Tại Sao Chó Không Ăn Thịt Ếch / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

Cách Ăn Thịt Ếch Sao Cho An Toàn

(SKDS) – Thịt ếch ăn ngon và bổ dưỡng, nhất là phần đùi, tuy nhiên cần biết cách ăn sao cho vừa ngon và bảo đảm an toàn sức khỏe vì trong đùi ếch có rất nhiều ấu trùng sán.

Theo Đông y, ếch còn có tên gọi là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quang, không độc. Nó có công dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa, trị phù thũng…

Trong dân gian, ếch thường được dùng làm thuốc trong các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; Trẻ em về mùa hè hay bị rôm sảy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên; Phụ nữ sau sinh bị phù, sức khỏe kém, da mặt vàng sạm; Bệnh nhân lao phổi lâu ngày, các bệnh viêm loét miệng và họng do nhiệt, bệnh ngoài da viêm tấy, sưng đau.

… Nhưng có thể nguy hại cho sức khỏe

Theo các tài liệu nghiên cứu, do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ ếch nhái có ấu trùng sán ở Việt Nam cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên khó phát hiện. Nếu ăn không đảm bảo vệ sinh ấu trùng sau khi vào ruột người, chúng nhanh chóng di chuyển đến các bộ phận khu trú thành những nang bệnh nguy hiểm.

Trong thịt ếch còn có ấu trùng giun đầu gai, sau khi vào dạ dày, ấu trùng này sẽ chui qua vách dạ dày và di chuyển khắp cơ thể, chui vào mắt, gan, phổi, ổ bụng… Nếu vào mắt sẽ gây sưng, xuất huyết trong mắt, mù mắt. Nếu chui vào gan, phổi, chúng sẽ gây đau ở vùng gan, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, đau bụng, viêm tụy cấp…

Thịt ếch vẫn là món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, do đó cũng không nên loại bỏ hẳn nó ra khỏi thực đơn của gia đình. Điều quan trọng là biết cách ăn sao cho an toàn. Khi ăn cần làm sạch ruột, tách những đường gân chỉ trên đùi ếch (chúng là những mạch máu hay gân cơ của ếch, tuy nhiên lại dễ nhầm lẫn với ấu trùng sán) và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán.

Bác sĩ Đào Thủy

CÔNG THỨC MÓN ĂN LIÊN QUAN

Tại Sao Sau Khi Ăn Thịt Chó Không Nên Uống Nước Chè?

Rất nhiều người có thói quen, sau khi ăn thịt chó mắm tôm, dùng nước trà để khử mùi. Tuy nhiên, họ không biết rằng việc kết hợp này dài ngày có thể dẫn đến nguy hiểm cho sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng – Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, thịt chó có vị ngọt, tính ấm, bổ trung ích khí, ấm thận trợ dương, tăng cường khả năng giữ ấm, chống lạnh. Trong “Bản thảo cương mục” nói rằng: Thịt chó có tác dụng “yên ngũ tạng, ấm lưng cật, bổ huyết mạch, ích thận bổ vị, tráng khí lực, bổ ngũ lao thất thương (bồi bổ ngũ tạng bị tổn thương), là một loại thức ăn tuyệt hảo về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi ăn thịt chó không nên uống trà ngay, nếu không sẽ bất lợi cho sức khỏe.

“Trong thịt chó có chứa nhiều protein, còn trong lá chè có nhiều axít tannic. Nếu sau khi ăn thịt chó mà uống ngay trà thì axít tannnic trong lá chè kết hợp với protein trong thịt dê, thịt chó tạo thành một chất có tên tannalbin, chất này có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe”, BS Nguyễn Xuân Hướng cảnh báo.

Kiêng gì khi ăn thịt chó?

Dựa trên những đặc tính vốn có của thịt chó, Lương y Chu Văn Tiến, Hội Đông y Việt Nam đưa ra lời khuyên, không nên kết hợp thịt chó với những thực phẩm sau:

Kiêng thịt dê: Thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ănkhó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.

Kiêng tỏi và lòng trâu: Tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Lòng trâu vị ngọt, tính hàn cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.

