Khi Bị Chó Dại Cắn: Thời Gian Ủ Bệnh Dại Và Cách Sơ Cứu?

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng nếu bị chó cắn tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khó lường. Chính vì vậy, bạn cần phải nắm chắc những thông tin sau để biết cách bảo vệ bạn hay những người thân. Dấu hiệu bị chó dại cắn là gì? Nếu bị chó dại cắn thì thời gian để phát bệnh là bao nhiêu ngày và cách sơ cứu nhanh chóng?

Chó bị bệnh dại có biểu hiện rất nổi bật như: sùi bọt mép, chán ăn hoặc bỏ ăn, sụt ký, hung dữ và có thể cắn bậy, mắt đỏ sọng hoặc bị liệt. Nếu bị chó dại cắn, người bệnh thường trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu mệt mỏi và sốt, giai đoạn tiếp theo cấp tính với những biểu hiện như khó thở, liệt và sùi bọt mép. Giai đoạn cuối cùng là liệt và hôn mê. Cần sơ cứu vết thương bị chó dại cắn tại nhà bằng xà bông, cồn và băng gạt. Nhanh chóng đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin ngay lập tức trong vòng 24h kể từ khi bị cắn.

1. Cách nhận biết chó bị dại

Đầu tiên, dù bị cắn bới bất cứ giống chó gì dù là khoẻ hay ốm thì bạn cũng cần xử lý phòng dại ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết là mình có bị chó “dại” cắn hay chó có sức khoẻ bình thường cắn.

Chó bị dại thường ở hai thể: Thể điên cuồng và thể bại liệt.

Thể dại điên cuồng

Đây là khoảng thời gian đầu sau khi nhiễm bệnh dại. Mắt chó đỏ ngầu, lờ đờ và con ngươi mắt bị kéo dài xuống có màu hơi đục. Chúng thường xuyên cắn phá đồ đạc và cáu gắt. Cằm trề và có nước dãi chảy, xuất hiện bọt mép trắng như bọt xà phòng. Có biểu hiện cắn người lạ, thậm chí là chủ nhà.

Chó dại thi thoảng lên cơn co giật động kinh trong ngày, sợ gió và nước. Trọng lượng sụt giảm nghiêm trọng và ăn bậy bạ.

Thể dại câm

Thể dại câm có thể biểu hiện ngay lập tức của chó hoặc là thể dại chuyển tiếp của thể dại điện cuồng. Chó bị liệt chân, liệt cơ hàm, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Không có khả năng ăn uống và cắn người nữa. Sau vài ngày, chú chó sẽ chết trong trạng thái liệt đó. Chó con thường không có giai đoạn “dại điên cuồng” mà bị rơi vào thể dại câm ngay lập tứ.

Người bị chó dại cắn sẽ gặp những điều rất đáng tiếc xảy ra, phát hiện bệnh khi đã qua giai đoạn ủ bệnh dẫn đến nguy cơ tử vong là rất cao.

Đọc tiếp: Tiêm phòng vắc xin cho chó cần lưu ý những điều sau

2. Bệnh dại là gì?

Bệnh dại bắt nguồn do Virus Rabies – một loại virus lây qua vết cắn hoặc vết xước của động vật, đặc biệt là chó. Theo bệnh viện Vinmec, loại virus này xâm nhập trực tiếp vào hệ thống thần kinh ngoại biên (PNS) và di chuyển đến não hoặc Sao chép bên trong mô cơ, nơi an toàn khỏi hệ thống miễn dịch của vật chủ. Từ đây, nó đi vào hệ thống thần kinh thông qua các mối nối thần kinh cơ.

3. 03 giai đoạn phát bệnh và triệu chứng của bệnh dại

Thể dại viêm não: Xảy ra ở 80% người bị mắc bệnh dại, có biểu hiện tăng động và sợ nước.

Thể dại liệt: liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.

Người phát bệnh dại thường có 2 biểu hiện:

Thời gian ủ bệnh dại từ vài ngày đến vài tháng, trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi tử vong chỉ thay đổi từ 1 – 7 ngày. Các triệu chứng càng rõ nếu như vết cắn càng gần não.

