Thức Ăn Cho Chó Cảnh Con / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Dhrhm.edu.vn

Thức Ăn Cho Cá Cảnh Có Những Loại Nào? Cho Cá Cảnh Ăn Đúng Cách

Bạn đang muốn tìm hiểu những kinh nghiệm cần thiết trước khi nuôi cá cảnh? Dù rất thích nhưng bạn vẫn còn khá mù mờ, chưa nắm rõ về việc lựa chọn thức ăn cho cá cảnh sao cho phù hợp. Hoặc đơn giản hơn là môi trường nào thích hợp nhất đối với loại cá bạn sắp nuôi? Có thể bạn sẽ tìm được đầy đủ câu trả lời qua những chia sẻ của chúng tôi sau đây.

Các loại thức ăn phổ biến cho cá cảnh Thức ăn thực vật

Thức ăn thực vật ở đây là các loại rong rêu, rễ cây, cỏ, bèo,… Các loại thực vật này đều mang tới cho cá nguồn dinh dưỡng không nhỏ. Hầu như loài cá nào cũng ăn loại thức ăn này dù ít hay nhiều. Vì thế, khi nuôi cá cảnh, bạn có thể thả vào bể một số loại rau sạch như rau muống, xà lách hay các loại cỏ giúp cá thay đổi khẩu vị và bổ sung vitamin.

Thức ăn động vật

Thức ăn động vật cho cá cảnh phong phú hơn, từ các loài giáp xác, nhuyễn thể, động vật không xương sống cho đến các loài cá nhỏ.

Cũng tương tự như giun đất nhưng loài trùng chỉ lại tiêu thụ các loại hữu cơ thối rữa trong bùn đất và xác động vật. Chính vì thế mà giun chỉ chứa rất nhiều chất đạm và có lợi cho sự phát triển của cá. Lưu ý chỉ cho cá cảnh ăn trùng chỉ vào buổi sáng với số lượng vừa phải, tránh làm đục nước.

Thức ăn tổng hợp

Đây là loại thức ăn chế biến sẵn để thay thế cho thức ăn tươi. Thức ăn tổng hợp vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cho cá phát triển tốt nhất. Thức ăn tổng hợp thường chia thành 2 dạng:

Cám dành cho gia súc chính là thức ăn khoái khẩu của các loài cá chép, cá vàng,.. Trong cám thường có sẵn bột gạo, ngô, vỏ sò, bột cá nên rất tốt cho cá cảnh.

Thức ăn dạng viên, thức ăn đông lạnh chế biến và bán sẵn trên thị trường, sản xuất riêng cho nhiều loài cá khác nhau. Các sản phẩm này đều chứa đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của cá cảnh.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cá cảnh

Sau khi nắm được các loại thức ăn phù hợp cho cá, bạn cần biết cách cho cá ăn và một vài lưu ý sau đây:

Cách cho cá cảnh ăn

Loài cá nói chung có bản tính ăn tạp, vì thế khi gặp mồi chúng sẽ đớp no nê mới thôi. Nếu cho quá nhiều thức ăn sẽ khiến bể nhanh đục nước. Cho nên cần cho cá ăn theo bữa với lượng khẩu phần ăn nhất định.

Nên cho cá ăn tập trung ở một góc bể cá, tránh rải thức ăn vương vãi khắp nơi làm nước đục và cá mất nhiều thời gian ăn hơn. Kể cá thức ăn có thừa thì bạn chỉ cần dùng ống xi phông rút ra tiện lợi hơn rất nhiều.

Trong khi cho cá ăn, bạn cũng nên theo dõi xem thói quen ăn uống của chúng thế nào, có thích thú hay không. Từ đó có thể lựa chọn loại thức ăn mà chúng ưa thích, giúp cá phát triển khoẻ mạnh.