Kiêng cá chép: Cá chép tính vị cam có tác dụng hạ thủy khí. Còn thịt chó tính cam ôn có công năng sinh thủy khí và thấp nhiệt. Nếu ăn lẫn dễ sinh chứng hàn, nhiệt và kiết lỵ.

Người Bệnh Trĩ Có Ăn Được Thịt Chó, Gà Không, Tại Sao?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ hồi phục của người bệnh. Trong đó, các loại rau củ, thịt cá thường được khuyến khích sử dụng để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vậy người bệnh trĩ có được ăn thịt chó, gà không, nên ăn như thế nào mới không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh.

Bệnh trĩ có được ăn thịt chó không?

Theo Đông y, thịt chó vị mặn, tính ấm, có tác dụng ôn thận, trợ dương, bổ trung ích khí. Xương chó vị ngọt, tính ấm, có tác dụng khử phong thấp, cường gân cốt, hoạt huyết sinh cơ. Thịt chó được dùng để chữa lưng đùi mỏi yếu, tỳ thận khí hư, ngực bụng trướng mãn. Thịt chó giàu protid, lipid, Ca, P, Fe không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là vị thuốc nên sử dụng cho người có máu hàn.

Tuy nhiên, mặc dù được hỗ trợ chữa nhiều bệnh nhưng thịt chó lại không phải là thực phẩm mà người bệnh trĩ có thể sử dụng. Thịt chó giàu đạm là một loại thịt đỏ, một trong những thực phẩm mà người bệnh trĩ nhất định không nên dùng. Thịt đỏ nói chung và thịt chó nói riêng giàu protein và chất béo nhưng lại không có chất xơ dễ gây khó tiêu đầy bụng. Ăn nhiều thịt cho gây nguy cơ rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đi ngoài và đặc biệt là chứng táo bón rất cao.

Khi bị trĩ, tốt nhất bạn không nên sử dụng loại thực phẩm này vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi sử dụng thịt chó bạn sẽ có nguy cơ:

Nhiễm ấu trùng sán do ăn phải chó có chứa mầm bệnh nhẹ thì làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể, nổi mề đay mẩn ngứa, nặng thì gây mù mắt, chèn ép dây thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Xơ gan, suy thận do có tính nhiệt, cơ thể khó tiêu hóa hết chất đạm trong thời gian dài.

Có nguy cơ nhiễm virus dạ do không được kiểm dịch, ngoài ra, người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh về huyết áp dễ bị tai biến, tăng huyết áp, vỡ mạch máu.

Bệnh trĩ có được ăn thịt gà không?

Thịt gà rất tốt cho sức khỏe do chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, C, E, acid amin, chất béo, canxi, photpho, sắt… Tuy nhiên, người bệnh trĩ thì cần hạn chế và không nên ăn thịt gà dù mắc bệnh ở cấp độ nào đi nữa.

Theo các nghiên cứu, trong thịt gà có chứa một hàm lượng chất dễ khiến niêm mạc da mới nổi phù nề. Thịt gà dễ gây viêm nhiễm, sẹo lồi, ngứa khiến vết thương lâu lành. Là một trong những thực phẩm có hàm lượng đạm cao, không tốt cho hệ tiêu hóa. Người bệnh trĩ thường xuyên dùng thịt gà sẽ khiến các búi trĩ nhanh chó to lên do dễ bị táo bón khiến hậu môn chịu áp lực gây giãn tĩnh mạch.

Thịt gà tính nóng, làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, giảm quá trình lưu thông máu và gây khó chịu cho người bệnh. Thịt gà lại không có chất xơ nên phân dễ khô cứng, nguy cơ gây táo bón cao, khi đi vệ sinh sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài. Việc sử dụng loại thịt này thường xuyên có thể khiến các búi trĩ mọc lên nhiều và viêm loét nghiêm trọng hơn.

Ăn thịt gà thế nào để không ảnh hưởng đến bệnh?

