Tại Sao Chó Dại Cắn Người Xong Nó Lại Lăn Ra Chết?

Trong cuộc sống ta thường nghe, hoặc gặp những trường hợp chó dại cắn người rồi một thời gian sau thì con chó lăn ra chết. Nhiều người thắc mắc tại sao sau khi chó dại cắn người thì con chó chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Trong bài viết này, Y Dược 365 sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu vấn đề này.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, thường gặp nhất là ở loài chó.

Chó dại là gì?

Chó dại là những con chó nhà bị mắc bệnh dại, có biểu hiện các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công (cắn) và gây ra tử vong cho con người vì đã trực tiếp truyền virus dại.

Khi bị nhiễm virus dại, chó biểu hiện ở hai dạng là thể dại câm (bại liệt hay im lặng) và thể dại cuồng (hay thể dại điên). Trong thực tế, nhiều con chó mắc bệnh dại có thể biểu hiện cả hai dạng lâm sàng này một cách xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

Nói chung, chó bị dại tính tình thường thay đổi, nằm yên một chỗ, lừ đừ hay kích động chạy rông, cắn xé hoảng loạn hay liệt chân, chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết. Nhưng chó không có triệu chứng dại cũng có thể mang siêu vi, nhất là chó con.

Tại sao chó dại cắn người xong nó lại lăn ra chết?

Một số nhà khoa học cho rằng virút có trong nước bọt của chó bị bệnh dại 03 ngày trước khi con vật có biểu hiện các biểu hiện của bệnh. Một số người khác cho rằng 7 ngày hoặc tới 13 ngày. Tuy nhiên đại đa số cho rằng thời gian này là 10 ngày.

Thời điểm con chó bị dại tấn công (cắn) người là nó đã mang virus dại (rabies virus) nhưng chưa có biểu hiện bệnh ra ngoài. Ở thời điểm này, con chó đã thay đổi tính tình, hay bị kích động, cắn xé hoảng loạn dẫn đến việc cắn người. Sau khi cắn người một thời gian thì con chó vào giai đoạn phát bệnh và chết.

Xử lý khi bị chó dại cắn

Xử trí tại chỗ bằng: Rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng đặc, nước muối đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn và iốt đậm đặc nhằm sát khuẩn, giảm thiểu lượng virus dại ở vết thương. Sau đó, đến cơ sở y tế để được tiêm vacxin dại càng sớm càng tốt.

Đối với người già, người có thai, người bị bệnh lao, bệnh thận, gan, tim mạch, sốt rét… cần hỏi bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi tiêm và có ý kiến về cách điều trị.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn.

Sẽ phải tiêm phòng dại ngay nếu:

Vết cắn ở đầu, mặt, cổ.

Có nhiều vết cắn nguy hiểm, sâu.

Vết cắn gần hệ thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ tay) đầu chi, bộ phận sinh dục, kể cả khi chỉ bị sây sát nhẹ hoặc có nhiều vết cắn, vết cắn sâu, chó lên cơn dại… cần phải tiêm kháng huyết thanh dại và vacxin trong vòng một ngày nhưng phải khác vị trí tiêm. Tiêm huyết thanh dại càng sớm thì hiệu quả càng cao. Nếu chậm cũng không nên để quá 7 ngày sau khi bị cắn.

Chó lên cơn hoặc có biểu hiện nghi dại.

Không theo dõi được con chó đã cắn.

Tại nơi bị cắn có súc vật bị dại.

Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

Một số trường hợp không cần phải tiêm vắcxin là:

Bị chó cắn bóng, nghĩa là không đụng chạm gì tới người.

Bị chó cắn qua quần áo dày mà không xước da hoặc bị chó liếm vào chỗ da lành không có vết xước.

Những người đã tiếp xúc, sống chung với người bị bệnh dại, kể cả có ăn ngủ cùng phòng (trừ khi bị người lên cơn dại cắn có vết thương).

Lời kết:

Quan trọng là để phòng bệnh, không để chó chạy rông, tiêm chủng cho chó nếu nuôi trong nhà.

Không cho chó liếm vào các vết ghẻ lâu lành, đã có nhiều người chết vì dại, chỉ vì muốn chữa lành ghẻ.

