Tại Sao Chó Không Ăn Thịt Đồng Loại / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Dhrhm.edu.vn

1001 Thắc Mắc: Tại Sao Ong Ăn Thịt Đồng Loại?

Ong là loài côn trùng có tổ chức xã hội cao như kiến, mối. Ong sống theo đàn, mỗi đàn đều có ong chúa, ong thợ, ong non… và có sự phân công công việc rõ ràng. Ong có nhiều loài khác nhau, các loài được con người nuôi để khai thác sản phẩm như mật ong, sáp ong, sữa ong chúa,…

Ong thường sống thành đàn, nhiều nhất có khi tới 25.000 – 50.000 con, trong các tổ ở hốc cây, kẽ đá, bụi rậm, trong rừng, hoặc các tổ hòm cải tiến do người nuôi làm cho nó ở.

Mặc dù ong mật thợ không giao phối được, con cái vẫn đẻ những quả trứng không được thụ tinh và nếu có cơ hội sẽ phát triển thành đực. Điều này tương tự như ong bắp cày và kiến. Nhưng nhiều quả trứng trong số này không được sống sót. Mỗi quả trứng bị xơi đều nhằm mục đích giảm số lượng những kẻ cạnh tranh về gene.

Ong thợ thường ăn trứng của anh em họ hàng khi ong chúa mẹ giao phối với nhiều con đực khác nhau. Ở những loài này, hầu hết ong thợ là anh chị em cùng mẹ khác cha, và một số gần gũi với anh em mình (con trai của ong chúa) hơn cháu (con trai của ong thợ khác). Khi đó, những đứa con cùng mẹ khác cha tỏ ra không hề thương tiếc khi xơi tái cháu mình, nhằm loại bỏ những kẻ xa lạ xuất hiện trong tập thể.

Ngoài ra, ấu trùng ong thường ăn phấn hoa, mật ong là thức ăn chính của ong mật đực và ong thợ. Tuy nhiên, ong mật cũng có thể ăn thịt con ong “bạn tình” trong tổ và các ấu trùng khi thiếu thức ăn.

Nguồn cung cấp thức ăn cũng được làm phong phú bằng protein của các con ong. Loài ong có thể tự chống lại sự hiện diện của các con ong lưỡng bội hoặc giả mạo giới tính được phát hiện trong giai đoạn ấu trùng, lúc này ong thợ sẽ chích các tế bào đến chết hoặc ăn thịt chúng.

Bí mật của loài ong: Ong bị đuổi ra khỏi tổ

Khi các con ong trong đàn chết, ong thợ sẽ thu gom xác và làm các công việc chôn cất sau đó mang xác ra khỏi tổ. Những con ong thông thái trong tổ sẽ đảm nhiệm vai trò an ninh, loại bỏ những con ong bị ốm hay các con ong đực dư thừa khi xảy ra nạn đói.

Loài ong có khả năng xác định ong bị bệnh bằng khứu giác và kịp thời loại bỏ chúng khỏi tổ. Ong chết được đưa ra ngoài và cách ly khỏi mật ong và ấu trùng. Các con ong sẽ dành cả ngày để dọn vệ sinh tổ sau khi có ong chết. Loài ong cũng không đi vệ sinh trong tổ mà thay vào đó đi vệ sinh trong khi bay.

Khả năng cảm nhận đặc biệt

Các con ong có thể phát triển một cách đáng kinh ngạc các giác quan để hỗ trợ các thói quen hàng ngày. Ong mật có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các hình ảnh trong vòng chưa đầy một giây và khả năng nhận ra mùi hương rất tinh. Các con ong thường bị thu hút bởi một số loại mùi nhất định để tạo điều kiện thụ phấn. Tuy nhiên, chức năng này cũng được dùng để nhận dạng và là tín hiệu gọi bạn tình. Mỗi tập thể ong có một mùi thơm độc đáo riêng mà con ong trong tổ sử dụng để xác định con ong “bạn tình” và khi một con ong cái rời tổ để bắt đầu lứa sinh sản mới, kích thích tố sẽ thu hút các con ong đực hộ tống.

