Thử Chó Dại Cắn Ở Đâu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Bệnh Dại Chữa Ở Đâu? Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn

Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì ở Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!

(Trần Thị Hồng Nhung) Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau: – Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Tiêm Phòng Dại Cho Chó Ở Đâu Uy Tín?

Bạn muốn tìm hiểu tiêm phòng dại cho chó ở đâu uy tín?

Thời tiết đang chuyển mùa nóng dần lên sẽ làm tăng nguy cơ chó nhiễm bệnh phát dại. Ai cũng biết bệnh dại nguy hiểm. Nhưng làm sao biết tiêm phòng dại cho chó ở đâu uy tín?

Nuôi chó sợ nhất là bệnh dại và những phiền phức khi xảy ra. Hậu quả có khi ảnh hưởng đến tính mạng con người. Ở bài viết này mình xin chia sẻ dịch vụ tiêm phòng bệnh cho chó.

Dịch vụ uy tín chất lượng hay không do bạn cảm nhận và đánh giá. Dưới góc nhìn của BSTY mình xin chia sẻ những điều lưu ý khi tiêm phòng cho chó, hướng tới đạt hiệu quả nhất.

Đó là những yếu tố sau:

Thể trạng chó

Bảo quản vaccine dại

Kỹ thuật tiêm phòng

THỂ TRẠNG CHÓ TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG DẠI

Thể trạng chó là gì?

Nói một cách đơn giản thể trạng chó là sức khỏe của chó, chó có sức khỏe bình thường.

Mà bình thường là sao?

Chó ăn, uống được, vui vẻ chơi giỡn với chủ. Người lạ đến thì sủa, người quen thì ngoắc đuôi ve vẩy.

Ngoài ra, biểu hiện bên ngoài còn được đánh giá qua: gương mũi ẩm ướt, mắt sáng long lanh, miệng thở nhanh mạnh, không đi phân lỏng (chó không bị tiêu chảy), phân đi ra có hình dạng, các vùng da không có nổi mụn bất thường. Không bị nhiễm ký sinh trùng như: ve, bọ chét, giun sán,…

Tiếp theo là nhiệt độ bình thường: nhiệt độ chó được đo bằng nhiệt kế khoảng 39,2 độ.

Như vậy là chó của bạn sẵn sàng để tiêm phòng rồi đấy.

BẢO QUẢN VACCINE TIÊM PHÒNG DẠI

Vaccine dại luôn được bảo quản trong môi trường lạnh có nhiệt độ từ 2- 8 độ. Vaccine còn hạn sử dụng.

Trong tiêm phòng vaccine tốt nhất là dạng đơn liều, tức là 1 liều 1 con. Hạn chế sử dụng đa liều, vì đa liều mức độ bảo quản khắt khe hơn.

Ví dụ: Nhà nước hằng năm tổ chức tiêm phòng dại tại địa phương, vaccine dại thường sử dụng là 100 ml, khi chích chó thì cần 1ml/con, như vậy sẽ đâm vào – rút ra 100 lần, mỗi lần chỉ thay đầu kim mới. Bạn nghĩ có ảnh hưởng chất lượng vaccine không?

KỸ THUẬT TIÊM

Kỹ thuật tiêm phòng là dùng kỹ thuật tiêm dưới da.

DỊCH VỤ TIÊM PHÒNG DẠI TẠI NHÀ

Với những ưu điểm sau:

Chủ động được thời gian tiêm phòng.

Hạn chế tiếp xúc mầm bệnh hiện diện trong phòng khám.

Tiện lợi khi nhà bạn nuôi nhiều con chó. Giảm chi phí di chuyển.

Kiểm soát được môi trường bệnh.

Chó không bị stress do mùi của những con chó lạ khác như ở phòng khám.

Hỗ trợ giấy tờ đưa chó đi máy bay, tàu hỏa.

Hỗ trợ nhắc lịch tiêm phòng hằng năm.

Tư vấn trực tiếp tại nhà.

Dịch vụ cam kết:

Tiêm vaccine theo yêu cầu của chủ nuôi.

Đảm bảo bảo quản vaccine luôn ở nhiệt độ 2 – 8 độ C.

Sử dụng kim tiêm hoàn toàn mới.

Có thăm khám hỏi bệnh trước khi tiêm phòng.

Có kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ cơ thể.

Bài viết: “Tiêm phòng dại cho chó ở đâu uy tín” nhằm chia sẻ với các bạn dịch vụ tiêm phòng tại nhà.

Với thông điệp: “Chia sẻ kiến thức, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết.

Bài viết số: 25

BSTY – Hồ Minh Hoàng

Bệnh Dại Chó Cắn Ở Người Là Gì ? Bệnh Dại Có Chữa Được Không ?