Khi chưa có dịch phải hạn chế nuôi chó. Nếu đã nuôi thì phải xích, nhốt. Chó ra đường phải có rọ mõm.

Không để tình trạng chó chạy rông, chó vô chủ.

Tuyệt đối không bán chạy chó ở nơi đang có dịch sang vùng không có dịch, để ngăn chặn phát tán bệnh dại sang vùng chưa có dịch.

Những người tiếp xúc với chó mèo dại, những người bị chó mèo dại cắn phải đi tiêm phòng ngay càng sớm càng tốt.

Phòng tránh bằng tuyên truyền nâng cao trách nhiệm của người nuôi chó.

Cần lưu ý, khi con chó đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có virus dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa virus nên rất nguy hiểm. Tuyệt đối không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.

Nguồn: TH theo wikipedia.

Giải Mã Bí Ẩn Việc Chó Dại Cắn Người Xong Lăn Ra Chết

Nhiều người thắc mắc tại sao sau khi chó dại cắn người thì con chó chảy nước bọt, lờ đờ rồi chết.

Bệnh dại là bệnh do virus dại (rabies virus) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Bệnh dại là một trong những bệnh nhiễm được ghi nhận từ thời cổ xưa, mô tả từ cách đây hơn 3000 năm và là một bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Bệnh dại có thể gặp ở tất cả động vật có vú. Bệnh lây truyền chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, thường gặp nhất là ở loài chó.

Chó dại là gì? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người, vi rút dại sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị cắn cũng bị dại và chết.

Hiện tại khi người bị chó dại cắn phát bệnh dại rồi thì không thể chữa được cho nên để cẩn thận cần phải tiêm vacxin ngay sau khi bị chó cắn hoặc theo dõi xem con chó đó có dấu hiệu bị dại không, nếu chó không bị dại thì không sao, trường hợp không thể theo dõi được thì cần phải tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.

Trả lời câu hỏi về tại sao chó dại cắn người xong nó lại lăn ra chết. Một số nhà khoa học cho rằng viruscó trong nước bọt của chó bị bệnh dại 03 ngày trước khi con vật có biểu hiện các biểu hiện của bệnh. Một số người khác cho rằng 7 ngày hoặc tới 13 ngày. Tuy nhiên đại đa số cho rằng thời gian này là 10 ngày.

Thời điểm con chó bị dại tấn công (cắn) người là nó đã mang virus dại (rabies virus) nhưng chưa có biểu hiện bệnh ra ngoài. Ở thời điểm này, con chó đã thay đổi tính tình, hay bị kích động, cắn xé hoảng loạn dẫn đến việc cắn người. Sau khi cắn người một thời gian thì con chó vào giai đoạn phát bệnh và chết.

Chó dại cắn người sẽ sống không quá 10 ngày, thường là 5-7 ngày sau khi cắn người thì những triệu chứng dại của chó sẽ xuất hiện sau đó nó bị bệnh nặng, bại liệt rồi chết. Sau khi chó cắn người, nếu sau 15 ngày mà chó vẫn khỏe mạnh thì yên tâm là chó không bị dại.

Giải Thích Tại Sao Chó Dại Cắn Người Sau Nó Lăn Ra Chết

Người mắc bệnh dại thường do bị chó dại cắn. Có nhiều trường hợp sau khi cắn người thì chó dại lăn ra chết. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có hiện tượng này. Cùng lý giải tại sao chó dại chết sau khi cắn người dưới góc nhìn khoa học.

Tại sao chó dại chết sau khi cắn người

Bệnh dại là căn bệnh nguy hiểm, nếu bị chó dại cắn mà không tiêm phòng sớm thì tỉ lệ tử vong là rất cao.

Chó dại chết sau khi cắn người

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và giải thích tại sao chó dại chết sau khi cắn người rằng: chó nuôi thường được dạy dỗ và nuôi dưỡng cẩn thận nên rất ít khi cắn người không có lý do, vì mắc virus dại nên nó bị kích động, hoảng loạn và dẫn tới cắn người. Thông thường chó mắc virus dại sẽ có thời gian ủ bệnh ( tức là có virus dại trong nước bọt nhưng không có biểu hiện bệnh) trong thời gian từ 03 đến 15 ngày, sau thời gian này con chó sẽ phát bệnh.