Cảm thấy khó chịu ở vết cắn;

Sốt từ 38 độ C trở lên kèm đau đầu;

Cảm thấy lo lắng và bồn chồn,

Đau họng và ho,

Buồn nôn và ói mửa.

Các triệu chứng ban đầu của người bị chó dại cắn:

Nhầm lẫn và hung hăng

Liệt một phần, co giật cơ không tự chủ và cứng cổ

Co giật

Thở nhanh và khó thở

Quá mẫn hoặc tiết ra nhiều nước bọt và có thể sùi bọt mép

Sợ nước, do khó nuốt

Ảo giác, ác mộng và mất ngủ

Cương cứng vĩnh viễn, ở nam giới

Sợ ánh sáng

Trong giai đoạn cấp tính của bệnh dại, người bệnh sẽ:

Giai đoạn cuối cùng và nguy kịch nhất, người bệnh hôn mê và tử vong. Phải sử dụng máy thở cho bệnh nhân và hầu như không thể cứu chữa nếu người bị chó dại cắn rơi vào giai đoạn này.

4. Cách chữa trị khi bị chó dại cắn Sơ cứu tại nhà

Việc đầu tiên các bạn phải phải làm là nên rửa với vòi nước sạch vệ sinh chỗ vết thương bị chó cắn là rất quan trọng trong việc hạn chế các virus xâm nhập vào cơ thể có nguy cơ mắc bệnh dại. Sau đó các bạn có thể dùng dung dịch cồn để làm sạch vết thương cho sạch. Hoàn tất các biện pháp sơ cứu ban đầu, hãy nhanh chóng di chuyển đến các cơ sở y tế để được theo dõi và tiêm phòng vacxin dại kịp thời, nếu chậm trễ thì hậu quả sau đó rất khó lường.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất

Trong phác đồ điều trị, người bệnh thường được tiêm một liều thuốc globulin miễn dịch bệnh dại tác dụng nhanh: Được truyền càng sớm càng tốt, gần vết thương cắn, điều này có thể ngăn chặn virus lan rộng trong cơ thể. Sau đó, sẽ sử dụng vắc-xin phòng bệnh dại trong 2 đến 4 tuần sau đó để kháng lại virus gây bệnh trong cơ thể.

Ngoài ra, bạn cũng cần báo ngay đến các chính quyền để có biện pháp bắt giữ cũng như xử lí khi chúng bị chết, bỏ đi.

Thời Gian Ủ Bệnh Dại Ở Người Là Bao Lâu?

Dại là bệnh lý lây lan sang người từ vết cắn của chó hoặc mèo. Bệnh dại nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài từ nửa tháng đến 2 tháng. Dại là bệnh gì?

Theo wiki, bệnh dại là bệnh do virus dại gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tình trạng tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh dại là một trong những bệnh lý được mô tả từ thời cổ đại, cách đây khoảng 3000 năm. Bệnh dại có thể xuất hiện ở tất cả các loại động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu thông qua các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc dại.

Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra, ở ngoài hoang dã bệnh dại phần lớn thường ở chồn hôi, gấu trúc Bắc Mỹ, dơi và cáo. Ở thú nuôi trong nhà, virus dại chủ yếu có trong cơ thể của chó, mèo. Một khi bị cắn và xuất hiện các dấu hiệu hay triệu chứng bệnh dại, hầu hết người bệnh sẽ bị tử vong.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm trên thế giới có khoảng 100.000 người chết vì bệnh dại, chủ yếu là ở châu Phi, châu Á. Có khoảng 4 triệu người phải điều trị phơi nhiễm bệnh dại hàng năm. Năm 1996, trên toàn cầu có 32.209 người bị bệnh dại.

Bệnh dại gây ra bởi virus dại, thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Pasteur chia vi rut dại ra làm 2 loại:

– Virus đại đường phố: có độc lực mạnh, gây bệnh dại ở súc vật và người.

– Virus dại cố định: là loại virus dại được nuôi cấy và thích ứng trong phòng thí nghiệm đã giảm, mất độc lực và không gây ra bệnh dại. Nó được dùng trong điều chế vacxin virus dại.

