Thịt Chó Kiêng Những Gì / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Phải Kiêng Kỵ Những Gì Khi Ăn Thịt Chó?

Tuy có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau xoay quanh việc có nên buôn bán loại mặt hàng thực phẩm này nữa hay không. Nhưng không thể phủ nhận một sự thật là, văn hóa ăn thịt chó đã có từ lâu và rất thịnh hành tại đất nước của chúng ta. Và nếu sử dụng đúng cách, nó hoàn toàn có thể đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Ở chiều ngược lại, thịt chó có thể gây ra các bệnh như béo phì, thừa cân, bệnh gout,…

Dinh dưỡng của thịt chó

Thịt chó là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Người ta tính ra, cứ 100g thịt chó cho ta 20g protein, 28g lipit, canxi, photpho và sắt, và nhiều loại muối khoáng, vitamin khác…

Theo y học cổ truyền, loại thịt này có tính nóng, vị mặn, khi dùng loại thực phẩm này bồi bổ cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sinh lý, tăng cường sức đề kháng, chữa bệnh phong thấp, tăng cường gân cốt, cơ bắp, bổ thận tráng dương,… Rất nhiều công dụng tăng cường sức khỏe, chữa các chứng bệnh mùa lạnh,…

Ngoài ra, do có tính truyền thống lâu đời, thịt chó cũng được người dân ta sáng tạo ra nhiều cách thức chế biến và tạo thành các món ăn ngon khoái khẩu trên bàn nhậu.

Tuy nhiên, do chủ quan hoặc thiếu hiểu biết tới những thực phẩm kiêng kỵ khác khi ăn cùng thịt chó, điều đó có thể gây ra những hậu quả xấu nghiêm trọng về sức khỏe cho bạn cùng người thân. Và có thể là nguyên nhân sâu xa dẫn tới các bệnh hiểm nghèo như khối u, ung thư, thậm chí có thể tạo ra các chất độc hại gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

Những thực phẩm kiêng kỵ với thịt chó

– Thịt chó kiêng kỵ thịt dê: Đây là 2 loại thực phẩm có tính nóng. Dê gây chứng tích thực, đầy bụng, khó tiêu, ậm ạch và khó thở, gây bệnh kiết lỵ. Ăn cùng nhau 2 loại thực phẩm này trong nhiều lần, dễ gây các chứng bệnh về tiêu hóa và có thể gây ung thư.

– Ăn thịt chó và tỏi: vì tỏi đại tân rất cay nóng, có tính đại nhiệt. Nên tất nhiên, 2 loại thực phẩm này không thể dành cho nhau được.

– Kiêng ăn thịt chó với lòng trâu: vì lòng trâu có vị ngọt, tính hàn sẽ gây đau bụng và đi ngoài. 2 loại thực phẩm này do thuộc tính tương phản với nhau lại cùng là loại thực phẩm khó tiêu. Chúng được xếp vào loại đại kỵ khi dùng chung cùng nhau.

Ăn Thịt Chó Nên Kiêng Kỵ Gì

Tại sao khi ăn thịt chó không được uống nước chè?

Không nên ăn thịt chó rồi uống nước chè bởi sẽ sinh ra nhiều độc tố, để lâu ngày sẽ gây ra bệnh ung thư. Hơn thế, tính vị ở 2 món này hoàn toàn trái ngược nhau, khi gặp nhau sẽ gây đông vón, khó tiêu hóa nên khi ăn uống cũng dễ dẫn đến tình trạng đầy hơi.

Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn thịt chó mắm tôm dùng nước chè để khử mùi tanh. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng việc kết hợp này lâu dài có thể sẽ dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, trong thịt chó có vị ngọt, tính ấm, bổ trung, ích khí, ấm thận trợ dương, lại tăng cường được khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong bản thảo cương mục cho hay: Thịt chó có tác dụng yên ngũ tạng, ấm lưng cật lại bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lão thất thương, là một loại thức ăn tuyệt hảo cho mùa đông. Thế nhưng, sau khi ăn thịt chó tuyệt đối không được uống nước chè ngay, nếu không sẽ gây bất lợi cho cơ thể.

Vì trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong nước chè lại chứa nhiều axit tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó uống nước chè ngày thì axit trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong thịt chó tạo thành chất có tên gọi là tannalbin, loại chất này có tác dụng cầm, giữ làm cho ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm, khiến cho việc đi ngoài không thông, thậm chí gây táo bón. Như thế, chất độc và chất gây ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu gây nguy hại nghiêm trọng.

Ăn thịt chó nên kiêng kỵ gì?

Bạn tuyệt đối không nên kết hợp thịt chó với những thực phẩm như sau:

Kiêng thịt dê: Trong thịt chó có tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi 2 thứ này gặp nhau sẽ sinh chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh chứng tả lỵ.

Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, có tính cay, tính đại nhiệt. Trong lòng trâu có vị ngọt, tính hàn, cả 2 thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn sẽ dễ sinh đau bụng và tả lỵ.

Kiêng ăn cá chép: Trong cá chép có tính vị cam, có tác dụng hạ thủy khí. Mà trong thịt chó lại có tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn cùng dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Một số món thịt chó cực hấp dẫn tại Emvaobep

Mùng 1 Đầu Tháng Kiêng Thịt Chó, Mắm Tôm, Kiêng Cả Chuyện… Vợ Chồng?

* Từ chuyện kiêng ăn ban ngày…

Trước khi trao đổi vấn đề của bạn, xin kể với độc giả việc kiêng ăn ban ngày mà người thân tôi bắt gặp. Số là trong một chuyến đi thực tế vùng sâu, cả nhóm đến ngủ nhờ một gia đình tốt bụng. Bỗng nửa đêm mọi người được gọi dậy ăn cơm, rất lạ.

Hỏi ra mới biết gia đình thờ ma ăn trộm, thì ra tổ tiên họ trước đây đi ăn trộm và trộm vào ban đêm nên khi chết con cháu cúng vào ban đêm và hôm ấy là ngày cúng. Đọc đến đây ta đừng chê họ và suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này.

Nếu cảm thấy cần kiêng thịt vịt, thịt chó và các món ăn khác vào mùng 1, hôm rằm thì cứ kiêng: “Đúng hay không đúng đâu có quan trọng, cốt là yên tâm đã rồi ngộ tiếp” nhưng nếu không kiêng cũng không sao cả

Có rất nhiều sự kiêng khác như kiêng khóc, kiêng tắm rửa, kiêng không đánh chửi nhau, kiêng nói chệch tránh phạm húy. Có những lời giải thích có lý dựa vào các giá trị đạo đức, đạo lý mà con người đề ra, nhưng cũng có sự kiêng mà chả ai hiểu tại sao, nếu có lý giải thì cũng rất phi lý, dẫn đến mọi người lo lắng và thế là làm theo, cẩn tắc vô áy náy.

* Đến chuyện kiêng ăn thịt chó, thịt vịt mùng 1, hôm rằm

Chuyên gia có đi tìm hiểu bằng nhiều con đường thì biết sâu thẳm vô thức người ta coi vịt là thiên nga, (hoặc là biểu tượng của thiên nga), nên giết vịt là giết tiên. Chó cũng vậy là thần giữ của, ăn chó là sát hại Thần. Vì thế mà người xưa kiêng hết!

Vùng miền núi xưa kiêng thịt chó rất triệt để, mãi sau này người xuôi lên mới phá lệ. Các loài, các vật khác như mực, xôi trắng, cá mè cũng vậy thường gắn với sự liên tưởng nào đó.

Theo một vị tu mẫu mà chuyên gia tham khảo thì thật ra cần đánh thức tuệ giác để biết ăn gì, làm gì cho hợp với tự nhiên chứ không phải kiêng gì cả. Nhưng vì đời này kiêng lại truyền cho đời khác, gia đình này truyền cho gia đình khác, cộng đồng này kiêng lại truyền cho cộng đồng khác nên cùng kiêng.

Niềm tin ấy càng củng cố khi thế hệ trước ra đi (đã mất) quay lại nhắc kiêng. Người đã mất ấy khi còn sống họ kiêng ăn thịt vịt, ăn chó, nếu người đó mà có linh thì sẽ về nhắc nhở con cháu không được bỏ tục lệ đó, thậm chí trách phạt. Theo bậc tu mẫu, do chưa hiểu cơ chế vận hành của tâm ngã nên mọi người sợ hãi tin theo.

Và thế là, người trần mắt thịt mình, khi không kiêng mà chẳng may bị ốm đau hoặc trong gia tộc có người chết lại nghĩ là do không kiêng, do ăn các loại thực phẩm trên, theo sư cô thì cái mê ấy, cái kiêng ấy “thật là vớ vẩn”.

Nhưng bậc tu cho rằng nếu cảm thấy cần kiêng thì cứ kiêng: “Đúng hay không đúng đâu có quan trọng, cốt là yên tâm đã rồi ngộ tiếp”. Còn nếu không kiêng cũng không sao cả.

* Về vấn đề kiêng ngã giá khi mua hàng ngày đầu tháng: Theo tham vấn của bậc tu mẫu thì thật ra là không kiêng gì cả, người bán hàng nào vô tư trong sáng không để ý chuyện đó thì rất có phúc, có quy luật là “thánh nhân đãi kẻ khù khờ” mà, người mua cũng vậy.

“Lành hay dữ xảy ra với ai đều do nhân quả hết, ai không có nhân quả thì không sao!” – vì thế, quan hệ tình dục vào mùng 1, hôm rằm là hoàn toàn vô hại

Nhưng “kiêng” là “kiêng” với người mê tín ấy, mình mặc cả làm họ sợ, họ ghét thành ra khi họ chửi mình thì vừa hại mình vừa hại họ. Vì ý nghĩ, lời nói và hành vi không hài hòa có phản lực của nó. Ý thức để ứng xử hài hòa, hợp người hợp cảnh chứ không phải là kiêng.

* Vấn đề cuối cùng bạn nêu là kiêng quan hệ tình dục vào mùng một, hôm rằm, ngày lễ Tết: Cái này mình thận trọng suy xét một chút, trong cuốn “Vệ sinh quyết yếu” của thiền sư Hải Thượng Lãn Ông có khuyên không nên “sinh hoạt” vào những ngày mưa giông, sấm chớp, ngày quá nóng hoặc quá lạnh. Cái này có cơ sở và mình nên làm theo.

Còn ngày rằm mùng 1, lễ, Tết với người phương Tây không có lịch âm và không có văn hóa thờ cúng tổ tiên ông bà như mình nên họ không kiêng. Phương Đông mình hay tránh vì:

– Mình được giáo dục theo hướng tình dục là cái gì đó nhơ bẩn, xấu xa nên không làm chuyện đó vào những ngày linh thiêng, có ông bà, Thần, Phật về. Coi đó là sự xúc phạm. Nêu nếu chẳng may hoặc cố ý làm sẽ có cảm giác sai trái, sợ hãi.

– Nhiều người cũng thấy rằng trong quan hệ tình dục thì thường các rung động thô, nặng xuất hiện là chính, cản trở năng lượng thanh nhẹ mà mọi giới hướng tới trong ngày rằm mùng 1. Cho nên, nếu quá cố gắng làm sẽ có cảm giác không thuận với tự nhiên.

– Nhiều người nghe rằng có kẻ lếu láo, ngông nghênh quan hệ tại nơi thờ tự bị ốm, bệnh, sau đó chúng ta lại đi “liên hệ” với ngày rằm mùng 1 nên “kiêng cho lành” v.v..

Do phần lớn chúng ta hiểu rất lơ mơ cộng với vô thức tham “đỏ” sợ “đen” nên sinh ra kiêng. Nhưng như bậc tu nói: “Lành hay dữ xảy ra với ai đều do nhân quả hết, ai không có nhân quả thì không sao!”.

Theo bậc tu mẫu thì để hóa giải cái sự kiêng thì chỉ cần chịu khó suy nghĩ thấu đáo cái tôi gây mất hài hòa trong chính mình là được, nói chung lòng mình cảm thấy cái gì không tốt, không lành thì đừng làm. Ngược lại mình cứ sống có ý thức, quan tâm đến cái chung thì kiêng hay không đều dẫn tới sự tốt lành.

Hoàng Dương Bình (Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô)

Chúc mạnh khỏe.

Theo Tuổi Trẻ Thủ Đô

Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Chó Không? Có Cần Kiêng Ăn Thịt Chó Khi Đau Răng?

Cập nhật ngày: 25/02/2021

Thịt chó đối với nhiều người giống như 1 “bản sắc” văn hoá. Nhưng đau răng có nên ăn thịt chó không hay thực sự thì món ăn thịt chó có tốt không vẫn còn là vấn đề nhiều người bàn cãi.

Đau răng có nên ăn thịt chó không?

Khi ăn thịt chó đảm bảo chất lượng, lúc bình thường sẽ khá tốt cho cơ thể, còn lúc đau răng có nên ăn thịt chó không? Đây thực chất là thắc mắc của rất nhiều người khi những lời đồn đại, truyền tụng qua miệng lại thường không chính xác, gây hoang mang cho các tín đồ của món ăn này.

Đối với câu hỏi đau răng có ăn được thịt chó không, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng là CÓ. Bởi thực tế thịt chó không có chứa các chất có khả năng làm đau răng, hay gây hại cho răng mà ngược lại thịt chó lại chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao tốt cho sức khoẻ.

Nếu cơn đau răng của bạn trở nên dữ dội hơn sau khi ăn thịt chó, rất có thể là do bạn đã ăn thịt chó sai cách, hoặc có 1 thành phần gia vị nào đó là tác nhân gây hại cho răng mà thôi. Tuy nhiên đau răng ăn thịt chó có tốt không? Nếu đau răng vẫn ăn được thịt chó thì tại sao khi đau răng ăn thịt chó lại cho cảm giác cơn đau nặng nề, khó chịu hơn?

Sở dĩ những người đau răng khi ăn thịt chó lại có cảm giác cơn đau tệ hơn là bởi 2 lý do như sau:

Thịt chó vốn là một món ăn có tính nóng, lại được kết hợp cùng các gia vị không tốt cho răng bị sâu, viêm như riềng, mẻ, mắm tôm nên dễ khiến cơ đau trở nên khó chịu hơn. Chưa kể đó, thịt chó vốn có cấu trúc thớ thịt rất dai, khó nhai nuốt nên răng cần phải dùng lực rất lớn khi tiêu hoá chúng. Việc phải hoạt động mạnh khi đang bị đau vô tình khiến việc ăn thịt chó bị đau răng, răng càng dễ bị tổn thương, đau nhức hơn.

Nguyên do thứ 2 là do việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn kém, không đúng cách. Rất nhiều người không có thói quen đánh răng sau ăn, hoặc có đánh răng nhưng rất hời hợt khiến cho các vụn thịt vẫn có cơ hội lưu lại ở kẽ răng, tại điều kiện cho các vi khuẩn gây hại sinh sôi, tạo mầm bệnh cho răng… khiến răng càng thêm nguy cơ bị sâu răng, viêm nha chu, hỏng tuỷ…

Chính vì thế, mà khi ăn thịt chó sẽ khiến cho bạn có cảm giác răng càng bị đau nhức nặng nề hơn, dễ làm bạn lầm tưởng cơn đau răng là do thịt chó mà thành.

Một số món ăn từ thịt chó tốt cho người bị đau răng

Nguyên liệu:

Thịt chó (tốt nhất là chân chó)

Sơn dược: 60 gr

Kỳ tử: 60 gr

Gia vị: mắm, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mì chính, mắm tôm

Tẩm bổ cuối tuần với món thịt chó hầm thuốc bắc dậy hương hấp dẫn 2

Bước 1: Chân chó sau khi mua về, bạn làm sạch hết lông còn sót, rửa đi rửa lại với nước khoảng 2 – 3 lần. Sau đó, bạn bắc một nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả chân chó vào để chần qua cho bớt mùi hôi tự nhiên. Xong xuôi thì bạn vớt chân chó ra rổ cho ráo nước. Cuối cùng thì chặt nhỏ chân chó ra thành những miếng vừa ăn.

Bước 2: Chân chó sau khi chặt xong thì cho tất cả vào một chiếc âu lớn, thêm vào đó 2 thìa mắm, 2 thìa mì chính, 1 thìa mắm tôm và 1 thìa hạt tiêu. Sau đó, bạn trộn đều tất cả lên rồi bọc kín âu thịt bằng màng bọc thực phẩm. Cứ thế cho âu thịt vào ngăn mát tủ lạnh để ướp trong khoảng 2 tiếng.

Bước 3: Sau thời gian ướp thịt chó, bạn lấy âu thịt ra khỏi tủ lạnh, cho tất cả vào một chiếc nồi cùng sơn dược và kỳ tử rồi bắc lên bếp đun sôi, sau đó đổ thêm nước vào sao cho nước ngập mặt thịt là được. Bạn tiếp tục đun đến khi nồi thịt sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa. Cứ thế, bạn hầm thịt trong khoảng 30 phút. Cuối cùng, bạn nêm nếm lại gia vị sao cho vừa miệng, hầm thêm khoảng 15 phút nữa thì tắt bếp.

Nguyên liệu:

4 cái chân chó đen

2 quả đu đủ xanh

Hành lá

Dầu ăn

Gia vị: muối tiêu, nước mắm

Bước 1: Chân chó rửa sạch, chặt miếng vừa ăn

Bước 2: Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt non, rửa sạch cắt miếng vừa ăn, đem sóc với chút muối tiêu đảm bảo khi ăn miếng đu đủ rất đậm đà

Bước 3: Đem xào qua chân chó với chút muối tiêu, nước mắm, cho ngấm gia vị, rồi bỏ đu đủ, thêm nước vào hầm cùng chân chó. Cho tới khi chân chó và đu đủ nhừ là được, nêm lại gia vị cho vừa ăn, tắt bếp, cho hành hoa thái nhỏ vào.

Nguyên liệu:

Thịt chó tươi: 2 kg (nên dùng chân giò) Măng tươi: 0,5 kg Riềng: 300 gr Mẻ: 300 gr Sả: 3 nhánh Tỏi, hành tím Gia vị: Muối, đường, mì chính, bột nghệ

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Với thịt chó tươi bạn cạo sạch lông, rửa sạch rồi để ráo. Sau đó bạn cho thịt chó lên bếp thui vàng rồi chặt nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Rửa sạch riềng rồi để ráo nước. Sau đó, bạn cho khoảng 200 gr riềng vào cối để giã nát và lọc lấy phần nước cốt của nó. 100 gr riềng còn lại thì bạn xắt thành dạng lát mỏng.

Với mẻ, bạn rây qua rây lọc để lấy nước cốt và bỏ xác đi.

Với hành tỏi sả, bạn bóc vỏ, rửa sạch, dập dập rồi băm nhuyễn tất cả chung với nhau.

Bước 2: Ướp thịt chó

Thịt chó sau khi chặt xong thì bạn cho tất cả vào một chiếc âu lớn, thêm các loại gia vị, nửa phần nước cốt mẻ, nước cốt riềng và hành tỏi sả băm nhuyễn vào cùng. Sau đó, bạn trộn đều lên và ướp thịt chó trong khoảng 2 tiếng để thịt ngấm đều gia vị đậm đà.

Bước 3: Tiến hành nấu thịt chó xáo măng

Bbạn thêm 1 thìa canh dầu ăn vào nồi rồi đun, khi dầu nóng thì bạn trút phần thịt chó đã ướp vào nồi để xào. Trong quá trình xào thịt chó, bạn có thể cho thêm 1 thìa cà phê bột nghệ để tạo màu vàng hấp dẫn hơn cho món ăn của mình.

Cuối cùng, bạn chỉ việc nêm lại gia vị cho vừa miệng, thêm nửa phần nước cốt mẻ còn lại và phần riềng thái lát vào rồi tắt bếp và múc thịt chó xáo măng ra bát tô để thưởng thức.