếu săn chắc.

Cơm và các loại rau củ chỉ chiếm thứ yếu, gọi là bổ sung thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tất cả các loại rau củ nên xắt nhỏ, trộn đều với thức ăn thì bé mới ăn hết.

Thành phần đặc biệt quan trọng cần bổ sung nếu bạn tự nấu thức ăn cho Husky là CANXI. Thức ăn tự nấu thường bị thiếu canxi. Để bổ sung bạn có thể cho uống thêm sữa, ăn phomai, trứng lộn, hoặc cho ăn thêm bánh canxi. Không nên cho gặm xương, nếu có cho thì chỉ nên cho gặm xương ống lớn để tránh rách ruột. Thú Kiểng thì không bao giờ cho gặm xương, vì lượng canxi gặm chẳng được bao nhiêu mà nguy cơ học, rách ruột rất cao.

Việc chế biến thức ăn tươi cho chó Husky nói chung khá phức tạp và mất thời gian, trong khi lại khó đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết. Do đó, đa số người nuôi chọn các loại thức ăn sẵn, được chế biến dành riêng cho chó Husky.

So với thức ăn tươi thì thức ăn sẵn có nhiều ưu điểm: hợp khẩu vị của chó, rất tiện lợi, bạn không phải chế biến gì thêm, rất sạch sẽ và quan trọng nhất là đảm bảo tất cả các loại dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn sẵn cho chó Husky có hai loại chủ yếu là thức ăn khô dạng hạt khô và thức ăn ướt:

Thức ăn khô được dùng rất phổ biến, người nuôi chó Husky chủ yếu dùng loại này vì vừa đầy đủ dinh dưỡng, vừa sạch sẽ lại rất tiện lợi.

Thức ăn ướt ít được dùng hơn, chủ yếu dùng để đổi bữa cho đỡ nhàm chán. Thức ăn ướt khó bảo quản, sau khi mở nắp chỉ để được 1 – 3 ngày.

Bạn nên chọn các thương hiệu thức ăn cho Husky uy tín như Royal Canin, Morando (Miglior Cane), Fitmin,… để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Các loại thức ăn của các thương hiệu lớn đều được nghiên cứu kỹ để phù hợp với khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của chó.

Tránh tuyệt đối những thức ăn trôi nổi, không có thương hiệu, hoặc nhái thương hiệu bán ở vệ đường. Những loại này thường chứa rất nhiều chất độn không có giá trị dinh dưỡng. Những thức ăn này Husky vẫn đảm bảo khẩu vị nhưng ít giá trị dinh dưỡng, dẫn dến bé Husky bị gầy gò ốm yếu về lâu dài.

II. Nên Cho Husky Ăn Như Thế Nào?

1. Khối Lượng Thức Ăn Hàng Ngày

Tùy vào khối lượng của từng bé Husky mà khối lượng thức ăn hàng ngày cũng khác nhau. Kinh nghiệm thực tế của Thú Kiểng cho thấy, mỗi ngày một bé Husky sẽ cần lượng thức ăn bằng khoảng 2.5% – 3% khối lượng cơ thể. Giả sử một bé Husky nặng 10kg, thì khối lượng thức ăn mỗi ngày sẽ dao động khoảng 0.25 – 0.3kg.

Từ 2 – 4 tháng tuổi, Husky cần lượng thức ăn bằng 3% khối lượng cơ thể.

Từ 4 – 8 tháng tuổi cần khoảng 2.8%

Trên 8 tháng tuổi cần 2.5 – 2.8% tùy theo mức độ vận động.

Tất nhiên bạn không cần cân đo đong đếm chính xác từ chút một đâu, chỉ cần áng chừng gần đúng là được.

Số bữa ăn mỗi ngày của chó Husky cũng cần được chia theo độ tuổi. Bởi ở mỗi giai đoạn khác nhau, cơ thể của Husky sẽ có khả năng tích trữ năng lượng khác nhau. Bạn có thể chia số bữa theo độ tuổi như sau.

Khoảng từ 40 ngày tuổi tới 60 ngày tuổi, lúc này bé đã cai sữa hoàn toàn, bạn nên chia thành 5 bữa mỗi ngày. 3 bữa chính sáng trưa tối và 2 bữa phụ lúc nửa buổi sáng chiều.