Bệnh dại lây nhiễm qua da, niêm mạc. Bên cạnh đó cũng có thể lây nhiễm qua đường hô hấp do hít phải không khí bị ô nhiễm virus dại (tại các hang rơi).

Thời gian ủ bệnh dại ở người là bao lâu?

Ở người bệnh dại chủ yếu lây nhiễm qua việc bị chó hoặc mèo cắn. Lúc đầu, người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy đau nhức ở vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết.

Đồng thời, có các triệu chứng kèm theo như: sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vo cớ. Ngoài ra, người bệnh còn bị co thắt, co giật, run các cơ, co thắt hô hấp, co thắt thanh quản khó thở. Sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.

Theo chuyên gia y tế, bệnh dại ủ bệnh trong cơ thể từ 2 – 8 tuần (có nhiều trường hợp trên 1 năm). Thời gian ủ bệnh ngắn nhất khi có vết cắn ở đầu, mặt, tay. Trước khi bệnh khởi phát, người bệnh có cảm giác ngứa, đau ở nơi bị cắn.

Ở thời kỳ toàn phát, bệnh có 2 thể sau:

– Thể hung dữ hoặc co cứng: Biểu hiện bệnh là một tình trạng kích thích tâm thần vận động là chủ yếu.

– Khi thì bệnh nhân trở nên hung tợn, điên khùng, gây gổ, đập phá lung tung và nhanh chóng tiến tới hôn mê và tử vong.

Khi ở trạng thái kích thích vận động là chủ yếu với các biểu hiện: co cứng, run rẩy tứ chi, co giật, co thắt họng, thanh quản và luôn sợ nước. Tình trạng co thắt này tăng lên mỗi khi có kích thích dù rất nhỏ vào các giác quan: luồng gió nhẹ, mùi vị, ánh sáng…

Các triệu chứng trên xuất hiện thành từng cơn, ngày càng dày hơn, mạnh hơn. Bệnh nhân có thể có lúc tỉnh táo giữa các cơn. Các triệu chứng nặng dần lên và tử vong trung bình từ 3 – 5 ngày do hô hấp và ngừng tim.

Dại là bệnh lý nguy hiểm, biến chứng nặng nhất là tử vong. Điều đáng nói là hiện nay chưa có thuốc gì có thể cứu sống bệnh nhân đã lên cơn dại. Nếu bạn bị cắn bởi động vật bị dại thì nên tiêm phòng vacxin dại:

– Mũi tiêm có tác dụng nhanh (miễn dịch bệnh dại globulin) để ngăn chặn virus lây nhiễm, được tiêm ở gần khu vực con vật cắn, càng sớm càng tốt sau khi bị cắn.

– Một loạt các loại vắc-xin bệnh dại giúp cơ thể nhận biết và chống lại vi rút bệnh dại. Vắc-xin bệnh dại được tiêm ở cánh tay. Bạn được tiêm bốn lần trong hơn 14 ngày.

Người Bị Chó Mèo Dại Cắn Sau Thời Gian Bao Lâu Thì Phát Bệnh

Có thể bạn đang quan tâm: cách chữa ong đốt nhanh nhất – khám sức khỏe tổng quát ở đâu tốt – rửa mặt bằng nước muối sinh lý có tốt không – đắp mặt nạ cà chua có bị ăn nắng không

Chó dại là những con chó nhà bị mắc bệnh dại, có biểu hiện các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công (cắn) và gây ra tử vong cho con người vì đã trực tiếp truyền virus dại. Những con chó dại rất nguy hiểm, nó là mối nguy cơ lớn truyền bệnh dại cho người và các súc vật khác.

Các biểu hiện lâm sàng của chó dại thường được chia làm hai thể, thể dại điên cuồng (hay thể dại điên) và thể dại câm (bại liệt hay im lặng). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt. Nói chung, chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.