Thực tế, người bệnh có thể sử dụng thịt gà với lượng nhất định và cần ăn đúng theo hướng dẫn. Việc kiêng cữ quá mức sẽ gây suy nhược cơ thể, thiếu chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe. Do đó, nếu muốn dùng thịt bò, thịt gà thì người bệnh tốt nhất chỉ ăn 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần dùng không quá 100g thịt bò hoặc thịt gà.

Bên cạnh đó, để tránh tình trạng táo bón, khó tiêu, nên kết hợp ăn cùng rau xanh nhiều chất xơ để cải thiện chất năng tiêu hóa. Nên bổ sung cho cơ thể từ 20 – 35g/ngày để ngăn ngừa táo bón, kích thích tiêu hóa, làm sạch ruột và giúp đẩy thức ăn ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, suy cho cùng, người bệnh trĩ vẫn nên hạn chế sử dụng thịt gà. Với thắc mắc bệnh trĩ có được ăn thịt chó gà không thì câu trả lời là không. Việc dùng 2 loại thịt này sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nguy hiểm và dễ gây ra các biến chứng khó lường.

Bệnh trĩ nên ăn gì?

Như vậy, với thắc mắc bệnh trĩ có được ăn thịt chó gà không thì câu trả lời là không. Nếu không thể ăn hai loại thịt này và thịt đỏ như thịt bê, thịt bò, thịt cừu… thì bệnh nhân có thể ăn những thịt gì? Có thể nói, để đảm bảo sức khỏe và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể người bệnh trĩ có thể ăn ga gà hấp cua, cá ngừ, cua hấp… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn thịt heo, tuy nhiên chỉ nên dùng với một lượng nhỏ để tránh gây khó tiêu.

Một số thực phẩm mà người bệnh trĩ nên ăn bao gồm:

Rau củ quả, thức ăn giàu chất xơ như rau mồng tơi, rau đay, đu đủ, rau bina, khoai lang, diếp cá…

Thực phẩm có tính mát như mướp đắng, cà tím, dưa chuột, thanh long, củ sen, thịt vịt…

Thực phẩm giàu sắt như ruột già lợn, dê; quả óc chó mật ong, nho khô, mận

Dầu oliu và dầu hạt lanh để chế biến thực phẩm.

Tóm lại, với thắc mắc bệnh trĩ có được ăn thịt chó gà không thì câu trả lời là không. Để bổ sung dưỡng chất bạn có thể ăn thịt vịt, thịt bò, thịt lợn 1 – 2 lần/tuần. Tốt nhất nên ăn nhiều rau xanh để cải thiện hệ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón tốt nhất.

1001 Thắc Mắc: Tại Sao Ong Ăn Thịt Đồng Loại?

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.

Mặc dù ong mật thợ không giao phối được, con cái vẫn đẻ những quả trứng không được thụ tinh và nếu có cơ hội sẽ phát triển thành đực. Điều này tương tự như ong bắp cày và kiến. Nhưng nhiều quả trứng trong số này không được sống sót. Mỗi quả trứng bị xơi đều nhằm mục đích giảm số lượng những kẻ cạnh tranh về gene.

Ong thợ thường ăn trứng của anh em họ hàng khi ong chúa mẹ giao phối với nhiều con đực khác nhau. Ở những loài này, hầu hết ong thợ là anh chị em cùng mẹ khác cha, và một số gần gũi với anh em mình (con trai của ong chúa) hơn cháu (con trai của ong thợ khác). Khi đó, những đứa con cùng mẹ khác cha tỏ ra không hề thương tiếc khi xơi tái cháu mình, nhằm loại bỏ những kẻ xa lạ xuất hiện trong tập thể.

Ngoài ra, ấu trùng ong thường ăn phấn hoa, mật ong là thức ăn chính của ong mật đực và ong thợ. Tuy nhiên, ong mật cũng có thể ăn thịt con ong “bạn tình” trong tổ và các ấu trùng khi thiếu thức ăn.

Nguồn cung cấp thức ăn cũng được làm phong phú bằng protein của các con ong. Loài ong có thể tự chống lại sự hiện diện của các con ong lưỡng bội hoặc giả mạo giới tính được phát hiện trong giai đoạn ấu trùng, lúc này ong thợ sẽ chích các tế bào đến chết hoặc ăn thịt chúng.