Từ 2 tháng – 6 tháng tuổi, Husky đã có khả năng tích trữ năng lượng nhiều hơn, bạn có thể cắt 2 bữa phụ. Tức chỉ còn 3 bữa mỗi ngày.

Từ 6 tháng tuổi trở đi, hệ tiêu hóa của Husky cơ bản đã phát triển hoàn thiện. Lúc này nếu quá bận rộn, bạn có thể cho ăn 2 bữa sáng tối. Nhưng nếu có thể thì vẫn nên cho ăn đủ 3 bữa là tốt nhất.

3. Cách Cho Husky Ăn

Từ khi được 35 ngày tuổi, các bé Husky tại Thú Kiểng đã được rèn kỷ luật “ăn đúng bữa”. Mỗi khi cho ăn là sẽ ăn lấy ăn để, không có chuyện cho ăn thì cứ dửng dưng, chơi chán chê, đến khi hết giờ ăn thì lại đòi ăn. Vậy có thể rèn như nào?

Đơn giản lắm, mỗi khi đến bữa, bạn chỉ để thức ăn khoảng 20 – 30 phút rồi cất đi, chúng ăn hay không cũng kệ. Kể cả khi chúng bỏ ăn, đói bụng kêu gào ầm ĩ bạn cũng mặc kệ. Đến bữa tiếp theo mới cho ăn. Chỉ cần vài lần chúng nó sẽ tự hiểu nếu không ăn thì sẽ bị đói, và đến bữa sẽ phải ăn. Quan trọng nhất là bạn phải “sắt đá” lên, không được thấy chúng kêu gào khổ thân quá lại mủi lòng cho ăn vài miếng.

⁉ Nếu Bạn Cần Tư Vấn Thêm Về Thức Ăn Cho Husky

Cho Husky ăn không quá khó đâu, bạn chỉ cần làm theo các hướng dẫn trên là bé sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần tư vấn thêm kinh nghiệm, hoặc khẩu phần ăn chi tiết, bạn có thể liên hệ với chuyên gia chăm sóc chó Husky – Alaska – Samoyed của Thú Kiểng theo số bên dưới để được tư vấn đầy đủ nhất.

Hoặc nếu bạn đang muốn tìm một bé Husky khỏe mạnh, đã được rèn “kỷ luật ăn uống”, mời bạn tham khảo các đàn cún Husky con 2 tháng tuổi đang xuất chuồng tại Thú Kiểng ngay bên dưới.

Chó Có Thể Ăn Thức Ăn Của Mèo Không?

Thức ăn cho mèo có hàm lượng protein từ thịt cao hơn nhiều so với thức ăn cho chó. Đây có thể là lý do tại sao thức ăn cho mèo rất hấp dẫn đối với chó, vì mùi thịt và hương vị rất mạnh. Tuy nhiên, nếu chỉ vì chó thèm ăn thì không có nghĩa là chúng nên ăn nó.

Trừ khi bác sĩ thú y của bạn đề nghị khác, thì thức ăn tốt nhất cho chó của bạn là thức ăn chỉ dành cho chó, không phải thức ăn cho mèo.

Biến chứng khi cho chó ăn thức ăn của mèo

Nếu chó cưng của bạn ăn nhiều thức ăn cho mèo một cách thường xuyên, hoặc nếu bạn đang cho chó ăn thức ăn cho mèo thay vì thức ăn dành cho chó, các biến chứng có thể xảy ra, vì nó không có sự cân bằng chính xác về protein, chất xơ và tất cả những chất dinh dưỡng chó cần để giữ sức khỏe.

Chó chắc chắn có thể sống sót nhờ thức ăn của mèo trong một thời điểm khó khăn, nhưng sự mất cân bằng chất dinh dưỡng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì và viêm tụy. Viêm tụy đòi hỏi phải chăm sóc thú y ngay lập tức. Các triệu chứng bao gồm đau bụng và lưng gù, thờ ơ và yếu ớt, mất cảm giác ngon miệng, nôn mửa và tiêu chảy, bụng phình to và sốt. Ngay cả khi chó của bạn ăn thức ăn cho mèo và không có ảnh hưởng xấu rõ ràng, nồng độ protein cao có thể gây khó khăn cho gan và thận của chúng.

Chó của tôi đã ăn đồ ăn dành cho mèo – Tôi phải làm gì?