Ong không nhận biết được màu đỏ

Ong mật có 5 mắt giúp chúng nhìn thấy mọi vật ở độ cao hơn các loài động vật khác, hai mắt to ở hai bên đầu và 3 mắt ở vị trí trung tâm trên đỉnh đầu giúp chúng xác định và điều chỉnh hướng bay. Tuy nhiên, loài ong chi có thể nhận biết được một số màu nhất định. Thậm chí chúng nhìn màu đỏ thành màu đen và nhìn được ánh sáng tia cực tím mà mắt người không nhìn thấy được. Ong sử dụng hình ảnh quang phổ tập trung dày đặc ở vị trí trung tâm của bông hoa để hướng chúng nhắm mục tiêu chuẩn xác.

Sau khi giao phối, các con ong đực có thể mất chức năng giới tính và chết. Ong mật đực có chức năng thụ thai cho ong chúa sẽ bị mất bộ phận giao phối và bộ phận này sẽ di chuyển vào cơ thể ong chúa sau khi giao phối. Đây được coi là phương pháp đảm bảo sự thành công của quá trình thụ tinh và ngăn chặn các đợt giao phối khác. Tuy nhiên, khi giao phối với con ong đực tiếp theo, ong chúa sẽ bỏ cơ quan sính sản của con ong trước đó và tiếp tục quá trình thụ tinh. Con ong đực sau đó sẽ nhanh chóng chết, thậm chí nếu có thể sống, những con ong bị thương sau khi giao phối cũng sẽ bị đẩy ra khỏi tổ.

Vai trò của ong với an ninh quốc gia

Loài ong có thể được sử dụng để tăng cường an ninh quốc gia. Các cơ quan thụ cảm nhạy cảm cao của ong được chúng sử dụng để phát hiện ngay cả những dấu vết nhỏ nhất của phấn hoa ở những nơi rộng lớn. Loài ong có thể được huấn luyện dùng khả năng này để tìm kiếm các hóa chất khác một cách hiệu quả. Các cơ quan an ninh đã thử nghiệm sử dụng ong để nhận diện và phát hiện các chất hóa học được dùng để chế tạo bom. Các thiết bị theo dõi cực nhỏ được gắn vào ong có thể định vị vị trí của đàn ong ở các khu vực rộng lớn. Các camera phát hiện chuyển động của vòi ong để phát hiện đúng các hợp chất cần tìm.

Ong nhỏ học cách kiếm mật

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng mục đích duy nhất của ong thợ là kiếm mật và đây là đặc điểm bẩm sinh của loài ong này. Trên thực tế, khi được sinh ra, loài ong không nhận thức được rằng phải kiếm mật và sau đó sẽ được các con ong kỳ cực trong đàn hướng dẫn. Các nghiên cứu phát hiện ra rằng ong học cách kiếm mật bằng cách xem những con ong có kinh nghiệm trong đàn làm. Những con ong nhỏ sẽ xem bông hoa nào được ong lớn hơn đổ xô đến tìm mật và làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên, chúng phải học thật nhanh vì cánh của những con ong lớn dễ bị kiệt sức sau khi bay quá nhiều.

Một ứng dụng khác của các con ong mật đó là nghiên cứu lĩnh vực đa xơ cứng. Một số bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng phải trải qua quy trình trị liệu nọc ong và hấp thụ một loại keo ong, mật ong nguyên chất (nguyên chất, vẫn còn chứa sáp ong và keo ong) và sữa ong chúa để đạt hiệu quả cao nhất. Kết quả chữa trị vẫn chưa được chứng minh trong thử nghiệm lâm sàng, tuy nhiên không ít bệnh nhân vẫn thực hiện phương pháp này trong nhiều năm và đều có nhiều dấu hiệu phục hồi.

Bất kỳ ai khi nhìn thấy tổ ong đều có thể suy ra rằng loài ong là những nhà toán học xuất sắc. Trên thực tế, các tổ ong tự nhiên ban đầu có hình tròn theo hình dáng của cơ thể con ong, trong quá trình hình thành tạo ra các bức tường ong tan chảy, các con ong tự tạo thành các hình dạng cấu trúc tự nhiên nhất theo định hướng chúng đó là hình lục giác.

