Thời Gian Chó Mang Thai / Top 13 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tìm Hiểu Về Thời Gian Mang Thai Ở Chó

Chúng dành khoảng 3 tuần động dục, và 2 tuần cuối cùng là thời kỳ thuận lợi cho việc thụ tinh trứng. Mặc dù có thể có sai số, tùy thuộc vào giống và kích cỡ của chó, câu trả lời chung cho thời gian mang thai ở chó là khoảng 2 tháng, hoặc khoảng 60-65 ngày kể từ khi thụ thai đến khi sinh. Dựa trên một số nghiên cứu khoa học, việc mang thai ở chó trung bình vào khoảng 9 tuần hoặc 63 ngày.

Dấu hiệu mang thai ở chó

Câu hỏi tiếp theo sau “Chó mang thai trong bao lâu?” có thể sẽ là “Dấu hiệu nào cho thấy chó đang mang thai?” Vì chó mang thai là một hiện tượng xảy ra rất nhanh nên chắc chắn sẽ khiến chủ nuôi không hề nghi ngờ. Việc theo dõi các triệu chứng mang thai ở chó đòi hỏi một đôi mắt sắc sảo và biết quan sát, vì một con chó khi bắt đầu xuất hiện khả năng sinh sản sẽ trông rất giống như đang mang thai vài tuần. Dấu hiệu mang thai phổ biến nhất ở chó là núm vú đỏ, to lên hoặc bị sưng, điều này cũng xảy ra khi chó động dục. Trong suốt thời gian mang thai ở chó, đầu vú sẽ ngày càng lớn hơn khi chó mẹ bắt đầu sản xuất sữa cho những chú chó con sắp chào đời.

Thời kỳ thai nghén ở chó

Trong 2 đến 3 tuần đầu tiên của thai kỳ, chó mẹ có thể trải qua những thay đổi về tâm trạng, thái độ và sự thèm ăn. Năng lượng của chó mẹ sẽ giảm và nó sẽ ít thích ăn hơn. Chó mẹ có thể trở nên tình cảm hơn hoặc không cởi mở và cô lập nhiều hơn. Phạm vi thay đổi của chó có thể tùy thuộc vào hoàn cảnh, sức khỏe và chế độ ăn uống nói chung của chúng. Nghiên cứu cho thấy vào cuối tuần thứ tư, vào khoảng ngày 28, bác sĩ thú y có thể xác nhận mang thai ở chó bằng cách siêu âm. Bạn có thể ước lượng thời gian để chuẩn bị cho chó mẹ và căn nhà của bạn cho sự xuất hiện của những chú chó con.

Nếu chó của bạn không bị cắt buồng trứng, bạn phải chắc chắn rằng nó đã được tiêm phòng đầy đủ. Tiêm phòng không chỉ giúp tăng khả năng miễn dịch của chó đối với các bệnh thông thường mà còn có thể cải thiện khả năng miễn dịch của chó con. Nó cũng có thể hạn chế tính độc của bất kỳ vi trùng, virus hoặc vi khuẩn nào mà chó con mới sinh có thể tiếp xúc trong hoặc sau khi sinh. Bạn càng chăm sóc chú chó của mình tốt hơn, khả năng mang thai của nó sẽ thành công cao hơn và 6 đến 8 tuần sau khi sinh, những chú chó con sẽ sẵn sàng để được nhận nuôi.

Dấu Hiệu Chó Mang Thai, Chó Mang Thai Mấy Tháng Thì Đẻ?

1. Chó mang thai mấy tháng thì đẻ?

Một năm tuổi chó bằng 7 năm tuổi người – sự so sánh tuy không thực sự chính xác 100% nhưng cũng giúp chúng ta có thể ước lượng được độ tuổi của chó.

Vậy trong khi người mang thai 9 tháng 10 ngày thì thời gian mang thai của chó là bao lâu?

Thông thường, một chú chó cái sẽ có thời gian mang thai trung bình khoảng 9 tuần. Đây chỉ là ước lượng vì đôi khi chó có thể đẻ sớm hơn, hoặc trễ hơn. Thời gian dao động khoảng 7 ngày. Như vậy, thời gian mang thai của chó kéo dài từ 2 tháng đến 2 tháng rưỡi.