Lưu ý

Cá cảnh sống trong môi trường thuận lợi và được cho ăn đầy đủ sẽ lớn nhanh, khoẻ mạnh và màu sắc cũng bắt mắt hơn. Nếu cá không được ăn đầy đủ sẽ yếu, chậm chạp và dễ mắc bệnh. Không những thế, nhiều loại cá còn bị biến dạng về hình dáng do chủ nhân chăm sóc không tốt.

Thức ăn động vật rất tốt cho cá nhưng không vì thế mà chúng ta kiếm mồi dạng này ở những ao hồ tự nhiên mất vệ sinh, nhiều cá sinh sống vì có thể lây bệnh vào bể cá cảnh. Nếu vẫn muốn tẩm bổ và thay đổi khẩu vị cho cá thì phải ngâm, lọc thật kỹ càng để đảm bảo vệ sinh.

Chó Cảnh Ăn Gì? Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Cho Chó Cảnh Ở Vn

Bạn vẫn được nghe mọi người nói “các giống chó cảnh Tây rất kén ăn, chỉ ăn các loại thực phẩm thượng hạng, đắt tiền, ăn sướng hơn cả người, bla…bla…”. Những lời “chia sẻ” này khiến cho những người lần đầu nuôi cún cưng không khỏi hoang mang. Trên thực tế điều này không hoàn toàn đúng, hầu hết các giống chó cảnh không tốn quá nhiều chi phí ăn uống, không cần ăn “gan zời trứng trâu” hay “sơn hào hải vị”, quan trọng là phải cung cấp đủ dinh dưỡng cho các em phát triển. Vậy bạn nên cho chó cảnh ăn gì? Bài viết này sẽ chia sẻ chế độ dinh dưỡng hợp lý và thức ăn cho chó cảnh ở Việt Nam.

Chó cảnh và chó nhà, với tổ tiên là chó sói, là loài ăn thịt. Hệ tiêu hóa của chúng thích nghi với việc tiêu hóa chủ yếu thức ăn là protein và chất béo. Dù đã được thuần hóa và sống cùng con người hàng chục nghìn năm, chó nhà đã thích nghi với việc ăn rau củ quả và tinh bột nhưng chế độ dinh dưỡng của chó vẫn phải chứa lượng lớn 2 chất dinh dưỡng này. Tùy vào từng giống chó và mức độ hoạt động mà tỉ lệ protein và chất béo trong thức ăn hàng ngày sẽ khác nhau. Tỉ lệ protein dao động từ 20 – 30% khối lượng, chất béo từ 10 – 16% khối lượng. Khối lượng còn lại chủ yếu là tinh bôt, vitamin và chất xơ, một ít khoáng chất và các thực phẩm bổ sung khác.

Thông thường, những em cún ít tuổi sẽ cần tỉ lệ protein và chất béo cao hơn, tương tự những chú chó càng hoạt động nhiều, có cơ bắp càng phát triển thì càng cần tỉ lệ protein lớn hơn. Một trường hợp khác là những giống chó lông dài và dày sẽ cần lượng protein và chất béo cao hơn các giống chó lông ngắn, dù có thể chúng hoạt động rất ít. Nguyên nhân là do bộ lông cần rất nhiều protein để phát triển đầy đủ (lông cấu tạo từ protein), còn chất béo sẽ giúp lông bóng và mượt.

Cún dưới 8 tháng tuổi, + 3% protein và 2% béo. 8 – 12 tháng, +2% protein và +1% béo.

Chó lông dài, + 3% protein và 2% béo.

Chó tập thể dục nhiều và có cơ bắp phát triển, + 4% protein và 3% béo. Tập thể dục bình thường (đi dạo tầm nửa tiếng / ngày) + 2% protein và 1% béo.

