Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Tại Sao Chó Lại Cắn Chủ?

Chó là loài vật thông minh nhưng bản tính hoang dã của chó vẫn được di truyền từ đời này sang đời khác. Bản năng của từng loài cũng khác nhau, đối với những con chó được liệt vào dạng mạnh mẽ, hung dữ và tâm lý khó lường thì nhiều rủi ro nuôi chúng. Hệ thần kinh cao cấp ở chó cho phép chó biết vui, buồn, giận dữ và ghen tỵ. Bởi vậy khi nuôi chó chúng ta cần nuôi từ nhỏ và đối xử với chúng ân cần, quan tâm gần gũi chứ không phải như với gà, vịt. Cần dạy dỗ chó đúng cách và khoa học. Trong quá trình nuôi và dạy cần sự nhất quán để đưa chó vào kỷ luật, thể hiện được cái uy của chó.

Chọn sai giống chó

Không nuôi từ nhỏ

Chúng tôi luôn khuyên các gia đình nên nuôi chó từ bé để chó quen hơi, qua quá trình chăm sóc thì nó hiền và yêu mến gia chủ nhất. Nuôi chó từ bé khiến chó ngoan hơn, nghe lời hơn và đến tuổi dạy dỗ cũng dễ dàng hơn. Điều này là hiển nhiên nhưng một số người lại chọn nuôi chó khi nó đã lớn. Các chuyên gia nói rằng, chó trên 2 tuổi khi được nuôi sẽ không thực sự trung thành với chủ và nó không nghe lời là rất cao. Nó chỉ sợ chứ không phục tùng chủ. Do đó, nếu bạn nuôi chó dữ đã có tuổi là một điều rất dại dột.

Dạy sai cách

Nhìn chung, gần như lỗi chó cắn chủ là thuộc về con người. Quyết định chọn nuôi chó như thế nào cho phù hợp và tránh được rủi ro là một vấn đề không nên xem nhẹ. Nếu các bạn cần bất kỳ sự tư vấn nào thì trung tâm chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ

Mọi thông tin xin liên hệ:

TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CHÓ SÀI GÒN

Đồng chí: Nguyễn Văn Hoàng – Chỉ huy trưởng nhà trường.

Địa chỉ: 84/7 Ngô Chí Quốc, Khu Phố 2, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Tp. HCM

Website: https://huanluyenchosaigon.com

Hotline: 0972 944 624

Tại Sao Chó Lại Sủa

Trong kết quả nghiên cứu công bố trên số đặc biệt của tờ Behavioural Processes, Lord cùng các đồng nghệp đến từ trường đại học Hampshire cũng cung cấp những tài liệu khoa học cùng một định nghĩa đầu tiên thực tế và chính xác về mặt âm học của tiếng sủa loài này.

Như Lord, tiến sĩ sinh học tổ chức và tiến hóa thuộc đại học Massachusetts Amherst giải thích: “Chúng tôi có một giả thuyết khác với giả thuyết mà nhiều nhà sinh học vẫn đồng tình gần đây khi giải thích rằng tiếng sủa của chó xuất phát từ trung khu thần kinh như ở người và định nghĩa rằng sủa là một hoạt động phát âm được chỉ đạo từ bên trong.” Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà nghiên cứu, sủa không phải là một dạng giao tiếp đặc biệt giữa chó với người. “Chúng tôi muốn nói rằng chó nhà không có một thông điệp chủ đích nào như ‘Tôi muốn chơi đùa’ hay ‘Căn nhà đang cháy’ cả.”

“Chúng tôi nghĩ rằng chó sủa vì mâu thuẫn bên trong và vì lí do tấn công nói trên. Chó nhà sủa nhiều hơn vì chúng bị đặt, và tự đặt mình, vào những tình huống xung đột thường xuyên hơn,” bà nói.

Lí do giải thích nằm ở những ngày tháng đầu tiên chó sống bên cạnh con người cách đây 8.000 tới 10.000 năm. Sẽ rất bất tiện nếu chúng phải bỏ chạy thật xa mỗi khi có người hoặc con vật nào đó tới gần. Lord giải thích: “Xét về mặt tiến hóa, chó tự chọn lựa hành động ở nguyên tại chỗ, vượt qua nỗi sợ hãi và nhận lấy phần thưởng là một miếng thịt hoặc thức ăn nào đó trước khi con chó khác tranh mất. Đó chính là lí do vì sao chúng cho phép con người tiến cận gần đến vậy. Những con chó sợ hãi sẽ chết, trong khi những con mạnh bạo hơn ở lại, được ăn uống, tồn tại và sinh sản. Và cứ thế, xu hướng này được di truyền qua các thế hệ. “

Bà giải thích thêm, “Ngược lại, những loài động vật hoang dã như chó sói chẳng hạn lại phải trải qua một hành trình dài chạy trốn. Khi nghe thấy tiếng động lạ, chúng sẽ bỏ chạy trước khi bạn kịp nhìn thấy chúng. Trong khi đó, những con chó nhà đứng im tại chỗ, bám lấy lãnh thổ của nó, và khi kẻ xâm lấn càng đến gần thì khả năng xảy ra chiến đấu càng cao lên.”