Chó luôn tìm cách ăn thức ăn của mèo mọi lúc. Một số ăn ké từ bát mèo, một số khác ăn từ túi/hộp đựng đồ ăn. Ăn thức ăn cho mèo đôi khi có thể dẫn đến nôn mửa và tiêu chảy, nhưng điều này có thể thay đổi. Nếu chó của bạn có dấu hiệu khó chịu đường ruột sau khi ăn thức ăn của mèo, hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y.

Nếu chó của bạn thường xuyên lần mò tới thức ăn của mèo, tốt nhất là bạn nên thay đổi chỗ và cách bạn cho mèo ăn.

Theo nguyên tắc chung, cố gắng ngăn chó của bạn tiếp cận được với thức ăn của mèo và luôn để bát thức ăn của mèo ngoài tầm với của chó. Như mọi khi, hãy chú ý đến phản ứng của chó khi bạn cho chúng ăn thứ gì đó mới và hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về bất kỳ mối quan tâm nào bạn có thể có.

Mèo có thể ăn thức ăn cho chó không?

Nếu bạn là một người yêu chó và cũng yêu mèo, và khi bạn nuôi cả 2 trong cùng 1 nhà thì có một điều nữa bạn cần biết. Giống như việc nguy hiểm khi bạn chỉ cho chó ăn thức ăn của mèo, mèo không thể chỉ sống bằng thức ăn cho chó. Thức ăn cho chó thiếu vitamin A và taurine, hai chất dinh dưỡng rất cần thiết để mèo có cơ thể khỏe mạnh. Thức ăn cho chó cũng bị thiếu axit arachidonic và thiếu đủ lượng protein-thịt mà mèo cần.

Cho thú cưng của bạn ăn một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng thích hợp là một trong những điều quan trọng nhất để giúp giữ cho thú cưng có sức khỏe tốt.

Nguồn: Mon’s Pet

https://www.diigo.com/profile/monspet https://medium.com/@monspet.com https://monspet-com.tumblr.com/

Chó Có Thể Ăn Thức Ăn Hạt Cho Mèo Không? Mèo Có Thể Ăn Thức Ăn Hạt Của Chó Không?

1. Điểm khác biệt trong thức ăn hạt của chó và mèo

Không cần có hiểu biết quá nhiều, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy nhu cầu dinh dưỡng của cả chó và mèo đều không giống nhau. Mèo là động vật thuần ăn thịt mặc dù chúng ăn không nhiều như chó. Còn chó lại là động vật ăn tạp, chúng có thể ăn được hầu hết thức ăn giống như con người từ rau, củ đến thịt cá, xúc xích, thậm chí chúng còn có thể ăn kem nữa.

2. Khi chó ăn thức ăn hạt của mèo

2.1. Chó ăn phải thức ăn hạt của mèo sẽ gây nguy hiểm như thế nào?

Chó tuy rất khoái thức ăn của mèo vì thức ăn này có hàm lượng dinh dưỡng cao và chúng có vẻ thơm ngon hơn. Tuy nhiên, chủ cần phải kiên định hơn và không được để chúng ăn thức ăn của nhau bởi vì thức ăn của mèo sẽ gây nguy hiểm rất nhiều cho chó. Khi chúng nạp hàm lượng dinh dưỡng không cần bằng giữa chất xơ, đạm, béo từ thức ăn hạt của mèo sẽ gây những vấn đề về đường tiêu hóa, tăng cân mất kiểm soát, nguy hiểm hơn là viêm tụy.

Khi chó bị viêm tụy, chủ cần phát hiện kịp thời dựa trên những dấu hiệu như: gù lưng, đau bụng, chán ăn, cơ thể yếu ớt, nôn mửa, tiêu chảy, chướng bụng, phát sốt… Khi đó cần nhanh chóng đưa chó đi gặp bác sĩ thú y để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh tình trạng nặng hơn. Đồng thời hãy dừng cho chó ăn thức ăn của mèo và động vật khác.

Chỉ cho chó ăn thức ăn riêng của chúng

2.2. Làm gì khi chó ăn nhầm thức ăn của mèo?

Nếu bạn không cố tình cho chó ăn thức ăn của mèo nhưng bạn tình cờ phát hiện chúng ăn thức ăn hạt của mèo thì hãy nhanh chóng cất thức ăn đó ở nơi chó không thể với tới. Bạn biết đấy, mèo có thể leo trèo còn chó thì không. Hãy bảo quản các túi thức ăn dự trữ ở nơi chó không thể đến được để tránh tình trạng chúng nghịch ngợm và cắn rách túi đựng.