Có vẻ hơi phức tạp, Mình sẽ lấy ví dụ 1 em phốc sóc (lông dài), 4 tháng tuổi, chơi đùa và tập thể dục bình thường thì se cần tỉ lệ protein là 20% (tối thiểu) + 3% (dưới 8 tháng) + 3% (lông dài) + 2% (tập thể dục bình thường) = 28% khối lượng protein trong tổng khối lượng thức ăn hàng ngày. Tương tự với chất béo, em phốc sóc này sẽ cần 15% khối lượng là chất béo. Tỉ lệ trên là tham chiếu chuẩn, tuy không cần phải đúng hoàn toàn nhưng nên đảm bảo dinh dưỡng xoay quanh con số này để đảm bảo sự phát triển tốt nhất.

Chó cảnh ăn gì? Thức ăn cho chó cảnh

Chó cảnh không cần ăn các loại thức ăn thưởng hạng, chỉ cần đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày cho các bé.

Protein và chất béo

Như đã phân tích ở trên, quan trọng nhất là Protein và chất béo. 2 chất này được cân bằng tự nhiên theo tỉ lện trên trong thịt và nội tạng động vật. Thịt thì tốt nhất là thịt bò, tiếp đến là thịt gà, cá (cá biển là tốt nhất), thịt lợn (nạc). Nội tạng thì có thể dùng gan, phổi, lòng phèo, sang hơn thì tim, bầu dục, óc. Cũng có thể cho ăn trứng thường và trứng vịt lộn, tuy nhiên trứng thường ít chất béo hơn yêu cầu nên bạn phải cho ăn bổ sung thêm chút mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật, trộn đều khi cho ăn.

Tránh cho ăn các loại thịt, trứng hoặc nội tạng chiên hoặc xào quá nhiều dầu mỡ vì cún sẽ dễ bị đi ngoài. Các loại thịt cũng nên được nấu chín hoặc ít nhất là trụng qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh. Hầu hết chó đều thích ăn thịt sống nhưng bạn cũng biết rõ là thịt mua ngoài chợ ở VN cũng không được đảm bảo vệ sinh, nên cứ nấu lên cho an toàn.

Chất xơ, tinh bột (carbonhydrate) và vitamin

Những chất này có trong rau củ quả, cơm, bánh. Các giống chó thường không thích ăn những thứ này, trừ khi chúng quá đói hoặc được tập ăn quen từ khi bắt đầu ăn dặm. Bạn nên thái nhỏ (hoặc xay nhuyễn nếu là cún con), trộn đều với thịt, trứng hoặc nội tạng để chúng phải ăn hết.

Ngoài ra, một số giống chó tuyết như Alaska, Samoyed, Husky,… rất thích ăn kem (xuất phát từ thói quen ăn tuyết của chúng ở xứ lạnh). Đây vừa là cách cung cấp thêm carbonhydrate, vừa là cách để giải nhiệt trong những ngày hè nóng bức ở Việt Nam.

Thức ăn sẵn cho chó

Thức ăn sẵn chỉ nên cho ăn chống chay thôi, còn nếu có thời gian bạn vẫn nên tự nấu để đảm bảo dinh dưỡng nhất, cũng là cách để tăng thêm sự gắn bó với em cún của mình. Nếu bận quá thì có thể cho ăn xen kẽ hàng ngày, 2 bữa thức ăn sẵn và 1 bữa tự nấu.

Khối lượng thứ ăn hàng ngày và cách cho ăn

Khối lượng thức ăn hàng ngày cho mỗi chú chó dao dộng từ 2.8 – 4% khối lượng cơ thể của chúng. Những chú cún con dưới 8 tháng sẽ cần từ 3.3 – 3.5%, chó 8 – 12 tháng sẽ cần 3 – 3.3%. Những chú chó đã già và ít hoạt động thì chỉ cần 2.8 – 3.1%.

Những chú chó có cơ bắp phát triển và thường xuyên tập luyện nặng, tiêu biểu nhất là Pitbull, Bully, Rottweiler, Doberman, Becgie, Phốc Hươu, Lạp Xưởng, Alaska, Husky, Samoyed,… thì sẽ cần khối lượng thức ăn bằng 3.7 – 4% khối lượng cơ thể, để đảm bảo năng lượng hoạt động và sự phát triển cơ bắp.