Bệnh dại là một bệnh do virus từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Virus dại xâm nhập vào cơ thể người từ động vật bị dại như chó, mèo qua vết cắn, vết xước, vết liếm trên lớp da, niêm mạc bị tổn thương. Virus dại là loại Ribovirut hình viên đạn, có thể nuôi cấy được. Sau khi xâm nhập nó tồn tại, nhân lên tại vết thương từ vài giờ cho tới vài tuần, sau đó nhanh chóng đi tới các đầu mút thần kinh cảm giác và vận động của hệ thần kinh ngoại biên, rồi chuyển tới cơ quan thần kinh trung ương. Đây là bệnh chung của tất cả các loài động vật máu nóng, một số động vật ăn cỏ; người không đóng vai trò làm lan truyền bệnh. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Bị chó mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh?

Sau khi bị chó, mèo dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2 – 8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm. Thời kỳ ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết thương, vị trí vết thương và lượng virus dại được truyền sang người. Nếu bị cắn ở mặt, cổ, tay thì có thể phát bệnh chỉ sau 10 ngày.

Những biểu hiện của người bị chó dại cắn

Lúc đầu, người bị chó dại cắn sẽ cảm thấy đau nhức nơi vết cắn, vết cắn bị sưng tấy. Những dấu hiệu này lan rộng dọc theo hệ thống thần kinh và hệ thống bạch huyết. Đồng thời, còn có các triệu chứng kèm theo: sốt, đau đầu, lo lắng, trằn trọc, bồn chồn, thổn thức, la hét, chán nản vô cớ.

Tiếp đến là tình trạng co cứng, co thắt, co giật, run các cơ, kể cả cơ mặt. Co thắt hô hấp và co thắt thanh quản gây khó thở. Sùi bọt mép, sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng.

Bệnh tiến triển đến liệt, bắt đầu ở 1 chi hoặc 2 chi dưới, rồi lan lên trên. Có thể kích thích quá độ, có những phản ứng dữ tợn, trở nên hung bạo. Vì vậy, thường có những hành vi không bình thường như chống lại những người xung quanh. Thể trạng suy sụp nhanh, hôn mê, ngất và chết.

Cách xử lý khi bị chó dại cắn

Bạn có thể dự phòng bằng vacxin khi chưa bị cắn, do vacxin có khả năng miễn dịch mạnh, có thể phòng trước được bệnh dại. Tuy nhiên, phương pháp này ít được áp dụng rộng rãi vì tốn kém và phức tạp, thường chỉ dùng cho những người có nguy cơ bị mắc bệnh do nghề nghiệp (như thú y, chăn nuôi, lâm nghiệp).

Người bị chó dại cắn cần phải xử lý ngay vết thương bằng cách rửa thật sạch với nước xà phòng đặc 20%, nước muối 0,9%; sau đó sát khuẩn vết thương bằng cồn. Trường hợp cần thiết có thể cắt lọc vết thương nhưng không khâu ngay, chỉ khâu những trường hợp vết cắn đã quá 3 ngày để tránh sự phát tán của virus dại. Sát khuẩn vết thương cũng có tác dụng chống bội nhiễm và giảm đến mức tối thiểu lượng virus dại xâm nhập vào cơ thể người. Sau khi xử lý xong vết thương, người bị chó dại cắn cần đến ngay trung tâm y tế dự phòng quận/huyện để khám và điều trị dự phòng bằng kháng huyết thanh hoặc vac-xin dại.

Những trường hợp cần phải tiêm đồng thời cả vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại:

Khi chó cắn nghi ngờ là chó dại hoặc đang lên cơn dại.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu.

Có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi nơi có nhiều dây thần kinh, bộ phận sinh dục dù vết cắn rất nhẹ.

Bên cạnh đó, bạn cần theo dõi triệu chứng biểu hiện của súc vật cắn người từ 7 – 15 ngày để phát hiện những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại. Súc vật cắn người này không được giết chết. Nếu súc vật bị nhiễm virus dại trong thời gian cắn người thì những triệu chứng dại ở súc vật đó sẽ xuất hiện khoảng 5 – 7 ngày sau khi cắn với những biểu hiện thay đổi tính tình, chó dễ bị kích động hoặc bị liệt và chết.