Châu Anh (t/h)

Vì Sao Không Ăn Thịt Chó

Từ khoảng 18.000 năm trước Công nguyên (TCN), con người đã thuần hóa loài chó, một thời gian dài trước loài lợn (13.000 năm TCN) hay bò (10.000 năm TCN). Nếu tổ tiên loài người quyết định rằng chó sinh ra là để ăn thịt như heo, bò, gà… thì có lẽ con cháu đã không cãi nhau ỏm tỏi như bây giờ.

Có một tập sách cổ ghi các món ăn xưa của người Việt ghi chép những món ăn cách đây hơn 250 năm (vào thời nhà Lê) cùng với cách làm. Cuốn sách ấy mang tên “Thực vật tất khảo tường kí lục”, nghĩa là “Tập ghi rõ ràng những phép phải khảo khi làm các món ăn”. Nội dung sách cổ này không hề đề cập gì đến món thịt chó.

Trước những năm 1930, Hà Nội cũng chỉ có chừng vài ba quán thịt chó trong khi cả miền Nam rất ít ai ăn thịt chó.

Thứ nhất, giá dinh dưỡng của thịt chó không hơn nhiều so với các loại khác nhưng nguy cơ bệnh tật thì hơn gấp nhiều lần. Trong thịt chó có chứa sán dãi và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) có thể gây mù mắt, chứng điên loạn hoặc suy yếu các bộ phận nơi sán trú ngụ khác như gan, lách, phổ.

Ngoài ra, những con chó chưa được tiêm phòng còn có thể chứa virus bệnh dại, dù theo lý thuyết virus có thể bị tiêu diệt khi nấu chín nhưng nó hoàn toàn có thể lây nhiễm qua nước dãi, dao, thớt hay lây nhiễm chéo khi bị ruồi bâu từ thịt chó sang các vật dụng khác mà thực khách không hề hay biết.

Thậm chí, chó đã được tiêm phòng vaccine thì chính vaccine ấy cũng là một mối nguy hại khủng khiếp nếu ăn phải, đủ sức làm suy yếu và tê liệt thần kinh trung ương của con người theo thời gian. Đó là chưa kể hàm lượng chất kịch độc từ thuốc của cẩu tặc dùng để bả chó.

Thứ hai, hàng chục ngàn năm lịch sử đã cho con người thấy rằng ít có loài nào vừa thông minh lại nhanh nhẹn và có ích như loài chó. Chúng vừa tình cảm và rất trung thành. Hiếm khi nào chúng ta thấy một con gà chạy ra tận cửa đón mình đi làm về suốt nhiều năm. Hay thấy một con bò vẫy đuôi mừng khi lâu ngày mới gặp lại. Loài chó thì khác, cho dù ta có lỡ tay đánh nó hay mắng nó vài lời. Chỉ cần chúng ta gọi chúng sẵn sàng chạy lại vui vẻ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.

Không tự dưng mà ông bà lại có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Có người cho rằng, chó chỉ trung thành và bảo vệ chủ của nó và sẵn sàng cắn những người khác thì đây là điều hiển nhiên. Nếu ai nó cũng nghe lời thì chó đã không được gọi là trung thành rồi.

Còn chuyện chó có cắn người không hay có đi bậy ra ngoài đường hay không phụ thuộc phần lớn vào người nuôi. Cũng giống như việc con cái có nghe lời hay không, có giữ vệ sinh sạch sẽ hay không, ra ngoài đường có đánh bạn hay không,… là phụ thuộc vào sự giáo dục của cha mẹ.

Thứ ba, phần lớn nguồn thịt chó ở Việt Nam không phải từ nuôi mà có. Khi bạn đang nhồm nhoàm nhai một miếng thịt chó ở một quán cầy tơ thì rất có thể cùng lúc đó có một gia định đang hoảng loạn vì mất đi chú chó thân yêu như thành viên trong gia đình mình. Khi mà trang trại thịt chó ở Việt Nam là một ý tưởng xa vời thì phần lớn lượng thịt chó đến từ ăn trộm mà ra. Vì vậy không sai khi nói rằng, ở Việt Nam khi bạn ăn một miếng thịt chó đồng nghĩa với việc bạn tiếp tay cho nạn cẩu tặc.