Ngoài ra, có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ chó mẹ, số lượng con mang thai, tuổi thọ của giống chó, vùng sinh sống,…mà cũng có đôi chút khác biệt trong thời gian chó mang thai. Ví dụ, các loài chó lớn hoặc đẻ ít con sẽ có chu kỳ thai lâu hơn so với chó nhỏ và đẻ một lứa nhiều con.

2. Dấu hiệu chó mang thai thông qua sự thay đổi trên cơ thể

Màu sắc núm vú thay đổi: Dấu hiệu sớm nhất có thể đoán được chó có mang thai hay không chính là sự biến đổi của màu sắc núm vú. Thông thường sau khi thụ thai được 2-3 tuần, bạn sẽ thấy núm vú của chó bỗng nhiên căng tròn hơn, nhìn có vẻ hồng hào. Đây là biểu hiện của sự chuẩn bị cho việc tiết sữa để nuôi chó con sau này.

Hình dáng bụng thay đổi: Khi chó mới mang thai, kích cỡ bụng chó vẫn không có nhiều biến đổi. Tuy nhiên đến giai đoạn tuần mang thai thứ 4 và 5, eo chó sẽ hơi phình to hơn 1 tí, phần bụng thì đầy đặn. Lúc này bạn sẽ có cảm giác chó có vẻ mập ra, nhưng thực tế là các sinh linh bé nhỏ đang dần thành hình trong bụng chó mẹ đấy.

Các dấu hiệu rõ rệt: Bước qua giai đoạn cuối thai kỳ tuần thứ 6 đến thứ 9, dấu hiệu chó mang thai trở nên rõ rệt hơn. Ví dụ như bụng căng tròn, núm vú to ra, căng mịn và đôi khi có sữa. Thậm chí khi sờ tay nhẹ vào bụng chó, bạn còn có thể cảm nhận được các chú chó con đang cựa quậy.

3. Cách biết chó có mang thai hay không thông qua hành vi

Những biểu hiện khó tính bất thường

Tương tự như người, khi mới mang thai chó sẽ cảm thấy cơ thể hơi khó chịu. Vì thế trong giai đoạn đầu có thể chó mẹ sẽ cư xử không giống ngày thường.

Mặc dù vậy, tùy “tính nết” và cách huấn luyện chăm sóc của bạn trước đó mà sự thay đổi này có thể theo chiều hướng dễ thương hơn (chó quấn chủ hơn, muốn được cưng nựng,…), hay theo chiều hướng khó chịu (chó khó tính, gặm nhấm lung tung, dễ cáu,…)

Chó trông mệt mỏi và ngủ nhiều hơn

Bỗng một ngày chú chó nhí nhảnh, thích phá phách của bạn trở nên điềm tĩnh, dịu dàng hơn và trông hơi mệt mỏi, chỉ thích nằm ì một chỗ và ngủ. Kèm với những biến đổi cơ thể đã nêu ở trên, thì rất có thể chó của bạn đang mang bầu. Bởi những chú chó con lớn lên sẽ đòi hỏi nhiều dinh dưỡng từ chó mẹ, làm cơ thể cho mẹ trở nên nặng nề, mệt mỏi.

Nhưng tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng chó của bạn đang bị bệnh chứ không phải mang thai. Vậy hãy quan sát và đưa chó đến bác sĩ thú y nếu thấy cần thiết.

Chó mang thai kén ăn, ăn ít

Khẩu vị của chó khi mang thai, đặc biệt vào cuối thai kỳ sẽ có nhiều thay đổi. Chó của bạn có thể sẽ ăn ít hơn, kén ăn,mỗi lần chỉ ăn một chút chứ không ăn nhiều như trước kia. Nhiều người cho rằng đó là do ảnh hưởng từ việc mang thai. Đó là do tử cung ở giai đoạn càng về cuối thai kỳ sẽ nở ra để chứa chó con ngày một lớn. Vậy nên tử cung sẽ cần nhiều diện tích, làm cho khu vực bao tử bị hạn hẹp nên chó chỉ ăn chút ít, qua loa.