Chó dại cắn người sau lăn ra chết

Thời điểm nạn nhân khi bị chó dại cắn thì nó đã có virus dại trong nước bọt là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh dại ở người khi bị chó dại cắn, tuy nhiên con chó chưa có biểu hiện của cơn dại, sau khi cắn người thì nó sẽ lên cơn và chết. Do đó việc chó dại chết sau khi cắn người không phải là hiện tượng kỳ lạ mà hoàn toàn có thể giải thích theo khoa học. Trong trường hợp con chó chết sau khi cắn người thì nạn nhân cần được tiêm phòng dại càng sớm càng tốt, ngoài ra thì nếu con chó bỏ nhà đi, bị bán hoặc bị giết thịt mà không thể theo dõi tình trạng của con vật thì người bị cắn cũng cần đến cơ sở y tế để được tiêm phòng chó dại cắn chết người.

Chó dại cắn chết người

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm gây ra do virus dại và thường gặp nhất do lây nhiễm qua vết cắn, liếm của loài chó. Chó dại cắn chết người được khoa học ghi nhận từ rất lâu tuy nhiên hiện nay vẫn có rất nhiều người chết vì căn bệnh này. Trong thực tế chó dại gây nguy hiểm là do nó cắn nạn nhân trong thời gian không có biểu hiện của bệnh và do đó nạn nhân chủ quan không đi tiêm phòng dại sau khi bị chó cắn. Qua thời kỳ ủ bệnh nạn nhân sẽ phát bệnh và lên cơn dại, khi bệnh nhân đã lên cơn dại thì không thể cứu chữa do hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh dại.

Phòng chó dại cắn chết người

Chó dại cắn chết người hiện nay tuy không còn phổ biến như trước kia nhưng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Để phòng chó dại cắn chết người thì bạn cần đặc biệt lưu ý những điểm sau:

Cho chó và các vật nuôi có thể cắn người trong gia đình tiêm phòng dại thường xuyên theo quy định

Nếu bị chó, mèo cắn thì xử lý vết thương và đến cơ sở y tế để được tiêm phòng dại sớm nhất có thể ( tốt nhất là trong vòng 24 giờ)

Không nên để những con chó, mèo lạ liếm vì rất có thể chúng đang mang trong mình virus dại và vô tình bạn sẽ bị lây nhiễm virus này qua nước bọt của chúng

Không nên nuôi chó mèo không rõ nguồn gốc vì chúng có thể chưa được tiêm phòng dại

Tiêm phòng dại là biện pháp duy nhất khi bị chó dại cắn

Chó dại cắn người khi nó đã mang trong mình virus dại và lây nhiễm cho người, thông thường chó cắn người vào giai đoạn đầu của bệnh dại nên sau đó nó sẽ lăn ra chết. Chó dại cắn chết người vẫn thường xuyên xảy ra nên nếu bạn bị chó hoặc động vật cắn hãy tiêm phòng để bảo vệ mình trước căn bệnh dại nguy hiểm.

DS: Ngần/doisongbiz.com

Bị Chó Dại Cắn Có Chết Người Không?

Bị chó dại cắn có chết người không? Các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ tử vong do bệnh dại đang tăng lên bởi sự chủ quan của người dân trong phòng bệnh và chữa bệnh bằng thuốc dân gian chưa được kiểm chứng.

Chó dại là gì?

Chó là thú cứng trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm, bảo vệ thú cưng của mình trước những mối nguy hại về bệnh tật. Không chỉ là bảo vệ thú cưng mà còn là bảo vệ chính bản thân và cả gia đình bạn. Một trong những bệnh đáng chú ý nhất là bệnh dại ở chó. Đây là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây chết người.

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người.

Bệnh dại là bệnh do viruts dại ( rabies virut) gây nên. Đây là một bệnh truyền nhiễm virut cấp tính của hệ thần kinh trung ương dẫn đến tử vong chắc chắn. Từ thời cổ xưa bệnh dại đã được cảnh báo là bệnh truyền nhiễm đáng sợ.