Bí mật của loài ong: Ong bị đuổi ra khỏi tổ

Khi các con ong trong đàn chết, ong thợ sẽ thu gom xác và làm các công việc chôn cất sau đó mang xác ra khỏi tổ. Những con ong thông thái trong tổ sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh, loại bỏ những con ong bị ốm hay các con ong đực dư thừa khi xảy ra nạn đói.

Loài ong có khả năng xác định ong bị bệnh bằng khứu giác và kịp thời loại bỏ chúng khỏi tổ. Ong chết được đưa ra ngoài và cách ly khỏi mật ong và ấu trùng. Các con ong sẽ dành cả ngày để dọn vệ sinh tổ sau khi có ong chết. Loài ong cũng không đi vệ sinh trong tổ mà thay vào đó đi vệ sinh trong khi bay.

Khả năng cảm nhận đặc biệt

Các con ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc các giác quan để hỗ trợ các thói quen hàng ngày. Ong mật có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và khả năng nhận ra mùi hương rất tinh. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn. Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định con ong “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.

Ong không nhận biết được màu đỏ

Ong mật có 5 mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay. Tuy nhiên, loài ong chi có thể nhận biết được một số màu nhất định. Thậm chí chúng nhìn màu đỏ thành màu đen và nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được. Ong sử dụng hình ảnh quang phổ tập trung dày đặc ở vị trí trung tâm của bông hoa để hướng chúng nhắm mục tiêu chuẩn xác.

Sau khi giao phối, các con ong đực có thể mất chức năng giới tính và chết. Ong mật đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sính sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh. Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.

Vai trò của ong với an ninh quốc gia

Loài ong có thể được sử dụng để tăng cường an ninh quốc gia. Các cơ quan thụ cảm nhạy cảm cao của ong được chúng sử dụng để phát hiện ngay cả những dấu vết nhỏ nhất của phấn hoa ở những nơi rộng lớn. Loài ong có thể được huấn luyện dùng khả năng này để tìm kiếm các hóa chất khác một cách hiệu quả. Các cơ quan an ninh đã thử nghiệm sử dụng ong để nhận diện và phát hiện các chất hóa học được dùng để chế tạo bom. Các thiết bị theo dõi cực nhỏ được gắn vào ong có thể định vị vị trí của đàn ong ở các khu vực rộng lớn. Các camera phát hiện chuyển động của vòi ong để phát hiện đúng các hợp chất cần tìm.

Ong nhỏ học cách kiếm mật

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích duy nhất của ong thợ là kiếm mật và đây là đặc điểm bẩm sinh của loài ong này. Trên thực tế, khi được sinh ra, loài ong không nhận thức được rằng phải kiếm mật và sau đó sẽ được các con ong kỳ cực trong đàn hướng dẫn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong học cách kiếm mật bằng cách xem những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng phải học thật nhanh vì cánh của những con ong lớn dễ bị kiệt sức sau khi bay quá nhiều.

Một ứng dụng khác của các con ong mật đó là nghiên cứu lĩnh vực đa xơ cứng. Một số bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng phải trải qua quy trình trị liệu nọc ong và hấp thụ một loại keo ong, mật ong nguyên chất (nguyên chất, vẫn còn chứa sáp ong và keo ong) và sữa ong chúa để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả chữa trị vẫn chưa được chứng minh trong thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên không ít bệnh nhân vẫn thực hiện phương pháp này trong nhiều năm và đều có nhiều dấu hiệu phục hồi.

Bất kỳ ai khi nhìn thấy tổ ong đều có thể suy ra rằng loài ong là những nhà toán học xuất sắc. Trên thực tế, các tổ ong tự nhiên ban đầu có hình tròn theo hình dáng của cơ thể con ong, trong quá trình hình thành tạo ra các bức tường ong tan chảy, các con ong tự tạo thành các hình dạng cấu trúc tự nhiên nhất theo định hướng chúng đó là hình lục giác.

Châu Anh (t/h)