Trong khi đó, dinh dưỡng hấp thụ khi mang thai tác động rất nhiều đến sức khỏe của chó con trong bụng, vậy nên bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho chó mẹ kịp thời. Ví dụ, bổ sung thêm thịt cá, sữa, chia bữa ăn chó mẹ thành nhiều bữa nhỏ,…

Chó chui vào những góc nhà tìm ổ

Theo bản năng, vào các tuần cuối thai kỳ, chó mẹ sẽ bắt đầu đi tìm ổ chuẩn bị cho việc lâm bồn. Vậy nên xu hướng của chó sẽ thích những góc nhà ấm áp, kín gió tạo cảm giác an toàn để nuôi con. Chúng thường cào đất rồi “sưu tầm” vải, quần áo hoặc các đồ vật ấm áp vào khu vực này.

4. Dấu hiệu chó mang thai giả

Cũng không loại trừ trường hợp chó mang thai giả hay còn gọi rối loạn tiền kinh nguyệt. Đây là một biểu hiện khá phổ biến bạn cần lưu tâm để chăm sóc chó cưng của mình tốt hơn.

Thông thường tình trạng chó mang thai giả sẽ xuất hiện ở những chú chó mới lớn hoặc chó đã bị hư thai trước đó. Khi mang thai giả, chó thường có đầy đủ các biểu hiện của một chú chó mang thai như bầu vú căng tròn, thậm chí tiết sữa, tìm kiếm ổ đẻ. Tuy nhiên cuối cùng chó không đẻ được.

Trong vòng 1 tháng chó sẽ tự khỏi nên bạn không nên quá lo lắng. Chỉ cần quan tâm chơi đùa với chó nhiều hơn, và cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng.

5. Cách để biết chó có mang thai chính xác

Không cần phải suy đoán mất thời gian, để biết chó có mang thai thật không bạn có thể nhờ đến các công nghệ kỹ thuật hiện đại. Đa số ở các phòng khám cho thú cưng đều sẽ có kèm dịch vụ siêu âm.

Ngay sau khi chó có giao phối khoảng 3-4 tuần, nhận thấy các biểu hiện như núm vú căng hồng, chó thay đổi tính nết, bạn nên đưa chó đi siêu âm. Khi có kết quả siêu âm sớm, bạn sẽ biết cách chăm sóc chó mang thai chính xác và đúng đắn. Đồng thời điều chỉnh chế độ ăn giúp các bé cún phát triển mạnh khỏe hơn.

6. Những lưu ý khi nuôi chó mang bầu

6.1. Chó mang thai nên ăn gì?

Nhiều người khi biết chó mang thai thường vội vàng tăng khẩu phần ăn của chó. Bắt ép chó ăn thật nhiều. Tuy nhiên như vậy không hề tốt và có thể khiến chó trở nên béo phì, thừa cân, ảnh hưởng chó con. Lúc này bạn chỉ nên bổ sung thêm một chút đạm (thêm trứng, thịt, cá,…) vào khẩu phần ăn của chó.

Tại giai đoạn thứ 3 của thai kỳ, tức từ khoảng tuần thứ 5, bạn có thể tăng khẩu phần ăn nhiều hơn vì thai bắt đầu phát triển mạnh, cần nhiều dinh dưỡng. Nếu gia đình có điều kiện, bạn cũng có thể mua cho chó các loại thức ăn dinh dưỡng đóng gói dành riêng cho chó bầu. Lưu ý lúc này chó có xu hướng ăn từng chút một, ăn nhiều lần, nhiều bữa.

6.2. Vệ sinh chó mang thai

Bạn cứ vệ sinh chó mang thai như trước đó vẫn làm, do chó đã quen như vậy. Đừng vội thay đổi cách thức sẽ khiến chó hoảng sợ.

Có thể thay loại xà phòng tắm dịu hơn, có thành phần tự nhiên để tốt hơn cho chó mẹ và con.

Nếu chó sợ tắm, bạn cần vuốt ve chúng nhiều hơn để trấn an tinh thần. Trường hợp chó vùng vẫy thì không nên ép buộc, có thể áp dụng tắm khô và sấy lông cho chó.

Khi cận ngày sinh, bạn không nên tắm chó tránh trường hợp ảnh hưởng sức khỏe của chó mẹ.

6.3. Các lưu ý khác

– Chó rất dễ bị sảy thai trong khoảng ngày 28 đến 45, vậy nên bạn cần lưu tâm, không tác động mạnh lên chó, không cho chúng nhảy cao, chơi đùa cắn nhau.

– Nếu được hãy cho chó ăn thêm các loại rau củ như bí đỏ, bí xanh, rau dền để tăng cường sắt

– Nên cho chó vận động với cường độ vừa phải như dẫn chó đi bộ, tránh trường hợp chó nằm một chỗ ù lì, lười biếng và béo phì

– Dấu hiệu chó sắp sinh như sau: Chó mẹ thở hổn hển, lè lưỡi, thở nhanh, bụng có những cơn gò mạnh

Khi chó cưng của bạn sinh, cũng đừng quên tìm hiểu thêm bài viết sau để muôi dạy chó tốt nhất: CÁCH DẠY CHÓ ĐI VỆ SINH ĐÚNG CHỖ 100% THÀNH CÔNG

2701 views

Dinh Dưỡng Cho Chó Mang Thai

Dinh dưỡng hợp lý và chế độ ăn cân bằng là những nhân tố quan trọng giúp cún cưng khỏe mạnh. Điều này đặc biệt đúng đối với những chú chó đang mang thai. Cho ăn nhiều quá hay ít quá tại những khoảng thời gian nhất định khi mang thai đều có thể gây hại đến sức khỏe chó mẹ cũng như chó đang thành hình. Những người chủ thường có xu hướng cho chó ăn quá nhiều khi mang thai, trong khi lại quá ít trong giai đoạn chó cho con bú.

Chú chó của bạn luôn luôn cần được cung cấp đầy đủ nước sạch. Trừ khi có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ thú y, bạn không bao giờ nên ngăn thú cưng uống nước.

Trước giai đoạn sinh sản, chú chó của bạn nên được ăn thức ăn chất lượng cao. Bạn có thể tìm hiểu những phương pháp cho ăn phù hợp trong sách dinh dưỡng cho chó trưởng thành. Ngay cả khi chó mẹ đã mang thai, bạn vẫn nên cho chúng ăn một lượng bình thường thức ăn chất lượng cao. Chó mẹ thường mang thai trong 62 ngày, và từ 4 đến 5 tuần đầu, cơ thể chó con không lớn lên nhiều. Điều này có nghĩa là lúc này, chó mẹ không cần đến chế độ ăn bổ sung. Cho chó ăn quá nhiều trong thời kì đầu mang thai có xu hướng thêm vào cơ thể chúng lượng chất béo không cần thiết, khiến chúng di chuyển khó khăn hơn và dễ gây ra nhiều biến chứng. Sẽ có một khoảng thời gian kéo dài từ 3 – 10 ngày, trong khoảng tuần thứ 3 mang thai, chó mẹ ăn không cảm thấy ngon miệng. Đây là điều bình thường và nếu chú chó của bạn có ăn, dù chỉ một chút, bạn cũng không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu nó hoàn toàn không ăn trong 1 đến 2 ngày, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ thú y.

Trong 3 – 4 tuần cuối mang thai, cún con trong bụng bắt đầu lớn lên nhanh chóng. Vì thế chó mẹ có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn và cần nhiều năng lượng hơn. Trong khoảng thời gian này, cân nặng của chó mẹ sẽ tăng từ 25 – 30%. Đây chính là lí do mà bạn cần cho chó mẹ ăn thường xuyên hơn cho đến khi chúng ăn nhiều hơn từ 25 – 30% thức ăn so với trước. Ví dụ như nếu bình thường chú chó của bạn ăn 2 lần trong ngày, mỗi lần 1 chén thức ăn, hãy tăng từ từ, 1 ¼ đến 1 1/3 chén, 2 lần mỗi ngày. Bạn cũng nên cân nhắc đến việc dần dần chuyển đổi thức ăn của chúng sang loại chứa nhiều calo hơn, như thay thế thức ăn của chó trưởng thành với thức ăn chó con và chế độ ăn dành cho giai đoạn cho con bú. Điều này sẽ giúp chó mẹ có đủ dinh dưỡng thiết yếu để cung cấp cho sự phát triển nhanh chóng của chó con. Chế độ ăn cho con bú cũng là một sự lựa chọn không tồi.

Tần suất cho ăn cũng có thể dao động và phụ thuộc vào kích cỡ của lứa con. Một số chú chó mang thai lứa đông con thường không có đủ chỗ trong dạ dày để ăn 2 bữa lớn mỗi ngày, vì thế bạn phải chia khẩu phần của chúng thành nhiều bữa nhỏ và cho ăn thường xuyên hơn. Một số người chủ để phần ăn cả ngày của chó ra bát và những chú chó của họ tự động ăn dần suốt cả ngày. Nếu bạn quyết định lựa chọn cách cho ăn này, cần đảm bảo rằng chó cưng ăn đủ phần thức ăn mà chúng cần. Một chế độ ăn không đủ chất có thể dẫn đến triệu chứng rối loạn tăng huyết áp bất thường khi mang thai, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ.

Gần trước khi sinh, chó mẹ sẽ ăn ít đi một cách trầm trọng, đến mức có thể không ăn gì. Đây là dấu hiệu báo trước chó con sẽ được sinh ra trong vòng 24 – 48 giờ tới. Cứ để sẵn đồ ăn ra ngoài trong trường hợp chó mẹ muốn ăn, nhưng đừng hi vọng là nó có thể ăn ngon lành như trước. Đây chẳng phải là điều gì đáng lo ngại, và lúc này bạn nên sẵn sàng để chuẩn bị đón một lứa cún con sắp chào đời!

Một số bác sĩ thú y khuyên bạn nên bổ sung vitamins cho chó trong giai đoạn mang thai. Nhiều bác sĩ tin rằng nếu được cho ăn đúng cách, chó mẹ có thể nhận được những chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể cần. Dù có hay không dùng viên bổ sung đi nữa, bạn cũng đừng tự ý thêm gì vào chế độ dinh dưỡng của chó mẹ trừ khi được bác sĩ thú y khuyên dùng. Một số vitamins và chất khoáng khi hấp thụ quá liều có thể gây nguy hiểm đối với chó mẹ và chó sơ sinh.

Canxi là chất dinh dưỡng nên được lưu ý tới. Các bác sĩ thường không khuyên dùng các chất dinh dưỡng bổ sung cho chó mang thai. Việc bổ sung canxi cho chó mẹ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ, có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng eclampsia – canxi trong máu thấp, ở chó mẹ đang cho con bú. Quá nhiều canxi trong chế độ ăn có thể gây khó đẻ cho chó mẹ, chứng tích tụ canxi ở mô mềm hay có các khớp chi bị dị tật ở chó con. Đây là lí do bạn không nên bổ sung canxi cho chó mang thai, trừ khi được bác sĩ thú y chỉ dẫn cụ thể.

Cách Chăm Sóc Chó Mẹ Mang Thai

Nhiều người nuôi cún cưng băn khoăn không biết nuôi và chăm sóc chó mẹ mang thai như thế nào cho đúng cách. Thông thường là mọi người để mặc tự nhiên cho chó hết thai kỳ rồi tự sinh nở.

Thời điểm thích hợp phối giống

Nếu bạn muốn cho chó của mình phối giống thì hãy để nó trên 1 năm tuổi là tốt nhất. Nên phối giống vào kỳ kinh thứ 3 của chó. Lúc này, chó đã thực sự trưởng thành và cứng cáp để có thể làm mẹ. Việc cho nó phối giống trong kỳ kinh đầu khiến con non bị yếu và có nhiều biến chứng. Đặc biệt, sức khỏe chó mẹ cũng yếu nếu sinh con khi chưa được 1 năm tuổi.

Chó con nhận kháng thể từ chó mẹ nên trước khi quyết định để chúng mang bầu thì bạn nên tiêm phòng kháng sinh cho nó. Bởi một khi chó cái đã mang bầu thì không được phép tiêm bất cứ kháng thể nào vào giai đoạn này.

Chó mà mập quá cũng không tốt cho sinh nở và con cái. Lưu ý nên để thể trạng nó vừa phải trước lúc phối.

Tẩy giun sán và ký sinh trùng cho chó

Giun chỉ, sán và các loại ký sinh trùng đường ruột xuất hiện trong hệ tiêu hóa của chó thường xuyên và số lượng lớn. Bên cạnh việc tẩy giun sán định kỳ 6 tháng một lần cho chó thì bạn nên chắc chắn rằng chó cái nhà bạn đã được phòng ngừa các ký sinh trùng.

Ký sinh trùng sẽ lây từ chó mẹ sang con qua đường máu và sữa. Sử dụng các thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sỹ thú y phù hợp nhất với giống chó mà bạn nuôi

Diệt rận, ve, bọ chét ở chó

Không bất ngờ khi những loài ký sinh đáng ghét này rất hay làm phiền cún cưng nhà bạn. Nó giống như được lập trình sẵn để xuất hiện đúng thời điểm. Trước khi chó mẹ mang thai nên dùng thuốc đặc trị để giết trừ các loài ký sinh này.

Trong khi mang thai thì không được dùng và sau khi sinh khoảng 2 tháng thì nên dùng trở lại.

Dấu hiệu khi chó mới mang thai

Bạn kiểm tra núm vú của chó, nếu thấy nó đỏ, to và cứng lên thì khả năng cao là nó đang mang thai. Dấu hiệu này xuất hiện rõ ràng theo thời gian.

Bụng của chó mang thai cũng căng và phình to ra.

Chó có biểu hiện khó ở và khó chịu khi mới mang thai được vài tuần. Nó có thể ăn nhiều hơn thời điểm này và ngủ nhiều hơn.

Dinh dưỡng cho chó mẹ mang thai

Nếu chó mẹ mang thai chưa được 6 tuần thì nó vẫn ăn bình thường như khi chưa mang thai. Sang tuần thứ 6 trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của nó tăng cao. Nó thèm ăn và ăn nhiều hơn, cân nặng cũng tăng lên đáng kể.

Không bổ sung can xi cho chó. Các bạn nên cung cấp dinh dưỡng bằng các loại thịt bò, heo, gà và rau xanh các loại nhiều hơn. Nên chia nhỏ bữa ăn ra nhiều lần. Đừng cho chó ăn no sẽ gây ra trạng thái khó chịu ở chó mẹ.

Một số con sẽ có biểu hiện chán ăn và thai nghén trong vài tuần đầu mang thai nhưng nó sẽ tự hết. Bạn đừng vội vàng tiêm bất cứ thuốc gì cho chó mẹ.

Cho chó vận động

Cho chó vận động, đi dạo một ngày khoảng 20 phút là bài tập rất hữu ích. Không nên cho chó chạy vì có thể xảy ra động thai nguy hiểm.

Chuẩn bị ổ để chó sinh con

Nếu nó chật chội thì bạn có quyền chuyển ổ đi nơi khác, nhưng chắc chắn nó sẽ không hài lòng lắm. Đó là bản năng của loài chó.

Mời bác sỹ thú y đến nhà để kiểm tra nếu thấy bất cứ sự bất thường nào của cún cưng nhà bạn. Những người giỏi chuyên môn sẽ có cách điều trị và hướng dẫn tốt nhất cho bạn.

Các bạn thấy đấy, mỗi loài chó có một đặc điểm riêng nên không thể có kiến thức chung về từng giống được. Ngay cả việc chăm sóc hằng ngày cũng khác nhau chứ chưa nói đến lúc nó mang thai.

Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho bạn trang bị được những kiến thức cần thiết để chăm sóc chó mang thai một cách tốt nhất.

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624