Thứ tư, chúng ta đã xa lắm rồi cái thời loài người còn ăn lông ở lỗ. Loài người đang tiến tới những giá trị nhân văn hơn. Không ăn thịt chó, có cả trăm loại thịt và thủy hải sản khác ngon hơn, tốt hơn và an toàn hơn.

Ở Trung Quốc hàng năm đều diễn ra cả những lễ hội giết chó lên tới cả chục ngàn con và đều vấp phải sự phản đối dữ dội của các nhà bảo vệ động vật. Hàn Quốc, một đất nước cũng nổi tiếng không kém với thói quen ăn thịt chó, cũng đang có những thay đổi đáng kể mặt nhận thức.

Năm 2016, Hàn Quốc chỉ còn một nửa số cửa hàng thịt chó so với trước kia. Gần 60% người trẻ cho biết chưa từng ăn thịt chó và coi chó mèo là bạn chứ không phải thức ăn. Đài Loan vào năm 2017 cũng đã ban hành lệnh cấm mua bán ăn thịt chó mèo. Người vi phạm có thể bị phạt từ 37.000 USD đến 65.000 USD.

Con người là loài đứng đầu chuỗi thức ăn, theo như cách nói của một số người thì hoàn toàn có quyền sinh sát những sinh vật thấp hơn. Nhưng hãy nhớ rằng, kẻ mạnh là kẻ nâng đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình chứ không phải đi ức hiếp tàn sát vô tội vạ.

Còn chuyện đòi hỏi công bằng tuyệt đối cho tất cả các loài vật, hay lý lẽ đã ăn thịt heo thịt bò thì không có quyền lên án những người ăn thịt chó. Xin thưa rằng, trên đời này không hề tồn tại thứ gọi là công bằng tuyệt đối. Nếu có thì đã không có thứ gọi là phân biệt chủng tộc hay hố sâu giàu nghèo.

Mỗi loài vật sinh ra đều có một mục đích. Dù tự nhiên đã là như vậy hay là do xã hội loài người tự ý phân định thì lịch sử đã là như thế và hàng trăm hàng triệu năm nay đã là như thế. Người ta ăn heo bò gà để sinh tồn và ăn thịt chó chỉ để làm thỏa mãn khoái cảm ăn uống của mình, đó là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Thịt chó chưa bao giờ là một món ăn trên mâm cơm hàng ngày của chúng ta. Chó từ hàng chục ngàn năm trước vốn đã không phải là thức ăn của con người thì không có cớ gì bây giờ mọi chuyện lại khác đi.

Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó?

Trong hành trình tri ân từ Hà Nội vào Huế, chúng tôi đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ và rất may mắn chúng tôi được vào chùa Cam Lộ và gặp Trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Trị – Hòa thượng Thích Thiện Tấn.

Nhiều người nói ông là một hòa thượng rất uyên thâm, những câu chuyện phức tạp, khó hiểu nhất đều được ông lý giải thật đơn giản và dễ hiểu.

Hòa thượng hỏi tôi có sức khỏe không, tôi khẳng định “có” vì tôi vẫn còn trẻ và cũng to cao. Hòa thượng bảo tôi bê một chậu cây cảnh vào và nhấc lên đặt xuống vài ba lần, tôi làm ngay và thấy nó cũng nhẹ thôi. Nếu hòa thượng muốn thử sức tôi thì phải lấy cái chậu cảnh gấp 2 -3 lần thế này mới thể hiện hết sức mạnh của tôi.

Rồi hòa thượng nói tôi chắp tay lại nguyện ước được khỏe mạnh, hạnh phúc, được gặp những điều may mắn và nhất là mẹ tôi có sức khỏe sống cùng tôi đến trăm tuổi, sau đó hòa thượng trì chú vào chậu cây và bảo tôi nhấc lên.nguoiphattu.com

Thật kì lạ cái chậu tôi vừa nhấc lên đặt xuống nhẹ như không, bây giờ trở nên nặng trĩu, tôi phải cố gắng lắm lắm mới nhấc lên nổi. Lúc này tôi cảm thấy đã khâm phục thật sự, nhưng hòa thượng lại tỏ vẻ không hài lòng, bảo tôi làm đi làm lại vài ba lần. Tôi vẫn có thể nhấc lên được dù rất nặng.