Ví dụ, một chú chó Pitbull nặng 10 cân, đang trong độ tuổi sung sức, phát triển nhanh (khoảng 5 – 8 tháng), tập luyện thường xuyên (gồm chạy, kéo tạ, nhảy, cắn lốp,…) thì sẽ cần khối lượng thức ăn bằng tới 4% khối lượng cơ thể, tức khoảng 400g / ngày. Trong 400g này thì phải có 30% protein và 15% béo, tức 45 – 50% khối lượng là thịt hoặc nội tạng (khoảng 200g / ngày), còn lại là các chất dinh dưỡng khác.

Chó Alaska Ăn Gì? Thức Ăn Khô Cho Chó Alaska. Thức Ăn Cho Alaska Con

Alaska (Alaskan Malamute) hiện đang là giống chó rất được yêu thích ở Việt Nam. Chúng được cộng đồng yêu thú cưng coi là giống chó “sang chảnh, quý tộc” vì khá khó chăm sóc, đòi hỏi chế độ tập luyện, vệ sinh và dinh dưỡng rất khắt khe. Cho ăn là vấn đề thường khiến người nuôi chó đau đầu vì Alaska đòi hỏi chế độ ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt phải có hàm lượng protein cao. Vậy bạn nên cho chó Alaska ăn gì? Bài viết này, Thú Kiểng sẽ hướng dẫn bạn chọn thức ăn cho chó Alaska và cách cho Alaska ăn uống khoa học!

Nuôi chó Alaska bạn nên sử dụng các loại thức ăn đóng gói sẵn dành riêng cho chó Alaska. Tuy nhiên, thi thoảng bạn cũng nên cho chó Alaska ăn các loại thức ăn tự nhiên để tránh nhàm chán, và bổ sung thêm dinh dưỡng mà thức ăn sẵn còn thiếu. Cho ăn xen kẽ, 3 bữa thức ăn sẵn, 1 bữa thức ăn tự nấu là tốt nhất. Các loại thức ăn mà Alaska thích gồm:

1. Các Loại Thịt

Thịt bò là thứ chúng thích nhất vì rất giàu dinh dưỡng và ít mỡ, thịt lợn nạc (thật nạc), thịt gà (lườn gà là tốt nhất), cá (cá biển sẽ tốt hơn vì nhiều đạm và ít mỡ hơn).

2. Nội Tạng

Alaska không thích thịt lợn nhưng lại rất thích nội tạng lợn vì chúng rất giàu protein, dễ tiêu hóa và ít mỡ. Nội tạng có thể là gan, lòng phèo, phổi, tim, cật hoặc óc.

3. Trứng Lộn

Alaska cũng rất thích ăn trứng vịt lộn. Những em nhỏ dưới 4 tháng có thể cho ăn 1 quả / bữa, những em lớn hơn có thể cho ăn 2 quả, hoặc 1 quả kèm theo các loại thức ăn khác.

4. Cơm hoặc Bánh Quy

Cung cấp tinh bột, bổ sung thêm năng lượng.

5. Rau Quả

Rau củ quả bổ sung thêm các loại vitamin, giúp ngăn rụng lông và tăng sức đề kháng. Chó Alaska rất không thích ăn cơm và rau quả, vì vậy bạn cần tập cho chúng ăn từ bé. Nên trộn cơm, hoặc cháo, và rau quả với thịt xay nhuyễn để bắt chúng ăn. Nếu ăn thiếu rau quả, chúng sẽ tìm nguồn khác bổ sung bằng cách ăn cỏ, lá cây hoặc phân của những con vật khác.

Việc nấu nướng thức ăn tươi cho chó Alaska đòi hỏi nhiều thời gian, trong khi lại khó đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng. Do đó, bạn nên sử dụng các loại thức ăn sẵn dành riêng chó chó Alaska, được thiết kế hợp khẩu vị, lại rất tiện lợi, không phải chế biến gì thêm. Và quan trọng nhất là đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của chó Alaksa.