2.3. Chó thường ăn thức ăn gì?

Hiện nay có rất nhiều loại thức ăn hạt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và tiện lợi cho chó như Pedigree, Royal Canin, các loại thức ăn hạt hỗn hợp khác…

Những thực phẩm tươi mà chó có thể ăn bao gồm:

Thức ăn hàng ngày nên có: Tôm, khoai tây, nấm, cơm, thịt gà, gà tây, dừa, táo, bột yến mạch, đậu xanh, ngô, ngũ cốc, bánh mì, dưa hấu, bỏng ngô, cá, trứng, thịt heo, cà rốt.

Thức ăn hàng tuần (có kiểm soát): Cần tây, chuối, xoài, dâu tây, bông cải xanh, phô mai, hạnh nhân, hạt điều, dứa, cà chua.

Thức ăn mà chó không nên ăn: Bánh ngọt, kẹo, đồ uống có cồn, cafe, cacao, sô cô la, hành tỏi, hành tây, nho, bột mì, bột nở, hạt mắc ca, hoa quả chưa bỏ hạt, cam quýt bưởi, bơ, bim bim, khoai tây chiên, thịt xông khói, thịt muối.

3. Khi mèo ăn thức ăn hạt của chó

3.1. Mèo ăn phải thức ăn hạt của chó thì sẽ gây nguy hiểm như thế nào?

Tương tự vậy, chó cũng có thể tự tổng hợp amino acid (Taurine) trong khi đó mèo lại không thể. Khi thiếu thành phần này, mèo có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch.

Như đã đề cập ở phần đầu, thức ăn của mèo chứa hàm lượng đạm cao hơn rất nhiều so với thức ăn của chó. Nếu thiếu chất đạm qua thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của mèo.

3.2. Làm gì khi mèo ăn nhầm thức ăn của chó?

Chó và mèo thường khá gần gũi với nhau khi được nuôi cùng một nhà, do đó việc chúng ăn phải thức ăn của nhau không phải là chuyện hiếm. Để đề phòng mèo ăn phải thức ăn hạt của chó, bạn hãy đặt khay thức ăn của chó vào lồng và chốt then lại. Chỉ khi nào đến giờ ăn của chó thì hãy mở cửa cho chúng và ăn.

Hãy cho mèo ăn thức ăn dành riêng cho mèo

3.3. Mèo nên ăn thức ăn gì?

Những loại thức ăn hạt tốt cho mèo có thể kể đến như: Royal Canin, Whiskas, Cat eye, Home cat, các loại thức ăn hỗn hợp khác.

Ngoài ra, các sen hãy bổ sung thêm những loại thức ăn tươi giàu dinh dưỡng khác cho mèo như: thịt lợn nạc, thịt gà, thịt bò, thịt vịt, thịt cừu, trứng, tim, gan, phổi, óc, cật, bầu dục, cá, tôm, rau xanh, hoa quả, măng tây, bông cải xanh, bí đỏ, cà rốt, đậu xanh, dầu cá, bánh mì… được nấu chín

Bạn cũng cần chú ý tránh cho mèo ăn những loại thức ăn sau: Sô cô la, thức uống có cồn, cafe, trà, hạt đậu, thức ăn và đồ uống có chứa tinh dầu chanh, nho, bơ sữa, kem, bánh kẹo nhiều đường, hành, tỏi, hẹ, rau thơm, nấm, bột mì, trứng, thịt cá sống, mỡ, thức ăn dành riêng cho chó…

Danh Sách Các Loại Thức Ăn Cho Chó Husky Lớn Nhanh Và Đẹp “Mã”

+ Chó Husky màu trắng tuyết siêu hiếm trong bảng màu lông

+ Sự thật chó Husky đẹp nhất Thế giới – đúng hay sai?

Sự phát triển của cơ bắp tạo nên hình thể đẹp, cân đối và rắn chắc cho Husky. Vì thế, muốn “em nó” có ngoại hình như ý, bạn nên chú ý đặc biệt đến thức ăn cho chó Husky. Các loại thức ăn được sử dụng cần tập trung phát triển cơ bắp của Husky. Đồng thời, chế độ ăn phải đảm bảo cân đối để cho Husky phát triển toàn diện và tốt nhất cho sức khỏe.