Bệnh dại là gì ?

Bệnh dại tiếng Anh thường gọi là Rabies, bệnh dại là căn bệnh bị gây ra do loại virus dại, có tên là rabies virus. Bệnh dại ở người hay bệnh dại ở chó đều là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương. Bệnh dại chó cắn có khả năng tử vong rất cao nếu như không được điều trị kịp thời.

Bệnh dại được phát hiện từ thời cổ xưa cách đây khoảng hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm và đáng sợ. Bệnh dại có thể gặp ở hầu hết các loài động vật, nhất là động vật có vú nói chung. Bệnh dại ở người chủ yếu gặp phải do bị các con vật mắc bệnh dại cắn phải.

Người ta thường phân loại virus bệnh dại thành 2 loại cơ bản:

Virus bệnh dại mang tính hoang dã: Tức là loại virus được tạo ra trực tiếp từ con vật bị nhiễm phải. Dòng virus này có thời gian ủ bệnh kéo dài, khoảng từ 3 tuần tới tận 2 tháng đối với virus bệnh dại chó cắn ở người. Virus hoang dã này có tính lây lan cao và nhanh chóng.

Virus bệnh dại mang tính cố định: Tức là loại virus này được cấy truyền liên tiếp ở bên trong não của loài thỏ. Thời gian ủ bệnh của loại virus này vô cùng ngắn, chỉ khoảng từ 4 tới 6 ngày. Virus bệnh dại này có thể gây ra chứng bại liệt cho động vật mắc phải, tuy nhiên virus này không gây nên bệnh ở người, cho nên thường được sử dụng để chế tạo ra vacxin để chữa và phòng bệnh.

Bệnh dại chó cắn ở người là gì ?

Bệnh dại chó cắn ở người là bệnh do virus dại tồn tại trong cơ thể của loài chó bị bệnh dại gây ra. Khi người bình thường bị chó dại cắn sẽ mắc phải virus bệnh dại này. Thời gian ủ bệnh của virus bệnh dại chó cắn là từ 3 tuần cho tới tận 2 tháng.

Bệnh dại chó cắn có nguy hiểm không ? Đương nhiên đây là bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương. Dẫn tới mất kiểm soát hành vi cá nhân, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong cho người mắc phải.

Bệnh dại ở người nguy hiểm thế nào ?

Bệnh dại chó cắn ở người nguy hiểm như thế nào ?

Bệnh dại ở người do bị nhiễm virus bệnh dại từ động vật cắn phải, chủ yếu là chó hoặc mèo mắc bệnh dại gây ra. Bệnh dại ở người ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh trung ương và não bộ.

Bệnh dại ở người phân thành 2 loại chủ yếu đó là : Bệnh dại thể cuồng điên và bệnh dại thể câm lặng. Đối với bệnh dại ở người thể cuồng điên, người bệnh bị ảnh hưởng tới não bộ, mất đi nhận thức xung quanh, chỉ muốn cắn xé cào cấu người xung quanh. Còn đối với bệnh dại ở người thể câm lặng, người bệnh trở nên bại liệt, nằm im một chỗ và cũng mất đi nhận thức xung quanh.

Virus bệnh dại chó cắn lây truyền thông qua hệ thần kinh của những loài động vật có vú. Virus lại được lây qua đường nước bọt qua vết cắn rồi xâm nhập qua vết thương bị chảy máu của nạn nhân. Bệnh dại ở người bị lây nhiễm do động vật bị dại cắn phải hoặc thú nuôi trong nhà bị bệnh dại liếm vào vết thương hở ở người hoặc niêm mạc mũi, miệng…

Hầu hết đại đa số những cơn bệnh dại xảy ra ở Việt Nam hay là châu Á nói chung đều đến từ bệnh dại ở chó. Đôi khi lại đến từ bệnh dại ở mèo, cáo, hoặc các loài động vật ăn thịt khác nữa.

Biểu hiện bệnh dại khi bị chó cắn

Nhiều người vẫn chủ quan khi lầm tưởng việc chảy nước dãi ở chó là do bị lở mồm mà không nghĩ rằng đó biểu hiện của bệnh dại ở chó. Vậy nên khi bị chó cắn, bệnh nhân mới nhận ra thì đã quá muộn. Rất nhiều tai nạn thương tâm xảy ra ở người do mắc bệnh dại ở chó gây nên.

Sau khi bạn bị chó dại cắn, virus bệnh dại ở chó sẽ xâm nhập vào cơ thể của bạn thông qua những vết thương hở. Virus bệnh dại chó cắn ở người sẽ phát triển từ lớp trong cùng nằm trên mô của da hoặc từ bắp thịt tiến vào khu vực các dây thần kinh ngoại biên. Đây là các dây thần kinh nằm ở bên ngoài khu vực não hoặc tủy sống nhưng vẫn có thể ảnh hưởng đến não bộ. Các virus bệnh dại ở người sẽ di chuyển dọc theo các dây thần kinh ngoại biên này và hướng về phía tủy sống và não bộ.