“Một ví dụ khác để chứng minh chó nhà sủa nhiều hơn là do môi trường sống chung với con người chứ không phải tự do hành vi của chó: con vật kiên quyết đứng im sau hàng rào khi có một người lạ đến nhà. Có thể con chó cảm thấy quá bồn chồn hoặc quá phấn khích khi thấy người lạ – nhưng trong cả hai trường hợp, nó không tiến cận người đó nhưng cũng không bỏ chạy. Và đây chính là mâu thuẫn bên trong bản thân nó, dẫn tới hành động sủa.”

Trong báo cáo nói trên, các nhà nghiên cứu đã dành tới vài trang để giải thích 8 chỉ số thuộc 3 nhóm cần được đáp ứng để một âm phát ra được coi là tiếng sủa, ví dụ như khóa nhạc, độ ồn, độ cao thấp, âm lượng, điểm khởi đầu, và nhịp độ.

Theo họ, sủa không phải là một thông điệp giao tiếp tự tham chiếu, mà là một âm to, ngắn, là sự kết hợp giữa tiếng ồn và âm giọng – rất ít gặp trong tiếng kêu của động vật. Định nghĩa này mở rộng tính hữu dụng của tiếng sủa với tư cách là một hoạt động chức năng ở nhiều loài vật và phổ biến hơn cả là ở chó nhà. “Chiếu theo định nghĩa này, thì ngay cả chim cũng sủa, và tất nhiên nhiều thú có vú như khỉ, khỉ đầu chó, loài gặm nhấm và hươu nai đều sủa,” Lord giải thích. “Nói chung ở thú có vú và chim, những âm thanh phát ra trong trường hợp bản thân mâu thuẫn đều là tiếng sủa.”

Nhìn nhận tiếng sủa theo quan điểm tiến hóa như vậy hẳn sẽ vấp phải sự phản đối của một số chủ nhân nuôi vật cưng, các nhà nghiên cứu lưu ý. “Chúng tôi hiểu khi mọi người nói rằng chó của họ sủa vì đòi ăn tối hay muốn ra ngoài và chơi đùa,” Lords nói. “Chó là loài có khả năng học rất nhanh và chúng sẽ sớm hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa tiếng sủa lúc 10h tối với việc chủ nhân thức dậy và đưa chúng ra ngoài. Điều đó đúng, nhưng theo quan điểm của chúng tôi nó chưa đủ để khẳng định rằng loài động vật này đang ám chỉ một hành động cụ thể. Đúng hơn, chúng chỉ xem sủa như một hành động hợp lý để được đáp lại, cũng giống như ngồi xuống hay giơ một chân lên xin ăn.”

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Tại Sao Chó Lại Hay Vẫy Đuôi?

Mọi người thường nghĩ rằng, những chú chó của chúng ta vẫy đuôi để bày tỏ rằng chúng đang vui vẻ và hạnh phúc, nhưng thực chất điều đó chưa hẳn là đúng. Chó thường sử dụng đuôi của mình để bày tỏ cảm xúc và tùy thuộc vào từng vị trí của đuôi mà hiểu được rằng chúng đang cảm thấy như thế nào. Việc hiểu được tâm trạng của chó thông qua sự chuyển động của đuôi cũng rất cần thiết, để chúng ta có thể hiểu thêm về chó cưng và cũng như biết được khi nào có thể đến gần hay tránh xa chúng.

Đang cảm thấy thoải mái:

Những chú chó sẽ cảm thấy thoải mái khi vị trí đuôi của chúng ở trạng thái tự nhiên, và vị trí này sẽ khác nhau với giống chó khác nhau. Thường với hầu hết các giống chó, đuôi sẽ rũ xuống gần với cổ chân hoặc chân, tuy nhiên với giống chó Pug, đuôi thường hay cong nhẹ lên.

Đang lo lắng :

Khi đuôi của chú chó vẫy thấp hơn vị trí tự nhiên, và sẽ cụp xuống theo cơ thể của chúng nếu có điều gì đó làm chúng hoảng sợ.

Đang phấn khởi:

Khi chó cảm thấy vui vẻ, hào hứng về một thứ gì đó hay một ai đó, chúng sẽ vẫy đuôi thật mạnh và liên tục. Nếu bạn đang đứng trước mặt chúng và chúng vẫy đuôi không ngừng, chắc hẳn, chúng đang mừng rỡ vì có sự xuất hiện của bạn và tỏ ra thân thiện muốn gần gũi với bạn hơn.