Lưu ý: Nhiều trường hợp sau khi bị chó dại cắn, bệnh nhân sử dụng các biện pháp được đồn đại trong dân gian như: bôi dầu gió, dầu hỏa, dầu xanh, đắp ớt hiểm, đất sét, tỏi, củ kiệu, lấy nọc bằng dao liếc, uống thuốc nam để xử lý vết thương,… Những biện pháp này chưa chứng tỏ là cứu được bệnh nhân trong trường hợp nhiễm virus, mà đôi khi còn mắc thêm các bệnh nhiễm trùng khác do làm bẩn vết thương. Vì vậy người bị chó dại cắn cần được điều trị đặc hiệu tại cơ sở chuyên khoa khi thấy có khả năng lây bệnh để đảm bảo an toàn cho tính mạng.

Bài viết trên giúp các bạn giải đáp thắc mắc chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh cũng như biết được cách xử lý, điều trị kịp thời, đúng cách sau khi bị chó dại cắn. Khi bị chó, mèo dại cào, cắn, cần rửa sạch vết thương với thật nhiều nước và xà phòng, sau đó sát trùng bằng cồn iốt, đi tiêm vắc-xin ngay trong những giờ đầu tiên là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn cản virus dại xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình bạn.

Bài Thuốc Dân Gian Chữa Chó Dại Cắn

Điều bạn cần biết khi bị cho dại cắn

Khi bị chó cắn sứt da (chó của nhà người quen không chắc có bị điên hay không, nhưng vẫn thường cắn người) thì tốt nhất nên xử lí vết thương như thế nào? Có nhất thiết phải tiêm phòng bệnh dại? Thời gian trễ nhất thực hiện việc tiêm phòng là khi nào và cách thức tiêm? Ở đâu có dịch vụ này và giá là bao nhiêu?

– BS Nguyễn Đình Sang (Chuyên khoa Bác sĩ gia đình, Trung tâm y tế quận 1): Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau:

– Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Bài thuốc dân gian chữa chó dại cắn

Người bị chó dại cắn đã lên cơn nguy kịch, vô phương cứu chữa, hoặc bị bệnh viện trả về… trường hợp này cần áp dụng phương pháp dân gian, cổ truyền sau:

– Ở Việt Nam trước đây làm lò rèn, người thợ rèn nung thanh sắt cho đỏ rồi đập mỏng làm dao, liềm…sau đó nhúng dao vào thùng nước cho nguội. – Người ta múc nước trong thùng này cho – Bây giờ người làm thợ rèn ít dần, để người bị chó dại cắn sẽ trừ được nọc và khỏi bệnh. chữa chó dại cắn có thể dùng thanh sắt nung đỏ, nhúng vào chậu nuớc nhiều lần, sẽ có nước giống như nước thợ rèn làm.

Bệnh Sán Chó Dấu Hiệu Nhận Biết Và Thời Gian Trị Bệnh Sán Chó

NGỨA DA DO GIUN SÁN, SÁN CHÓ DẤU HIỆU NHẬN BIẾT VÀ THỜI GIAN CHỮA TRỊ

Nhận biết bệnh sán chó Toxocara

Bệnh giun đũa chó mèo Toxocara do một loài giun tròn ký sinh ở động vật thường được tìm thấy trong ruột của chó và mèo. Sán chó khi nhiễm cho người là dạng ấu trùng. Do 80% là lây nhiễm từ chó nên thường gọi là bệnh sán chó.

Những ai có nguy cơ lây nhiễm bệnh sán chó?

Những người nuôi chó mèo hoặc người sống trong môi trường nuôi nhiều chó mèo thả rong, người hay ăn rau sống, thực phẩm tái sống, người chơi thể thao tiếp xúc với đất cát nhiễm ấu trùng, người làm vườn thường xuyên đi chân trần đều có nguy cơ nhiễm bệnh sán chó Toxocara.

Ước tính khoảng 20% dân số Việt Nam có kháng thể dương tính đối với Toxocara điều đó cho thấy hàng chục triệu người Việt Nam có thể đã tiếp xúc với ấu trùng Toxocara. Trong khi ở Mỹ có tỷ lệ là 13,9% dân số.

Bệnh sán chó lây nhiễm cho người như thế nào?