Người bị dính virus bệnh dại sẽ bắt đầu có sự thay đổi về nhận thức và hành vi của bản thân khi virus bắt đầu xâm nhập vào tới não bộ. Thời gian ủ bệnh là vào khoảng 3 tuần cho tới 2 tháng, thậm chí là lâu hơn nếu như virus di chuyển tốc độ chậm. Thường thì virus sẽ di chuyển theo dây thần kinh ngoại biên tiến vào não bộ với vận tốc khoảng 12 tới 20mm một ngày.

Người bị bệnh dại ở chó cắn phải sẽ thấy đau ngứa ở vết cắn. Sau đó sẽ bị sốt cao và đau nhức đầu kéo dài suốt từ 3 tới 5 ngày. Người bệnh bị dại sẽ cảm thấy sợ nước và không muốn chườm lạnh hay động chạm tới nước. Họ sẽ không chịu được ánh sáng và tiếng ồn, tâm trạng sợ hãi và bứt rứt. Sau cùng họ sẽ trở nên bấn loạn và mất kiểm soát, miệng sùi bọt mép…

Bệnh dại có lây không ? Bệnh dại lây qua đường nào ?

Bệnh dại có lây không, tất nhiên là có nếu như bạn không cẩn thận, đây là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ và đã từng là nỗi kinh hoàng cho những người mắc phải và những người xung quanh.

Vậy thì bệnh dại lây qua đường nào ? Chủ yếu virus bệnh dại chó cắn lây qua đường nước bọt của chó vào xâm nhập vào vết thương hở của người khi bị chó cắn phải. Từ đó virus sẽ xâm nhập được vào dây thần kinh ngoại biên và tiến tới xâm nhập não bộ và tủy sống của người bệnh dại.

Ngoài ra virus có thể bị lây nhiễm khi vật nuôi trong nhà bị bệnh dại và liếm lên niêm mạc mũi, miệng hoặc mắt của người. Khi này bạn cần phải rửa sạch sẽ bằng xà phòng để phòng ngừa lây nhiễm virus bệnh dại chó cắn.

Bệnh dại chó cắn không lây nhiễm thông qua việc sờ chạm lên vật nuôi trong nhà thông thường. Trừ khi tay của bạn đang có vết thương hở chưa lành thì sẽ có khả năng bị nhiễm bệnh.

Bệnh dại ở mèo khác gì so với bệnh dại ở chó con

Mèo với chó đều là động vật ăn thịt, nên về bản chất thì bệnh dại ở mèo không khác biệt gì mấy so với bệnh dại ở chó. Có khác biệt là do thời gian ủ bệnh của virus bệnh dại ở chó con lâu hơn so với thời gian ủ bệnh của virus bệnh dại ở mèo mà thôi.

Chó dại tấn công người thông qua những vết cắn, khi đó sự lây lan của virus bệnh dại chó cắn sẽ là cao nhất. Còn đối với mèo mà bị dại, chúng sẽ tấn công bạn bằng móng vuốt cho nên khả năng bị lây nhiễm virus bệnh dại ở mèo lên người sẽ khó khăn hơn.

Bệnh dại ở mèo cũng giống với bệnh dại ở chó con đó là biểu hiện khi mắc bệnh dại. Thời gian đầu, mèo sẽ trở nên tăng động, quấn quýt với người hơn thường ngày. Tiếp đó là quãng thời gian mèo trở nên chậm chạp hơn, bắt đầu cáu kỉnh và hay kêu mỗi khi không vừa ý cái gì đó. Cuối cùng khi phát bệnh, mèo sẽ trở nên điên cuồng và thích cắn xé mọi thứ trong nhà. Giai đoạn cuối cùng của bệnh dại ở mèo, mèo sẽ trở nên bại liệt, không còn kêu được nữa, chỉ nằm một góc và chờ chết do suy hô hấp và trụy tim mà thôi.

Cách điều trị bệnh dại chó cắn ở người hiệu quả

Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, con người đã sản xuất ra được vacxin phòng ngừa bệnh dại ở chó cắn. Bạn hoàn toàn có thể tới những bệnh viện lớn để được tiêm phòng vacxin khi bạn bị thú nuôi cắn lây nhiễm bệnh dại.

Trong trường hợp khi bạn mới bị chó dại cắn, bạn cần phải bình tĩnh để xử lý vết thương trước. Rồi sau đó mới đi đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời. Các bước để xử lý vết thương tại nhà khi bị chó dại cắn như sau:

Sau khi bị cắn trúng, hãy rửa thật kỹ vết thương với xà phòng nhiều lần. Nhất là xử lý với xà phòng pha đặc.