Thức ăn sẵn cho chó Alaska bao gồm 2 dạng chính là thức ăn khô dạng hạt và thức ăn ướt:

Thức ăn khô dạng hạt là tốt nhất cho em Alaska vì có thành phần protein cao từ 21 – 27%, thành phần chất béo từ 10 – 14%, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của chó Alaska. Chó Alaska thường thích thức ăn khô hơn thức ăn ướt vì chúng giữ cho răng miệng sạch sẽ, và có thứ để nhai và luyện răng.

Thức ăn ướt có giá trị dinh dưỡng tương đương thức ăn khô, tuy nhiên khó bảo quản một khi đã bóc ra. Do vậy, thức ăn ướt chủ yếu chỉ dùng để đổi món cho đỡ nhàm chán.

Nên mua thức ăn cho chó Alaska của các thương hiệu uy tín như Royal Canin, Fitmin, Morando,. … để đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Những loại thức ăn sẵn trôi nổi có giá rẻ nhưng chứa rất nhiều chất độn không có giá trị dinh dưỡng, sử dụng lâu dài dễ gây suy dinh dưỡng, còi xương cho bé Alaska.

Khối lượng và tần suất cho chó Alaska ăn khá tương đồng với chó Samoyed (do kích thước và môi trường sống tương tự nhau) nên bạn có thể tham khảo bài viết Cách cho chó samoyed ăn uống khoa học.

Không nên cho chó Alaska ăn đồ sống. Ở phương Tây người ta vẫn cho chó Alaska ăn đồ sống, tuy nhiên thức ăn sống ở Việt Nam không được “sạch” (dư lượng tăng trọng, chất bảo quản, đồ Trung Quốc,…). Thêm vào đó, thức ăn sống có thể chứa các loại ký sinh nhiệt đới mà hệ tiêu hóa của Alaska, vốn chỉ ăn thức ăn ôn đới, không loại bỏ được.

Chỉ nên cho ăn theo bữa và để thức ăn khoảng nửa tiếng rồi cất đi để tập cho em Alaska thói quen phải ăn ngay khi được cho ăn, không sẽ bị đói.

Những em Alaska đói sẽ rất nghe lời, vì vậy bạn có thể huấn luyện chúng trong lúc đói, với phần thưởng là thức ăn. Vừa cho ăn, vừa huấn luyện hiệu quả, 1 công đôi việc.

⁉ Nếu Bạn Cần Tư Vấn Thêm Về Thức Ăn Cho Chó Alaska

Nếu bạn cần thêm thông tin về thức ăn và chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ nhất cho chó Alaska, mời bạn liên hệ với chuyên gia thú y trên 10 năm kinh nghiệm của Thú Kiểng theo số điện thoại ngay bên dưới để được giải đáp chi tiết và đầy đủ nhất.

Nhím Cảnh Ăn Gì? Thức Ăn Dinh Dưỡng Cho Các Bé

Rất nhiều bạn khi mới bắt đầu nuôi nhím cảnh (nhím kiểng) thường thắc mắc không biết các bé nhím con ăn gì? Và chế độ ăn như thế nào? Hay làm sao nuôi cho các bé luôn khỏe mạnh. Để giúp các bạn giải đáp vấn đề này, hôm nay Cửa hàng thú cưng Nobipet Shop xin chia sẽ những loại thức ăn dinh dưỡng thường dùng khi nuôi các bé. Đây là những thức ăn thông dụng dễ tìm mà các bạn có thể tìm mua được và cửa hàng của mình cũng đang cung cấp.