Phân của chó và mèo bị nhiễm ấu trùng Toxocara phát tán ra môi trường, bạn và con bạn có thể vô tình bị nhiễm bởi nuốt phải trứng sán chó Toxocara có trong thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo, qua vật dụng đồ chơi, qua da trầy xước khi tiếp xúc với đất cát nhiễm trứng sán chó.

Quá trình nhiễm bệnh sán chó Toxocara

Tôi nghe nói nhiễm sán chó sẽ rất nguy hiểm và gây tử vong?

Nhiễm sán chó thường ít gây nguy hiểm, nhiễm sán chó không phải là bệnh nan y và tỷ lệ gây tử vong là rất thấp. Những phiền toái do bệnh sán chó gây nên thường là mệt mỏi, uể oải được cho là độc tố của chúng gây nên. Bên cạnh dấu hiệu mệt mỏi người nhiễm sán chó có thể xuất hiện một trong các dấu hiệu sau đây:

Dấu hiệu nhiễm sán chó Toxocara thể ấu trùng di chuyển nội tạng  

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng thường gây mẩn ngứa da, nổi mề đay dị ứng dai dẳng, thường được phát hiện sau khi điều trị da liễu không hiệu quả.

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng có thể phát hiện một hoặc nhiều khối u ở gan, thấy ổ áp xe gan qua siêu âm hoặc chụp XQ, tổn thương tim, phổi, thận,…cũng được ghi nhận ở những bệnh nhân tuổi trung niên.

Những tổn thương thực thể tại gan được phát hiện qua siêu âm với những khối u, hộc mủ ở hạ phân thùy gan. Cần xét nghiệm giun sán khi phát hiện khối ở u gan để hỗ trợ chẩn đoán bệnh giun sán, tránh tình trạng chẩn đoán là nghi ngờ ung thư gan khiến người bệnh hoang mạng.

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển dưới da

Nhiễm sán chó thể ấu trùng di chuyển dưới da thường ít gặp hơn và cũng không khó khăn trong việc chữa trị, khi xác định được vị trí tổn thương sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng, thuốc kháng viêm, thuốc hỗ trợ triệu chứng, thuốc bôi tại chỗ là có thể diệt được ấu trùng mà không cần can thiệp thủ thuật.

Hình ảnh ấu trùng sán chó Toxocara gây tổn thương da tay ở bế trai 7 tuổi trước và sau điều trị

Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt

Hội chứng ấu trùng di chuyển đến mắt gây nên các phiền toái về mắt với các biểu hiện: giảm thị lực, mờ mắt một hoặc hai bên. Cũng giống như bệnh gan ở trên các dấu hiệu triệu chứng về mắt do nhiễm sán chó Toxocara thường dễ bỏ sót bệnh và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn sau khi chữa trị bệnh về mắt không cải thiện.

Sán chó lên não

Dấu hiệu sán chó gây tổn thương thần kinh trung ương (sán não) là tình trạng ấu trùng sán chó di chuyển đến não ít gặp nhưng có thể gây nguy hiểm tiềm tàng, người bệnh thường than phiền hay quên, nặng đầu, mệt mỏi tăng, nhiễm lâu ngày có các biểu hiện liệt khu trú như tê tay nhức chân, giảm vận động, yếu liệt cơ,…

Một số vị trí ấu trùng sán chó Toxocara gây tổn thương não trên phim MRI 

Chẩn đoán bệnh sán chó Toxocara

Hiện nay một số Kits xét nghiệm thông thường cho tỷ lệ dương tính với bệnh sán chó cao tuy nhiên không loại trừ là dương tính giả, phản ứng chéo với những bệnh giun sán khác đã mắc trước đây nhiều năm. Do đó ngoài việc khám lâm sàng bác sĩ có kinh nghiệm, nên xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá mức độ bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Phương pháp điều trị bệnh sán chó an toàn và hiệu quả

Trước khi điều trị bệnh nhân được khám lâm sàng và xét nghiệm một số nội dung chuyên khoa khi có đủ cơ sở và đủ điều kiện sử dụng thuốc mới tiến hành chữa trị. Không trị bệnh sán chó khi các chỉ số về chức năng gan thận không bình thường, trường hợp men gan cao bác sĩ sẽ trị men gan ổn định sau đó mới trị bệnh sán chó, thời gian trị men gan 5 đến 7 ngày sau đó sử dụng thuốc trị sán chó theo hướng dẫn ghi trong toa.