Sau đó bạn hãy sử dụng các loại thuốc sát khuẩn, oxy già để thoa lên vết thương. Hoặc là dùng cồn để sát khuẩn.

Tuyệt đối không khâu vết thương khi bị bệnh dại chó cắn để bác sĩ còn khám chữa.

Hãy sử dụng biện pháp gây tê vết thương để tránh sự phát triển nhanh chóng của virus bệnh dại ở chó. Bạn có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp hoặc tới bệnh viện gần nhất để bác sĩ tiêm thuốc tê cho bạn.

Chủ động phòng tránh bệnh dại chó cắn ngay từ đầu bằng việc để ý tới những biểu hiện bất thường của vật nuôi trong nhà. Nếu như chúng có những biểu hiện của bệnh dại, hãy lập tức mang thú nuôi của bạn đi tiêm phòng ngay lập tức. Tránh để bệnh trở nên nặng hơn, chúng sẽ tấn công bất kỳ ai trong nhà của bạn, nhất là trẻ nhỏ không có khả năng phòng vệ.

Như vậy các bạn đã tìm hiểu về bệnh dại cho cắn ở người cũng như khám phá xem bệnh dại có lây không. Hãy tìm hiểu thông tin kỹ càng về bệnh dại để có được sự chuẩn bị và phòng ngừa bệnh một cách tối ưu nhất. Tránh để cho bệnh phát triển lây lan mạnh, chủ động tìm tới bệnh viện để được khám và cứu chữa kịp thời. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết vừa rồi.

Chó Dại Cắn Chết 1 Người Ở Lang Chánh, Thanh Hóa

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là địa bàn có số lượng tiêm phòng dại cho chó mèo rất thấp nên khi người dân bị chó dại tấn công thì tỷ lệ tử vong rất…

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Đây là địa bàn có số lượng tiêm phòng dại cho chó mèo rất thấp nên khi người dân bị chó dại tấn công thì tỷ lệ tử vong rất cao.

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa

Một con chó nghi mắc bệnh dại tại tổ 1, phố 2, thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đã cắn 7 người, trong đó có 1 người đã tử vong.

Người phát bệnh tử vong đó là chị Nguyễn Thị Hà (31 tuổi, ở thị trấn Lang Chánh). Chị Hà bị phát bệnh sau khi bị chó cắn và tử vong ngày 21/3.

Ngay khi nhận được thông tin, Chi cục Thú Y Thanh Hóa đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp về địa bàn kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại.

Theo ngành chức năng thì nhiều năm qua việc tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn huyện Lang Chánh đạt rất thấp, không đảm bảo yêu cầu công tác phòng, chống dịch.

Trước đó ở Quảng Ngãi cũng xảy ra vụ việc bé gái bị chó dại cắn dẫn đến tử vong rất thương tâm. Vào cuối tháng 8/2014, cháu Nguyễn Thị Thanh T. (10 tuổi, ngụ xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) bị chó dại nhà hàng xóm cắn. Ngay sau đó, gia đình có chó dại đã hỗ trợ tiền để chích ngừa cho cháu T.

Tuy nhiên, gia đình cháu T. chủ quan không cho con đi tiêm ngừa. Sự việc kéo dài đến tối ngày 25/1/2015, cháu T. lên cơn sốt, rồi tự bẻ ngón tay, xé quần áo đang mặc và cắn 5 người trong gia đình.

Chó dại cắn chết 1 người ở Lang Chánh, Thanh Hóa. Hình ảnh chó dại được lực lượng chức năng bắt giữ

Chị Phạm Thị Thu Oanh – mẹ cháu T., kể lại: ” Nhớ lại cảnh cháu cắn và cào mọi người trong nhà, tôi quá hoảng hốt, cháu không còn là chính mình. Lúc đó tôi đang mang thai cũng bị cháu cắn, dẫn đến sảy thai “.

Trước hành động khác lạ của cháu T., gia đình đã đưa cháu đến Bệnh viện ĐK Trung ương Quảng Nam. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định cháu T. bị bệnh dại và vô phương cứu chữa, dẫn đến tử vong ngay sau đó.

Đến ngày 28/1, gia đình cháu T. tiến hành mai táng cháu tại quê nhà. Được biết, cha cháu T. mưu sinh nghề biển, mẹ không có việc làm ổn định, gia đình đông con và hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn.

Được biết vào năm 2013, cháu T. cũng từng bị chó cắn và đã đi tiêm phòng bệnh dại. Đến lần này, gia đình cháu T. chủ quan dẫn đến sự việc đau lòng.