Ở tất cả động vật có vú đều có thể gặp bệnh dại. Bệnh lây nhiễm chủ yếu do các chất tiết bị nhiễm, thường là do vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại và thường gặp nhất là ở loài chó.

Vậy chó dại là gì? Chó dại là những con chó bị mắc bệnh dại có các triệu chứng phát bệnh dại và thường tấn công con người. Lúc này virut sẽ lan truyền từ nước bọt của chó qua máu vào cơ thể người nếu không chích vacxin thì người bị chó cắn cũng sẽ bị dại.

Chó dại cắn có thể gây chết người

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh có triệu chứng như chó dại nhưng tỉnh táo đến lúc chết, được WHO xếp hạng gây tử vong thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Hiện tại với những người bị chó dại cắn và phát bệnh dại rồi thì không thể chữa được. Do vậy mà bạn nên cẩn thận đi tiêm vacxin ngay sau khi bị chó cắn hoặc theo dõi xem con chó đó có dấu hiệu bị dại không. Nếu chó không bị dại thì không sao, nhưng nếu trường hợp không thể theo dõi được thì cần phải tiêm vacxin để đảm bảo an toàn.

Có nên tiêm vacxin khi bị chó cắn?

Khi bị chó dại cắn mà đã lên cơn dại thì 100% là tử vong và chỉ có một cách duy nhất là tiêm kháng huyết thanh chống dại kết hợp vacxin phòng dại sớm nhất mới sống được.

Bị chó dại cắn có chết người không? Bệnh dại là bệnh do viruts rabies virut gây nên có thể dẫn đến tử vong chắc chắn.

Nhiều người vẫn truyền tai nhau thuốc nam dân gian có thể chữa được bệnh dại. Chuyện chữa khỏi bằng thuốc nam là hoang đường và càng hoang đường hơn khi thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh lúc người bệnh lên cơn.

Viruts gây bệnh là virus dại (họ Rhabdoviridae), đặc tính hướng thần kinh, gây viêm não cấp, vào máu người theo dớt dãi qua vết cắn của chó (90%), mèo (5%), lợn, chuột…

Bệnh dại không phát thành ổ dịch lớn mà luôn có những ổ dịch nhỏ, tản phát chủ yếu vào mùa hè, và đối tượng nhiễm bệnh nhiều nhất là chó và người.

Khi bị chó dại cắn thì việc tiêm kháng huyết thanh và vacxin là vấn đề sống còn. Nếu vết cắn nhẹ và nằm ở khu vực xa não mà chó vẫn bình thường và không phát hiện có súc vật dại ở khu vực thì bạn không nên vội tiêm.

Nên quan sát chú chó khoảng 15 ngày mà không được giết nó. Trong thời gian quan sát nếu chó không phát dại thì bạn nên cân nhắc giữa việc tiêm hay không tiêm. Nguyên nhân là do 10 ngày là đủ thời gian ủ bệnh để bệnh dại phát trên chó.

Có nhiều trường hợp bị chó cắn mà nóng giận đập chết cho ngay, sau đó các trường hợp này đều tử vong do chó đã nhiễm virut nhưng chưa phát bệnh. Nếu trong 10 ngày mà chó mất tích, ốm, chết, bỏ ăn hoặc phát dại thì bạn phải đi tiêm kháng huyết thanh ngày.

Nếu bạn bị chó dại cắn ở vùng gần não như: cổ, vai, mặt…. Các vết cắn sâu, nguy hiểm, không theo dõi được chó, khu vực có chó dại thì nên tiêm Kháng huyết thanh ngày để diệt virut và tiêm vacxin cùng ngày.

Việc tiêm kháng huyết thanh là cần thiết và càng sớm thì hiệu quả càng cao. Không được để quá 7 ngày mới đi tiêm. Tuy nhiên dù tiêm muộn hiệu quả giảm đi nhưng vẫn cso, do vậy mà có muộn cũng phải tiêm.

Tiêm kháng huyết thanh có thể gây ra sốc phản vệ nhưng tỉ lệ thấp và có thể hạn chế bằng phương pháp tiêm, cùng thuốc kháng Histamine tổng hợp.