– Thức ăn hàng đầu trong việc nuôi nhím cảnh (nhím kiểng) không xa lạ gì đó chính là . Đây là loại thức ăn dành cho mèo và được bán ở hầu hết tại các cửa hàng thú cưng tại Việt Nam. Trong Me-O có đầy đủ hàng lượng chất dinh dưỡng bao gồm: Taurine – Là Acid Amino cần thiết cho chức năng của mắt và cải thiện thị giác của Nhím kiểng, Vitamin C – Tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp giảm tác động của stress lên sức khỏe của các bé nhím. Canxi,Photpho, Vitamin D, công thức Flutd giúp ngăn ngừa bệnh đường tiết niệu trên nhím và sỏi bàng quang, Omega 3&6 và Kẽm… giúp các bé nhà mình mau ăn, chóng lớn và khỏe mạnh.

– Bạn chỉ cần dùng Me – O là cũng đã đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi bé nhím của bạn rồi.

– Xếp hạng thứ 2 trả lời câu hỏi “nhím cảnh (nhím kiểng) ăn gì?” đó là gồm 3 loại: sâu worm rang bơ, sâu worm nhỏ và supper worm . Sâu worm cung cấp 1 lượng dưỡng chất dồi dào các chất béo, muối, vitamin và khoán vi lượng giúp nhím của bạn được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, thay đổi khẩu vị kích thích thèm ăn. Các loại sâu được sử dụng hiệu quả khi các bé bị đâu cần hồi phục sức khỏe và giúp bé mau ú ù.

– Bạn nên cho ăn Sâu worm một lượng vừa phải, 1 tuần khoảng 2 – 3 lần là đủ. Đừng cho ăn quá nhiều nếu không bé “ghiền” sẽ không chịu ăn các loại thức ăn khác đâu đấy.

– Là loại thức ăn được chế biến từ nhiều loại hạt và ngũ cốc như: hạt hướng dương, gạo, Me-O, bắp bung … Thức ăn tổng hợp được sử dụng làm thay đổi khẩu vị của nhím giúp các bé còi xương, kém ăn có thể chọn lựa được món ăn mình yêu thích từ đó cải thiện thể trạng cơ thể.

– Thức ăn tổng hợp là giải pháp bổ sung dinh dưỡng thêm, là loại thức ăn dặm bạn nên thay đổi để nhím không bị ngán khi ăn đi ăn lại 1 loại và kích thích bé phát triển.

– là một trải nghiệm dinh dưỡng tuyệt vời mà shop áp dụng thường xuyên trong khẩu phần ăn của các bé nhím. Trong sữa tươi thành phần chất dinh dưỡng khá nhiều ai cũng biết, nên bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé. Các loại sữa tươi có thể sử dụng cho nhím cảnh (nhím kiểng) là: và (nhưng nhớ là sữa không đường nha các bạn). Sữa bò dùng cho các bé nhím trưởng thành và sinh sản. Sữa dê sử dụng khi nhím mẹ không chịu chăm sóc nhím con và bạn cần cho nhím con ăn 1 cái gì đó thì đó chính là sữa dê. Cách cho uống sữa bạn bỏ 1 ít vào bình nước deluxe để cho nhím uống.

– Bạn cũng nên cho nhím mẹ uống sữa tươi để nuôi nhím con tốt hơn sau khi sinh. Đó cũng là cách hạn chế được tình trạng mất sức của nhím mẹ dẫn đến việc “xơi” nhím con.

– Đôi khi bạn có thể cho nhím cảnh (nhím kiểng) ăn thêm các loại thức ăn sâu: Mối, châu chấu, giun đất, thịt nấu chín, trứng luộc… để thay đổi khẩu vị cho bé, kích thích phát triển cho những bé bị còi xương.

– Nhím cảnh còn có thể ăn râu xà lách, dưa leo, dưa hấu, bắp nấu, táo tây, cà rốt và nhiều loại rau củ quả khác…

Thức Ăn Cho Chó Con: Cho Chó Con Ăn Bao Nhiêu Là Đủ?