Rồi hòa thượng chợt hỏi tôi “có phải con thỉnh thoảng vẫn ăn thịt chó phải không?”Tôi ngần ngại một lúc rồi trả lời “có ạ”. Hòa thượng lặng im một lúc rồi ngài nói rất ân cần: “đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó, vì chó là bạn thân thiết nhất của con người, canh giữ nhà cửa, vui cùng với chủ, buồn cùng với chủ, là nhân vật đầu tiên mừng rỡ đón ở cửa khi chủ về đến nhà, nhưng tất cả những điều đấy chỉ là lý do nhỏ thôi.”

Rồi hòa thượng nói tiếp “khi con người ốm đau bệnh tật ho lao, khạc đờm, nôn mửa, đại tiện vì những căn bệnh như kiết lỵ, trúng độc, nhiễm khuẩn, chó đều dọn sạch, những thứ đấy đi đâu? Vào bụng nó hóa thành xương thịt nó máu huyết nó, còn con người lại thích thú khi được ăn thịt chó, mong muốn ăn thịt chó uống tiết canh. Con hãy suy nghĩ kĩ về điều này, có nên ăn thịt chó nữa hay không ?”nguoiphattu.com

Sau vài phút suy ngẫm tôi cảm thấy rùng mình, lạnh sống lưng và không phải một mình tôi, cả đoàn ai cũng nói muốn nôn ói.Tôi hứa với hòa thượng “Con sẽ không bao giờ động đến thịt chó nữa”.

Tôi hiểu rằng điều này là tốt cho tôi chứ không phải tốt cho hòa thượng. Lúc này hòa thượng mới nói: “Con hãy ngửa mặt lên trời và thề nguyện với trời đất không bao giờ ăn thịt chó nữa”.

Khi tôi làm xong hòa thượng nói: “Bây giờ ông chú nguyện mà con vẫn nhấc nổi chậu cây này lên thì chứng tỏ phúc con còn mỏng, đức con còn yếu”.

Đây là chậu cây mà tôi thấy nặng trĩu sau khi thầy trì chú

Tất nhiên tôi nghĩ, phúc đức của tôi nó nằm ở đâu đó chứ không nằm ở chậu cây, nhưng lần này thì hòa thượng có vẻ rất mãn nguyện vì sau khi ông trì chú tôi gắng hết sức đỏ mặt tía tai cũng không thể nhấc nổi cái chậu ấy lên.nguoiphattu.com

Thì ra hòa thượng cân phúc đức bằng việc lấy hết phúc đức của tôi đặt vào chậu cây này, không biết nghĩ gì, nhưng tôi và mọi người hoàn toàn tâm phục khẩu phục ngài. Chỉ sau mấy lời chú của thầy và một lời thệ nguyện của tôi từ bỏ thịt chó mà chậu cây như nặng hàng trăm cân.

Vì Sao Không Nên Ăn Thịt Chó, Mèo?

Thực chất, vấn đề này không hề mới bởi việc cấm buôn bán và ăn thịt chó đã từng được người Pháp áp dụng ở Hà Nội những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Theo lệnh cấm này, tất cả những ai ăn, bán thịt chó nếu bắt được sẽ bị xử nghiêm theo luật. “C ũng thời gian đó, người Pháp còn xây hẳn một nghĩa trang để chôn những con chó chết ở Hà Nội. Nghĩa trang đó nằm ở khu vực bến Phà Đen – Cảng Hà Nội bây giờ “, ông Nguyễn Ngọc Tiến – nhà nghiên cứu Hà Nội chia sẻ. (1)