Đang tò mò:

Khi chiếc đuôi duỗi thẳng ra, chắc hẳn đang có một điều gì đó làm chú chó tò mò và muốn khám phá ngay.

Thật ra, trong nhiều bài nghiên cứu cho rằng, cách mà những chú chó vẫy đuôi có thể bộc lộ nên cảm xúc của chúng ngoài những vị trí của đuôi như trên. Chẳng hạn như khi chúng vẫy đuôi sang bên phải thì chúng đang cảm thấy tích cực, và ngược lại, khi chúng vẫy sang bên trái, nghĩa là chúng đang cảm thấy khó chịu về một điều gì đó. Hiện tượng này đúng với thực tế khi bán cầu não trái điều khiển phần bên phải của cơ thể, gắn với những hành vi hay cảm xúc tích cực và ngược lại đối với bán cầu não phải.

Tại Sao Chó Lại Có Thân Nhiệt Cao?

Nhiệt độ cơ thể bình thường của một con chó dao động từ 37-39oC, so với nhiệt độ bình thường của con người là khoảng 37oC. Vậy tại sao chó lại có thân nhiệt cao hơn như vậy?

“Không có mức cố định nào cho một con chó – nhiệt độ có thể thay đổi từ ngày này sang ngày khác, từ sáng đến tối”, bác sĩ Tart cho biết. “Chúng luôn nằm trong phạm vi đó, nhưng không giống nhau”.

Thật vậy, dường như chó thay đổi nhiệt độ cơ thể theo một mô hình nhất định trong một ngày: mát hơn vào buổi sáng, trung bình vào buổi trưa và ấm hơn vào buổi tối.

Sự điều chỉnh thân nhiệt

Hành vi điều nhiệt giúp chó điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Các cơ chế não bẩm sinh này giúp giúp kích hoạt điều nhiệt khi nhiệt độ cơ thể giảm (hạ thân nhiệt) hoặc tăng (tăng thân nhiệt).

Trong điều kiện cực lạnh, một con chó có thể tạo hoặc giữ nhiệt bằng cách cuộn tròn thành một quả bóng và run rẩy, làm hẹp các mạch máu, làm chậm quá trình trao đổi chất để bảo tồn năng lượng (được gọi là trạng thái lờ đờ, một dạng ngủ đông ngắn) và dựng lông lên để giữ không khí làm vật cách nhiệt.

“Cơ thể của chúng làm khá tốt trong việc giữ cơ thể trong phạm vi nhiệt độ đó”, bác sĩ Tart cho biết.

Chó cũng đổ mồ hôi qua bàn chân, nhưng phương pháp làm mát đó không hiệu quả đối với chó như đối với con người.

Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể chó

– Các vấn đề về hô hấp (do bệnh đầu ngắn hoặc mũi ngắn)

– Trọng lượng (chất béo cách nhiệt nên nếu quá nhiều hoặc quá ít sẽ làm thay đổi khả năng hạ hoặc tăng nhiệt độ của cơ thể)

– Tuổi thọ (chó nhỏ và chó già)

– Sức khỏe yếu (đặc biệt là bệnh tim hoặc bệnh tuyến giáp)

– Lông và sự thích nghi khí hậu (lông giữ nhiệt, do đó, một con chó lông dài hoặc lông dày như Alaska Malamute cần được thích nghi đúng cách khi ở vùng nóng, và một con chó lông ngắn hoặc không có lông như Xoloitzcuintli nên được thích nghi khí hậu lạnh lẽo)

– Kích thước (chó nhỏ hạ nhiệt nhanh hơn)

– Màu sắc (màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn)

Sốt vs. nhiệt độ

Ngoài các điều kiện môi trường, nhiệt độ của chó có thể vượt ra ngoài mức độ bình thường vì vấn đề sức khỏe. Khi một con chó bị sốt, điều đó có thể báo hiệu một vấn đề về y tế.

“Sốt là sự phản ứng, không phải là bệnh”, bác sĩ Tart giải thích. “Về cơ bản, nó cho chúng ta biết rằng một thứ gì đó đang diễn ra”.

Nhiệt độ tăng cao là phản ứng bình thường đối với nhiễm trùng hoặc viêm. Nhưng xác định chính xác nguồn căn của cơn sốt là một việc khó khăn vì có thể do nhiều nguyên nhân. Một con chó bị sốt có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào khác.

Hãy giữ bình tĩnh khi nhiệt độ của chó thay đổi. Trong khi 39 o C có vẻ cao đối với chúng ta thì đối với chó chỉ là bình thường. “Nếu chó có thân nhiệt 37 o C trong một ngày và 39 o C vào ngày hôm sau, điều đó vẫn bình thường và tôi sẽ không lo lắng về điều đó”, bác sĩ Tart cho biết.