Giai đoạn sơ sinh:

Trong giai đoạn này, nguồn thức ăn cho chó con hoàn toàn phụ thuộc vào chó mẹ. Chó con mới sinh cần được bú sữa mẹ ngay lập tức để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết. Trong sữa mẹ có hàm lượng axit amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao. Điều này giúp chó con tăng cường miễn dịch khi phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn khác với trong bụng mẹ.

Khi mới sinh, chó con chưa mở mắt, chưa có răng, lỗ khe tai cũng đóng lại. Vì vậy, chúng hoàn toàn dựa vào bản năng đi tìm vú mẹ để bú. Thậm chí, khi chó con mở mắt từ ngày thứ 10 trở đi thì cũng chưa thể thích nghi được với ánh sáng. Chủ nuôi cũng nên chú ý hơn để giúp đưa chó con vào vú mẹ trong trường hợp chó con không tìm được vú.

Nếu chó con không được bú sữa do các nguyên nhân như: chó mẹ không có sữa; gặp vấn đề tâm lý hoặc biến chứng hậu sinh sản,… thì bạn nên mời bác sĩ thú y đến khám hoặc cho chó con bú bình.

Lưu ý:

Chó con cần được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 ngày đầu sau sinh. Từ ngày thứ 5 trở đi có thể thay thế dần dần bằng cách cho chó con bú bằng bình sữa hâm nóng vừa đủ để tránh tiêu chảy. Nếu chó con chưa thể tự liếm sữa, bạn nên dùng một ống xilanh nhỏ để bơm sữa vào miệng cún. Sau đó rót sữa ra bát để chó con tập liếm dần. Người nuôi nên kết hợp giữa cho chó con bú sữa mẹ và uống sữa ấm khoảng từ 100-200ml mỗi ngày, duy trì trong khoảng nửa tháng.

Giai đoạn trên 2 tuần tuổi:

Khi được 15 ngày tuổi, bạn có thể cho chó con ăn dặm thêm cháo loãng nấu cùng thịt bằm (thịt heo) và rau xanh xay thật nhuyễn. Mỗi ngày cho ăn từ 1-2 bữa nhỏ. Bạn có thể trộn thêm 2 ống canxi clorua vào sữa và chó uống mỗi ngày để xương thêm chắc khỏe.

Bạn cũng cần thường xuyên cân trọng lượng để kiểm tra đàn chó có phát triển khỏe mạnh hay không.

Thức ăn cho chó con trong giai đoạn này có thể là cháo loãng và thịt bằm nhưng số lượng bữa ăn sẽ tăng lên từ 3- 4 bữa trong ngày để thay dần lượng sữa hàng ngày. Nhiều bài viết có gợi ý hãy nhỏ vài giọt Trivit hoặc Tetravit vào sữa cho chó uống ngay từ tháng thứ 1.

Về mặt lý thuyết, Trivit và Tetravit đều giúp cún con tổng hợp vitamin tốt hơn, tăng cường trao đổi chất, cải thiện quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, kích thích tăng trọng. Tuy nhiên, trong tháng thứ 1 chúng chưa thể hấp thụ quá nhiều dưỡng chất. Chính vì vậy tháng thứ 2 là thời điểm thích hợp nhất để bạn kết hợp Trivit hoặc Tetravit cùng thức ăn hoặc sữa, và chắc chắn phải kèm theo tư vấn của bác sĩ thú y.

Đừng bỏ lỡ kiến thức chăm sóc chó con:

3. Chế độ ăn cho chó từ 2-6 tháng tuổi

Khi chó con được 2-3 tháng tuổi, thức ăn cho chó con nên được bổ sung thêm cá, trứng, rau củ vào trong thức ăn của cún. Cách tốt nhất là bạn nên chia khẩu phần ăn trong ngày thành 4 bữa: sáng, trưa, chiều tối. Mỗi bữa nên cách nhau từ 4-5 tiếng. Như vậy, bạn vừa kiểm soát được chế độ dinh dưỡng của cún vừa không lo chúng bị dư thừa chất.

Bốn bữa ăn trong ngày nên có đủ các yếu tố sau:

Bữa sáng: Cho chó ăn thức ăn khô ngâm nước trong nửa phút hoặc uống sữa ấm.

Bữa trưa: Cho cún ăn cơm nấu chín, nên kết hợp thêm rau và trái cây.

Bữa chiều: Cho chó ăn cơm như bữa trưa hoặc đầu gà đã được ninh thật mềm.

Bữa tối: Cho chó ăn thức ăn khô ngâm nước khoảng nửa phút.

Lưu ý rằng bạn không nên cho chó con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như cá tanh, mỡ, đồ ăn quá mặn. Đặc biệt không cho chó con ăn phổi, gan bò, lợn vì gan là nơi lưu lại nhiều chất độc, chất dễ gây ung thư.

4. Chế độ ăn cho chó con từ 6 tháng tuổi trở lên

6 tháng tuổi là giai đoạn chó con bắt đầu trưởng thành ở các loài chó nhỏ, và 9 tháng ở loài lớn. Thời điểm này, trọng lượng của chó đã đạt đến 75% trọng lượng khi trưởng thành hoàn toàn nên bạn nên chia khẩu phần ăn thành 3 bữa một ngày. Dù lựa chọn thức ăn khô hay tự chuẩn bị đồ ăn cho chú chó của mình, thành phần dinh dưỡng trong giai đoạn này cần sự cân bằng chính xác giữa các loại dưỡng chất cơ bản:

Protein: các loại protein chất lượng cao như trứng, cá, gà, bò vịt và một phần nhỏ trong nội tạng các loại gia cầm. Những loại protein này cung cấp 10 loại amino acid mà cơ thể chúng không tự tổng hợp được.

Chất béo: chất béo sản sinh từ thịt động vật hoặc các loại hạt ngũ cốc có chứa dầu. Chất béo giúp kích thích mùi vị và cấu trúc của đồ ăn.

Carbohydrate và chất xơ, Vitamin và khoáng chất: Có trong tất cả các loại rau, củ quả.

Ngoài ra, trong giai đoạn này bạn nên bổ sung nước thường xuyên cho chó nhằm thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chuyển hóa. Ngoài ra nước còn giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Thức ăn cho chó con tuyệt đối phải tươi, không được ôi thiu, thức ăn thừa của các loài động vật khác như mèo, lợn,… Những loại thức ăn này có thể khiến chó con bị đau bụng, tiêu chảy hoặc thậm chí nhiễm độc, nhiễm bệnh.

Chăm sóc răng miệng cũng rất quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng ở chó. Thời điểm này, chó con bắt đầu ngứa răng và mài răng vào bất cứ đồ vật nào chúng thấy được. Nguy cơ viêm nướu, ngộ độc hoặc viêm tắc đường tiêu hóa trong thời điểm này rất cao. Vậy nên, đưa cho chó con xương cục xương giả hoặc đồ chơi giành riêng cho chó con để chúng vừa có thể mài răng vừa an toàn cho hệ tiêu hóa là điều vô cùng cần thiết.

Hiện nay, bên cạnh các loại thức ăn bổ sung xương gặm từ các thương hiệu nước ngoài thì Fonti là một trong những thương hiệu Việt Nam đầu tiên cung cấp sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn, là lựa chọn ưu tiên hàng đầu của nhiều người tiêu dùng.

Khám phá: Tầm quan trọng bất ngờ của xương gặm Fonti đối với cún cưng

Kết luận:

Để chuẩn bị thức ăn cho chó con, trong giai đoạn 1 tháng đầu tiên thì hãy tin vào nguồn dinh dưỡng từ nguồn sữa mẹ, chỉ bổ sung sữa ngoài khi cần thiết. Từ tháng thứ 2 trở đi, bạn bắt đầu điều chỉnh khẩu phần ăn về mặt dinh dưỡng và số lượng bữa ăn trong ngày.