Ngày còn nhỏ, tôi có đến nhà một người họ hàng để ăn cỗ. Vừa bước chân vào cửa, tôi đã nghe thấy tiếng chó sủa ầm ĩ. Đập vào mắt tôi là hình ảnh con chó đang nằm quằn quại đau đớn vì bị 3,4 người đàn ông cao to kẹp cổ. Đó là con chó tôi vẫn thường hay chơi và vuốt ve mỗi khi đến đây mà? Nó đã từng là một con chó có đôi mắt rất đẹp, tinh khôn; sao bây giờ trong đôi mắt nó chỉ thấy nỗi sợ hãi, hoảng loạn thôi vậy? Nó vừa sủa vừa mở to mắt dáo dác nhìn xung quanh như tìm kiếm sự cứu giúp trong vô vọng. Bắt gặp ánh mắt của tôi, nó khựng lại vài giây. Nước mắt tôi trào ra, chỉ kịp thốt lên: “Đừng mà…”. “Bụp” – một đòn giáng mạnh xuống đầu nó. Nó chết rồi.

Từ nhỏ đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn một miếng thịt chó, dù có bị ép đi chăng nữa. Nhiều người còn kích bác không ăn là không biết thưởng thức “tinh hoa ẩm thực” của người Việt. Tôi không quan tâm tới những lời nói đó bởi mỗi khi nhìn vào miếng thịt chó tôi chỉ thấy lòng xót xa, chứ không thấy nó có gì ngon hay hấp dẫn cả.

Nếu nghĩ sâu hơn một chút, tưởng tượng ra cảnh con chó đã ăn những gì trước khi bị giết thì có lẽ những ai nghiện món ăn giàu đạm này cũng chẳng thấy ngon miệng được nữa. Khác với gà, lợn, trâu, bò vốn được nuôi ăn bằng cám, cỏ, rau thì chó thường đi nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ thừa trên đất. Nhiều khi nó còn liếm láp bãi nôn rồi nếm một chút chất thải của con người hay của chính nó. Hầu hết chó được làm thịt đều là chó hoang bị bắt trộm hay nuôi nhốt bất hợp pháp nên chắc chắn chẳng ai biết được nó đã ăn và uống những thứ dơ bẩn gì rồi.

Chó ăn chất bẩn do con người nhổ, thải ra rồi chúng ta lại ăn thịt chó. Thế chẳng phải là vòng luẩn quẩn khi con người lại ăn chính thứ mình thải ra hay sao? Thật sự khó hiểu khi người ta vẫn ăn nó một cách ngon lành. Phải chăng là do nó đã được tẩm ướp, bày biện đẹp mắt nên nhiều người mới thấy nghiện món này đến vậy. Chứ nếu thật sự dành ra vài phút nghĩ lại quy trình để có miếng dồi chó, xiên chả chó, bát rượu mận mỡ màng trên bàn nhậu kia thì nhiều người sẽ thấy rùng mình.

Đối với người theo đạo Phật thì không bao giờ nên ăn thịt chó. Vì chó là người bạn thân thiết của con người, sống nặng ân tình, là con vật có tính linh cao. Không phải tự nhiên có câu: ” Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo“. Nếu đã từng nuôi chó, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng trung thành và dành tình yêu cho chủ sâu sắc đến nhường nào. Chúng vui chung niềm vui của chủ, buồn với nỗi buồn của chủ, dù có bị đánh đập bạc đãi, chúng vẫn luôn cam chịu, không đem lòng oán thù. Sự trung thành và tình cảm sâu sắc đó, con người không phải ai cũng có.

Trong văn hóa phương Đông và Việt Nam, chó được coi là con vật trung thành với chủ, thậm chí ở một số đền miếu người ta còn thờ chó đá để giữ cửa. Ở phương Tây, chó được coi là người bạn thân cận, khi chết người ta thường đem chôn trong sân vườn, đối xử như người thân. Do đó, khi thấy người dân chúng ta ăn thịt chó hầu hết họ đều thấy rất phản cảm.

Mới đây, vào ngày 12/9/2018, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật lưỡng đảng do hai hạ nghị sĩ Vern Buchanan và Alcee Hastings đề xuất nhằm cấm việc giết mổ chó, mèo để tiêu thụ ở Mỹ. Theo dự luật, việc giết mổ, vận chuyển, sở hữu, mua bán hoặc quyên góp chó và mèo cũng như các bộ phận của chúng vì mục đích làm thực phẩm cho con người là bất hợp pháp. Những người vi phạm sẽ bị phạt tối đa 5000 USD. (3)

” Chó và mèo mang lại tình yêu, tình bạn cho hàng triệu người. Chúng không nên bị giết mổ và bán như một loại thực phẩm “, hạ nghị sĩ Buchanan chia sẻ.