Điều trị bệnh sán chó Toxocara tại phòng khám chuyên khoa giun sán Ánh Nga do các bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng thực hiện. Dựa vào mức độ bệnh và thể bệnh các bác sĩ sẽ sử dụng phác đồ phù hợp và phối hợp thuốc để tăng tác dụng hiệp đồng, giảm nhanh triệu chứng và rút ngắn thời gian chữa trị.

Trường hợp nặng có tổn thương thần kinh trung ương hoặc có dấu hiệu của viêm nội tạng cần bổ sung thuốc kháng viêm, chống phù não, nâng cao thể trạng, bảo vệ tế bào gan và chống dị ứng,…

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó Toxocara, bác sĩ cần khai thác kỹ tiền sử của người bệnh, hiểu rõ được những chống chỉ định khi dùng một số thuốc giun sán. Ở những bệnh nhân bị bệnh viêm gan mạn, phụ nữ đang có thai và cho con bú cần có những liệu trình điều trị riêng biệt

Hình ảnh tổn thương da do nhiễm sán chó Toxocara

Coi trọng việc tái khám xét nghiệm lại để đánh giá quá trình điều trị, tránh tình trạng cho người bệnh sử dụng một hoặc hai viên thuốc về nhà uống và không hẹn ngày tái khám, vì như vậy sẽ không biết tình trạng bệnh như thế nào, trong khi ấu trùng sán chó trong máu thường ít bị tác dụng khi sử dụng thuốc ngắn ngày. 

Thời gian điều trị bệnh sán chó Toxocara bao lâu?

Thời gian trị bệnh sán chó nhanh hay chậm tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể tạng và thuốc gì bệnh nhân được sử dụng. Điều trị sán chó ở mức độ nhẹ tối thiểu cũng cần tới 5 ngày, sau đó có thể điều chỉnh liều. Điều trị đúng theo thể bệnh và đủ liều thì bệnh sẽ khỏi sau 2 đến 3 tuần.

Thông thường sau khi sử dụng thuốc trị sán chó từ 5 đến 7 ngày các dấu hiệu triệu chứng như: mẩn ngứa da, đau đầu, mệt mỏi, uể oải nếu được cải thiện nhiều. Sau đó các dấu hiệu dần được đầy lùi và không tái phát sau khi ấu trùng bị diệt bởi thuốc trị giun sán.

Kết luận: Bệnh sán chó là một nhiễm trùng trong máu và gây tổn thương nội tạng, khi điều trị bệnh sán chó Toxocara cần chú ý đến thể bệnh và thời gian dùng thuốc, không nên điều trị chỉ một đến hai ngày thuốc rồi ngưng vì ở một số thể bệnh khi ấu trùng gây tổn thương nội tạng liều lượng sẽ không đủ mạnh để tiêu diệt được ấu trùng sán chó trong cơ thể. Cũng không nên dùng thuốc trong thời gian quá dài và không hẹn ngày tái khám, nên xét nghiệm một số nội dung chuyên khoa trước khi điều trị phòng tình huống dương tính giả dẫn đến điều trị sai.

Thông báo:

Từ ngày 09/07/2023 để đảm an toàn phòng chống dịch Covid 19 theo Chỉ thị 16, những trường hợp thật cần thiết như ngứa da, nổi mề đay, dị ứng kéo dài có ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc đau đầu khi đến khám, phòng khám triển khai lấy mẫu xét nghiệm giun sán và trả kết quả nhanh, thực hiện đúng quy định giãn cách, không khuyến khích bệnh nhân lưu lại phòng khám quá lâu. Quí bệnh nhân vui lòng kê khai y theo hướng dẫn của nhân viên y tế trước khi thực hiện các dịch vụ tại phòng khám.

Những trường hợp do điều kiện khó khăn không tới được phòng khám có thể gửi tin nhắn qua số Zalo 0912171177 để được bác sĩ tư vấn chữa trị tại nhà.

Chân thành cảm ơn.

Bác sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh