Thần Y Chữa Chó Dại Cắn / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Nữ “Thần Y” Chữa Rắn Cắn Trên Núi Gò Rùa

Ngôi nhà của bà Tuất chữa chó dại cắn và rắn cắn trên núi Gò Rùa

Đến huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam hỏi người phụ nữ có biệt tài chữa rắn độc cắn và chó dại cắn thì ai cũng biết đó là bà Trần Thị Tuất ở thôn 2, xã Tiên Thọ của huyện Tiên Phước.

Ngôi nhà nhỏ nép mình vào lưng núi Gò Rùa, là nơi sinh sống của bốn người gồm bà Tuất và mẹ ruột là cụ Võ Thị Đào (76 tuổi) cùng hai con trai của bà Tuất. Người con trai đầu đang đi bộ đội, còn con trai út đang học lớp 10.

Lúc này, trong nhà bà Tuất có nhiều người dân từ khắp nơi đang đưa con nhỏ, người thân bị chó cắn đến nhờ bà chữa trị giúp. Khi biết chúng tôi là phóng viên đến tìm hiểu về báu vật gia truyền dùng để cứu người bị rắn cắn và chó cắn, bà Tuất nói ngay: “Có chi đâu mà viết báo, ai cũng biết tôi cứu người bị chó cắn và rắn cắn rồi mà. Tôi không muốn phô trương nhiều đâu!”. Nhưng, sau khi được giải thích, bà Tuất đồng ý cho chúng tôi tìm hiểu về báu vật gia truyền của gia đình.

Bà Tuất chỉ vào cục sừng nhỏ màu đen lánh có kích cỡ cao khoảng 2cm, rộng khoảng 1,5cm, đang dính chặt trên chân phải của cháu Lê Văn Vỹ (11 tuổi), học sinh lớp 5 của Trường Tiểu học Trần Quốc Toản ở xã Tiên Ngọc, huyện Tiên Phước được mẹ chở đến nhà bà Tức nhờ cứu chữa giúp vì em Vỹ bị chó cắn và nói: “Cục sừng này đến nay tôi cũng không biết chính xác sừng của con vật gì nữa. Vì, trước đây cha tôi là cụ Trần Hạ đi lính và được mấy người bạn nước Campuchia tặng cho cục sừng này. Lúc họ tặng cho cha tôi, họ còn viết cách dùng cục sừng bằng chữ Campuchia lên tờ giấy và đưa kèm theo cho cha tôi. Nhưng, sau khi rời quân ngũ cha tôi về lại quê nhà cất kỹ không dùng đến khi lúc đó nhà tôi sống ở khu vực lòng hồ Phú Ninh, sau đó gia đình dọn về khu vực núi Gò Rùa làm nhà ở từ đó cho đến nay”.

Hút chất độc xong, bà Tuất lấy cục sừng bỏ vào chén nước dấm để cho chất độc thoát ra ngoài.

Bà Tuất kể tiếp: “Khi về đây làm nhà ở, một hôm ông Trọng là hàng xóm bị rắn lục cắn sưng phù khắp người, nhớ lại cục sừng của người bạn Campuchia cho nói là chữa được rắn cắn và chó cắn. Cha tôi đem ra và đem cả tờ giấy ghi cách dùng ra đọc và đưa cục sừng vào ngay vết rắn cắn trên người ông Trọng để cho cục sừng hít nhiều lần và từ đó ông Trọng khỏe ngay”.

Đang xem con gái dùng cục sừng cứu chữa cho cháu Vỹ bị chó cắn, cụ Võ Thị Đào (76 tuổi), mẹ bà Tuất kể: “Từ lúc dùng cục sừng chữa rắn lục cắn cho ông Trọng khỏi bệnh. Sau đó, trong xóm làng ai bị rắn cắn hay chó cắn đều được người nhà bồng, cõng đến nhà là được chồng tôi dùng cục sừng cứu chữa hút hết độc ra ngoài cơ thể và khỏe ngay. Từ lúc ông nhà dùng cục sừng cứu chữa cho người dân bị rắn cắn và chó cắn cho đến năm 2004 ông nhà mất là hàng ngàn người dân được cứu sống đến từ khắp nơi”.

Bà Tuất dùng đũa gắp cục sừng đặt lên vết chó dại cắn để hút chất độc ra ngoài.

Bà Tuất kể: “Có lần một người dân ở huyện Tiên Phước đi làm rừng bị rắn cắn, nọc độc phát tán khắp người đưa vào Bệnh viện huyện Tiên Phước cấp cứu nhiều ngày nhưng không khỏi mà càng thêm nguy kịch. Người nhà chỉ còn cách đưa về lo hậu sự. Nhưng may mắn lúc đó có người nói là ở xã Tiên Thọ có ông Hạ chữa rắn cắn hay lắm. Nghe được tin này người nhà bị rắn cắn mừng rỡ đã tức tốc chạy xe máy xuống tìm đến nhà và cầu cứu cha tôi. Không chút đắn đ o, cha tôi giục người nhà này chở ông cụ đêm theo cục sừng lên ngay Bệnh viện huyện Tiên Phước. Đến đó cha tôi dùng cục sừng đưa vào vết rắn cắn cho cục sừng hít chặt hút hết chất độc trong cơ thể. Khoảng vài ngày, người thanh niên bị rắn cắn khỏe lại và xuất viện về nhà. Ba năm sau, người thanh niên này cưới vợ có xuống nhà “hậu tạ” cho ông cụ một bịch mì chính và thứ gì đó nữa tôi không nhớ rõ”.

Cụ Đào cho biết, có nhiều người dân bị rắn cắn sưng phù, bầm tím cả người đi không được, được người nhà cõng, bỏ lên võng khiêng đến nhà nhưng chỉ qua vài ngày được cục sừng này hít hết chất độc ra khỏi người là khỏe ngay.

Cục sừng kỳ lạ là báu vật gia truyền do cha bà Tuất để lại.

Bà Tuất cho biết: “Vào năm 2004, khi cha tôi chết, tôi biết là có người sẽ lợi dụng cơ hội gia đình đang tang gia bối rối sẽ tìm kiếm cục sừng mà lấy đi. Tôi biết vậy đã đem cục sừng qua nhà dì cất giùm. Đúng là có người lợi dụng lúc gia đình có tang mà lẻn vào nhà lục soát nhiều chỗ trong gia đình tìm cục sừng mà không được”.

Kể từ đó, bà Tuất là người duy nhất trong gia đình được cha mình truyền lại cục sừng và cách dùng cục sừng quý giá để cứu người khi gặp rắn cắn và chó cắn.

Theo bà Tuất, nếu người dân bị rắn hổ phì, rắn hổ chúa cắn là rất nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không cứu chữa kịp thời chất độc sẽ phát tán khắp cơ thể và chết ngay. Những trường hợp bị các loại rắn này cắn nếu kịp thời đưa xuống nhà bà thì bà sẽ dùng cục sừng này hít khoảng 3 đến 4 ngày là khỏi ngay. Có thể đi lại bình thường. Còn đi xuống chậm thì thời gian dùng cục sừng hít khoảng 10 ngày là khỏi.

Dụng cụ kèm theo cục sừng để hút chất độc rắn cắn và chó dại cắn.

Mỗi năm có khoảng 20 đến 30 người từ khắp nơi bị rắn cắn, chó cắn tìm đến nhà bà để cứu chữa giúp. Về trường hợp của cháu Vỹ bị chó cắn một tuần này, bà Tuất cho biết: “Cháu Vỹ bị chó cắn một tuần, trên chân phải có hai vết răng của con chó. Chỉ cần dùng cục sừng này đặt lên vết cắn cho nó hít chặt khoảng 30 đến 40 phút là hút hết chất độc ra khỏi cơ thể ngay”.

Những thứ kèm theo khi dùng cục sừng này chữa rắn cắn và chó cắn là dấm nuôi do tự tay bà làm, bình oxy già và mấy miếng bông y tế. Một chén nước lạnh sạch và một chén nước dấm để bên cạnh. Bà Tuất cho biết, trước hết dùng nước oxy già rửa sạch vết rắn cắn và chó cắn trên cơ thể. Tiếp đến, bà dùng cây gai bẻ ngoài vườn khêu vết cắn ra rồi dùng đôi đũa tre kẹp cục sừng này đặt lên ngay vết rắn cắn và chó cắn rồi tự động cục sừng sẽ hít dính chặt vào vết thương đến khi nào hút hết chất độc ra khỏi cơ thể mới tự động rớt cục sừng ra. Khi cục sừng này rớt ra thì dùng đôi đũa tre gắp cục sừng bỏ vào chén nước dấm nếu vết rắn cắn và chó cắn có độc trong cơ thể người thì cục sừng làm nước dấm trong chén sôi lên. Đến khi nào nước dấm trong chén hết sôi thì đem cục sừng bỏ vào chén nước lạnh sạch để rửa và tiếp tục đặt lên vết rắn cắn và chó cắn hít tiếp.

Theo bà Tuất, khi chất độc trong cơ thể được cục sừng hút hết ra ngoài thì đặt cục sừng lên vị trí vết rắn cắn và chó cắn sẽ không dính vào da nữa. Vậy là chất độc đã được cục sừng hút hết ra ngoài. Và người bị rắn cắn và chó cắn sẽ không còn nguy hiểm đến tính mạng và đi lại bình thường.

Theo quan sát, cháu Vỹ được bà Tuất dùng cục sừng đặt lên vết chó cắn thì cục sừng hít dính chặt dùng tay lấy ra cũng không được. Cháu Vỹ nghiêng chân qua lại cục sừng vẫn không rớt xuống đất. Khi cục sừng hút hết chất độc đến lần thứ tư thì bà Tuất đặt cục sừng lên chó cắn của chân phải Vỹ thì cục sừng không dính nữa. Lúc đó Vỹ đi lại bình thường, không còn cảm giác đau chân nữa.

Bà Tuất cho biết, khi người bị rắn cắn và chó cắn mà đặt cục sừng này lên vết cắn thì người bị chó cắn, rắn cắn có cảm giác tê tê. Khi hút hết chất độc ra ngoài thì cảm giác tê không còn nữa.

Chị Ngô Thị Trí (ở xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) cho biết: “Tôi bị chó cắn 3 ngày nay vết cắn xưng lên và đau chân lắm. Lâu nay ai cũng biết cô Tuất chữa được rắn cắn và chó cắn nên chồng tôi chở tôi xuống nhờ cô Tuất cứu giúp. Tôi thấy nhiều người bị chó cắn và rắn cắn nguy hiểm lắm khi đến nhờ cô Tuất dùng cục sừng này hít vài lần là hết ngay”.

Bà Tuất cho biết, đến nay vẫn không biết cục sừng mà cha mình để lại là cục sừng của con thú gì nữa. Nhưng, người con trai đầu của bà lên mạng Internet tìm kiếm thông tin về những chiếc sừng của các loài thú thì biết rằng cục sừng mà gia đình mình đang có nếu đi rừng mà mang theo người sẽ trừ được các con thú rừng không đến gần mình.

Bà Tuất kể khi cha mình còn sống có lần một bác sĩ ở Bệnh viện huyện Tiên Phước xuống nhà hỏi mua lại để ở bệnh viện cứu người bị rắn cắn và chó cắn nhưng gia đình bà không bán. Việc dùng cục sừng chữa rắn cắn và chó cắn cho người dân, bà Tuất không bao giờ ra giá cả gì hết. Có người nghèo khó bà cứu giúp không. Ai khá giả thì bà lấy vài chục ngàn đồng mua trầu cho mẹ ăn.

Bà Tuất tâm sự: “Từ khi cha tôi còn sống dùng cục sừng để cứu giúp người dân rắn cắn và chó cắn. Mình làm phước cho người ta, thấy người ta khỏe đi lại bình thường là vui lắm. Gia đình không bao giờ đặt nặng tiền bạc lên trên việc cứu chữa người đâu. Bây giờ ai có mua cục sừng tỷ đồng gia đình vẫn không bán. Đây là báu vật của cha tôi để lại để cứu giúp người”.

Phú Đông

Bài Thuốc Thần Kỳ Cứu Sống Nhiều Người Bị Chó Cắn Đã Phát Dại Của Vị “Danh Y” Chân Đất

Theo lời đồn đại của người dân trong vùng, chúng tôi đã không quản ngại đường sá tìm về diện kiến vị lương y “thần thông quản đại” có tấm lòng bồ tát này. Vì là “bệnh viên” tại gia nên chỉ hoạt động vào buổi trưa và tối, còn lại thời gian với chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã nên ông dành cho những người nông dân ngoài đồng ruộng.

Hôm chúng tôi đến rất đông người bị chó dại cắn, nhưng họ không hề nao núng vì họ tin vào tài năng chữa bệnh của ông Sơn. Gặp chúng tôi, vẫn với nét mặt điềm tĩnh, ông Sơn rót nước mời khách rồi bắt đầu thăm khám cho bệnh nhân.

Bài thuốc thần kỳ

Lật cuốn sổ ghi chép bệnh nhân đến thăm khám dày cộm, ông Sơn không sao đếm được mình đã cứu chữa cho biết bao con người bị chó dại cắn. Bài thuốc chữa bệnh chó dại cắn và tên tuổi của lương y Lê Văn Sơn đã nức tiếng khắp trong và ngoài tỉnh. Có nhiều người bệnh từ Hà Nội, Bắc Giang, Cà Mau, Vũng Tàu… cũng tìm đến nhờ ông cứu giúp.

“Nhiều người đến đây đã sủi bọt mép, co giật, có người đã rên rỉ, cào cấu nhưng sau khi được uống thuốc thì chắc chắn khỏi. Nặng thì có thể một tuần, còn nhẹ thì vài tiếng đồng hồ sau là khỏi bệnh, nhưng tốt nhất nếu người đã phát dại thì nên ở nhà vì người phát dại rất sợ gió, ánh sáng. Vì thế, có thể nhờ người thân đến mang thuốc về nhà uống” – ông Sơn bộc bạch.

Kể về cơ duyên đến với nghề này, ông Sơn cho biết, gia đình ông vốn có nghề thuốc đã lâu, ông là đời thứ năm được thừa hưởng bài thuốc quý này. Trước đó bốn đời, có người đàn ông người Trung Quốc trong lúc chạy loạn đã lạc vào nhà cụ tổ và được cụ cưu mang trong suốt 10 năm.

Đến thời Pháp thuộc, người đàn ông ấy bỏ đi rồi không ai rõ tung tích ra sao. Trong thời gian ở nhờ, người ấy đã truyền lại một vài bài thuốc quý giúp chữa trị các bệnh thông thường, trong đó có cách chữa chó dại cắn. Nhà có sáu anh em nhưng chỉ mình ông Sơn được truyền lại bài thuốc quý.

Đến năm 1987 cha ông mới quyết định cho ông theo chân lên rừng đi kiếm cây thuốc và học cách pha chế thuốc chữa bệnh chó dại cắn. Cứ thế, ông Sơn đã mất 7 năm học nghề mới được cha cho ra nghề.

Càng về trưa trưa, căn nhà cấp bốn nhỏ hẹp của ông Sơn càng lúc càng đông. Trong đó có chị Đỗ Thị Tuyết Nhung (40 tuổi) lặn lội bắt xe khách vượt hàng trăm cây số đưa con trai mình đã Trần Đỗ Minh Hiếu (10 tuổi) từ tỉnh Đồng Nai ra nhà ông Sơn để chữa trị cho con. Chị Nhung cho hay, trên đường đi học về, con trai chị bị chó dại cắn ở chân phải.

Người thân trong gia đình lo lắng bảo chị đưa con đi tiêm vắc xin nhưng chị sợ vắc xin sẽ gây những biến chứng, hại đến cơ thể của con mình nên không đưa đi viện. Trước đó, chị cũng bị chó dại cắn và được ông Sơn chữa khỏi, vì vậy nên quyết định đưa con mình ra nương nhờ ông Sơn chứ không dám tiêm vắc xin vì tiêm vắc xin ngừa chó dại rất có hại cho sức khỏe con tôi về sau.

Vừa trò chuyện với chị Nhung xong, chúng tôi giật mình khi thấy một người thanh niên lực lưỡng nhưng gương mặt nhợt nhạt, bọt mép chải dài, quằn quại trong đau đớn đang được người nhà dìu xuống từ chiếc xe tắc xi. Vừa thở gấp, người thanh niên chỉ thì thào “cứu tui với bác Sơn ơi!”.

Một lát sau, anh cho biết họ tên là Hoàng Quý Minh (28 tuổi, trú huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế) bị chó dại cắn nhưng để lâu ngày không chữa trị, đến lúc vào bệnh viện thì đã quá muộn nên bác sĩ bó tay. May mắn nghe bà con mách tiếng nên đã được người nhà đưa đến ông Sơn nhờ cứu giúp.

Chưa kịp nghỉ ngơi, một cháu bé học lớp 2 ở huyện Đakrông (Quảng Trị) được cha mẹ mình chở đến nhà ông Sơn nhờ ông thăm khám. Nhìn đứa trẻ với ánh mắt trìu mến, ông Sơn nói nhỏ, yên tâm để ông khám cho. Nói rồi ông lấy trong tủ thuốc ra một nắm lá thuốc, dán sau gáy cháu nhỏ. Sau 10 phút, ông gỡ nắm lá thuốc ra và gọi cháu bé ra ngoài ánh sáng mặt trời để khám bệnh. Thật kì lạ, không hề nhìn vào vết thương của cháu nhỏ vì cháu mặc quần dài nhưng ông Sơn chuẩn đoán đúng 100%: “Vết thương nhẹ, chỉ sợt ngoài da nhưng có chảy máu. Chó này là chó lành nên không bị dại”.

Cũng là cốc thuốc màu sẫm nhưng theo ông Sơn, loại thuốc này dùng để phòng ngừa, uống nó rồi thì trong vòng 10 tháng, dù có chó dại cắn cũng không sao. Còn về việc đắp lá thuốc sau gáy để thăm bệnh, theo ông Sơn đó là cách thử độc để nhận biết vết cắn là của chó dại hay chó lành. Ông Sơn tiết lộ, sau khi tháo thuốc ra, nếu trên da xuất hiện các tia tím, đỏ, hồng chứng tỏ người bệnh đã bị nhiễm độc, nhìn vào đó cũng cho thấy vết cắn có hình dáng ra sao, sâu cạn thế nào và xác định độ nặng nhẹ của bệnh nhân để đưa ra liều lượng chữa trị phù hợp. Nhưng để học được “tuyệt kỉ” thử độc này, ông Sơn đã mất thời gian khá dài.

Có một kỷ niệm mà luôn ám ảnh trong trí nhớ của ông Sơn suốt hai mươi năm qua, ông chỉ nuối tiếc một ca bệnh đã tìm đến tay ông nhưng vì quá muộn. “Tôi còn nhớ lúc anh thanh niên ở tỉnh Kon Tum đó tới thì đã không ăn uống gì được, gan đã bị lầy, và sắp chết. Dù tôi cố gắng bao nhiêu thì anh ta cũng không thể qua khỏi. Giá như anh ta đến sớm hơn chút nữa thì… ” – ông Sơn trầm buồn.

Nhiều người đã nói về ông như vậy bởi cái tâm, cái tình ông dành cho những bệnh nhân. Ngần ấy năm chữa bệnh cứu người trong cơn thập tử nhất sinh nhưng ông Sơn chưa bao giờ nghỉ đến chuyện danh lợi cho mình. Đó cũng là lời răn dạy mà tổ tiên ông truyền lại “cấm lợi dụng việc làm thuốc chữa bệnh để làm tiền. Làm thầy thuốc là để giúp thiên hạ khỏi nguy nan”.

May mà có thầy Sơn cứu giúp chứ không thì giờ đã xanh cỏ lâu rồi. Hồi đó nhà tôi nghèo, hai vợ chồng ra nhà thầy mà chỉ có một trăm nghìn. Được thầy Sơn chữa bệnh miễn phí, lại cho ăn ở, lành bệnh còn cho tiền xe để về. Gia đình tôi đội ơn thầy Sơn nhiều lắm”.

Xem bảng giá thuốc chữa bệnh của ông chúng tôi mới biết mỗi gói thuốc chữa bệnh chó dại cắn trọn gói có giá 500 nghìn đồng hết bệnh và 200 nghìn đồng cho loại thuốc phòng ngừa bệnh dại có tác dụng trong 10 tháng. So với giá cả của Tây y thì còn còn khá “khiêm tốn”. Hành nghề chữa chó dại nhiều năm, ông Sơn thú thực: “Nhiều lúc tôi cũng sợ lắm, vì trong khi chữa trị, người bệnh lên cơn thường cào xé, cắn bậy, chỉ cần vô ý là có thể bị lây nhiễm độc dại qua nước bọt, vết máu người bệnh.

Nhưng nhìn thấy người ta sắp chết mà không cứu thì lòng không yên nên cứ kệ, nguy hiểm cũng chấp nhận, miễn sao cứu được người”. Khi được hỏi về phương châm chữa bệnh cứu người của ông là gì?. Ông Sơn nhìn lên bàn thờ tổ tiên rồi đáp: “Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp. Không màng danh lợi, không vì tiền mà chỉ vì mạng sống của con người”.

Một đời chữa bệnh, ông Sơn luôn nhắc nhở bệnh nhân mỗi khi ra về đó là người bệnh đang điều trị độc chó dại, trong 24 giờ sau khi uống thuốc, tuyệt đối kiêng cử đám tang. Nếu phạm phải điều cấm kị này thì độc tố sẽ tăng lên gấp trăm lần, có thể dẫn đến mất mạng. Khi được hỏi tại sao như thế thì ông Sơn trả lời: “Chính tôi và tổ tiên cũng không giải thích được, nhưng đã là điều cấm kị thì phải tuyệt đối nghe theo”.

Bài thuốc của ông Sơn có tổng cộng 12 loại lá cây, trong đó lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ kết hợp lại có tác dụng chữa độc chó cắn. Ngoài ra nó cũng là thành phần chính để bào chế chữa độc rắn cắn. Chín loại lá khác cũng chỉ là cây cỏ trong vườn, ở đồng ruộng hay trên rừng, duy chỉ có một loại lá ở Việt Nam không có, ông phải đặt ở Trung Quốc đưa về, nếu không có loại lá thuốc này thì không thể bào chế thuốc được.

Những loại lá cây này chỉ được hái trong những ngày vào dịp Tiết Thanh Minh. Và mỗi năm chỉ có thể chế biến thuốc duy nhất một lần vào đúng ngày Hạ chí. Mười lá cây được sao khô, sau đó tán thành bột dự trữ sẵn. Hai loại còn lại là lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ đem lọc lấy nước rồi đóng chai.

Khi có người bị chó dại cắn, chỉ cần trộn đều thứ bột thuốc và nước lá tươi rồi pha loãng vào nước lọc cho bệnh nhân uống. Phần xác lá xát nhẹ lên vùng da thâm quầng do răng chó tạo ra. Còn loại thuốc để phòng ngừa thì có thêm bớt một số vị thuốc nhưng cũng đủ 12 loại thảo dược.

Bệnh Dại Chữa Ở Đâu? Chích Ngừa Dại Khi Bị Chó Cắn

Kính gửi!! Cháu xin hỏi một số thông tin về thuốc chích ngừa khi bị chó cắn ạ? ngày hôm qua cháu mới bị con chó nhà người ta cắn. Mà cháu lại không biết con chó đã chích ngừa chưa? nên cháu định đi chích ngừa ạ. Cháu hiên tại ngụ ở Biên Hòa, và cháu muốn biết thông thường thì giá cả chích ngừa phòng ngừa bệnh dại là bao nhiêu? và thông thường thì cháu phải tiêm mấy mũi ạ. Thường thường thì ở Việt Nam mình thì thường thuốc chích ngừa thì nhập khẩu hay là làm trong nước ạ. Cháu muốn biết để chọn loại thuốc tốt để phòng ngừa ạ. Và khi chích thì thuốc sẽ có tác dụng bao lâu ạ. Cháu chân thàng cám ơn sự trợ giúp của các bác!