Protein là nhóm thực phẩm hàng đầu cần bổ sung mỗi ngày cho Husky để tăng cường cơ bắp và độ săn chắc cho hình thể của khuyển cảnh. Vì thế, các loại thịt nên xuất hiện trong các bữa ăn trong ngày.

Đây là loại thịt giàu protein nhất, Husky chỉ cần ăn một lượng nhỏ cũng có thể đủ cung cấp hàm lượng protein cần thiết. Thịt bò được xem là loại có tác dụng tăng cường cơ bắp hữu hiệu nhất cho Husky.

Mặt khác, thịt bò chứa ít mỡ hơn các loại thịt khác, tỷ lệ mỡ lẫn trong thịt bò rất thấp nên tốt nhất cho sự săn chắc cơ của Husky.

Nếu thịt bò vượt quá khả năng về kinh tế của bạn thì thịt gà là giải pháp thay thế tuyệt vời. Thịt gà cũng ít mỡ và có hàm lượng protein tương đối cao.

Nếu bạn không có điều kiện cho Husky ăn thịt bò hàng ngày thì có thể đổi bữa bằng thịt gà hoặc tăng cường thịt gà là thực phẩm chính trong các bữa ăn.

Hãy ưu tiên cho thịt gà ở các phần đùi và lườn vì các vị trí này ít lẫn mỡ trong thịt. Husky cũng rất thích các phần thịt này nên chúng sẽ thích thú với bữa ăn của mình.

Hàm lượng protein có trong thịt lợn cũng không nhỏ. Bạn có thể kết hợp cho Husky ăn thịt lợn trong các bữa để đổi món, giúp khuyển cảnh cảm thấy ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, nếu cho Husky ăn thịt lợn, bạn nên chú ý sử dụng các phần thịt bắp, vai – là các vị trí ít lẫn mỡ. Bởi vì, chất béo cần thiết cho cơ thể Husky nhưng nếu dung nạp quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của vật nuôi. Hơn nữa, Husky cũng không thật sự thích ăn thịt mỡ.

Loại thức ăn này rất giàu protein, nên bạn có thể đổi bữa cho Husky. Tuy nhiên, bởi vì lượng protein quá lớn nên bạn cần chú ý cho Husky ăn lượng vừa phải. Tốt nhất chỉ nên cho Husky ăn mỗi tuần 1 lần.

Đây là món ăn có chứa nhiều protein, đặc biệt là trứng lộn. Vì thế, bạn cũng có thể cho Husky ăn thêm trứng, nếu là trứng lộn thì nên hạn chế, chỉ cần 3 lần/tuần. Bởi vì, trong trứng lộn có nhiều chất béo và gây khó tiêu cho Husky.

Đây là nhóm thực phẩm mà Husky không thật sự yêu thích nhưng bạn vẫn cần bổ sung cho Husky hàng ngày. Mục đích là nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ tiêu hóa cho Husky. Vì thế, các loại rau sau đây nên được sử dụng:

– Cà rốt rất giàu vitamin A và dưỡng chất tốt cho Husky, đặc biệt là đối với mắt.

– Rau các loại là nguồn bổ sung khoáng chất dồi dào cho Husky. Tốt nhất là rau chân vịt, rau cải mầm xanh, rau xà lách,…

Tinh bột là nhóm thực phẩm không thể thiếu đối với Husky, giúp cung cấp đủ năng lượng cho vật nuôi. Bạn có thể cho Husky ăn gạo lứt, gạo lúa mì, gạo trắng,…

Khi cho ăn bạn chế trộn chung với các thức ăn khác để Husky ăn đều các loại thực phẩm tránh bị sót lại cơm trong phần ăn.

Khẩu phần ăn theo độ tuổi của Husky

Việc chó Husky ăn nên theo khẩu phần phù hợp với độ tuổi của từng bé. Cụ thể như sau:

Lúc này số bữa ăn của Husky nên giảm từ 4 xuống còn 3 bữa ăn/ngày. Lượng thức ăn có thể tăng lên đôi chút so với trước hoặc tùy thuộc vào sức ăn của Husky.

Husky ở độ tuổi trưởng thành chỉ cần duy trì 2 bữa ăn/ngày với lượng thức ăn/bữa lớn hơn, nhưng không nên làm Husky quá no.

Mỗi bé Husky có sức ăn khác nhau, kích cỡ cũng khác nhau và thay đổi theo mùa nên việc chó Husky ăn gì nên cân nhắc sao cho phù hợp nhất, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự săn chắc của hình thể Husky.