Hạ viện cũng đã thông qua một nghị quyết không bắt buộc kêu gọi các nước khác chấm dứt việc buôn bán thịt chó và mèo. Một số quốc gia được đề cập là Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào và Ấn Độ.

” Dự luật này phản ánh những giá trị của chúng ta và đem lại vị thế lớn hơn trong việc thúc giục tất cả quốc gia khác chấm dứt hành động khủng khiếp này một lần và mãi mãi “, hạ nghị sĩ Đảng Dân chủ Hastings phát biểu.

PGS.TS Bùi Vũ Huy – Giảng viên khoa Truyền nhiễm (Đại học Y Hà Nội) trả lời báo chí: Những người có thói quen ăn tiết canh chó, thịt chưa nấu chín kĩ, vệ sinh dao thớt giết thịt chó không sạch sẽ và còn dính dãi của chó mang bệnh, hoàn toàn có thể mắc bệnh dại. Bên cạnh đó, người ăn thịt chó cũng có nguy cơ bị lây nhiễm các loại vi khuẩn đường tiêu hóa, nguy hiểm hơn là nhiễm liên cầu lợn gây viêm màng não hay ăn thịt chó trúng bả sẽ dẫn tới rối loạn đông máu, xơ gan, suy thận… (4)

Dù vậy, tôi vẫn tin rằng trong vài năm tới mọi người sẽ từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo. Bởi hiện nay chỉ còn tồn đọng một bộ phận nhỏ người dân thích món ăn này. Người trẻ hầu như không ai thích ăn món “cầy hương” hay “tiểu hổ” nữa vì cho rằng nó mất vệ sinh và quan trọng là vì tình yêu thương động vật. Với những bạn đang nuôi chó, mèo cần chú ý tiêm phòng đều đặn, đeo rọ mõm cho chúng trước khi dắt ra đường và hướng dẫn đi vệ sinh đúng nơi quy định. Hình ảnh đất nước Việt Nam sẽ ngày càng đẹp hơn trong mắt mỗi người dân và bạn bè quốc tế nếu chúng ta tự nâng cao ý thức của bản thân mình.

Làng Nhật Tân vốn nổi tiếng với món thịt chó năm nào nay đã hoang tàn, vắng vẻ, không còn tấp nập người ra kẻ vào như xưa nữa. Qua đây cũng thấy được quy luật đào thải của xã hội. Thứ gì không hợp lòng người, không giúp đất nước phát triển thì qua thời gian sẽ suy tàn và biến mất. Mong sao trong tương lai sẽ không còn những tấm biển bày bán thịt chó công khai hay tin tức về những vụ cẩu tặc làm phiền lòng dư luận thêm nữa.

Ngạn ngữ Pháp có câu: ” Hãy nói cho tôi biết bạn ăn gì, tôi sẽ trả lời bạn là ai” hay ” Bạn là là những gì bạn ăn ” (You are what you eat). Do đó, trước khi ăn, hãy tự đặt cho mình hai câu hỏi: Thực phẩm này từ đâu tới? Và ăn rồi ta sẽ làm gì? Việc trăn trở với hai câu hỏi này sẽ giúp chúng ta thận trọng hơn trong việc lựa chọn thực phẩm, biết cách ăn uống khoa học để không bị bệnh tật.

Thống kê của UBND Hà Nội cho biết: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có khoảng 493.000 con chó, mèo. Có trên 1000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó mèo. 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh. Từ đầu năm đến nay đã có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại các huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Hoàng Mai và Bắc Từ Liêm.

Theo số liệu được Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) công bố vào năm 2016: Người Việt Nam ăn thịt chó nhiều thứ 2 trên thế giới, trung bình mỗi năm có khoảng 5 triệu con chó bị tiêu thụ. (5)

Tâm Thuần