Biểu hiện dại trên chó?

Có 2 kiểu biểu hiện dại trên chó là dại cuồng và dại câm:

Bị chó dại cắn có chết người không? Chó có hai biểu hiện dại là dại cuồng và dại câm

Dại cuồng:

– Chó có vẻ bứt rứt, sợ hãi, chui vào chỗ tối, kín đáo.

– Chó thường có thái độ miễn cưỡng với chủ hoặc ngược lại vui mừng, quấn quýt quá mức.

– Chó thỉnh thoảng sủa vu vơ, tru từng hồi nghe xa xăm như tiếng sói.

– Những biểu hiện trên chỉ kéo dài tối đa 2 ngày rồi nặng hơn, con vật luôn luôn bồn chồn, nhảy lên đớp không khí.

– Tiếng sủa của chó kéo dài và rướn cao thành tiếng hú ghê rợn ở đoạn cuối.

– Mắt chó đỏ

– Chãy dãi như bọt xà phòng quanh mép, đầu chúi xuống, lắc lư.

– Mọi kích thích nhỏ đều làm chó lên cơn dại, cắn người kể cả chủ, cắn con vật khác hoặc tự cắn. Thường chó sẽ cắn rất mạnh và bổ ra đờng chạy rông khắp nơi.

– Chó dại có thể đi xa 50km, gặp vật gì cũng lao đến cắn xé, tấn công người, vật nuôi do rối loạn cảm xúc. – Những vết tự cắn do ngứa nên chó liến, cào đến rụng lông, chảy máu.

– Hàm dưới liệt và lưỡi nên chó sẽ bị trễ hàm và lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi, không nuốt được thức ăn, nước uống.

– Tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ, gãy từng tiếng.

– Liệt dần 2 chân sau.

– Chó sẽ chết từ 3 – 7 ngày sau triệu chứng đầu tiên tái phát.

– Chó buồn rầu, ủ rũ, nhưng tiến triển nhanh đến liệt và chết (khoảng 2 – 3 ngày).

– Chó không cắn sủa được, chỉ gần gừ trọng họng .

– Chó dại dạng này rất nguy hiểm vì cho rằng chó không dại và khi chưa liệt hàm chó có thẻ cắn chủ khi chăm sóc.

Xử lý tại chỗ vết thương bị chó cắn

– Cách ly nạn nhân với chó đã cắn: Không cho chó tiếp xúc lại bệnh nhân hoặc người cứu hộ. Đặc biệt không cố đánh chó chết vì cần phải theo dõi chó 7-15 ngày để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ bệnh dại.

Bị chó dại cắn có chết người không? Khi bị chó dại cắn cần bình tĩnh xử lý vết thương và đến bệnh viện tiêm vacin phòng bệnh dại

– Giữ trạng thái bình tĩnh để sơ cứu vết thương

– Nắm vững các bước sơ cứu khi có vết thương chó cắn:

+ Dùng xà phòng để tiệt trùng và rửa nhẹ nhàng vết thương dưới vòi nước sạch cùng xà phòng diệt khuẩn để laoij bỏ mầm bệnh.

+ Không trà xát mạnh vào vết thương để tránh vết thương nghiêm trọng hơn. Nên khâu vết thương trong 3-5 ngày và không khâu kín hoặc băng quá kín vết thương.

+ Sát trùng vết thương: Sau khi đã rửa sạch vết thương bạn dùng bông lau khô. Dùng cồn hay oxy già, nước muối để sát trùng vết thương.

+ Cầm máu vết thương cho nạn nhân, cố gắng nâng cao vùng bị thương để tránh cho vết thương chảy máu nhiều. Sau đó dùng băng sạch băng vết thương cầm máu.

+ Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nến ở 48 giờ tại cơ sở y tế để theo dõi cẩn thận.

+ Tiêm phòng ngừa uốn vãn và tiêm phòng bệnh dại.

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm kinh sợ nhất vì người bệnh sẽ có những biểu hiện như chó dại nhưng lại tỉnh táo đến lúc chết. Bệnh được WHO xếp hạng là bệnh gây từ vong xếp thứ 12 trong các bệnh truyền nhiễm.