(Trần Thị Hồng Nhung) Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm do siêu vi trùng gây ra. Nó thường được lây sang người qua vết cắn, nhiều nhất là do chó và mèo cắn (chiếm 90%). Ngoài ra nó còn lây qua người qua vết cắn của chồn, dơi, gấu, cầy, sóc, chó rừng.

Hiếm hơn, bệnh dại còn được lây qua đường hô hấp do không khí chứa nhiều siêu vi trùng dại trong các hang động có nhiều dơi sinh sống.

Khi bị chó hoặc súc vật cắn, cần phải xử trí vết thương theo trình tự như sau: – Rửa sạch vết cắn nhiều lần với xà bông đặc hoặc các chất tẩy giặt khác, rửa vết thương dưới vòi nước mạnh ít nhất 5 phút, lấy bỏ hết dị vật và mô dập nát.

– Sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode. Không khâu kín da hoặc băng quá kín.

– Dùng kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn.

– Đề phòng uốn ván bằng huyết thanh kháng độc tố (SAT) và vaccin (Tetavax).

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Lên Cơn Dại Do Chó Cắn Còn Cứu Chữa Được Không?

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vô phương cứu chữa khi đã lên cơn dại.

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không?

Virus gây bệnh dại là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Loại virus này có thể tồn tại trong cơ thể từ 2 – 8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Nếu virus truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn còn 10 ngày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng, thú hoang hay chó/mèo nhiễm bệnh.

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Khi lên cơn dại người bệnh có nguy cơ tử vong cao

Căn bệnh chủ yếu lây qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khoẻ qua nước bọt tại vết cắn.

Các chuyên gia cho biết bệnh dại là một căn bệnh rất nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh khiến nhiều thú nuôi bị chết và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm cho những người xung quanh. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh rất tốn kém và khó khăn, hầu như việc điều trị khỏi bệnh là không thể.

Những người lên cơn dại có các biểu hiện sợ nước, sợ gió, người mệt mỏi, nói không lưu loát, khó thở dù ý thức hoàn toàn tỉnh táo. Khi bị loại virus dại tấn công vào não, người bệnh có thể lên cơn, thậm chí là khó có thể qua khỏi.

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp – Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. BS. Cấp chia sẻ thêm: “Đáng nói là nhiều trường hợp nghĩ là chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người đã chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vacxin phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, virus bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được”.

Nói về thời gian ủ bệnh dại của bệnh nhân, BS. Nguyễn Hồng Hà – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cung cấp: thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3 – 4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới lên cơn dại, khi đã lên cơn dại không còn cách nào cứu chữa.

BS. Cấp đưa ra khuyến cáo: Khi bị chó trưởng thành cắn, cần theo dõi chặt chẽ con chó, sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vacxin. Tuy nhiên, với chó, mèo nhỏ cắn và bị cắn ở một số vị trí như cổ, đầu, mặt, đầu chi, bộ phận sinh dục thì phải tiêm phòng trong thời gian sớm nhất bởi vị trí càng gần thần kinh trung ương càng nhanh phát bệnh.

“Đáng nói là nhiều người dù hoang mang, sợ hãi sau khi bị chó dại cắn, họ vẫn không chịu đi tiêm phòng mà tìm đến các thầy lang và các cơ sở đông y điều trị. Thực tế ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào khi đã lên cơn dại mà được chữa khỏi bởi các bài thuốc đông y cũng như tây y”, BS. Cấp khẳng định.

Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn

Nếu bị chó, mèo nghi dại cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch từ 10 – 15 phút.

Sau đó rửa tay bằng các chất sát trùng như xà phòng, cồn hoặc betadin.

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương trước rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vacxin

Đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vacxin dại.

Hiện tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó rất thấp, nhiều nơi chỉ đạt khoảng 30%, tại các tỉnh miền núi và trung du chỉ đạt khoảng 10%, thậm chí có tỉnh chưa tiêm phòng bệnh dại.