Tại Sao Người Bị Chó Cắn Cứ Đến Đám Ma Là Phát Dại?

Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), mặc dù chưa có cơ sở khoa học, y học cũng chưa có tài liệu nào đề cập tới, nhưng theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó cắn sẽ sớm phát cơn dại khi tới đám tang là có.

Chuyện về những người bị chó cắn cứ đến đám ma là phát dại

Nghe tin chồng một chị làm cùng cơ quan với con dâu bị mất, bà Lê Ngọc Anh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) đã nhắc ngay con dâu tuyệt đối không được đến đám tang vì mới bị chó cắn chưa được 100 ngày. Trước đấy, hàng xóm nhà bà Ngọc Anh có đám ma, bà cũng dứt khoát bắt con dâu nghỉ làm, ở trong phòng điều hòa đóng kín cửa để cách âm. Đến bữa cơm, bà bê lên tận nơi để con dâu không phải ra ngoài nhỡ nghe phải tiếng trống đám tang sẽ “phát cơn dại”. Biết mẹ chồng kiêng cữ thái quá, chị con dâu định phản ứng thì mẹ chồng chặn ngay: “Không biết chó dại khôn thế nào, cứ kiêng đi đã để khỏi thiệt phận”.

Dân gian tương truyền rằng: Người từng bị chó cắn cứ đến đám ma là phát dại

Ở Quốc Oai (Hà Nội) có đồn chuyện chị Nguyễn Thị Lựu bán thịt lợn ở chợ làng chết năm 2010. Hôm ấy chị đuổi không cho con chó tha miếng thịt lợn, liền bị con chó lao vào đớp rách tay. Chồng chị Lựu cho là chó phản chủ nên cầm gậy đập chết con chó rồi làm thịt. Bản thân chị Lựu cũng chủ quan là chó nhà nuôi nên không đi tiêm phòng dại. Cho tới khi chị Lựu đi viếng đám tang người làng, vừa tới cổng nhà đám nghe thấy tiếng trống, kèn bát âm đồng loạt tấu lên thì chị Lựu lăn đùng ra, miệng sùi bọt, cào cắn, vật vã… làm mọi người hoảng sợ. Tính ngược thời gian, thấy chị Lựu bị chó cắn đã hơn 2 tháng và cả chị và người nhà đã quên bẵng chuyện chị bị chó cắn.

Ở Hải Dương, mọi người cũng truyền tai nhau câu chuyện về anh nông dân tên Vòng, thấy chó mới đẻ lao ra cắn rách tay bà hàng xóm đến chúc Tết nên đã hốt hoảng cầm gậy đánh con chó và bị nó cắn lại. Con chó bị đập chết, nhưng nhà ông tiếc của lại làm thịt. Ông cũng cho là chó nhà, đánh nó thì nó cắn lại là chuyện bình thường, nên không đi tiêm phòng như bà hàng xóm. Hơn một tháng sau, ông Vòng đi ngang qua một đám tang đã lên cơn dại và tử vong trong sự đau đớn.

Tại sao người bị chó cắn cứ đến đám ma là phát dại?

Theo BS Duy Anh (Bệnh viện E, Hà Nội), chó là vật nuôi thông minh, trung thành, gần gũi với con người, nhưng tiềm ẩn mầm bệnh dại rất nguy hiểm. Virus dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn, hoặc vết thương hở do nước bọt của chó dính vào. Tuy chưa có cơ sở khoa học, y học cũng chưa có tài liệu nào đề cập tới điều này, nhưng theo dân gian và ở góc độ tâm linh thì chuyện người bị chó dại cắn sẽ sớm phát cơn dại khi tới đám tang là có. Một số bác sĩ đã thấy những người ốm, bị sưng tấy, cảm nhiễm… đi đám tang về bệnh tiến triển mạnh và sâu hơn, dân gian gọi là “nhiễm âm khí”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn gây tử vong sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó nhà lây truyền bệnh sang người.

Về mặt tâm linh, ông Đỗ Trọng Khuê, Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa phương Đông, Viện Nghiên cứu Phát triển tiềm năng con người cho hay, người bị chó cắn mang virus dại cũng tương tự như người ốm. Lúc này, sức đề kháng yếu (dương khí suy giảm), khi tới đám ma sẽ bị tác động của âm khí khiến bệnh nặng hơn là có, đặc biệt ở những đám ma bị trùng tang. Thậm chí, có người bị chó dại cắn chỉ cần nghe tiếng trống đám ma là phát cơn. Theo tâm linh, người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà khoa học chưa thể đo đếm bằng các thiết bị hiện có, nhưng nó có tác động xấu đến cơ thể những người thể trạng đau ốm, yếu vía. Có thể người bị chó dại cắn do không đi tiêm ngừa dại, nọc dại ngấm sâu vào cơ thể và đúng thời điểm tới đám tang gặp âm khí khiến virus dại phát tác.

Thực tế, đám tang môi trường không như đám giỗ, đám hỉ… nên trong không khí ô nhiễm do tử khí phát ra và nhiều thứ khoa học không thể giải thích. Nếu người có vết thưởng hở (do chó, hay động vật khác cắn, hay do tai nạn…) đến đám tang dễ bị nhiễm trùng, khiến bệnh nặng hơn.

Không nên lo lắng thái quá

BS Hà Thị Lành (tư vấn viên Trung tâm Dịch vụ Khoa học kỹ thuật – Y tế dự phòng của Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) cũng kể về một trường hợp đã lo lắng thái quá. Đó là người đàn ông bán thịt chó lâu năm ở Hà Nội bị ốm, bệnh viện trả về. Rất nhiều người thân, họ hàng đến thăm, bắt tay, vỗ vai, ôm ông xót thương. Trước khi chết ít giờ ông mới phát cơn dại, miệng sùi bọt, cắn xé mọi thứ vớ được… Những người từng chăm sóc, bắt tay, ôm ông lúc ấy đều bàng hoàng, họ bỏ mặc người chết, thuê hẳn chuyến ô tô đưa tất cả tới Viện Vệ sinh Dịch tễ để tiêm vaccine phòng dại. Tuy bác sĩ tư vấn rằng, bệnh dại rất khó lây từ người sang người, nhưng ai cũng nằng nặc đòi tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại rồi mới chịu về làm tang lễ.

Không nên lo lắng thái quá khi từng bị chó cắn.

Không nên lo lắng thái quá khi từng bị chó cắn. Theo các bác sĩ, virus dại trong mỗi cơ thể có những đáp ứng khác nhau, thời gian ủ bệnh và phát dại thông thường từ 14 ngày và có trường hợp kéo dài hơn. Người bị chó cắn cần được chích ngừa dại càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm tra để quyết định tiêm hay không tiêm thuốc. Cả người bị chó cắn và người sơ cứu cần giữ bình tĩnh, sơ cứu cẩn thận để loại trừ tình huống xấu.

Chủ nuôi con chó cần có ý thức theo dõi chó, không nên giết chó ngay, mà hãy xích lại theo dõi để hỗ trợ tích cực cho việc điều trị cho nạn nhân. Nếu thấy chó ủ rũ, bỏ ăn cần báo bác sĩ để được điều trị tích cực hơn. Việc theo dõi con chó trong vòng 10-15 ngày rất quan trọng, nếu con chó vẫn bình thường thì yên tâm. Nhưng nếu thấy chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải đi tiêm vaccine dại ngay. Bệnh dại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong nếu không được sơ cứu, tiêm thuốc và điều trị đúng cách.

Cách phòng ngừa khi đến đám tang

Nhà có tang nên đặt sẵn ở cửa ra vào một lò than đốt vỏ bưởi và quả bồ kết để trừ âm khí.

Người tới đám tang nên ngậm gừng sống, uống rượu tỏi, nước lá nhót…là những món có nhiều dược tính tăng cường dương khí, sức đề kháng cho cơ thể.

Hoặc theo dân gian thường để củ tỏi, quả chuối tiêu xanh trong túi áo…để âm khí tụ hết vào đó, rồi vứt xuống nước (sông, suối, ao, hồ…) để trừ tà.